Hôm nay,  

Halloween, Tết Trung Thu Mỹ từ VN

04/11/201400:00:00(Xem: 10333)

Tác giả: Nguyễn Thế Bài
Bài số 4378-14-29778vb3110414

Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ mới định cư tại Mỹ ba năm. Với 4 bài viết, trong đó có "Người Đẹp và Quái Thú" ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt về tổ chức y tế, bệnh viện tại Mỹ, tác giả được bình chọn cho giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông là chuyện Halloween 2014 từ Việt Nam.

* * *

- Happy Halloween, Ông Nội.

Tiếng con cháu gái ba tuổi được mẹ nó "đà" cho,nói to qua viber,nghe thật dễ thương. Chú nó - thằng Út của chúng tôi rớt lại VN vì quá 21 tuổi - chuyển hình chụp con cháu cưng mang mặt nạ Halloween tối qua,tay cầm chiếc đèn hình trái bí bằng nhựa màu cam có bóng điện sáng bên trong. Thằng Út kể:

- Vui quá, Bố ạ. Vui hơn Tết Trung Thu, vì không khí rất nhộn nhịp. Thiên hạ chưa có mấy người quen tục phát kẹo cho trẻ em, nhưng ai cũng biết là Halloween dành cho trẻ em. Vui nữa là trời không mưa, chẳng giống Trung Thu, năm nào cũng mưa, làm bọn nhỏ buồn xo, mất cả hứng.

Nhà tôi hỏi lại con cháu cưng:

- Vậy Mika tên cả nhà thường gọi con cháu bé - được bao nhiêu kẹo?

- Được một, hai, năm kẹo. (nghe tiếng mẹ nó "đà" tiếp và tiếng reo của con cháu). Năm mươi. Năm mươi.

Nhà tôi mở speaker và nói chuyện với hai con trai và con dâu:

- Bố Mẹ vừa phát kẹo xong. Còn dư vài ba pounds kẹo, nhưng không còn bé nào đến gõ cửa nữa. Từ khi Bố Mẹ về đây đã bốn mùa Halloween, năm nào Rosa (con gái chúng tôi) cũng mua khoảng 30 pounds kẹo khá đắt tiền, để phát cho mấy bé. "Mở hàng" cở bảy giờ, thì sau tám giờ rưỡi đã chẳng còn thứ gì cho mấy bé chậm chân nữa.

- Con thấy hình đống kẹo cô Rosa mẹ gửi hôm qua rồi. - Tiếng con dâu chúng tôi - Kinh quá. Chắc tốn bộn tiền, hả Mẹ? Nhiều vậy, hèn chi phát không hết. Ở Việt Nam thì sợ không đủ ấy chứ.

- Mấy con nghĩ là ít trẻ em tới ư? Đông hơn các năm trước đấy. Nhưng năm nay trời trở rét sớm. Đêm nay chỉ 4 0 C. Tối thứ bảy 10 C và tối Chủ Nhật âm 1 0 C. Vì vậy, mới hơn năm giờ rưỡi chiều, đã xuất hiện nhiều mặt nạ đủ hình dạng màu sắc, túi xách, thậm chí cả những chiếc bao tải mà nếu đựng cho đầy kẹo, e không dưới ba bốn chục pounds. Nhiều đứa bé một tay cầm đèn trái bí, một tay nắm chiếc túi. Đoàn quân tiến vào nhà: đứa thì hô "trick-or-treat", đứa thì mau miệng chúc "happy Halloween".

- Trick Treat gì đó là gì hả Mẹ?- Tiếng con dâu chúng tôi hỏi lại. Tôi phải trả lời thay nhà tôi:

- À, đây là một phong tục rất dễ thương. Trick-or-treat (Cho kẹo hay bị ghẹo). Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu kẹo không được đưa ra. Phong tục là vậy, nhưng chưa thấy cảnh chọc ghẹo phá phách xảy ra bao giờ. Thông thương, các trẻ chỉ vào gõ cửa, bấm chuông, khi có đèn hoặc điện sáng trước cửa chính, dấu hiệu ngầm báo: Kẹo đã sẵn, xin mời vào. Không thấy ánh sáng, bọn trẻ hiểu rằng chủ nhà không welcome chúng hoặc đã hết kẹo. Và chúng sẽ đi sang nhà khác.

Thằng Út hỏi:

- Thế năm nay có người lớn không Bố?

- Bố e rồi dần dần cũng như ở Việt Nam: năm trước và năm nay có khá đông thanh niên nam nữ ngoài tuổi teen. Người lớn thì không tính, vì họ đi kèm hoặc bế các cháu nhỏ. Có khi đẩy các cháu bé trong xe nôi. Vui lắm. Các thanh niên thường đi từng cặp thì rất trau chuốt.Còn nếu đi lẻ một mình, thì các chàng ngụy trang rất "ngầu" với áo choàng và mặt nạ khiến Bố nhớ câu thơ của Chế Lan Viên:"muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi". Mấy con biết không: hai năm nay, ít còn cảnh đơn độc vào gõ cửa để "trick or treat" nữa, mà từng đoàn "ma Hời" đổ bộ. Mấy ông bố hoặc những thanh niên chở đầy xe năm hoặc bảy chổ, đậu lại bên kia đường, rồi cả đoàn, có khi hai ba đoàn cùng cười nói om sòm tiến vào nhà.


- Có người Việt không Mẹ?

- Ừ, năm nào cũng chỉ thấy vài ba bé được mấy bà mẹ dẫn tới. Bố các con giải thích nghe cũng hợp lý: thứ nhất tiêu bang North Carolina không đông người gốc Việt. Chỉ khoảng 21.000, mà phần lớn ở thành phô Charlotte. Ở Greensboro chỉ khoảng trên dưới năm ngàn, gồm cả người "kinh" và người "dân tộc" (Bana, Jarai, Êđê). Kế đến, dân mình có vẻ không thích trò đi xin kẹo nầy. Sau cùng,-có lẽ là lý do chính,- các cặp vợ chông đi làm nails mãi tám rưỡi, chín giờ tối mới về đến nhà. Bụng đói, mệt mỏi, còn hơi sức đâu mà dắt con cái đi xin kẹo nữa. Giờ đó cũng đâu còn nhà nào để đèn chờ phát kẹo nữa. Đâu như mấy đứa con Dì Mai các con: nhà ở tận trên núi, nhưng hể năm giờ ngày Halloween là con bé lớn chất ba đứa em lên xe và phom phom trực chỉ Denver. Dì bây giải thích câu châm ngôn Việt Nam "trâu chậm uống nước đục" có một lần, vậy mà năm nào bọn nhỏ cũng tha về những túi kẹo nặng trịch.Năm kia, khi Bố Mẹ lên thăm, tụi nhỏ khoe kẹo Halloween ăn suốt năm không hết. Mẹ nghĩ mấy đứa phóng đại, chứ bọn nhỏ bị Dì bây mắng hoài vì ăn kẹo cả ngày.

Câu chuyện Halloween phải ngừng lại, vì nhà tôi than mệt. Năm giờ rưỡi chưa ăn tối, thì đã phải ứng trực gần như liên tục ở cửa. Đến bảy giờ, thì hể bưng chén lên, là có tiếng gõ cửa hoặc bấm chuông. Vui nhưng mệt. Đến sau chín giờ mới im ắng, thì đã hết muốn ăn, chỉ uống ly nước rồi về phòng. Năm nay, tuy vẫn còn dư vài ba pounds kẹo, nhưng nhà tôi nói là "được mùa Halloween": kẹo ngon, phát khá "đậm tay" (4 5 cái lớn nhỏ), nhẩm đếm có trên hai trăm cháu.

Điều chúng tôi thấy vui, là ý tưởng so sánh Halloween Mỹ với Tết Trung Thu Việt Nam.

Tuy nguồn gốc khác nhau và ý nghĩa không như nhau, song đều dành cho trẻ em. Ơ Việt Nam, cha mẹ làm các loại bánh, mua sắm các thứ trái cây, làm nhiều đèn hình ông sao, hình con cá, con chim, cho bọn nhỏ đi rước khắp xóm làng, trong tếng trống thật vui tai. Sau đó cả nhà tập trung phá cỗ: ông bà cha mẹ nhâm nhi trà, ăn bánh và thưởng thức trăng rằm sáng vằng vặc (nếu may mắn trời không mưa). Ở Mỹ, ngày Halloween được chuẩn bị từ cả tháng trước. Các hãng đồ chơi, y phục, kẹo bánh dùng hết mọi chiêu quảng cáo để buộc các phụ huynh phải mở rộng hầu bao mua sắm. Theo dự đoán, con số chi tiêu cho lễ hội Halloween năm nay (2014) ước khoảng 4, 5 tỷ đô la (nhà tôi bảo tính ra Việt Nam đồng mới ghê: hơn 90, 000 tỷ!), gồm 2 tỷ tiền kẹo và 2,5 tỷ đồ chơi và y phục hóa trang. Tết Trung Thu Việt Nam dĩ nhiên là vào ngày rằm tháng Tám, ngày Thu phân. Thật hay, vì ngày lễ Halloween luôn là ngày cuối tháng mười, cũng gọi được là "Trung Thu" Trung Thu Mỹ. Nơi đâu có lễ hội cho trẻ em, đều rộn ràng và đáng quý. Nhưng nếu ở Mỹ còn dành cho trrẻ nhỏ và thiếu niên (một số nhỏ thanh niên ham vui nên mới tham gia), thì ở Việt Nam, lễ hội "em rước đèn đi chơi" đã bị người lớn lợi dụng để biếu tặng quà cáp đắt tiền, thường là được ngụy trang tinh vi, khéo léo trong nhân những chiếc bánh Trung Thu, mà giá cả cao ngất, vì "nhân bánh" là những trang sức bằng kim loại đá quý.

Dù sao, trẻ em vẫn có được một ngày dành riêng cho mình, dù là ở Việt Nam hay là ở Hoa Kỳ.

Trung Thu ở Việt Nam khí hậu chuyên mát. Halloween Trung Thu Mỹ - trời bắt đầu chuyển lạnh. Lá cây chuyển màu, vàng úa và rụng tơi tả mỗi khi có cơn gió ùa về.

Nhìn các cháu bé cuộn mình trong những chiếc áo ấm, mà vẫn không quên chiếc áo choàng hoặc chiếc mặt nạ tạo hình ma quái, liên tưởng đến trẻ em ở Việt Nam đón tết Trung Thu, thầm ước mong tuổi thơ, dù ở nơi đâu, cũng mãi được an bình, tươi vui, hồn nhiên, trong sáng.

Lễ hội Halloween 2014

Nguyễn Thế Bài

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến