Hôm nay,  

Chuyện Về ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ 8

21/09/201400:00:00(Xem: 11609)
Tác giả: Philato
Bài số 4336-14-29736v87092114

Với bài viết “Sàigòn lớn nhỏ đều nhớ anh”, hướng về các thương binh VNCH trong cuộc chiến, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, là một cựu sĩ quan VNCH, - 13 năm lính chiến, từ 1962 tới 75-, với 5 chiến thương bội tinh.

Tác giả cho biết, “qua bài "Saigon nhỏ lớn đều nhớ anh" được đăng trên VVNM, độc giả khắp nơi USA, kể cả Pháp, Úc, Na Uy, đã gửi chi phiếu nhờ tôi chuyển ủng hộ ĐNH/TPB kỳ 8 tổng cộng số tiền là 12,200 USD (mười hai ngàn, hai trăm).

Bài viết mới của tác giả về Đại Nhạc Hội kỳ 8 này như lời cám ơn gửi đến độc giả gần xa đã ủng hộ ĐNH.

* * *

Sài Gòn Lớn, Sài Gòn Nhỏ đều nhớ đến các anh, người Thương Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 28/4/14, tại dòng Chúa Cứu Thế, giữa Sài Gòn các anh đã nói như thế khi người dân tổ chức ngày: “Tri Ân Các Ông TPB/VNCH”.

Ngày 3/8/14, tại Little Saigon, Thủ Đô Tỵ Nạn Cộng sản, đồng bào đã tổ chức đại nhạc hội: “Cám Ơn Anh TB/VNCH”. Kết quả sơ khởi khi kết thúc đại nhạc hội 8 được công bố tạm thời là hơn $500,000. Việc đúc kết chi thu sẽ được công bố, sau một thời gian, trước đồng bào trong cuộc họp báo.

blank
Thiếu Sinh Quân Phan Ngọc Lượng, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ cùng các thành viên trong Liên Hội trình diện trên khán đài.

Sau đây là một số ghi nhận sau 8 kỳ đại hội, trải dài trong 9 năm.

*Tổng số thu: Hơn 6 triệu đô

Tin mới nhất, những lá thư tình... thương từ khắp bốn phương trời của các khán thính giả xem Đại Nhạc Hội qua TV đang dồn dập về tới Hội H.O, ngày 21/8 con số trên 7 trăm ngàn đang đứng chờ để được ghi vào sổ.

Sau đây là bảng tổng kết tạm cho 8 lần tổ chức đại nhạc hội:

- Kỳ 1, 25/6/2006 thu $426,777, chi $47,391, còn giúp được 3,000 hồ sơ.

- Kỳ 2, 3/8/2008, thu $ 1,013,000, chi $55,534, còn giúp được 7,000 hồ sơ.

- Kỳ 3*, 15/7/2009, thu $688,619, giúp được 4,000 hồ sơ. (*tại Bắc CA)

- Kỳ 4, ngày 1/8/2010, thu $828,040, giúp được 6,000 hồ sơ.

- Kỳ 5, ngày 7/8/2011, thu $893,947, giúp được 7,000 hồ sơ.

- Kỳ 6, ngày 12/8/2012, thu $807,800, giúp đươc 6,000 hồ sơ.

- Kỳ 7* tại Bắc CA, ngày 28/7/2013, thu $735,900, giúp được 5,000 hồ sơ.

- Kỳ 8, ngày 3/8/2014 tại Nam CA, số thu ước tính 700,000.

Bấm máy làm tính cộng, thấy tổng số thu 8 kỳ nhạc hội, là 6,094,083. Con số thực, chắc đã là trên 6,1 triệu (sáu triệu mốt).

Những số thu kể trên chưa trừ đi số chi, mà trung bình mỗi kỳ chi từ 5-6 chục ngàn.

Số hồ sơ được giúp đỡ mỗi kỳ là nằm trong số gần 20 ngàn hồ sơ TPB&QP mà hiện nay (8/2014) Hội H.O đang “take care”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là mỗi một hồ sơ QP (quả phụ) được giúp $50/1 năm (nói rõ là 50 đô la trong 1 năm)! Còn mỗi hồ sơ TB với cấp độ tàn phế nhẹ thì $100/1 năm (!), nặng như cụt chân tay, mù mắt thì $200/1 năm (!).

Tất cả hồ sơ, biên lai nhận và gửi tiền đều có tại văn phòng Hội H.O, chịu sự kiểm soát của sở thuế HK và hội sẵn sàng đón nhận mọi sự kiểm soát của đồng bào, báo giới.

Với số tiền giúp mỗi hồ sơ như kể trên, chúng ta hãy làm bài tính. Giả dụ trợ giúp đồng đều, mỗi hồ sơ được $100/1 năm, thì: $100 x 20,000 = 2 triệu đô la cho một năm. Tổng số thu 8 năm chỉ có 6 triệu mốt như kể ở trên thì không thấm vào đâu.

Để có số tiền “không thấm vào đâu” ấy thì Hội H.O đã phải đứng đầu sóng ngọn gió cùng với sự trợ giúp của đồng hương, đặc biệt là Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam CA, cùng với số thiện nguyện viên (TNV) hơn 250 người. Dĩ nhiên không có các anh chị em ca nhạc sĩ và đài SBTN thì không thành đại nhạc hội được. Trong số các anh chị em nghệ sĩ ấy, những người không hát nhưng “nói” nhiều và đã làm sôi động ĐNH, dĩ nhiên khán thính giả từ gần tới xa ủng hộ nhiều hơn là nhờ các anh chị “nói nhiều” này. Đó là những MC Minh Phượng, Nguyệt Ánh, Thùy Dương, Diệu Quyên. Nam Lộc, Việt Dũng, Tân Khoa v.v...

Kỳ 8 này vắng Ánh&Dương thì có Thúy Anh và Ngọc Đan Thanh thay thế. Cả hai Anh-Thanh đều duyên dáng linh hoạt, nhưng vắng Việt Dũng thì không ai thay thế anh được. Việt Dũng có đến nhưng anh ngồi máy bay kéo Quốc Kỳ VNCH trên bầu trời ĐNH. MC Nam Lộc nói thế và tất cả khán thính giả đã ngước lên trời cao như cùng gửi lời chào.

blank
Cụ bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội H.O ngồi giữa những thiện nguyện viên.

* Chuyện về những mái lều

Hằng ngàn tấm hình đẹp đã được các nhiếp ảnh gia phổ biến rộng rãi trên internet. Tuy nhiên, còn một số sinh hoạt không thể thiếu trong Đại Nhạc Hội thì lại thiếu tin tức, may mà có chàng giả dạng thường dân, đi xem cho biết sự tình mới chụp được.

4/ Khu vực sau sân khấu là nơi dành riêng cho các ca nhạc sĩ, cho những ai có nhiệm vụ đặc biệt nên việc ra vào khu vực này bị hạn chế và an ninh được giao cho hội TQLC Nam CA chịu trách nhiệm.

Trong khu vực này có lều Y Tế để cấp cứu cấp thời cho đồng hương đến tham dự ĐNH. Túc trực trong lều, lúc nào cũng có chị y tá Định Nguyên và 4 bác sĩ gồm co QY Bùi Thế Chung, QY/TQLC Bằng Phong, bác sĩ trẻ thuộc thế hệ 2, cháu TQLC Trần Xuân Bàng là Trần Quốc Dũng Thái, và một BS nữa lo về phụ khoa (?). Hình kèm theo đây không phải là trình diễn mà BS Phạm Vũ Bằng và chị y tá Định Nguyên đang săn sóc tận tình cho một chị bị bịnh. Tuy nhiên vị bác sĩ lo về “phụ khoa” thì không có bệnh nhân. Trước khi bước vào lều Y Tế, các Quân Y này đã ghé qua lều ủng hộ để ký tên, tôi thấy có chi phiếu ghi 4 con số của QY Bằng Phong. Ước mong tất cả các “thầy” vẫn cứ thương TPB như ngày xưa trên chiến trường, các thầy đã dùng dao kéo đấu với lữơi hái của tử thần để giữ mạng sống cho TPB.

Nhân tiện nói về lều Y Tế, tôi xin đề nghị các bác sĩ và ban tổ chức, kỳ tới nên dựng lều Y Tế ở nơi dễ thấy nhất để ai cần thì dễ dàng ra vào “khám bác sĩ”.

Còn vấn đề ăn uống cho khán giả và các TNV thì sao?

Sau sân khấu, gần lều Y Tế, có một gian hàng cung cấp thực phẩm free cho các anh chị em nghệ sĩ do Thiên Nga Trần Thanh Thủy và các chị thuộc hội TQLC phụ trách.

Ngay cổng ra vào có 2 gian hàng do HQ Đặng Thanh Long phụ trách tổng quát với số “nhân viên” khoảng 50 người. Hội H.O ứng trước 2 ngàn và các mạnh thường quân ủng hộ để các anh chị đi mua thực phẩm về chế biến thành các món ăn để chiêu đãi free cho các TNV và bán cho khách.

Chị Vương Thục, chị TTSS Minh cùng nhiều chị phụ trách gian hàng “Thương Binh VNCH” để bán cho khán giả, sau khi trừ đi $2 ngàn do hội H.O ứng trước, gian hàng đã kiếm được $3,500 tiền lời giao cho Hội H.0, chưa kể số tiền túi các chị ủng hộ cho ĐNH

Lều Thực Phẩm do hai chị Lệ-Chiêu làm đầu bếp chính với hơn 10 bếp phụ để lo vấn đề ăn uống cho các TNV. Long-Lệ nói:

- Chúng tôi cung cấp free 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều cho 250 TNV gồm trái cây, nước ngọt cafe “ta-bấc” đen, sữa, ph?n ăn gồm cari bnh mì, soup noodle, g?i g v.v...

Không cần nói thêm bất cứ chi tiết nào nữa về công sức của các anh chị trong các gian hàng này, các anh chị đã vắt mồ hôi để âm thầm chuẩn bị cả tháng trước, không cần ai biết đến. Kẻ góp công người góp của, nhưng các chị phụ trách các gian hàng đã góp tất cả: “công & của”.

Một người ít ai biết tên nhưng lại phụ trách phần quan trọng nhất là dựng 5 dẫy lều lớn cho ngàn ngàn khán giả ngồi, dựng sân khấu, thuê ghế ngồi và các toilet v.v... đây là công việc khó, cần thuê “chuyên viên” hơn là thợ vịn, nhưng anh đã vận động chuyên viên “ngoại quốc” giúp free, tôi chỉ biết người ta gọi anh là Cang, tôi không quen biết anh, tôi không tìm ra tấm hình nào có anh. Công việc của các gian hàng, của Liên Hội CCS, của anh Cang là góp phần làm giảm chi tối đa cho ĐNH.

Một dãy lều trắng cuối bãi cỏ, ngay lối vào, làm nơi trú nắng, nghỉ ngơi, có tấm bảng ghi: “dành riêng cho phụ nữ, trẻ em và người già”, dãy lều này do anh Hoàng Sinh thực hiện một mình.

Hoàng Sinh là ai?

Trong những lần tổ chức ĐNH/TPB, nếu ai đi ngang khu chợ ABC trên đường Bolsa, sẽ thấy 2 lá cờ Việt-Mỹ tung bay, kế đó là bàn bán vé ĐNH của Hoàng Sinh. Anh trụ tại đây gần 2 tháng trời trước đại hội, từ 6 giờ sáng (treo cờ và chào cờ) rồi bán vé cho tới 8 giờ tối. Số vé anh bán được từ 3 tời 4 ngàn vé (10$/1 vé). Cung cách mời khách và bán vé của anh hết sức lịch sự, quân phục chỉnh tề, chào mời bất cứ ai đi ngang. Anh còn in các CD nhạc đấu tranh của Việt Khang để tặng người mua vé. Trên bàn bán vé luôn có nhang đốt để nhớ đến anh linh các chiến sĩ, cầu xin hồn thiêng sông núi giúp anh bán được nhiều vé cho ĐNH/TPB. Ngoài sự thờ ơ không màng gì đến lời chào của một số “tim sắt”, anh còn bị thách thức bởi sự khiêu khích, phá thối của một số tay sai VC. Tôi đứng bên anh mà còn nóng mặt, nhưng anh bình tĩnh, vô cùng bình tĩnh đối đáp, anh như “cây tùng trước bão”, anh như người lữ hành cô độc mặc cho đàn cẩu trệ quấy rầy.

Chúng tôi bái phục anh, anh Nhẩy Dù Hoàng Sinh.

blank
Lều cấp cứu: BS Phạm Vũ Bằng và chị y tá Định Nguyên đang săn sóc tận tình cho một chị bị bịnh.

* Gợi ý và ví dụ

Một nét đẹp trong ĐNH kỳ 8 cần phải nhắc đến, đó là sự xuất hiện lần đầu tiên của một hội đoàn học đường, hội cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An. Ngày Thứ Bẩy 2/8, trong đồng phục với huy hiệu, các anh đã đến tiếp tay với LHCCS để xếp ghế, ngày 3/8 các anh vẫn đến và hăng hái hỗ trợ.

Hằng năm Hội Liên Trường thường tổ chức họp mặt cuối năm và trong ngày họp mặt ấy, các anh chị đã cổ động và quyên góp được số tiền khá lớn để làm quà Tết tặng các anh TPB, nhưng tham dự vào ĐNH dưới danh xưng một hội học đường thì đây là lần đầu tiên. Đa số các cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An, Petrus Ký, Trần Lục, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản, Taberd, v.v... là những người trực tiếp cầm súng, là TPB, là tử sĩ, là anh hùng vô danh thì việc tham gia ĐNH/TPB cũng là lẽ tự nhiên. Sẽ còn đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu như các chị Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng v.v... cũng tham gia, vì “một nửa” của các chị cũng là lính, là TPB, là anh hùng tử sĩ.

Đại nhạc hội được đài SBTN trực tiếp truyền hình đi khắp nước Mỹ, khán thính giả khắp nơi có thể tham dự và gọi điện thoại về ban tồ chức để ủng hộ, mọi đóng góp của khán thính giả đều được cập nhật, quý danh người ủng hộ được các MC thay nhau xướng danh. Đây là nguồn tài chánh ủng hộ quan trọng cho ĐNH. Nhưng một sức mạnh truyền thông khác cũng rất quan trọng mà mỗi người trong chúng ta chưa tận dụng, đó là internet.

Mỗi hội đoàn, quân trường, học đường ngoài website chung đề thông tin, thì còn có website riêng của các khóa, các lớp, nếu chỉ gửi lời kêu gọi chung chung thì sẽ không hiệu quả mà phải thông tin, kêu gọi từng đồng môn, đồng khóa thì kết quả sẽ rất khả quan.

blank
Gian hàng Thương Binh VNCH.

Chúng tôi xin đưa ra vài gợi ý và thí dụ cụ thể:

- Trường Bưởi-CVA, Trưng Vương, L.P.Ký, Gia Long, Bá Tòng, Lê Văn Duyệt v.v... có website của hội, vị hội trưởng gửi lời kêu gọi ủng hộ TPB chung chung lên web thì không hiệu quả bằng các bạn đồng niên khóa gửi emails cho nhau kêu gọi cùng đóng góp.

- Các chị Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt... kêu gọi đồng môn ủng hộ TPB thì quá đẹp, vì các chị không là lính, nhưng nếu các chị kêu gọi các bạn đồng niên khóa, rồi tất cả gom về dưới danh xưng TV, GL, LVD ủng hộ ĐNH/TPB thì thật là tuyệt vời.

- Quân Trường Thủ Đức, Võ Bị, Đồng Đế, Hải Quân, Không Quân v.v... có website chung, nhưng trong mỗi quân trường này còn có các khóa khác nhau, nếu vị Tổng Hội Trưởng chỉ gửi lời kêu gọi chung chung lên web quân trường thì không hiệu quả bằng các đồng khóa kêu gọi củng nhau đóng góp.

- Tổng Hội Võ Bị kêu gọi chung yêu cầu các cựu SVSQ yểm trợ ĐNH, nhưng đại diện các khóa lại kêu gào, thúc dục các bạn đồng khóa của mình đóng góp nữa giúp hiệu quả tăng cao thêm nên tồng số thu tăng gấp đôi. Kêu gọi chung chung thì thu được 2 chục ngàn, có đại diện các khóa kêu gọi tiếp thì tổng số thu tăng lên được 4 chục ngàn (ghi chẵn).

blank
Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh.

*Điều vui hơn nữa là...

Sau đây, tôi xin trích nguyên văn email của Lão Bà Bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Cựu Trung Tá Không Quân, Hội Trưởng Hội H.O.

“Hôm Đại Nhạc Hội kỳ 8, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thân hành đem đê´n giao cho tôi 2 bức tranh phong cảnh để tặng cho ĐNH 8 bán đấu giá. Ngày ĐNH đem bức tranh vá cờ của anh Hạnh cho kỳ Đại Nhạc Hội 6 (mà bị một kẻ giả dố´i mua 175,000USD rồi trốn luôn), để bán đấu giá lại.

Nhờ những anh chiị MC như Nam Lộc, Đỗ Tân Khoa, Minh Phượng, Thúy Anh khéo nói và tấm lòng nhiệt tình của đồng hương nên có nhiều người tham dự đấ´u giá. Cuối cùng anh chị Lê Ngọc Cường ở Canada qua tham dự đã thắng bức tranh “Vá Cơ`” với giá 10,500USD. Bức tranh kế tiếp anh Kỳ Phạm thuộc cồng đồng người Việt Buffalo, New York trả 4,500USD. Bức thứ ba anh Dũng Cao ở New Jersey trả 4,000USD. Anh Timothy Nguyễn ở Sacramento trả giá bức tranh “Vá Cơ`” 10,000 nên không được (tranh về tay anh chị Cường). Cảm động trước tấm lòng của đồng hương, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh có hứa sẽ tặng thêm cho ĐNH bức tranh “Vá Cờ” khác (tranh thật có chữ ký của tác giả chứ không phải tranh copie) để gửi cho anh Timothy Nguyễn với giá 5,000USD. Như vậy, với những tác phẩm mà nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đóng góp, ĐNH 8 đã thu được 24,000USD.

Điều đáng quý là khi bán tranh cho anh Timothy Nguyễn thì tranh còn để San Jose nên vài ngày sau anh Hạnh đã đi xe đò từ SJ xuống Little Saigon mang theo bức tranh đến Hội H.O để hội gửi cho anh Timothy

Điều vui hơn nữa là những ân nhân đấu giá đều là giới trẻ, rất nhiều chi phiếu ủng hộ ĐNH từ các nơi gửi về kèm theo thơ là thế hệ con em chúng ta. Thật là vui. (Ngưng trích)

Philato

Mọi hồ sơ hay ủng hộ TPB xin gửi về: Hội H.O Cứu Trợ TPB/VNCH.

PO BOX 25554, Santa Ana,

CA 92799

Tele: 714-590-8534. 714-539-3545 or 714-371-7967

Ý kiến bạn đọc
22/09/201403:14:23
Khách
Cám ơn t/g đã trình bày thật tỉ mỉ về chương trình ĐNHCƠA. Tôi thích khi chúng ta đã bỏ tiếng "phế". Tôi tuy ở xa nhưng cũng gởi tiền về hội HO mỗi năm để giúp họ (của ít lòng nhiều). Một việc làm là tất cả chúng ta đều nên làm. Rất buồn năm nay không được nghe những lời "dí dỏm" của VD như mấy năm về trước. Cám ơn t/g lần nữa. Chúc t/g luôn bình an để viết thật nhiều cống hiến độc giả xa gần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến