Hôm nay,  

Phước Lộc Thọ và Thọ Phở Gõ

27/06/201400:00:00(Xem: 14336)

Tác giả: Trà Khan
Bài số 4260-14-29660vb6062714

Tác giả họ Nguyễn, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mỗi bài đều cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

Sinh ra trong một gia đình, chỉ mình tôi là trai độc nhất còn lại các chị em tôi là nữ nhi. Vì thế khi làm khai sinh, cha mẹ đã đặt cho tôi cái tên Thọ, mong sao con mình được sống trăm tuổi để nối nghiệp tông đường.

Thọ còn nhớ như in, lúc học phổ thông trung học, được mẹ cha cho cơm gạo mang từ quê lên tỉnh ở nhà trọ ăn cơm tháng. Nhà trọ cũng có ba người con mang tên thứ tự Phước, Lộc, Thọ đều là anh em trai. Nhưng Thọ con chủ nhà đi chơi đạp phải đinh, bị nhiễm trùng uốn ván, không kịp thời cứu chữa nên chết đột ngột. Bà chủ đổ thừa tại nhà có hai tên Tho nên bị xui đến con bà. Thế rồi, bà không nhận nấu cơm cho tôi nữa. Kỷ niệm khó quên vẫn còn mãi đến hôm nay.

Thọ học dang dở. Nên hiểu biết có phần giới hạn. Là thân phận nhà nghèo miền quê, phải ra đời mưu sinh sớm, phụ giúp gia đình cha mẹ lúc tuổi về già.

Nghề của Thọ sống dựa vào xe bán bánh mỳ rồi đổi sang "xe phở gõ" đẩy từ ngõ hẻm này đến đường cùng nọ của khu phố lao động vào giữa khuya, bán cho bà con đi làm về trễ.

Khi tuổi càng trưởng thành, đời đã dạy cho tôi hiểu thêm chữ Thọ phát xuất từ thời Bành Tổ. Ông sống trên ba trăm tuổi, được người đặt chọ tên mới là ông Thọ vây. Ai ai cũng ao ước được ống đến tuổi ông. Nhưng không mấy ai đạt được, chẳng khác nào mong thấy ngựa mọc sừng. Theo Thọ nghĩ, dầu Bành Tổ hay "Bành Trướng" gì chăng nữa. Nhưng lối sống vô nhân, lắm độc ác, nhiều tội lỗi với người đời, sớm muộn gì cũng phải cáo chung, không trường tồn mãi được. Ai đó, nên thuộc nằm lòng, "ác lai ác báo" "hại nhân, nhân hại" là nghiệp chướng của sự đời vậy.

Sau cuộc di tản buồn, người bỏ nước đi tìm quê hương mới trên xứ sở người, cầu mong có cuộc sống tốt đẹp hơn cái xã hội vừa trốn thoát.

Phước Lộc Thọ (PLT) như một ma lực không thể thiếu, và càng thấm đậm hơn bao giờ hết trong lòng người Việt tha hương. Ba chữ PLT, được xem như một thứ bùa hộ mệnh cứu khổ phò nguy trên bước đường đời đầy khổ đau. Có thể nói, nơi đâu có người Việt Tha Hương, thì nơi đó không ít thì nhiều, người người vẫn nguyện cầu với chính lòng mình, là tu thân tích đức, làm điều thiên, tránh điều ác, cầu mong được hưởng Phước ơn trên, dồi dào tài Lộc và sống thêm tuổi Thọ.

Khi nói đến Bolsa người ta nghĩ ngay đến Phước Lộc Tho như răng với môi. PLT và Bolsa nghe quen quen như tiếng mẹ gọi con, con gọi me. Người Việt ly hương khắp bốn bể năm châu, ai cũng biết Bolsa có Phước Lộc Tho. Mặc dầu, có người chưa đến lần nào, chỉ nghe nói thôi.

Bolsa, khu phố thương mại lớn nhất của người Việt hơn các khu phố khác trong Quận Cam. Từ thương xá PLT đến các cửa hàng tạp hóa, quán ăn tiệm uống, các trung thâm băng nhạc v.v đa số đều có thờ một trong ba vị: Thần Tài, Ông Địa, tượng trưng Phước và Lộc, không ngoài mục đích cầu mong mua may bán đắc.

Sau cuộc bỏ nước ra đi, người Việt tha phương từ Âu Châu đến Úc Châu, Một số anh chị em thân quen với Thọ, nhờ cái tên đặc biệt "Thọ Phở Gõ" (TpG) mà người ăn phở đặt tên.

Cái tên cúng cơm, hầu như đi vào lòng người sâu đậm, là thân phận của quãng đời nghèo cháy túi của Tho khi còn ở đất mẹ. Những thực khách của ngày xửa ngày xưa, một thời ăn "Phở Gõ" của Thọ ở Sài Gòn. Tuy rằng sống xa nhau trên đất người, nhưng còn giữ mối liên lạc. Thỉnh thoảng gọi phone qua Mỹ hỏi thăm, không cần biết TpG ở tiểu bang nào, câu hỏi đầu tiên của bạn là:

- TpG có ở gần Phước Lộc Thọ không? Thọ trả lời:

- Dạ chúng tôi ở gần đó lắm. Họ đáp lại:

- Sướng quá còn gì nữa! Đông người Việt, lại đầy đủ thức ăn Việt Nam, báo chí đầy đủ, băng nhạc cũng không thể thiếu, khí hậu lại ấm áp.

Nếu TpG trả lời: PLT xa lắm! Nó ở Miền Nam thuộc tiểu bang Cali.

Người hỏi đáp lại:

- Tiếc chưa! Nghe nói phố Bolsa có PLT đông người Việt, là Thủ Đô của người tỵ nạn, sao gia đình TpG không về nơi đó ở, để bớt nhớ quê hương!

Hai chữ quê hương, mà người vừa nhắc đến, đã làm chạnh lòng người lữ khách xa nhà. TpG cảm thấy như nỗi đau bàng hoàng, hầu như không còn một chút gốc rễ nào trên mãnh đất lưu vong.


Dù quên hay nhớ, nhưng lòng TpG ly hương, không bao giờ vong gia vong bản. Tuy rằng phải sống, với kiếp sống ăn nhờ ở đậu.

Cho dầu người Việt Nam tha hương, sống bất cứ nơi đâu, muốn về thăm bà con cư ngụ ở Nam Cali, khỏi lạc lối tìm, cách dễ dàng nhất là hẹn gặp tại phố Bolsa nơi có PLT là chắc chắn hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, người Việt tha hương không nơi này thì nơi khác, ít nhất cũng có một người nhắc đến PLT ngày một lần. Chắc rằng TpG không nói ngoa, hay thêu dệt quá tầm hiểu biết.

Là thân phận lạc loài nơi đất khách. Bolsa PLT xem như cái nôi của người Việt lưu vong. Dầu ai đã đến hay chưa đến, cũng nghe và biết đến nó. Bolsa có PLT. Nơi đây không phải là một danh lam thắng cảnh hùng vĩ, và cũng không phải là một khu phố tân kỳ ngập ánh đèn màu với tiếng hát câu cười như: Paris, New York. Hay ăn chơi đêm ngày như Las Vegas. Nhưng, là nơi quy tụ đông đảo nhất người Việt Nam, với tình người cùng chung trên tuyến đường dài tỵ nạn cọng sản, và mọi người chúng ta không bao giờ quên câu châm ngôn "một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã"

Bolsa- PLT cũng là chỗ thu thập tin tức nhạy cảm nhất, qua sự truyền miệng của khách thập phương, chuyện lạ đó đây, chuyện vui buồn đời viễn xứ, chuyện thế sự thăng trầm, vận nước vận nhà, một khi bà con có dịp gặp lại nhau. TpG nói với tất cả tấm lòng, không khuếch đại quá tầm, hay tô hồng hóa quá cở, TpG "có sao nói vậy người ơi"! Nếu bà con cô bác nào bị dị ứng, TpG mong sự khoan dung.

Về sinh hoạt cộng đồng, Quận Cam nói chung có trên dưới 90 đoàn thể đảng phái chính trị, đang đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Bolsa- PLT như "lúa thóc đâu bồ câu theo đó" là nơi tập hợp đông đảo từ trí thức đến khoa bảng, như Luật Sư, Bác Sĩ, nhiều học giã uyên thâm, nhiều anh hùng hào kiệt cũng không thể thiếu. Nơi đây, rất xứng đáng với danh xưng "Thủ Đô Tinh Thần Người Việt Lưu Vong"

Bên kia lề đường Bolsa đối diện PLT một vông đất tuy khiêm nhường, nhưng là nơi các tổ chức cộng đồng, hội đoàn, tụ hợp về đây mét ting, thắp nến, tuyệt thực, hỗ trợ người dân trong nước đấu tranh đòi quyền sống. Và cũng là nơi đến mùa bầu cử, các ứng cử viên Việt Mỹ vận động lấy phiếu.

Cũng trên đường phố này, Ngày Tết Nguyên Đán cho đến kỷ niệm Tháng Tư Đen và ngày QLVNCH 19 tháng 6. Cờ vàng ba sọc đỏ được treo hai bên trụ điện đường dọc theo đại lộ Bolsa, ngạo nghễ tung bay trong gió.

Little Sài Gòn Thủ Đô Tinh Thần người Việt, có nhiều ưu điểm đáng được chúng ta ghi nhớ, là không một tai to mặt lớn nào cộng sản từ VN qua, được ngang nhiên vào đây, mà đến không kèn không trống.

Nói về đời Thọ. Cái nghề bán "phở gỏ" năm xưa đã xa rồi. Nhưng dư âm tiếng "gõ lốc cốc" vẫn còn tiềm ẩn nơi lòng Thọ. Có lúc Thọ nằm mơ nghe tiếng "lốc cốc" vang vọng bên tai, Thọ tưởng đời gỏ cửa cho Việt Nam một ngày mai tươi sáng. Song le, khi tỉnh thức ngồi dậy, tâm trạng như hụt hẩng! Thọ chỉ nhìn thấy đêm đen, bốn phía vẫn là không. Rồi Thọ lấy tay sờ lên trán mình, chỉ còn là những giọt mồ hôi lấm tấm! Đường đời muôn ngã, Thọ chỉ thấy một mình một chấm! Mồ hôi đã trôi mất niềm hy vọng.

Ai đã giàu Tài Lộc, nhiều Phúc Đức, hạnh phúc gia đình bên chăn ấm nệm êm. Nhưng riêng đời Tho: "hạnh phúc như con lươn trườn khỏi bàn tay mà người bắt vụng về". Vì phận nghèo nên phải liệu cơm gắp mắm. Phương tiện di chuyển của Thọ, chỉ trông nhờ chiếc xe đạp. Mong sao chiều tối trở về nhà, xe không xẹp lốp giữa đường là hạnh phúc lắm rồi. TpG chỉ ước ao cái hạnh phúc đơn giản nhỏ bé như vậy, thế mà cũng ngoài tầm tay vói? Xe đã xẹp lốp!

Nỗi đau, qua từng bước chân đi trên đoạn đường đời, TpG tìm chẳng được tiếng cười, nước mắt thì đã đến lúc khô cạn, giờ chỉ biết câm nín, khi nỗi đau kia quá lớn.

Ước vọng sau cùng đời Thọ. Nguyện xin ơn trên cho mình được sống, để được nhìn Việt Nam thay đổi một lần nửa, Thọ chỉ cần một phút sống nơi giờ phút đó, để được nhìn lần chót đời đổi thay. Rồi, Thọ có trở về với cát bụi cũng mãn nguyện lắm rồi. Thế nhưng! Đường đời "thiên ma bách chiếc". Nên đời không đầy hương hoa như Thọ mộng tưởng, qua câu hát của dân gian "một mình, mình một, bơ phờ, dựa cây cây ngả, dựa bờ bờ xiêu."

Trà Khan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến