Hôm nay,  

Chuyện Một Dòng Sông

12/11/200300:00:00(Xem: 148760)
Người viết: LINDA LEE
Bài số 396-935-VB8091103

Linda Lee là tác giảbài viết “Cô Y Tá Mỹ” -nói về sự tồn tại và sức mạnh vô hình của người mẹ, được viết ở mức độ cô đọng và sâu sắc đặc biệt. Tác giả cho biết tên Việt Nam của bà là Đặng Quí Ngọc, 46 tuổi, hiện cư trú tại Garden Grove, nam California, công việc được ghi là nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà được ghi chú là “Kể lại tâm tình một người bạn gái nay đã qua đời.”
Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm và có thể viết... dài hơn.
+++

Tôi đến Mỹ với tâm trạng ước mơ đã thành sự thật, nhưng sự thật lại không được như ước mơ.
Cơ thể yếu đuối của tôi không chịu nổi giá lạnh ở miền Đông Bắc nên phổi tôi yếu dần. Lại gặp lúc sang thu, đám bạn gái ở Nam California cứ giục giã tôi về dưới đó, để hưởng nắng ấm và sống quây quần với đồng hương mình.
Vậy là… như ngày xưa Thúy Kiều đưa Thúc Sinh giữa lúc "rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" tôi cũng từ giã những cánh rừng phong trùng điệp miền Đông Bắc vào một ngày cuối thu, chỉ khác là hình ảnh lưu luyến trong tôi nay là một góa phụ khả kính đã bảo trợ và tận tình cưu mang tôi từ ngày đầu đến Mỹ.
Về Nam California, tôi ở thành phố Garden Grove thuộc Orange County. Cảnh lôi cuốn tôi nhất là bãi biển Huntington Beach vào những ngày nắng ấm và gió nhẹ. Đến đây rất tiện đường xe buýt, lại thường gặp đồng hương đi tắm vì khi nắng gắt nước ở đây ấm như biển bên mình. Tôi thở không khí trong lành, dẫm chân lên cát nồng và đôi khi nhìn chếch qua phía Tây Nam để nhớ về quê mẹ bên kia biển Thái Bình.
Thấy tôi chỉ quanh quẩn với Huntington Beach một hôm tụi bạn rủ tôi đến một bãi biển khác ở San Diego. Tôi chịu ngay vì bữa đó trời nóng thất thường và nghĩ San Diego tất phải nóng hơn nữa biết đâu tôi có thể tắm biển, một việc tôi rất thích nhưng chưa hề làm từ khi đến Mỹ vì sợ phổi nhiễm lạnh.
Khi nghe nói đã đến nơi, tôi vội mở cửa xe bước ra để rồi… ngẩn ngơ: không có bãi cát nào hết, trước mắt chỉ là trời nước mênh mông. Một con bạn giải thích: Có bãi cát và muốn xuống đó phải trụt theo một con đường mòn gần như thẳng đứng. Tôi chưa kịp hỏi thêm thì tụi nó đã bắt đầu trụt, tôi đành làm theo. Khi chân chạm đến bãi cát tôi bụi bặm đầy người, nóng rớm mồ hôi. Tôi mừng quá, nhất định sẽ nhảy ùm xuống biển, nhưng ngay sau khi đảo mắt nhìn quanh tôi giật nảy mình: bãi biển này không phải để tắm mà để…. ngắm! Thì ra tụi bạn tinh nghịch đã dẫn tôi đến Blacks Beach, nơi có bãi cát giống như nơi… Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi tắm ngày xưa. Chỉ khác là nếu tắm ở đây Chử Đồng Tử khỏi phải lủi xuống cát và Tiên Dung chẳng cần kêu tỳ nữ giăng màn, cả hai cứ để vậy, thơ thới tay bắt mặt mừng.
Nói thế, hẳn ai cũng biết Blacks Beach là gì rồi nhưng chắc có người thắc mắc: sao chuyện sông lại nói biển"
- Thì… có sông đâu mà nói!


Nhìn lên bản đồ, thấy Nam California cũng có những dòng chỉ xanh uốn khúc từ sơn cùng đến thủy tận, được ghi với dáng chữ mỹ miều là sông, chẳng hạn: Santa Ana River, Los Angeles River hay San Diego River, nhưng nếu vội liên tưởng đến bóng thuyền thấp thoáng tiếng hò lênh đênh thì thật đã tưởng tượng quá xa. Những sông này khác hẳn sông bên mình và đúng chỉ là những đường thoát nước phần lớn do nhân tạo, tuy cũng rộng và dài như sông thiên nhiên nhưng chỉ khi mưa lũ mới có nước chảy còn thường là khô cằn, đâu có đất thì cỏ mọc không thì trơ đáy xi măng!
Thật trớ trêu là trong khi bên quê nhà hầu như đâu cũng có những con sông êm đềm thơ mộng với đám bèo trôi con thuyềân xuôi mái thì ở Nam California, nơi có đông người mình nhất lại không có sông nào như thế.
Và… có phải vì thiếu những dòng sông đó, nếp sống và tình cảm của số đông các cô Việt Nam cùng trang lứa với tôi ở đây đang thay đổi: không còn chan chứa như dòng nước, lặng lẽ như bờ lau, dịu dàng như cô lái đò hay êm đềm như bến vắng.
Vì muốn tự vươn lên hay phụ một tay với chồng, họ cố hội nhập dòng chính của Mỹ nên vô hình chung đang trở thành vội vàng, tính toán, máy móc. Vội vàng vì xứ này việc gì cũng phải đúng giờ trong khi nạn kẹt xe có thể xảy ra bất cứ nơi nào lúc nào, tính toán vì bị chồng chất đủ mọi thứ nợ: xe, nhà, hóa đơn, thẻ tín dụng, lại thêm tiền anh tiền em tiền chúng ta. Rồi theo nếp sống này, với chồng con là riêng tư cách biệt, với bản thân là bận rộn, căng thẳng.
Vì vậy tôi nhớ một dòng sông êm đềm thơ mộng cũ.
Và muốn dòng sông đó chảy mãi trong tôi.
Niềm hoài vọng này, và có lẽ cả bệnh trạng của tôi đã khiến tôi chỉ đi làm một việc nhàn nhã và trở thành cô gái bên song cửa, mơ mộng, an phận thủ thường.
Rồi ngày tháng trôi đi, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Lớp các cô đồng hương kể trên lần lượt học hành đỗ đạt, làm ăn nên ra, nhà cao cửa rộng, trong khi tôi vẫn cứ mãi quanh quẩn ở các khu chung cư hỗn tạp hay thuê phòng của các chủ nhà khó tánh. Tiếng hò lênh đênh trong tôi nay là tiếng nhạc chát chúa của láng giềng, thuyền bên bến vắng là thùng rác tổ bố nằm lì dưới tàn cây lù xù cạnh nhà.
Có gì bất ổn với ấn tượng những dòng sông cũ"
Tôi đâm ra hoang mang mãi đến khi chịu nghĩ về câu nhập giang tùy khúc của người xưa và hiểu ra nguyên nhân chỉ vì con sông trong tôi đang chảy đến khúc… xi măng.
Nếu dòng nước êm đềm xưa đã "đưa tôi về bến mộng" thì những đáy xi măng rắn chắc này đang kéo tôi về với thực tế. Tôi mở mắt để thấy các con sông khô cằn ở Nam California chính là công trình của con người phấn đấu với thiên nhiên vốn là truyền thống cao quý của lớp di dân đầu tiên đến Mỹ thuở hoang sơ.
Cảm nhận thực tế, tôi quyết tâm tạo sức mạnh từ nét dịu dàng. Tôi bung ra đi học thêm và nhất quyết sẽ dấn thân vào dòng chính như bao đồng hương khác. Sở nguyện chưa biết có thành tựu không, nhưng tôi thấy phấn khởi hẳn lên với ý chí phấn đấu.
Phấn đấu, đó phải là ý nghĩa của cuộc sống. Vì nếu không thì Thượng đế sá gì chút phép lạ mà không ban cho loài người hạnh phúc bẩm sinh.
Tôi vẫn hoài niệm dòng sông thơ mộng cũ, để đừng quên giữ lấy những nề nếp xưa, nhưng bây giờ chảy trong tôi còn có cả dòng chính đầy thách thức của Mỹ và dòng sông Hát bất khuất của quê hương.

Linda Lee

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,494
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.