Hôm nay,  

Chọn Nơi Sanh

16/09/201300:00:00(Xem: 76662)
Tác giả: Y Châu
Bài số 4012-14-29412vb2091713


Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Folrida, đã góp hai bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Cả ba bài đều là những bài viết rất ngắn có nội dung cô đọng. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Sự lựa chọn là điều tất yếu trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người; từ việc nhỏ như mua sắm, tới chuyện lớn hơn như chọn bạn chọn vợ chọn chồng. Nhưng không ai chọn lựa được cha mẹ hay nơi ta chào đời!

"Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa phải quét lá đa".


Câu chuyện"mẹ quạ nuôi con tu hú", khi tu hú con được mẹ quạ nuôi từ trong trứng, đủ lông đủ cánh, theo bản năng, bay đi tìm đàn. Người đời chê trách! Lỗi của tu hú cha mẹ hay lỗi của tu hú con?

Đạo lý hơn là chuyện thiên nga, khi chim mẹ mớm mồi cho chim con, có dung dịch màu đỏ từ miệng chim mẹ. Người ta ca tụng mối tình mẫu tử của loài thiên nga, hy sinh cả máu thịt của để nuôi con, thật cao đẹp biết bao. Phải chăng cao xanh đưa ra những điển hình từ loài vật để dạy chúng ta!

Gần đây một cặp đồng tính nam, ở một tiểu bang của Mỹ, bị đưa ra tòa vì không làm tròn bổn phận chăm sóc đứa con nuôi. Quan tòa ra phán quyết là họ phải có trách nhiệm nuôi nấng đứa bé đến lúc trưởng thành. Xã hội công nhận, mạng sống của con người rất quí trẻ em càng quí hơn là tài sản của mỗi quốc gia, những người trẻ, những người đang ở tuổi đi làm làm ra tổng sản lượng quốc gia; để đất nước phát triển và nuôi những người về hưu, người già.


Theo ước tính được cập nhật thì chi phí để nuôi một đứa bé từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành là 200.000,00 Mỹ kim, không kể thời gian và công lao dạy dỗ; có lẽ vì vậy mà nhất là xã hội Âu Mỹ tỷ lệ sinh sản rất thấp, họ nuôi chó, mèo để hủ hỉ, thay thế trẻ con.

Câu chuyện của Miss Andreas, một người thân quen, đường hoạn lộ của cô rất thành công, nhưng đường tình duyên nhiều trắc trở. Sau khi ly dị, cô nuôi cả một đàn chó, chúng luôn quấn quít và bảo vệ cô,...

Sau một thời gian vắng bóng, tôi gặp lại, khi cô đang đẩy một chiếc xe đôi. Trên xe là hai bé xê xích tuổi nhau, gốc Africa, mà xin làm con nuôi nhân khi viếng thăm. Những đứa trẻ bất hạnh nằm trong danh sách thật dài ở viện mồ côi, từ các nơi: lục đia đen, Á châu, Đông Âu, Nga, Nam Mỹ,... Các em đâu chọn được nơi sanh ra mình, chỉ chờ đợi những cha mẹ nuôi, những trái tim mở rộng khi chọn lựa, không lằn ranh màu da, chủng tộc.

Nếu có cơ duyên, một sự cố gắng bền bĩ của các em, thì những đứa trẻ không chọn được nơi sanh, bị dứt bỏ, khi lớn lên sẽ làm nuôi lớp về hưu, lớp già, trong đó có đấng sanh thành của các em.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,973,654
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến