Hôm nay,  

Người Thương Gót Bàn Chân Tôi

26/06/201400:00:00(Xem: 11005)

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 4259-14-29659vb5062614

Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

* * *

Con gái, chả ruộng rẫy gì mà hổng hiểu sao hai gót bàn chân tôi chai và nứt nẻ ghê gớm.

Ngày còn ở Việt Nam, những ngày đi mưa, sình văng, đọng lại ở những kẻ nứt thì ôi thôi. Nói nào ngay, tôi là người chả để ý gì tới mình, là để ý những chỗ phải cần để ý thôi, cái gót bàn chân ấy mà. Hoặc là phải co chân lên coi hay là quay đầu ra sau rồi giở cẳng ngược lên. Đằng nào cũng mất công quá.

Tôi cũng lạ cho mình, con gái mơn mởn thế này mà ghé chơi nhà anh nào, mẹ hay chị gái anh ấy cũng không ưa. Thề độc là tôi nói chuyện đàng hoàng lắm, thưa gửi, dạ vâng chẳng dám cãi lời nào. Vậy mà! Cô đơn vẫn hoàn cô đơn cho đến năm tôi 32 tuổi.

Một ngày, Dân, cô bạn gái có cái tên con trai, tình thật với tôi "Chị Trâm này, chị có thấy chị là không chăm sóc cho chị quá không?"

Tôi ngớ người "Không chăm sóc cái chỗ nào, em nói cho chị nghe coi."

Dân cười hiền từ, "Cho phép em mới nói đó nha!"

Tôi vẫn há hốc mồm ra chờ. Dân tỉnh bơ "Cái gót bàn chân chị đó, nhìn chị từ trên xuống dưới, cái gì cũng tàm tạm, còn cái gót bàn chân thì.. thì... em đây con gái mà còn không chịu nỗi đó."

Tôi tự ái "Nhìn chỗ ấy mà đi dánh giá cả con người chị, thôi đi nha, cho chị xin."

Dân chưa chịu thua "Giả sử có anh nào chị thương mà chỉ vì cái gót bàn chân chị mà không ưa chị được chị tính sao?"

Tôi gần như sắp bốc hoả "Thương ai thương cả trong lẫn ngoài, có cái gót bàn chân không mà cũng ngại, chị dẹp cái anh đó liền."

Tôi chột dạ sau câu nói đó, thật sự chả có ma mảnh nào để ý tôi đâu mà tỏ ra làm cao chi. Hay là lúc trước mẹ và các chị gái của những người tôi quen đã vì cái gót bàn chân mà không ưa tôi vậy.

Tôi lúng túng với Dân, có chuyện phải đi, tôi làm như không để ý gì đến chuyện bàn tán này nữa.

Bye Dân, bỗng tôi lạ lùng khi thấy em cười với tôi thật khó hiểu.

OoO

Tôi vừa đi học vừa đi làm. Thời gian lúc đó đối với tôi còn quý hơn vàng. Weekend nào, Dân cũng mời tôi tới nhà cô ăn uống. Cô bé siêng thiệt, cũng vừa học vừa làm như tôi mà kiếm ra đâu thời gian làm bếp thiệt tôi cũng chào thua. Tuần thì bánh xèo, tuần thì tôm thịt nướng, tuần thì bún ốc, rồi bún thang, tuần đơn giản lắm cũng là bún chả giò. Tôi chưa bao giờ tới. Phải chi Dân ở một mình, tôi lại ngay. Đằng này, cô bé có tâm sự với tôi nó phải ở chung với anh chị họ đi làm chứ không đi học, nên nấu nướng phần cô bé là phải rồi.

Nhiều lần tôi làm Dân thất vọng. Một ngày thứ sáu, Dân hăm hở gọi cho tôi "Chị Trâm, mai nhà bếp em dọn tới nhà chị được hông, mời hoài chị hỏng đi, mai làm cho chị ăn nha."

Cha mẹ ơi, he he ở hiền gặp lành hay sao đây. Tôi mừng húm. Ra chiều lanh lẹ "Làm món gì nhỏ, đi chợ sao đây, muốn mua gì sáng sớm thứ bảy chị mua hết cho, cứ tới ra sức mà trổ tài. Dọn dẹp chị lo cho."

Dân mừng rỡ hơn tôi tưởng, thông báo "Em có mang theo người dọn dẹp luôn rồi, chị khỏi lo nha. Cứ ăn xong rồi học."

Nghe tới đó, tôi không thấy an tâm nữa. Tôi không ưa người lạ vào nhà. Cái tánh cố hữu nó vậy. Nay chỉ vì muốn ăn ngon, tôi phá cái lệ đó sao.

Cả bao năm tháng rồi, big mac, burgerking, thôi thì phá lệ một lần.

"Ngày mai, 10 giờ tụi em tới nha chị Trâm".

Tôi ngã mình xuống giường cái phịch. Quên nỗi lo âu. Nghe tiếng thở ra như là "Đã quá!"

*

Tiếng chuông cửa bất ngờ vang lên ở ngôi nhà trọ của tôi từ lâu chả có khách khứa gì. Dân đến một mình. Tay khệ nệ mang bao nhiều là thứ. Tôi cầm dần vào từng thứ mà cứ tự hỏi mình đã làm gì để xứng đáng được cô nhỏ này chăm sóc như vậy.

Đang nhặt rau, rửa tôm, luộc thịt, tiếng chuông cửa lại vang. Dân liến thoắng "Hy vọng là cái máy rửa chén dọn dẹp của mình tới." Tôi bình thản ra mở cửa, nghe từ bên trong Dân ré lên, "Anh Kiệt, đúng giờ quá há, vô phụ mau lên. Chị Trâm đó, hai anh chị chào nhau đi".

Thiệt tình, lạ là phụ nữ, tôi còn tha, lạ mà còn nam giới, thiệt tôi muốn "move" cái nhà bếp này ra khỏi nhà mình ghê.

Từ lâu rồi, tôi như nhốt mình trong bốn bức tường nhỏ bé, học xong đã rồi lại tung hoành, bồ bịch cho vui vẻ, chứ ai dại gì mà đơn độc thế này.

Tiếng cái anh tên Kiệt, "Hi Trâm, nghe nói từ lâu, nay mới gặp."

Nghe nói là sao. Thiệt tình nha, tôi không có thích nha. May mà cái anh tên Kiệt này mặt mũi ok chứ mà xấu xí chắc tôi hét nãy giờ.

Tôi lẳng lặng làm tiếp những việc cần làm. Món gỏi cuốn chỉ còn bún luộc nữa là xong. Anh Kiệt nhận phần luộc bún.

Ngồi quấn cuốn gỏi, tôi ngượng lắm. Tôi ăn uống chả là chẳng như miu gì, nếu không muốn ác miệng là như hổ. Bánh tráng mà rách thì tọng hết cái gỏi cuốn đó vô miệng, chả cần ngượng gì, rớt hết, tội chết. He he sống thật lòng, ai nghĩ sao thì nghĩ. Cho đỡ mệt tấm thân vốn đã mệt mõi rồi mà.

*

Ăn xong, anh Kiệt dọn dẹp thiệt. Cha cái anh này dọn gọn thiệt. Cho tôi cả chiều tôi cũng không dọn nhanh bằng anh ấy.

Dọn xong anh Kiệt ngồi trên ghế nhìn quanh quất. Anh cười cười cũng khó hiểu như là nhỏ Dân. Anh cất lời, "Trâm, có đàn không, tụi mình đàn hát chơi, nghe Dân nói Trâm hát hay lắm". Tới số tôi rồi, tôi cất tiếng, giọng đứt quãng "Em hát hò gì anh, em hét thì có, à nhà em có đàn, em lấy ra cho anh căng giây lại dùm luôn nha."

Anh Kiệt đàn hay thiệt, bài nào tôi muốn hát, anh cũng đệm thật ăn khớp. May mà anh Kiệt không phải bồ bịch gì của tôi, nếu không là tôi hỏi cho ra lẽ đã từng đệm cho ai mà hay "dị". Tôi vô tư miên man từ bài hát này qua bài hát khác. Đến như bài dân ca Lý Ngựa Ô mà anh Kiệt cũng đàn cho tôi hát theo ý tôi được thì tôi... phục anh Kiệt lắm.


Buổi chiều hôm đó qua đi thật nhanh. Lòng tôi thanh thản lắm. Anh Kiệt và Dân về, tôi ưu ái sống lại cái không khí thanh tịnh của mình không tiếc nuối.

Hình ảnh về Kiệt chẳng đậm, chẳng mờ trong trí tôi, cái gì qua rồi thôi.

Tôi lại tập trung vào những việc trước mắt.

*

Tiếng phone reo to lắm một tối khi tôi vừa mở cửa bước vào nhà. Thường thì tôi bỏ lơ, hôm nay tôi bỗng linh tính cha mẹ gọi mình vì đã lâu quá tôi không gọi về nhà. Tiếng người con trai đầu đây, "Trâm, nhận ra anh không? Kiệt nè, anh không biết nói sao, chỉ muốn nói, cho anh làm bạn của em nhé."

Tôi im lặng thật lâu, tiếng bạn của anh Kiệt, tôi nghe ra thì không phải là bạn thường, bạn gái hay sao đó. Đầu dây bên kia cũng nín thở trước sự im lặng của tôi. Anh Kiệt tiếp tục, "Anh ghé thăm em liền nha, anh nhớ em."

Tôi để Kiệt tự nhiên, tôi thấy có gì đó bất ngờ lắm, tôi không mong đợi, cũng không muốn chối bỏ. Anh Kiệt có tài, lại là người chăm việc gia đình, theo cái nhìn sơ khởi của tôi thì vậy. Tình yêu chắc là dễ đến. Tôi nghĩ xa hơn chút. Từ đó tới giờ tôi chỉ toàn đi yêu người ta trước, nay anh Kiệt để ý tôi trước. Chắc chắc là tôi gặp may rồi.

Những ngày anh Kiệt lại nhà chơi, ban đầu tôi rất vui. Tôi không ngờ vì lo đời sống học hành mà tôi đã bỏ quên những niềm vui trong cuộc đời như thế này. Tôi đi ăn chè, ăn phở với anh Kiệt một cách rất vô tư. Ngồi bên anh mà tôi như là con khờ ra tỉnh, hết nhìn chỗ này đến chỗ kia. Những hàng quán này mở ra tại thành phố tôi đang sống biết là bao năm tháng rồi mà nay tôi mới có dịp tới, nay tôi mới có dịp thấy đông đảo người Việt xung quanh từ khi tôi dọn tới ở thành phố đang sống.

Tôi hiên ngang trở thành "bồ" anh Kiệt lúc nào không hay. Tại vì tôi đi chung với anh mà. Tôi ghét cái kiểu hiểu đó, bạn bè đi chung hông được sao. Lạ một cái, anh Kiệt đi đây với tôi cũng mau mắn đòi về lắm. Má anh cần đi chùa, chị anh cần thứ này, em anh cần thứ kia. Một điều tôi lạ là tất cả chị em gái của anh đều sắp lấy MS và BS tại trường tôi đang học, còn anh thì đang theo học ESL tại một trường đại học cộng đồng.

Tôi hỏi anh tại sao, anh tâm sự là lo cho chị và các em gái xong xuôi trước, anh chầm chậm không sao. Anh rất hãnh diện khi thú nhận với tôi điều đó. Một tay anh lo nhà cửa tiện nghi cho cha mẹ, chị em gái. Tôi không có ý kiến. Việc tôi hay đi với anh Kiệt, đến tai cha mẹ tôi. Họ đòi tôi dẫn về xem mắt. Tôi với anh Kiệt đã có gì đâu nhưng ngại họ nghĩ tôi lăng nhăng không đàng hoàng, tôi đề nghị anh Kiệt về nhà thăm cha mẹ tôi.

Tối đó anh Kiệt vui lắm. Anh trờ cái chân anh tới chân tôi đang gần đó, hơi ngạc nhiên vì chỗ nứt nẻ mà lẽ ra phải mịn màng. Tôi không có cảm giác gì.

Anh đột nhiên hỏi, "Em có lotion không? " Tôi lẳng lặng đi lấy cho anh Kiệt. Thật không ngờ, quen biết lâu nay, tay tôi không nắm, anh Kiệt vừa cầm lấy chai lotion, ngồi xuống bên tôi kéo nhẹ quần tôi lên và xoa thật dịu dàng vào hai gót bàn chân tôi. Khi anh ngẩng đầu lên, tôi thấy hai mắt anh ngấn nước, anh nói "Cho anh làm vầy với em mỗi tối nha."

*

Có lẽ trái tim tôi bị đông đá tạm thời hay sao, lúc này nhớ lại tôi còn bồi hồi. Mà cha mẹ ơi, lúc anh Kiệt nói vậy tôi lạnh như tiền. Tôi đang bị những dữ kiện anh Kiệt cho về gia đình anh làm xáo trộn. Tôi lo chưa nổi cho tôi, anh lo chưa nỗi cho anh, bản thân còn học ESL và cái job đang làm, mong gì trời. Anh Kiệt mong mỏi tôi gì đây.

Ngày tôi đưa anh về với gia đình, cha mẹ tôi chẳng mừng chẳng vui. Họ không thấy một điều gì khác lạ ở tôi. Tôi đã làm như cái máy. Anh Kiệt không nhận ra điều đó. Khi chia tay, tôi cố gắng giữ anh Kiệt lại nói chuyện thêm chút, cho anh hiểu, tôi chưa nghĩ gì xa, mà đừng nói gì cho tôi phân tâm hết.

Cũng đêm đó, Kiệt kéo tôi vào lòng, hôn lên môi và khắp mặt tôi. Tôi để vậy, tội lỗi vô cùng, tôi nhớ tới người yêu đầu đời nay đã xa, và hành động của anh Kiệt cho tôi liên tưởng tới cái cảm giác hạnh phúc ngày nào tôi từng có. Lừa dối. Vâng, lừa dối đó. Vậy mà Kiệt vẫn nghĩ tôi yêu anh.

Qua ngày hôm sau, tôi gọi anh Kiệt, tính nói cho anh Kiệt biết điều tôi mới nhận ra là tôi không yêu anh, và muốn chấm dứt gặp gỡ thường xuyên. Tôi gặp ngay ba anh Kiệt. Ông hỏi tên tôi và mắng tôi sao để Kiệt về trễ hôm qua. Tôi vẫn còn muốn liên lạc với anh Kiệt. Nhưng qua lời mắng của ba anh Kiệt, tôi bừng tỉnh, tôi là con gái, Kiệt là con trai mà. Có gì không phải trong bức tranh này vậy. Tôi hiểu là tôi đã ra đời lâu rồi và không thể nào sống lại cái khuôn phép mà gia đình anh Kiệt đã có. Với tôi, nó giả tạo làm sao đó. Anh Kiệt nghe tôi nói thì như muốn khóc ở đầu dây bên kia. Anh năn nỉ, "Nhà đang ở, anh đang trả, khi ba má anh chết, đó là của tụi mình, em đừng bỏ anh." Tôi nhận ra Kiệt đã nhìn tôi sai mất rồi. Nếu tôi có nhà, đó phải do hai bàn tay tôi tạo ra. Tôi không mong ba má anh không còn để có được cái nhà đó. Mà Kiệt ơi, em đã nói gì với anh đâu. Tôi trách mình nhiều lắm. Tôi tự an ủi. Rồi Kiệt sẽ quên tôi thôi. Chỉ cần tôi cứng rắn. Tôi chẳng cần nói thêm gì với Kiệt. Rồi thời gian Kiệt sẽ hiểu ra tôi và Kiệt khác nhau ra sao.

*

Đoạn Kết

Chồng tôi bây giờ cũng chẳng để ý gì đến gót bàn chân tôi. Hai cái gót có vẻ nứt hơn xưa cũng là chuyện của tôi. Tôi không còn buồn gì về chuyện xưa hay chút tiếc nuối nào. Nhưng giả sử tôi có bị đánh giá không hay vì hai gót bàn chân nứt nẻ sau đó, bây giờ hay sau này, tôi vẫn tự hào vì trong đời tôi, có một người, còn có một người đã không ngại hai gót bàn chân không mịn màng đó của tôi, vẫn yêu tôi, cho dù tâm hồn tôi và anh ta không đồng điệu, và chúng tôi đã không đi cùng được chung một con đường trong cuộc đời.

Một lần và chỉ một lần trong đời, người thương gót bàn chân tôi.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
14/06/201712:35:04
Khách
Chia tay Anh Kiet roi. Chi la hoi tuong ve Ky Niem.
08/07/201420:46:44
Khách
Thắc mắc quá chừng . Anh Kiệt có đi cùng đến cuối đường đời với chị không ? Chuyện viết không rõ hay tại tôi hổng hiểu . Xin tác giả hay bạn đọc đọc nói rõ dùm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,155,437
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến