Hôm nay,  

Tôi Dự Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ 2014

21/08/201400:00:00(Xem: 8724)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 4307-14-29707vb5082114

Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "H.O., Năm Điều Ba Chuyện" từ tháng Tám 2008, hiện nay đã có gần 380,000 lượt người đọc. Cũng với bài viết này, tác giả đã nhận giải đặc biệt, Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài viết mới của ông là cảm tác nhân họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XV.

* * *

Là người có góp một số bài Viết Về Nước Mỹ, kể từ 2008 năm nào tôi cũng được mời dự lễ phát giải và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo tổ chức. Năm nay là lần thứ hai buổi lễ được tổ chức tại nhà hàng Moonlight, trên đường Beach, thành phố Westminster. Nhà hàng rộng rãi, hơn 400 khách ngồi bàn tròn, lối ra vào đi lại thoải mái. Tôi nghĩ rằng những năm kế tiếp có thể sẽ còn tiếp tục ở đây nữa.

Năm nào chúng tôi cũng đi hai người và đi rất đúng giờ. Đến nơi được các cô trong ban tiếp tân áo dài đồng màu tha thướt đón tiếp vui vẻ và đưa vào chỗ ngồi. Năm trước, sách Viết Về Nước Mỹ 2014 có nền bìa màu xanh lam, các cô mang áo dài xanh. Năm nay, bìa sách màu cam, áo dài của các cô màu cam. Điều này cho thấy buổi lễ được tổ chức chu đáo. Có lúc tôi ngạc nhiên, tòa báo sao mà lắm các cô thế mà cô nào cũng đẹp và duyên dáng. Hỏi ra mới biết trong đoàn tiếp tân này, ngoài các nữ nhân viên của Việt Báo, còn có sự tham gia tự nguyện của nhiều người khác, trong đó có các nữ tác giả từng có bài viết về nước Mỹ và từng nhận giải thưởng. Sở dĩ vậy là vì chương trình Viết Về Nước Mỹ được thực hiện bởi Việt Báo Foundation, một tổ chức bất vụ lợi. Mục tiêu của Viết Về Nước Mỹ là kêu gọi mọi người cùng viết lại chuyện thật về chính mình, gia đình mình, hoặc những điều tai nghe mắt thấy. Những trang (tiểu) sử sống này, khi gom lại, sẽ thành bộ sử chung của người Việt tị nạn, giúp con cháu sau này biết rõ cha anh chúng đã tận lực ra sao. Chính vì mục đích "bảo toàn lịch sử cho cộng đồng" mà giải thưởng Viết Về Nước Mỹ đã được sự hưởng ứng đông đảo. Suốt 15 năm qua, hàng chục ngàn người đã gửi bài viết tham dự, mọi người góp công sức vào chương trình này, từ những người khởi xướng, biên tập bài vở tới hội đồng tuyển chọn, ban tiếp tân… đều làm việc với tinh thần thiện nguyện, không những không thù lao mà còn góp tiền túi chi dụng cho công việc chung.

Chương trình bắt đầu đúng giờ. Nhìn lên trên tôi thấy vài vị dân cử Việt và Mỹ cùng các khuôn mặt cộng đồng đã có mặt. Người điều khiển chương trình, bên cạnh cô Thụy Trinh duyên dáng, nhanh lẹ, hai năm nay có thêm Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng. Người nói lời mở đầu buổi lễ, như mọi năm, là nữ nghệ sĩ Kiều Chinh. Ôn lại chặng đường 15 năm của chương trình Viết Về Nước Mỹ, cô trân trọng tưởng nhớ những người đã khuất bóng: Vị khách danh dự của năm 2000 là Hoà Thượng Mãn Giác, chủ khảo đầu tiên của giải thưởng là nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nhà văn Thảo Trường, những tác giả lão thành như cụ ông Nguyễn Gia Mai, người đầu tiên góp bài viết về nước Mỹ, nữ sĩ Trùng Quang, và gần nhất ca sĩ Quỳnh Giao, người năm ngoái còn hát song ca với cô Kim Tước, năm nay không còn nữa!

Sang đây tôi mới biết nhiều về cô Quỳnh Giao, ngoài tài ca hát cô còn làm nhạc, dạy đàn, viết văn. Cô thường hay viết trên báo Người Việt, bài nào cô viết tôi đều có đọc, văn phong nhẹ nhàng, đề cập tới đềtài bài viết bằng sự hiểu biết sâu sắc. Những lần lại chơi ở nhà bà Định, có dịp gặp gỡ quen biết người danh ca này, tôi càng thêm quí mến cô về tư cách tính tình hòa nhã, hòa nhập với mọi người, có tài có sắc mà không tỏ ra kiêu kỳ. Cô mất đi mọi người thương tiếc. Rất nhiều người đã nói lên cảm nghĩ và kỷ niệm của mình về người quá co. Hôm ở nhà quàn phòng số 5, tuy tang gia không biết tôi là ai, tôi cũng đã âm thầm lại thắp cho cô một nén nhang, đứng trước di ảnh của cô rất lâu, thầm mong cô sớm được siêu thoát. Gần đây, ngày nào khi đọc kinh xong hồi hướng cho cha mẹ và người thân có tên Nguyễn Đoan Trang pháp danh Như Nghiêm được siêu sanh tịnh độ.

Buổi lễ được thông qua mấy lời phát biểu của các vị chức sắc nói lên sự cố gắng của ban tổ chức đã kéo dài cuộc thi đến nay đã 15 năm liền và sẽ còn tiếp tục nữa. Sau đó là đến phần xướng danh những tác giả trúng giải, già có, trẻ có người nào cũng mặt mày hớn hở lên nhận giải và ban tổ chức đã mời những người tai mắt và những người đại diện cho các cơ sở bảo trợ lên trao giải. Sau cùng ông trưởng ban chấm giải, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, loan báo người trúng giải hoa hậu được thưởng món tiền to lớn là 10 ngàn đô la. Xen kẽ có chương trình ca nhạc năm nay có khuôn mặt mới là cô Thương Linh lên hát nhiều bài.

Năm nay mọi người ngồi tại bàn có những người phục vụ đem món ăn tới như đi ăn đám cưới. Có rượu vang, có nước ngọt ai thích thứ nào thì lấy thứ đó. Tôi uống rượu và nói với bà xã lát nữa em lái xe về nhé. Lễ phát giải năm nay là năm thứ 15. Nghĩ lại thấy thật là kinh khủng, đâu có cuộc thi nào kéo dài đã 15 năm mà vẫn tiếp.

Năm nào cũng có 35 ngàn đô la làm giải thưởng, đó cũng là một lý do lôi kéo người tham dự. Cứ tính đi một tờ báo bán được 25 cents mới có một phần tư của đồng gom góp đến bao giờ cho đủ 35 ngàn! Phải phục những người dám khởi xướng và tổ chức giải thưởng. Bên cảnh giải Viết Về Nước Mỹ, hàng năm, Việt Báo còn có giải "Bé Viết Văn Việt" dành cho thiếu nhi và tặng nhiều học bổng cho các lớp Việt ngữ. Thành tâm bảo tồn lịch sử cộng đồng Việt, văn hoá Việt, tiếng Việt chữ Việt mà Việt Báo theo đuổi đã được tin tưởng đến mức Cụ Bà Trùng Quang trước khi từ trần, còn để di tặng lại 10,000 mỹ kim để góp phần duy trì giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Với khoản di tặng này, Việt Báo đã mở thêm giải thưởng viết văn mang tên Bà Trùng Quang, dành cho những tác giả nào thể hiện được sức mạnh của ngôn ngữ Việt, văn hoá Việt trong đời sống hải ngoại. Thế là cuộc thi có nhiều người hưởng ứng, không những người Việt mình viết tiếng Việt mà cả người Mỹ cũng viết tiếng Việt, bằng chứng là năm ngoái có tác giả Sáu Steve Brown, một ông Mỹ chính hiệu con nai vàng mắt xanh mũi lõ lên lãnh giải viết văn Trùng Quang. Năm nay, giải này được tặng cô Orchid Thanh Lê, một phó giáo sư tiến sĩ thuộc Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, tác giả bài "Thày Việt trò Mỹ".



Đã từ nhiều năm. tôi có ông bạn ngày nào cũng mua tờ Việt Báo về nhà ông dở trang 2 của tờ báo ra đọc trước tiên. Tôi thấy làm lạ s
blank
Dàn tiếp tân Việt Báo và Nhã Ca, Kiều Chinh.
ao ông đọc trang 2 trước? Ông nói tin tức hàng ngày báo nào cũng có đăng nhưng mỗi ngày một một bài Viết Về Nước Mỹ thì chỉ có báo này mới có thôi nên phải đọc trước, vì đây là chuyện xảy ra tại nước Mỹ này, chuyện thật, không có phịa, không có hư cấu nên đã lôi cuốn nhiều người kể cả tôi. Chính nhờ ông bạn này, tôi cũng bắt đầu đọc, rồi từ đọc đến viết bài, góp bài.

Tôi có cô cháu gái ở Việt Nam cũng vào online coi truyện của tác giả "Viết Về Nước Mỹ", nó báo cho biết là có đọc bài tôi viết, tôi hỏi nó có hay không, nó nói hay mà nhiều bài còn hay hơn của chú làm tôi quê một cục.

Một cô em gái ở Canada gọi điện thoại cho tôi hỏi: Phải bài viết "Ông Cha và Ổ Chứa Nô Lệ Tình Dục" có phải anh viết không, tôi trả lời còn ai trồng khoai đất này. Việc ông Cha dám xông vào ổ chứa cứu những nạn nhân bị buôn người hay quá hả anh. Cũng nhờ bài viết này mà thằng Quang con anh Dũng bên Úc đã gọi điện thoại cho anh xin số phone của ông Cha để nó mua vé máy bay cho Cha sang Úc làm bữa cơm gây quỹ cho Cha. Gọi Quang là thằng vì nó là cháu mình chứ nó là bác sĩ nên đứng ra gây quỹ cho Cha rất là thành công. Chả biết được bao nhiêu khi Cha về bên Mỹ này gọi tôi cám ơn rối rít.

Tôi rất là vui vì mình viết người tốt việc tốt mà gây tiếng vang khắp nơi trên thế giới kể cũng khoái bao tử. Bởi vậy tôi hay viết về nước Mỹ gởi cho Việt Báo, biết rằng viết dở quá chả ăn cái giải rút nào, thế mà vẫn thích viết, hơn nữa tôi viết để học hỏi thêm vì trong tòa soạn có một ông đến giờ này tôi cũng chưa được chiêm ngưỡng dung nhan mùa hạ của ông, không biết ông mặt tròn hay méo cũng chả biết ông chức vụ gì nhưng chắckhông chủ sự chủ xị thì cũng chủ bút chứ, vì ông ấy sửa bài, sửa tựa, sửa cách hành văn của các tác giả gởi bài vào, bài nào cho đăng, bài nào không cho đăng. Không phải cứ vơ bèo vạt tép bài nào cũng cho đăng đâu. Chính tôi cũng có một vài bài bị xếp xó và tôi không lấy làm buồn vì nghĩ rằng bài mình viết chưa tới hoặc "hors sujet". Ông này tài tình lắm phải khen ông một phát.

Có lần tôi kể truyện trong tù cải tạo có câu khẩu hiệu được viết lớn trên tường: "Học, học nữa, học mãi". Hàng ngày lao động mệt "bỏ mẹ" chữ học nó đập vào mắt mình điên tiếttôi lấy phấn sửa chữ "học mãi" thành chữ "học máu" thế mà anten báo cáo tôi bị nhốt trong conec 15 ngày vào lúc mùa hè, tưởng tượng nhốt thêm mấy ngày nữa chắc chết quá. Khi kể chuyện vế cái khẩu hiệu kia, ông editor của Việt Báo chỉ nhắc nhẹ, chữ nghĩa kiểu cộng sản gọi đi tù là đi học tập, trại tù là trại học tập tải tạo. Vậy "Học, học nữa, học mãi" đương nhiên có nghĩa là "Tù, tù nữa, tù mãi". Cám ơn ông trong tòa soạn đã gợi ý cho tôi. Hồi ấy biết được thâm ý như vậy chắc tôi không sửa chữ mãi thành chữ máu thì đâu có bị cùm.

Quý vị có bao giờ gặp ma chưa? Chứ tôi trong tù đã có duyên gặp ma rồi, phải nói có duyên mới được gặp, cả đội 40 người chỉ có tôi và một người nữa thấy ma. Đêm nào nó cũng lại phá ngồi chò hỏ cuối giường không cho mình ngủ, không phải một con mà nhiều con, con thì ăn mặc rách rưới, con thì khoác áo tơi (áo tơi bằng lá ở ngoài Bắc mới biết) coi thảm lắm kia, như lũ ăn mày. Lúc đó chúng tôi bị nhốt ở vùng Thượng du Bắc Việt miền đất chướng khí.

Đêm nào cũng vậy, cứ anh em trong phòng nằm ngủ yên ắng là chúng hiện ra làm suốt đêm tôi không ngủ được. Ban ngày lao động ban đêm lại thức nữa khổ quá chừng chừng, tôi phải xin trại cho tôi một ngọn đèn, họ cũng cho nhưng mà đèn làm lon sữa bò không có bóng lúc được lúc tắt vì gió hay ma thổi không biết nữa. Bực quá tôi hét lên trong đầu ông bà muốn gì? Thế là họ hiểu, họ chỉ vào bụng và chỉ vào áo tơi, tôi hiểu là họ đói và rét, đúng là ma đói! Tôi nghĩ thôi được rồi, hàng ngày trước khi ăn tôi để ra 3 phút khấn các ông bà về ăn, cũng không có cơm chỉ có bo bo và sắn thôi, tôi ăn gì các vị ăn đó, không có cao lương mỹ vị gì đâu chịu không, đi đi đừng phá tôi nữa, nhưng mà những đêm sau vẫn xuất hiện. Tôi đem chuyện này than thở với mấy người trong đội thì có một anh đưa cho tôi cái nanh heo có khắc hình Phật trong đó, anh nói anh cầm hình Phật này và cái kiếng soi mặt, khi nào anh thấy nó, anh chĩa hình Phật trong gương về phía nó. Tôi đã áp dụng đúng lời anh chỉ thì thấy hình ma xẹt lửa và biến mất, từ đó tôi không còn thấy ma nữa.

Sau này, khi đã định cư tại Hoa Kỳ, tôi thường tụng kinh Phật và lui tới các chùa hay thiền đường tịnh xá. Có lần tôi dự lớp học trong một thiền đường, tất cả 50 học viên được mời ăn bánh canh do bà Bác sĩ Nancy Vu, cũng là một học viên trong lớp, đích thân nấu rồi đích thân dọn mời.

Thấy tô bánh canh quá ngon, tôi có đến khen và cám ơn bà rồi viết bài kể chuyện lớp học, tựa đề bài viết là "Tô bánh canh." Theo đúng nội dung chuyện kể trong bài viết, người phụ trách sửa bài này chỉ thêm có mấy chư, và cái tựa thành "Tô Bánh Canh Do Bà Bác Sĩ Nấu." Chỉ vậy thôi mà thấy cài tựa đề bật lên cái gì đó khác thường trong tô bánh canh này. Tôi nhớ đã nhận xét về tô bánh canh ấy như sau: Một bà bác sĩ công việc bận rộn mà đứng ra nấu cho 50 người ăn kể cũng có khác, chẳng qua họ có cái tâm rộng mở, yêu thương mọi người. Họ có thể bỏ ra vài trăm gọi nhà hàng đem các món ăn lại tha hồ mà ăn, nhưng họ đã không làm vậy, chính họ muốn tự tay họ làm vì cái tâm họ tốt nên đã bỏ hết tâm huyết vào nấu món ăn, tư nhiên món ăn trở nên ngon ngọt.

Cũng hệt như "tô bánh canh" kể trên, giải thưởng Viết về nước Mỹ xuất phát từ cái tâm rộng mở, nhờ vậy mà được sự tin cậy, không ngày nào không có thêm bài mới thạm dự. Những bài đăng hàng ngày trên Việt Báo, nhờ được bỏ công chăm sóc bằng cái tâm thành nên bài nào thấy cũng có ý nghĩa, hấp dẫn.

Đi tham dự lễ phát giải mà nói những chuyện lan man như tôi, chắc lại "hors sujet" rồi. Xin hết.

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến