Hôm nay,  

“Bán Chữ” Là Thầy

19/03/201400:00:00(Xem: 13514)
Tác giả: Philato
Bài số 4165-14-29575vb4031914

Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nướcMỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất. 

* * *

Khi còn là học trò L. Pétrus Ký, tôi nghe thầy Việt Văn Thái Chí nói:

- “Cái nghề cầm cục...phấn (có dấu sắc) trắng đứng trước bảng đen mà hò hét cái đám “nhất quỷ nhì mà thứ ba học trò” như các em thì trước sau gì thầy cũng bị nám phổi, tức là làm cái nghề “bán cháo phổi”.

Nghe thầy nói thế tôi hiểu chữ “bán” là buôn bán, nhưng sau này được nghe thêm câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” tôi mới hiểu “bán” còn có nghĩa là một nửa (1/2). Tức là dù dạy một chữ hay chỉ một nửa (1/2) chữ thôi cũng là thầy rồi. Vậy thì cái tựa bài viết ở trên “bán” đều phù hợp cho cái nghề cao quý, tôi xin được viết in hoa một chữ “THẦY”

Đối với tôi, THẦY là trên hết, trên cả cha, trên cả ông nội ngoại, ông cố. Tôi nhớ một lần đến tham dự tiệc tất niên của trường mình, L.Pétrus Ký (LPK), tại nhà hàng Làng Ngon trên đường Beach, thấy tôi lớ ngớ ở ngoải cửa như “mán” về thành phố thì một em trong ban tổ chức đứng gần đó, nhỏ nhẹ lễ phép thưa:

- “Kính mời thầy vào bên trong”.

Tôi ngó quanh xem có “thầy” nào không, nhưng chỉ có mình ên, nhìn em vừa nói thì thấy em cười (may mà là em trai), biết là em nói với tôi, dù cho em hiểu lầm nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc dâng trào cao tít cung mây, vì được người khác gọi bẳng “THẦY”.

Trước kia, khi còn ở đơn vị tác chiến, đánh nhau ngoài chiến trường, tôi cũng thường được anh em binh sĩ gọi là “thầy” thay vì gọi cấp bậc nhà binh là đại úy, thiếu tá, và ngược lại, những cấp chỉ huy mà tôi kính phục, tôi cũng hay gọi là “thầy” thay vì trung tá, đại tá. Được gọi là “thầy” tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, thân tình hơn, can đảm hơn, chu toàn nhiệm vụ hơn và nhất là phải liêm khiết trong sạch. Thầy không bao giờ ăn hớt cơm chim của trò, của đệ tử.

Nhưng dưới mái trường, trong buổi họp mặt thì chỉ có thầy và trò, mà tôi là trò, nhìn lại mình tôi thấy thẹn, vì tôi không xứng đáng với danh xưng “thầy”, dù thực tế tôi đã là “thầy” từ lâu rồi, vì ở địa phương tôi, dân quê gọi cha, bố là thầy. Tôi đã là bố (thầy), không những là thầy mà còn trên thầy một bậc nữa, tôi đã là ông, ông nội, ông ngoại.

Nhưng danh xưng “thầy” ở đây, dưới mái trường là thầy thiên hạ, dậy cho thiên hạ biết thế nào là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là “không thầy đố mày làm nên”, thầy về tài năng và đức độ, gọi ai là “thầy” tức là gọi với tất cả tấm lòng thương mến và kính phục.

Giật mình chợt hợt tỉnh cơn mơ làm “thầy” nên tôi vội vàng đính chính ngay:

- Xin lỗi em, anh không phải là thầy, mà là trò, trò LPK 55-62, anh chờ đồng môn...”

Quả thật, THẦY là một nghề cao quý, thầy là kẻ sĩ, tước vị thầy đứng trên tất cả, “không thầy đố mày làm lên”, Tổng Thống DVM còn phải cúi đầu trước thầy giáo Trần Văn Hương:

- “Thưa thầy”.

Nhưng THẦY cũng là nghề bạc bẽo và nghèo túng, dù dưới chế độ nào đi nữa, nhất là dưới chế độ XHCN. Sau 30/4/75, những thầy giáo đáng kính của chúng ta đã bị VC bắt “tháo giầy”, rồi bắt “mất dậy”! Từ đó kỷ cương học đường XHCN “xuống hố cả nút” ngày càng xuống dốc, nay thì vô cùng bi đát, không còn “tiên học lễ, hâụ học văn” mà là “tiên học tiền học võ”, trò đổi tình lấy điểm, thầy đánh trò và trò đánh thầy! Nền giáo dục “ngày nay đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi”, bởi vì không còn thầy, chỉ là thầy giả, với bằng giả, giả từ trong ra ngoài, cái này gọi là “phi-ní-lô-đia” (hết nước nói).

Còn ở hải ngoại, tình “thầy cũ trò xưa” thì sao?

Sáng Chúa Nhật ngày 8 tháng 3 năm 2014, thầy trò LPK họp mặt Tân Niên để chúc sức khỏe thầy cô thì sáng Thứ Hai 9/3, tôi đọc được bài báo của ký giả Bùi Bảo Trúc với cái tựa đề là: “Mặc cảm bị trị”. Bài viết với nội dung chê trách trò hỗn với thầy. Bài bào viết rằng trong một buổi sinh hoạt trường trung học nọ, thầy cô đã bị trò mời xuống ngồi hàng ghế sau để nhường hàng ghế đầu cho mấy vị dân cử địa phương.

Vừa đọc thoáng qua bản tin động trời này mà tác giả không nêu rõ tên trường khiến tôi toát mồ hôi, làm gì có chuyện đó, buổi họp mặt sáng Chúa Nhật của thầy trò LPK chúng tôi vui vẻ lắm mà. Đọc kỹ lại lần thứ hai.. à thì ra không phải LKP, mà là trường của bà nội các cháu, bà của con, con của con tôi. Thôi, chuyện của bà thì chớ dại dột mà xía vô, xía vô thì...nói theo lính trận này xưa gọi là “từ chết tới bị thương”, tôi xin trở về với “thầy cũ trò xưa” của LPK.

Chương trình họp mặt Tân Niên khai mạc lúc 11 giờ sáng thì 10.30 tôi đã tới rồi, đến sớm để hy vọng gặp những người bạn cùng lớp, cùng niên khóa 55-62, nhưng họ đi đâu cả rồi! Đã mấy lần tất niên rồi tân niên, vẫn không có thêm ai mới, vẫn chỉ là Lê Thành Lân, Phạm Gia Cổn (trên tôi một lớp) và những đại sư huynh niên khóa 47-54 như các anh Sáu* Bồ Đại Kỳ, Cổ Tấn Tinh Châu v.v... (* các anh và tôi là lính, nhưng dưới mái trường, tôi không được gọi các anh là đại tá mà là anh Sáu. Cũng quả quyết xác định không phải là anh “sáu tấm”).

Những bạn cùng lớp với tôi đang ở đâu? Hay là “sáu tấm” cả rồi? Các trò ra trường vào năm 1962, 63 có lẽ đa số đã là người thiên cổ. Từ 1962, CSBV, VC đang từ thế du kích thì chuyển sang các trận đánh cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn nên nhiệm vụ tòng quân diệt giặc là ưu tiên hàng đầu của thanh niên nói chung và LPK nói riêng.Các bạn cùng lớp với tôi nhập ngũ gần hết, tôi là Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Nguyễn Đức Cần, Phạm Khánh Châm, Phạm Thựơng Chí (con thầy Pháp Văn Phạm Văn Ba) đi Nhẩy Dù và đã tử trận cả ba. Lê Văn Chiểu, Lê Quan Trường đi Biệt Động Quân đã bị thương cụt giò, lũng phổi. Ngô Văn Nô, Lê Đình Điển đi Bộ Binh và đã tử trận cả hai! Tóm lại lớp tôi, nếu theo sấm TT thì... “mười phần chết bẩy còn ba, chết ba còn một mới ra thái bình”. Thái bình rồi thì đi tù VC, rồi tha phương, tỵ nạn CS, ở dất nước ngừơi nay nhìn quanh chỉ còn vài ngưởi thôi! Võ Thạnh Thời, Cao Hoàng Anh v.v...

Vì đến sớm, tôi đứng vơ vẩn ngoài cửa thì gặp một “bạn trẻ” cũng đang vẩn vơ, hai bên nhìn nhau mỉm cười, chào nhau, bạn trẻ tự giới thiệu:

- “Tôi là Tích”.

Vừa nghe người đối diện tự giới thiệu tên là “Tích” làm tôi giật mình, chưa một lần được tiếp xúc, nhưng đã mấy lần nghe xướng danh “thầy Tích”, nên tôi vội bắt tay tôi** rồi cúi đầu:

- “Kính chào thầy, tôi là Tô Văn Cấp, LPK 55-62”

(** theo văn hóa Tây Phương, khi gặp nhau thì hai người đưa tay ra, gọi là bắt tay nhau, nhưng văn hóa Đông Phương xưa thì khi gặp bậc trên mà đưa tay ra bắt là vô phép, phải chắp tay lại, tức là hai bàn tay úp vào nhau, tức là mình bắt tay mình rồi cúi đầu xuống chào).

Thầy Tích và tôi chào nhau xong là ôn chuyện thầy cũ trò xưa, chuyện thầy giám thị Tập (bơ-tí-xồi) nhéo tai mấy chú nhóc lớp đệ thất ưa phá phách. Chuyện cô Dung dạy Sử Địa, trò nào vẽ con sông mà đi từ hạ lưu lên thượng nguồn là cô thưởng 2 hột vịt. Cô Ngà dậy Vạn Vật, cô Sâm, cô Hồng, cô Thiên Hương, những bà mẹ không sinh (nhưng rất Xinh) thì có công dạy dỗ, rồi tới các thầy, thầy Đảnh, thầy Đính, thầy Trọng Phỏng, thầy Trần Thượng Thủ. Thầy Thái, thầy Đồ dạy Anh Văn. Thầy Tạ Ký, thầy Thái Chí dậy Việt Văn. Thầy Binh dạy hình học không gian lớp đệ nhất, thầy Binh bắt trò làm bài tập trong cuốn hình học “Le Bốt-Xê” phát mờ người. Tôi sợ nhất là thẩy dậy Pháp Văn Phạm Văn Ba, thầy mà bắt chia “verbe être” thì từ chết tới bị thương, cái “tăng” gì mà nghe ớn quá, nghe phát đau bụng: “ira, irai, iron, irez”.

Thầy Tích còn quá trẻ, xem ra có lẽ thầy còn ít tuổi hơn tôi, nhưng thầy vẫn là thầy, trong số các thầy cô đến họp mặt, ngoài thầy Liêm Thứ Trưởng, thì tôi không đựơc biết quý thầy cô, vì tôi chưa có dịp được thầy cô dạy, chỉ còn nhớ thầy Sum, vì thầy dậy chúng tôi về thể dục.

Thầy và trò đã đến, đang đến và sẽ đến, bàn danh dự dĩ nhiên là nơi dành cho các thầy cô, sau đó là 2 bàn của lớp học trò già niên khóa 47-54 là anh Sáu Bồ Đại Kỳ và đồng môn. Năm nào anh Sáu Kỳ cũng đặt một bàn, năm nay có thêm các chị Sáu nên thành 2 bàn, hy vọng năm tới anh Sáu Kỳ đặt 3 bàn (1 ông, 2 bà). Các LPK trẻ tuổi đâu rồi, theo gương anh Sáu đi.

Tôi được ban tổ chức xếp chỗ cho ngồi cùng với anh chị Sáu Cổ Tấn Tinh Châu (vì anh và tôi cùng là TQLC), đối diện là cựu hội trưởng Lê Thành Lân, người hùng Biệt Kích 81 Dù (An Lộc sa trường ghi chiến tích, Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân) bên cạnh tôi là Ngũ Sĩ* Phạm Gia Cổn (*chiến sĩ, bác sĩ, võ sĩ, nhạc sĩ, vũ sĩ).

Theo chương trình thì khai mạc lúc 11 AM, nhưng gần 12 giờ rồi mà còn một số bàn trống, anh Sáu Bồ Đại Kỳ cứ đi tới đi lui ra điều sốt ruột, rồi anh nói nhỏ với anh Sáu Châu:

- “Tội nghiệp mấy em nhỏ quá, thế này thì lỗ rồi, tụi mình phải giúp các em chứ”.

- “Cái gì vậy anh Sáu, giúp cái gì vậy?”

- “Các cậu coi kìa, còn một số bàn trống, thế này thì các em lấy gì mà bù?”

Anh Sáu Bồ Đại Kỳ thật tinh mắt, có lẽ vài em trong ban tổ chức còn ít tuổi hơn “xấp nhỏ” của anh nên anh hiểu, anh lo cho các em trong ban tổ chức với tình huynh đệ pha tình cha con. Mong các em trong ban tổ chức đừng buồn khi tôi nói ra thế, vì nếu tôi không viết ra thì không ai biết tấm lòng của các anh sáu. Nghe anh Sáu Kỳ báo thế thì anh sáu Châu tiếp ngay:

- “Cứ để từ từ coi, xong rồi nếu có gì thì anh Sáu cho biết đề chúng mình tiếp sức với..”.

Anh Sáu Châu chưa nói hết câu “tiếp sức với các em” thì MC trên sân khấu bắt đầu chào mừng các thầy cô và huynh đệ kèm theo vài lời giải thích:

- “Vì hôm nay thay đổi giờ, thêm 1 giờ nên có nhiều ngừơi không để ý, đến trễ”.

À thì ra đó là lý do một số người đến trễ, một số bàn trống đã trám đầy và coi như ban tổ chức vẫn khai mạc đúng giờ.. còn lỗ hay không thì chưa biết, vì vẫn còn một số ghế trống của người đã ghi danh, có chỗ ngồi rồi nhưng huynh đệ vẫn đi, đi...đi chỗ khác! Không tới chơi thì “lỗ ấy ai bù”?

Buổi họp mặt được tổ chức khá chu đáo, văn nghệ xuất sắc, nhiều tiếng cười, tiếng vỗ tay, nhất là ban hợp ca của các bác “song sĩ” thật là tuyệt vời. Hình như bác sĩ nào cũng là ca sĩ cả, nhà ta có ca bác sĩ Thái, ca bác sĩ Ngô Bá Định, nhạc bác sĩ Phạm Gia Cổn... ngừời ngoài thì có ca bác sĩ Trung Chỉnh, Trương Minh Cường... Xin quý vị cho một tràng pháo tay.

Tinh thần “tôn sự trọng đạo” được thể hiện ở khắp nơi, từ cách sắp xếp chỗ ngồi, trang trí sân khấu và đặc biệt là nụ cừơi trên môi của các anh chị em trong ban tổ chức. Vẫn là các em “vũ như cẫn” đã quá quen với công việc, quá thiện chí lo việc chung sao cho giấy rách phải giữ lấy cái nề LPK. Xin chân thành cám ơn các anh chị em và để góp vui với ban tổ chức, tôi xin kể lại những niềm vui, những nét đẹp trong buổi họp mặt do các em tổ chức mà ít ai thấy.

Anh Sáu Bồ Đại Kỳ niên khóa 47-54 đến chào thầy Liêm, không phải ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Liêm, mà là chào “trò Liêm” ngày xưa sau lớp “trò Kỳ”, vì “trò Liêm” làm thầy, còn trò Kỳ đi lính, vì trò Kỳ là đại tá. Đại tướng, tổng thống còn: “thưa thầy...” huống chi..

Một nữ lưu đến bên “Ngũ Sĩ” rồi chắp tay: “Chào thầy”.

Thầy Phạm Gia Cổn vội vàng đứng dậy xá-xá như hai võ sĩ đạo vái nhau trước khi đấu kiếm. Tuy không chú ý nghe, nhưng vì ngồi kế bên nên cũng hiểu thầy trò họ trao đổi vể vụ chim... Hoàng Hạc, thầy Phạm Gia Cổn là chưởng môn phái Hoàng Hạc, học trò khắp bốn phương. Thầy vửa ngồi xuống thì lại một nam sinh đến vái thầy xin thầy quá bộ sang Arizona để diễn giảng sao cho chim Hạc bay cao.

“Gieo rắc đó đây những mầm sống vui” là tâm niệm của chưởng môn Hoàng Hạc, sao cho mọi người khỏe vì nước, tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện. Vì minh mẫn nên thầy Cổn lom khom đến bàn các giáo sư chào một vị thầy, vị thẩy dậy toán cho trò Cổn năm đệ tam. Cái đẹp là ở chỗ này đây, nhờ ban tổ chức cho họp mặt “mái trường xưa” mới biết thầy nào trên thầy nào, “bán tự vi sư” là vậy, thầy dậy võ đứng sau thầy dậy văn.

Anh Sáu Bồ vỗ vai Ngũ Sĩ:

- “Bác sĩ lên thổi một bài đi, kèn sexo (?) của BS để đâu rồi?”

- “Trong môi trường này, dứơi mái trường chỉ có hai giai cấp, đó là thầy và trò, chương trình văn nghệ đang hay quá mà tôi lên sao được! Nếu các em nể tình sắp cho mình một hai bản nhưng tự mình phải biết thương các em chứ, đâu có thể làm khó các em”.

Ngày xưa ở Sài Gòn, báo chí có loan truyền một câu khá hợp lý: “Điều mà TT Thiệu nói được thì PTT Kỳ không nói được”. Môi trường nào tứơc vị ấy, ở đây, điều mà bác sĩ Cổn nói được thì ngừơi khác nói không được, không đựơc nói: dưới mái trường chỉ có thầy và trò, không có sĩ nào cả. Cám ơn “trò” Phạm Gia Cổn.

Chúc ban tổ chức có những niềm vui sau buổi họp mặt Tân Niên. Mong sao không lỗ, nếu có lỗ thì thì...nào anh em ta cùng nhau xông pha… góp vào.

Thân chào tất cả quý thầy cô, các đồng môn.

Hẹn năm tới, đông hơn, vui hơn.

Philato

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,097,767
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.