Tác giả: Song Lam
Bài số 4405-14-29805vb3120914
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về một bạn trẻ người Mỹ có ông ngoại là cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tuần trước trong ngày Lễ Cựu Chiến Binh (Veteran's Day), Dallas hẹn gặp tôi trong giờ ăn trưa ở lunch room. Tôi có hỏi lý do nhưng chú nhỏ này chỉ cười. Khi tôi vào phòng ăn đã thấy Dallas ngồi sẵn với chiếc hộp gỗ nhỏ hình chữ nhật. Nó nói cái hộp này được mang về từ Việt Nam và bảo tôi tự mở ra xem.
Trên lớp nhung lót màu xanh dương nổi bật lá cờ vàng ba sọc đỏ trải rộng, xâu chìa khóa và tấm ảnh của người lính Mỹ. Tôi cầm tấm ảnh lên xem. Khung ảnh là vỏ thông chúng ta thường thấy bày bán ở Đà Lạt thuở trước. Vỏ thông sần sùi theo năm tháng đã đổi màu đen sẫm và tấm ảnh chụp một người lính Mỹ, nước ảnh đã ố vàng, nhưng nụ cười trong ảnh vẫn rạng rỡ. Tôi dừng lại rất lâu dòng chữ phía dưới tấm ảnh: Khe Sanh-1972. Vật dụng cuối cùng là tấm thẻ bài với tên Dave Roessner được xâu chung với cái khui đồ hộp nhỏ xíu chúng ta thường thấy trong chiến tranh Việt Nam của lính Mỹ.
Lá cờ vàng, tấm ảnh người lính, rồi tấm thẻ bài làm tôi bồi hồi. Dallas cho tôi biết đây là kỷ vật của ông ngoại nó từ chiến trường Việt Nam. Ông tham chiến từ 1967, đến 1973 ông bị thương ở chân nên được giải ngũ về nước. Lúc đó ông 35 tuổi và ông vừa qua đời đúng vào ngày Veteran's Day năm ngoái.
Tôi xúc động với sự chia sẻ, tin cậy của Dallas, một thanh niên Mỹ trẻ, rất trẻ, với một bà già người Việt Nam duy nhất trong tiệm này là tôi. Tôi nắm chặt tay chú nhỏ này mà nước mắt dấp dính trên mi và nói lời cảm ơn gia đình nó cũng như nhân dân Mỹ trong ngày lễ lớn này.
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần 40 năm nay, nhưng lính Mỹ còn phải hy sinh xương máu trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt khác ở Iraq và Afganistan. Dallas cũng ôm vai tôi, vỗ vỗ vào lưng tôi như an ủi. Mấy đứa Mỹ làm chung trố mắt nhìn chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên khi một già, một trẻ khác biệt giống nòi lại có những phút giây chia sẻ thân thiện và cảm động đến như vậy!
Dallas chỉ mới vô làm ở Wegmans từ hè năm nay. Nó làm part-time sau giờ học trong Pub-mini nhà hàng. Anh chàng waiter này chỉ mới 19 tuổi, cao ráo đẹp trai, mắt màu hạt dẻ, tóc dợn sóng tự nhiên. Điều đặc biệt hiếm có ở chú nhỏ này là sự ân cần.
Mấy tháng trước, chân phải của tôi đau khớp nên đi đứng khó khăn. Khi gặp nó ở bãi đậu xe, tôi đang đi cà nhắc vô tiệm. Lập tức nó khoèo tay tôi dắt đi, luôn tiện xách dùm giỏ thức ăn trưa, thêm lỉnh kỉnh giấy bút sách vở tôi đem theo. Tôi rối rít cám ơn nó và bỗng nhiên trong lòng nổi cộm lên một ao ước: "Phải chi mình có được thằng con trai dễ thương như thằng nhỏ này."
Bổng dưng nó hỏi tôi:
- Sao mày cảm động quá vậy khi nhìn mấy thứ trong hộp?
Tôi trả lời nó thật nhanh không kịp suy nghĩ:
- Vì đó là kỷ niệm không chỉ của ông ngoại mày mà còn là kỷ niệm của tao nữa. Lá cờ Việt Nam gợi tao nhớ quê nhà, nhớ thời gian tao còn trẻ ở Saigon… Những thứ trong cái hộp này là hình ảnh chiến tranh Việt Nam mà ông ngoại mày đã tham gia giúp đỡ người Việt Nam.
Nó gật gù ra vẻ thông hiểu. Nó còn cho tôi biết thêm khi ông ngoại nó rời Mỹ qua Việt Nam, má nó mới 3 tuổi và khi ông trở về Mỹ với thương tật ở chân, má nó chỉ 8 tuổi. Nó còn nói thêm rằng bà ngoại nó căm ghét chiến tranh Việt Nam và từ đó không ưa gì người Việt Nam. Bà nghĩ đơn giản rằng cuộc chiến đó gây thương tổn cho biết bao nhiêu gia đình người Mỹ trong đó có gia đình bà. Thời đó, trong khi cuộc chiến khốc liệt xãy ra giữa hai bên ở Việt Nam phong trào phản chiến bùng lên dữ dội ở Mỹ (Mùa hè đỏ lửa 1972) đưa đến việc ký kết hòa đàm Paris 1973, và trao trả tù binh cũng được xãy ra năm này.
Dallas kể cho tôi nghe, bà ngoại nó mất khi nó được 2 tuổi. Từ đó ông ngoại hay ngồi trầm tư hàng giờ và uống rượu nhiều hơn. Nó nói dù ông ngoại nó bị thương chân mặt đi đứng "xiêu vẹo" nhưng khi chơi đá banh với nó ông lừa banh bằng chân trái chính xác như thần. Hèn chi nó hay giúp tôi khi thấy tôi bị đau chân.
Dallas làm tôi ngạc nhiên hơn khi nói:
- Má tao muốn gặp mày ở Wegmans khi má tao đi chợ ở đây được không?
- Dĩ nhiên là được quá rồi, mà… chi vậy?
- Má tao là Giáo sư dạy Sử ở Temple University, bả nghe tao nói mày là người Việt Nam đã từng nhiều năm dạy học ở High School Saigon, bả muốn trao đổi thêm về chiến tranh Việt Nam.
- Tao không rành lắm về chiến tranh Việt Nam vì tao không phải là lính, không phải là chính trị gia nhưng gặp má mày là điều vượt ra ngoài sự mong ước của tao. Tao rất hân hạnh.
- Tao sẽ nói lại với bà ấy. Chắc bả vui lắm!
Cả ngày hôm ấy tôi cứ bồn chồn, hồi hộp như sắp sửa gặp mặt người yêu. Cái cảm giác ấy khó diễn tả lắm.
Cho tới nay, tôi chưa có dịp gặp bà giáo dạy sử má của Dallas, nhưng từ đó trở đi, tôi và Dallas trở thành đôi bạn thân, một già một trẻ, gặp mặt là "xáp vô" nói chuyện. Mấy đứa trẻ làm trong nhà hàng cứ nói rằng tôi là Grandma của thằng Dallas. Nó vui vẻ nói với tôi như vậy. Mà cũng đúng thôi, nếu tôi lập gia đình từ lúc 18 tuổi cũng sẽ có đứa con gái bằng tuổi má nó. Tự nhiên tôi có thằng cháu ngoại ngang hông!
Có lần tôi hỏi chú nhỏ này tại sao mày lại tên Dallas thì nó nói tại ba má nó trong kỳ đi vacation gặp nhau và yêu nhau ở thành phố này. Tôi nói đùa với nó hên quá, nếu ba má mày gặp nhau ở Buffalo-New York thì mày sẽ có tên Buffalo rồi. Nó cười ha hả, nắm tay dứ dứ vào mặt tôi như muốn nói "I kill you!"
Sở dĩ Dallas thích tôi, hay quan tâm đến tôi như vậy là vì hơn một lần tôi nói sẽ không bao giờ quên tên của nó. Dallas gợi cho tôi nhớ nhiều đến địa danh kỷ niệm. Nơi đó năm 1963, Tổng Thống thứ 35 của nước Mỹ, vị Tổng Thống đẹp trai trẻ tuổi John F, Kennedy bị kẻ gian ám sát, gây sự thương tiếc sâu xa trong tận cùng trái tim của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Chú nhỏ Dallas rất hãnh diện về chuyện này.
Và có đôi điều tôi chưa nói với thanh niên trẻ này vì nó mang tính cách riêng tư của người Mỹ gốc Việt. Dallas, thành phố nổi tiếng của tiểu bang Texas nóng bức, quanh năm thiếu nước này có những người Việt Nam đặc biệt. Tôi nhớ những câu chuyện về Dallas mà người bạn văn tôi đã quen tên biết tiếng từ lâu dù chưa được một lần gặp mặt.
Tôi cũng nhớ Dallas là nơi ông Thomas Eric Duncan đã qua đời vài tháng trước khi trở về Mỹ bị nhiễm Ebola từ những người ông chăm sóc ở Phi châu. Và cũng ở Health Presbyterian Hospital (Dallas) cô y tá trẻ gốc Việt Nina Phạm cũng bị lây nhiễm Ebola trong khi chăm sóc cho Duncan. Thật may mắn cho Nina, cô đã trở về Dallas bình yên sau khi được chữa trị đặc biệt ở bệnh viện tiểu bang Maryland, được Tổng Thống Obama đón mừng cô tại Tòa Bạch Ốc hôm 24/10 vừa qua.
*
Những ngày cuối năm ở vùng North East này cái lạnh đến sớm. Nhiều nơi ở vùng Trung Tây nước Mỹ đã có bão tuyết. Lá đổi màu thật nhanh, vàng sẫm và đỏ ối cả vùng trời. Và gió mạnh. Lá rơi "lá đổ muôn chiều". Thanksgiving, Christmas, Newyear là những ngày lễ lớn cuối năm để mọi người thêm một tuổi. Với những người già như chúng tôi thêm một tuổi già nua. Cám ơn người Mỹ có ngày lễ Tạ ơn để mọi người trong chúng ta nhắc nhỡ nhau những điều ân nghĩa.
Ngoài tấm lòng biết ơn nước Mỹ, nhân dân Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận biết bao nhiêu sắc dân tị nạn, trong đó có người Việt Nam lưu trú ở đây gần 40 năm qua. Chúng ta chắc còn phải cám ơn đất trời, cám ơn luôn cuộc đời chìm nổi của mỗi con người chúng ta vô tình đã hội tụ về đây.
Xin trân trọng cám ơn đất trời vào xuân ở tháng ba để muôn ngàn sắc hoa đua nở làm đẹp cuộc sống. Cám ơn ngày hè rực rỡ nắng ấm, ngày dài hơn đêm. Cám ơn trời đất vào thu làm thay màu đổi sắc cây lá quanh vùng… cũng như cám ơn vào những đêm đông lạnh cóng được một chỗ nằm êm ấm, bình yên giấc ngủ.
Tháng 11 hàng năm rộn rã với ngày Lễ Cựu Chiến Binh, ngày lễ Tạ ơn. Năm nay không chỉ có thế. Ngày 4/11 vừa qua là ngày Bầu cử (Election Day) mà người Mỹ gốc Việt có những thắng lợi lớn. Người Việt Nam sinh sống ở những tiều bang xa xôi, hay ở Úc, ở Canada đều cảm thấy ấm áp khi biết được những dân cử gốc Việt lần lượt đắc cử vào những vị trí mới ở California, Texas. Cám ơn California, cám ơn Texas đã có những bước dài vào chính trường Mỹ. Đặc biệt nhất là Giám Sát Viên Janet Nguyễn ở Little Saigon đã thắng lợi vẻ vang, dành ghế Thượng Nghị sĩ đầu tiên của California cho người gốc Việt. Như thế người Việt Nam sau 40 năm lưu vong lầm than cơ cực đã tự khẳng định mình. Người viết xin được một lần chia sẻ niềm vui chung với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, ở San Jose, ở Dallas…
Mượn trang viết này chúng tôi cũng xin cám ơn những người trẻ tuổi viết về nước Mỹ đã có những bài viết chạm nhẹ vào trái tim mình từ lâu khô héo. Sự nối tiếp này là tín hiệu đáng mừng, là gạch nối với những cây bút tên tuổi là "cổ thụ" trong văn giới. Người viết cũng không quên cám ơn chú nhỏ Dallas, cám ơn bà Sheri (mẹ của Dallas) hẹn hò gặp mặt vì những tình cảm của họ dành cho tôi nói riêng và cho người Việt Nam nói chung.
Mặc dù chính trị thế giới mỗi ngày luôn luôn xáo trộn, dù kinh tế nước Mỹ còn èo uột đáng ngờ, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào ngày mai tốt đẹp. Thế hệ già tàn úa, héo hon rồi, chỉ trông cậy vào lớp trẻ hôm nay. Những người trẻ tuổi sẽ làm nên lịch sử với những thay đổi hàng giờ của họ về ý thức hệ, về cái nhìn, về tư duy… Tôi muốn mượn câu hát này để gởi đến họ: "May mà có… các em, đời còn dễ thương!"
Song Lam
Bài số 4405-14-29805vb3120914
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về một bạn trẻ người Mỹ có ông ngoại là cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
* * *
Tuần trước trong ngày Lễ Cựu Chiến Binh (Veteran's Day), Dallas hẹn gặp tôi trong giờ ăn trưa ở lunch room. Tôi có hỏi lý do nhưng chú nhỏ này chỉ cười. Khi tôi vào phòng ăn đã thấy Dallas ngồi sẵn với chiếc hộp gỗ nhỏ hình chữ nhật. Nó nói cái hộp này được mang về từ Việt Nam và bảo tôi tự mở ra xem.
Trên lớp nhung lót màu xanh dương nổi bật lá cờ vàng ba sọc đỏ trải rộng, xâu chìa khóa và tấm ảnh của người lính Mỹ. Tôi cầm tấm ảnh lên xem. Khung ảnh là vỏ thông chúng ta thường thấy bày bán ở Đà Lạt thuở trước. Vỏ thông sần sùi theo năm tháng đã đổi màu đen sẫm và tấm ảnh chụp một người lính Mỹ, nước ảnh đã ố vàng, nhưng nụ cười trong ảnh vẫn rạng rỡ. Tôi dừng lại rất lâu dòng chữ phía dưới tấm ảnh: Khe Sanh-1972. Vật dụng cuối cùng là tấm thẻ bài với tên Dave Roessner được xâu chung với cái khui đồ hộp nhỏ xíu chúng ta thường thấy trong chiến tranh Việt Nam của lính Mỹ.
Lá cờ vàng, tấm ảnh người lính, rồi tấm thẻ bài làm tôi bồi hồi. Dallas cho tôi biết đây là kỷ vật của ông ngoại nó từ chiến trường Việt Nam. Ông tham chiến từ 1967, đến 1973 ông bị thương ở chân nên được giải ngũ về nước. Lúc đó ông 35 tuổi và ông vừa qua đời đúng vào ngày Veteran's Day năm ngoái.
Tôi xúc động với sự chia sẻ, tin cậy của Dallas, một thanh niên Mỹ trẻ, rất trẻ, với một bà già người Việt Nam duy nhất trong tiệm này là tôi. Tôi nắm chặt tay chú nhỏ này mà nước mắt dấp dính trên mi và nói lời cảm ơn gia đình nó cũng như nhân dân Mỹ trong ngày lễ lớn này.
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần 40 năm nay, nhưng lính Mỹ còn phải hy sinh xương máu trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt khác ở Iraq và Afganistan. Dallas cũng ôm vai tôi, vỗ vỗ vào lưng tôi như an ủi. Mấy đứa Mỹ làm chung trố mắt nhìn chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên khi một già, một trẻ khác biệt giống nòi lại có những phút giây chia sẻ thân thiện và cảm động đến như vậy!
Dallas chỉ mới vô làm ở Wegmans từ hè năm nay. Nó làm part-time sau giờ học trong Pub-mini nhà hàng. Anh chàng waiter này chỉ mới 19 tuổi, cao ráo đẹp trai, mắt màu hạt dẻ, tóc dợn sóng tự nhiên. Điều đặc biệt hiếm có ở chú nhỏ này là sự ân cần.
Mấy tháng trước, chân phải của tôi đau khớp nên đi đứng khó khăn. Khi gặp nó ở bãi đậu xe, tôi đang đi cà nhắc vô tiệm. Lập tức nó khoèo tay tôi dắt đi, luôn tiện xách dùm giỏ thức ăn trưa, thêm lỉnh kỉnh giấy bút sách vở tôi đem theo. Tôi rối rít cám ơn nó và bỗng nhiên trong lòng nổi cộm lên một ao ước: "Phải chi mình có được thằng con trai dễ thương như thằng nhỏ này."
Bổng dưng nó hỏi tôi:
- Sao mày cảm động quá vậy khi nhìn mấy thứ trong hộp?
Tôi trả lời nó thật nhanh không kịp suy nghĩ:
- Vì đó là kỷ niệm không chỉ của ông ngoại mày mà còn là kỷ niệm của tao nữa. Lá cờ Việt Nam gợi tao nhớ quê nhà, nhớ thời gian tao còn trẻ ở Saigon… Những thứ trong cái hộp này là hình ảnh chiến tranh Việt Nam mà ông ngoại mày đã tham gia giúp đỡ người Việt Nam.
Nó gật gù ra vẻ thông hiểu. Nó còn cho tôi biết thêm khi ông ngoại nó rời Mỹ qua Việt Nam, má nó mới 3 tuổi và khi ông trở về Mỹ với thương tật ở chân, má nó chỉ 8 tuổi. Nó còn nói thêm rằng bà ngoại nó căm ghét chiến tranh Việt Nam và từ đó không ưa gì người Việt Nam. Bà nghĩ đơn giản rằng cuộc chiến đó gây thương tổn cho biết bao nhiêu gia đình người Mỹ trong đó có gia đình bà. Thời đó, trong khi cuộc chiến khốc liệt xãy ra giữa hai bên ở Việt Nam phong trào phản chiến bùng lên dữ dội ở Mỹ (Mùa hè đỏ lửa 1972) đưa đến việc ký kết hòa đàm Paris 1973, và trao trả tù binh cũng được xãy ra năm này.
Dallas kể cho tôi nghe, bà ngoại nó mất khi nó được 2 tuổi. Từ đó ông ngoại hay ngồi trầm tư hàng giờ và uống rượu nhiều hơn. Nó nói dù ông ngoại nó bị thương chân mặt đi đứng "xiêu vẹo" nhưng khi chơi đá banh với nó ông lừa banh bằng chân trái chính xác như thần. Hèn chi nó hay giúp tôi khi thấy tôi bị đau chân.
Dallas làm tôi ngạc nhiên hơn khi nói:
- Má tao muốn gặp mày ở Wegmans khi má tao đi chợ ở đây được không?
- Dĩ nhiên là được quá rồi, mà… chi vậy?
- Má tao là Giáo sư dạy Sử ở Temple University, bả nghe tao nói mày là người Việt Nam đã từng nhiều năm dạy học ở High School Saigon, bả muốn trao đổi thêm về chiến tranh Việt Nam.
- Tao không rành lắm về chiến tranh Việt Nam vì tao không phải là lính, không phải là chính trị gia nhưng gặp má mày là điều vượt ra ngoài sự mong ước của tao. Tao rất hân hạnh.
- Tao sẽ nói lại với bà ấy. Chắc bả vui lắm!
Cả ngày hôm ấy tôi cứ bồn chồn, hồi hộp như sắp sửa gặp mặt người yêu. Cái cảm giác ấy khó diễn tả lắm.
Cho tới nay, tôi chưa có dịp gặp bà giáo dạy sử má của Dallas, nhưng từ đó trở đi, tôi và Dallas trở thành đôi bạn thân, một già một trẻ, gặp mặt là "xáp vô" nói chuyện. Mấy đứa trẻ làm trong nhà hàng cứ nói rằng tôi là Grandma của thằng Dallas. Nó vui vẻ nói với tôi như vậy. Mà cũng đúng thôi, nếu tôi lập gia đình từ lúc 18 tuổi cũng sẽ có đứa con gái bằng tuổi má nó. Tự nhiên tôi có thằng cháu ngoại ngang hông!
Có lần tôi hỏi chú nhỏ này tại sao mày lại tên Dallas thì nó nói tại ba má nó trong kỳ đi vacation gặp nhau và yêu nhau ở thành phố này. Tôi nói đùa với nó hên quá, nếu ba má mày gặp nhau ở Buffalo-New York thì mày sẽ có tên Buffalo rồi. Nó cười ha hả, nắm tay dứ dứ vào mặt tôi như muốn nói "I kill you!"
Sở dĩ Dallas thích tôi, hay quan tâm đến tôi như vậy là vì hơn một lần tôi nói sẽ không bao giờ quên tên của nó. Dallas gợi cho tôi nhớ nhiều đến địa danh kỷ niệm. Nơi đó năm 1963, Tổng Thống thứ 35 của nước Mỹ, vị Tổng Thống đẹp trai trẻ tuổi John F, Kennedy bị kẻ gian ám sát, gây sự thương tiếc sâu xa trong tận cùng trái tim của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Chú nhỏ Dallas rất hãnh diện về chuyện này.
Và có đôi điều tôi chưa nói với thanh niên trẻ này vì nó mang tính cách riêng tư của người Mỹ gốc Việt. Dallas, thành phố nổi tiếng của tiểu bang Texas nóng bức, quanh năm thiếu nước này có những người Việt Nam đặc biệt. Tôi nhớ những câu chuyện về Dallas mà người bạn văn tôi đã quen tên biết tiếng từ lâu dù chưa được một lần gặp mặt.
Tôi cũng nhớ Dallas là nơi ông Thomas Eric Duncan đã qua đời vài tháng trước khi trở về Mỹ bị nhiễm Ebola từ những người ông chăm sóc ở Phi châu. Và cũng ở Health Presbyterian Hospital (Dallas) cô y tá trẻ gốc Việt Nina Phạm cũng bị lây nhiễm Ebola trong khi chăm sóc cho Duncan. Thật may mắn cho Nina, cô đã trở về Dallas bình yên sau khi được chữa trị đặc biệt ở bệnh viện tiểu bang Maryland, được Tổng Thống Obama đón mừng cô tại Tòa Bạch Ốc hôm 24/10 vừa qua.
*
Những ngày cuối năm ở vùng North East này cái lạnh đến sớm. Nhiều nơi ở vùng Trung Tây nước Mỹ đã có bão tuyết. Lá đổi màu thật nhanh, vàng sẫm và đỏ ối cả vùng trời. Và gió mạnh. Lá rơi "lá đổ muôn chiều". Thanksgiving, Christmas, Newyear là những ngày lễ lớn cuối năm để mọi người thêm một tuổi. Với những người già như chúng tôi thêm một tuổi già nua. Cám ơn người Mỹ có ngày lễ Tạ ơn để mọi người trong chúng ta nhắc nhỡ nhau những điều ân nghĩa.
Ngoài tấm lòng biết ơn nước Mỹ, nhân dân Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận biết bao nhiêu sắc dân tị nạn, trong đó có người Việt Nam lưu trú ở đây gần 40 năm qua. Chúng ta chắc còn phải cám ơn đất trời, cám ơn luôn cuộc đời chìm nổi của mỗi con người chúng ta vô tình đã hội tụ về đây.
Xin trân trọng cám ơn đất trời vào xuân ở tháng ba để muôn ngàn sắc hoa đua nở làm đẹp cuộc sống. Cám ơn ngày hè rực rỡ nắng ấm, ngày dài hơn đêm. Cám ơn trời đất vào thu làm thay màu đổi sắc cây lá quanh vùng… cũng như cám ơn vào những đêm đông lạnh cóng được một chỗ nằm êm ấm, bình yên giấc ngủ.
Tháng 11 hàng năm rộn rã với ngày Lễ Cựu Chiến Binh, ngày lễ Tạ ơn. Năm nay không chỉ có thế. Ngày 4/11 vừa qua là ngày Bầu cử (Election Day) mà người Mỹ gốc Việt có những thắng lợi lớn. Người Việt Nam sinh sống ở những tiều bang xa xôi, hay ở Úc, ở Canada đều cảm thấy ấm áp khi biết được những dân cử gốc Việt lần lượt đắc cử vào những vị trí mới ở California, Texas. Cám ơn California, cám ơn Texas đã có những bước dài vào chính trường Mỹ. Đặc biệt nhất là Giám Sát Viên Janet Nguyễn ở Little Saigon đã thắng lợi vẻ vang, dành ghế Thượng Nghị sĩ đầu tiên của California cho người gốc Việt. Như thế người Việt Nam sau 40 năm lưu vong lầm than cơ cực đã tự khẳng định mình. Người viết xin được một lần chia sẻ niềm vui chung với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, ở San Jose, ở Dallas…
Mượn trang viết này chúng tôi cũng xin cám ơn những người trẻ tuổi viết về nước Mỹ đã có những bài viết chạm nhẹ vào trái tim mình từ lâu khô héo. Sự nối tiếp này là tín hiệu đáng mừng, là gạch nối với những cây bút tên tuổi là "cổ thụ" trong văn giới. Người viết cũng không quên cám ơn chú nhỏ Dallas, cám ơn bà Sheri (mẹ của Dallas) hẹn hò gặp mặt vì những tình cảm của họ dành cho tôi nói riêng và cho người Việt Nam nói chung.
Mặc dù chính trị thế giới mỗi ngày luôn luôn xáo trộn, dù kinh tế nước Mỹ còn èo uột đáng ngờ, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào ngày mai tốt đẹp. Thế hệ già tàn úa, héo hon rồi, chỉ trông cậy vào lớp trẻ hôm nay. Những người trẻ tuổi sẽ làm nên lịch sử với những thay đổi hàng giờ của họ về ý thức hệ, về cái nhìn, về tư duy… Tôi muốn mượn câu hát này để gởi đến họ: "May mà có… các em, đời còn dễ thương!"
Song Lam
- Từ khóa :
- Cherry Hill
- ,
- Việt Nam
- ,
- Dallas
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- New Jersy
- ,
- Afganistan
Tôi rất đồng ý với lời góp ý của Nina Nguyễn, Tran và Le chi về cách dịch chữ "You" và "I", vì khi viết một bài tiếng Việt thì phải tùy hoàn cảnh, nhân vật, mà dùng từ cho đúng, chứ không phải tiếng Việt chỉ có hai chữ "Mày" và "Tao" để dịch chữ "You" và "I" bên tiếng Anh!
Thí dụ: Chàng và nàng đưa nhau ra công viên tâm sự, rồi chàng nói với nàng: "I love you" thì mình dịch sang tiếng Việt: "Tao yêu mày"?
Dùng cách xưng hô như vậy khiến cho bài viết mất hay và làm cho độc giả mất cảm tình với hai nhân vật, nhất là nhân vật xưng "tôi" đã biểu lộ tình cảm " Phải chi mình có được thằng con trai dễ thương như thằng nhỏ này ".