Hôm nay,  

Nỗi Buồn Du Học Sinh Xứ XHCN

31/05/201400:00:00(Xem: 15636)
Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4227-14-29637vb7053114

Tác giả gửi 3 bài dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014, cho biết ông là Trần Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Nhân vật chính trong “Lính Mỹ gốc Nail” có lý lịch đặc biệt: Cha là một ông cách mạng từ Bắc vô Nam, mẹ là một cựu tiểu thư Sàigòn, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân CS, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Sau đó tác giả cho biết thêm, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình thì tôi có cơ may được học bổng của EU để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Bài viết thứ tư của Du Sinh, như tựa đề và bút hiệu được chọn, cho thấy tác giả từng là một du học sinh- từ Việt Nam.

* * *

Hồi còn đi học, gần như một trăm phần trăm bọn tôi đều được học rằng: Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước đồng minh anh em, tình thân mến thân. Riêng với Campuchia thì thân thiết hơn vì Việt Nam tiêu diệt Pôn Pốt nên đóng vai là ân nhân của Campuchia. Cũng vì cái vị thế của quân đội giải phóng mà gần như mỗi học sinh của xứ Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) tự cho là dân tộc Việt tiến bộ hơn dân tộc Campuchia. Mỗi khi thấy ai đen đủi và nói 'Việt Kiều Campuchia" với chút khinh thị không những người ta đen hơn mà còn mọi hơn người Việt.

Sau này qua Cali, lên thành phố Long Beach chơi. Nơi đây chỉ cách Little Saigon của Quận Cam có 15-20 phút lái xe, có cảng biển bận rộn nhất nước Mỹ, và cũng có cộng đồng người Campuchia lớn nhất ở hải ngoại nên cũng học được nhiều thứ.

Người Campuchia hải ngoại, mà người miền Nam cũ vẫn gọi là người Miên, không thân thiện với người Việt kiểu tương thân tương ái hay ân nhân như cách tôi được nhồi, dù hai cộng đồng sống khá gần nhau.

Tôi cũng có một đồng nghiệp người Miên tị nạn. Một hôm nổi hứng khoe chuyện Việt Nam giải phóng Campuchia, tôi bị dũa lại như một cú tát vào mặt. Anh ta nói Việt Nam chiếm đất của Campuchia, đưa người Việt qua sống ào ạt, và cộng đồng người Việt ở Campuchia bị khinh thị, nằm trong số người nghèo nhất xung quanh khu vực Biển Hồ. Có rất nhiều bé gái Việt làm công việc của Thúy Kiều, và đưa ra suy nghĩ của người Miên về người Việt khiến tôi khá ngạc nhiên về xứ của người em mà Hà Nội vẫn thường rao giảng. Sau này coi phóng sự của Trung Tâm Vân Sơn và các hội đoàn thiện nguyện bảo vệ phụ nữ trẻ em Việt ở Campuchia, tôi giật mình thấy xấu hổ cho cái nền tảng giáo dục XHCN của mình. Dân Việt ở Campuchia còn bị họ khinh thị, sống chui sống lậu ở Campuchia như công dân hạng hai.


Đó là chưa kể lãnh đạo Campuchia còn khinh thị lãnh đạo nước Việt Nam XHCN ra mặt. Ông Hunsen vừa rồi mới qua thăm Việt Nam cho các cựu chiến binh Việt mỗi người 200 đô la, và có rất nhiều cựu binh gọi là quân giải phóng đến nhận tiền, vì nghèo hay vì không có sĩ diện dân tộc thì không thể quả quyết, nhưng chuyện nhận tiền được đăng lên báo lề phải là có thật.

Còn lãnh đạo đối lập Sam Rainsy thì chửi thẳng cái đảng cầm quyền ở Ba Đình. Dù ghét ông này đi nữa thì cũng phải công nhận là ổng được báo chí phương Tây săn đón hơn, vì ông thừa khả năng họp báo quốc tế và phát biểu tự do, và vì ông này quá giỏi so với bộ tứ quyền lực ở Việt Nam. Ông Rainsy không những có bằng Tiến Sĩ ở Phương Tây mà còn vừa là giáo sư đại học tầm quốc tế.

Trong khi đó, các lãnh đạo Hà Nội đọc diễn văn bằng Tiếng Việt cũng chưa được thông thạo, còn chuyện đối đáp xã giao tức thời với thế giới thì dân Việt có chút liêm sỉ chỉ biết ôm cái mền mà che mặt vì xấu hổ, ông nào ông nấy đều phải đợi thông dịch viên chuyển lời.

Từ nay xin rút lại thái độ coi thường dân Campuchia, vì họ có bầu cử dân chủ phổ thông đầu phiếu và báo chí tự do mấy chục năm nay, chứ không phải "đảng cử dân bầu" kiểu "3 bầu 2" hay "2 không cần bỏ ai" còn lại giới hạn trong bầu cử mấy nghị gật kiểu "ta giám sát mình", ông chủ tịch hay bí thư cũng là ông nghị thì ai giám sát ai. Trò hề chính trị suốt 39 năm mà dân Việt trong nước không biết chán.

Nhìn qua Campuchia thấy hổ thẹn, vì ít ra họ cũng có hai đảng chính trị đối lập để dân bầu trực tiếp thủ tướng.

Để làm được điều này, Việt Nam phải tốn ít nhất mười năm, tức lạc hậu mười năm so với sự phát triển xã hội của Campuchia.

Chưa kể quốc vương Campuchia là dân Tây học, có trình độ và phong cách sang trọng. So với ông vua ở Việt Nam (ông tổng bí thư Đảng hay ông chủ tịch nước) thì cách quá xa về đức độ, sự kính trọng của dân chúng và thế giới.

Còn nghe dân Miên đã chế tạo được xe hơi riêng có thể thương mại hóa, và giáo dục phổ thông của họ được thế giới xếp hạng trên Việt Nam.

Việt Nam có hơn Campuchia, có lẽ hơn về dân số và cao ốc vốn là tiền đầu tư nước ngoài là chủ yếu, và hơn chân dài đại gia nổ và lừa.

Làm học sinh ở xứ XHCN buồn thật. Chẳng có cái gì học về lịch sử chính quyền hay lịch sử thế giới từ giáo trình của Bộ Giáo Dục là đúng cả.

Tủi thân cho thiên đường mù của Dương Thu Hương.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
04/06/201418:32:12
Khách
Ong Quoc Viet la nguoi nuoc nao vay. Tai sao toi ngay bat VN dua dat cho Campuchia trong khi mien nam la do chua nguyen khai thac. Ong nen hoc lich su lai. Chan may ong nay qua.
04/06/201404:05:25
Khách
Đôi khi cũng nên đặt mình vào vị trí người khác trước khi phán xét. Nếu bạn là Hunsen hay Rainsy, bạn sẽ chọn ai ? Một VN chẳng có nhiều tiền, chỉ tổ mất đất biên giới và tăng dân di cư, hay một TQ không chung biên giới đất liền, lắm tiền nhiều bạc, trong khi cả hai nước cộng sản này đều có lãnh đạo nói 1 đường làm 1 nẻo như nhau, có thể nói là cộng sản Hà Nội còn hèn hơn cộng sản Trung Quốc, vì chẳng biết ai có thực quyền mà cam kết. Nếu tôi là Hunsen hay Rainsy, tôi sẽ chọn Trung Cộng trên Việt Cộng. Sắp tới chắc tụi MIên được thế của Tàu mà làm tới, đòi lại Phú Quốc và các tỉnh miền Tây giáp giới. Hãy chờ xem. Việt Nam sẽ tứ bề thọ địch, ít ra cũng từ phía Bắc, Đông và Tây.
03/06/201416:40:28
Khách
viet cong dem quan tan cong polpot thi tot, vi` tu ve^., da'ng le? pha?i ru/t quan, va` giao cho Lien Hiep Quoc cai qua?n,tra'nh su. thu` ha`n gua? 2 da^n to^.c.Ba^y gio` Cambodge nga? theo red China, va` red China da' dit'
Viet cong (sao khong tha^'y anh ca? Putin le^n tie^'ng ben vuc Viet cong?).Tuong lai tui. co^ng sa?n lu'c nao` cu?ng qui'nh nhau (Cambodge-Vietnam-China), cha'c tui. no' co`n qui'nh nhau da`i dai`
03/06/201407:56:31
Khách
Cambodia la noi buon Ma Tuy va buon nguoi rat lon, khong thua gi Viet Nam! Tinh trang tham nhung va hoi lo trong nganh Tu Phap cung khung khiep nhu Viet Nam. Hay doc bao cao cua UNICEF ve nen cong ly cua Cambodia va nan bnuon tre em lam no le tinh duc duoc bao che boi nha cam quyen cong san Cambodia http://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=na_fAQAAQBAJ&oi=fnd&pg=PP1&dq=human+trafficking+in+cambodia&ots=G0o2Ykftf-&sig=t7-BDcCESPvNXJfRSLNOIpQDcIM#v=onepage&q=human%20trafficking%20in%20cambodia&f=false
02/06/201423:39:16
Khách
thich mong duoc doc tiep
02/06/201420:29:17
Khách
Bài viết okay nhưng xin đừng ca tụng Rainsy là một người rất kỳ thi. chủng tộc, và thù ghét người Việt ra mặt. Nếu ông ta lên nắm chính quyền, thì chắc dân Việt, những người lương thiện làm ăn sinh sống ở Mien, bị người Mien chặt đầu hết. Ông ta rất kiêu căng, và dám' dùng c hu Duon để khinh bỉ người Việt. Cộng sản VN c hang tử tế gì , nhưng nên nhớ nếu không có CS Việt nam qua đánh tui Khmer do? năm 1979 thì cái nước Miên bây giờ đã trở thành một tỉnh ly. của bọn TÀu Cộng rồi. Bao nhiêu máu xương con dan của người dân hai miền đã đổ xuống ở cái nước Miên đó ? Nước Việt quá xui xẻo bị bọn Cộng Sản đè đầu cưỡi cổ gần 70 năm nay nên mới đau khổ tới giờ này. Và tôi thông cảm với người Miên nhưng nói thật nếu như bọn Miên đừng cho bọn CS mượn đường len lỏi vào miền Nam sau cuoc that bai tham hai mua Xuan 1968 thì có lẽ tụi Viet Cong cũng xấc bấc xang bang và tụi Miên Công cũng không có cơ hội lên năm chính quyền cho tôi giờ phút này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến