Hôm nay,  

Noel Này Cầu Nguyện Cho Vivian

18/12/201300:00:00(Xem: 22710)
Người viết: Trương Tấn Thành
Bài số 4088-14-29488vb4121813


Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

- Thành hả? Tiffany đây! Có nhận được email của tôi không?

- Dạ chưa, Tif. Tôi chưa mở máy lên…

- Khoản một giời trưa hôm nay tôi đến đón anh đi thăm Vivian nhe. Vivian mong lắm đó…

Tiffany là bà cựu hiệu trưởng trường dạy trẻ em ngươi Da Đỏ mà tôi đã từng phục vụ nhiều năm. Bà là một ngươì hiệu trường đầy nhiệt thành, bình dị và được sự cảm mến của toàn thầy cô, các em học sinh và nhân viên nhà trường, trong đó có tôi. Tôi thường thân mật gọi bà là “Tif”. Tôi và vợ tôi kính mến bà như một bà chị. Còn Vivian là cô giáo dạy môn mỹ thuật tạo hình sử dụng bằng kỹ thuật computer cho các em. Khi tôi còn phục vụ ở trường thì đã thấy cô phải chống gậy để đi nhưng tôi không biết là cô mắc chứng bịnh gì.

Cách đây một tháng tôi được bà Tiffany cho biết là Vivian bị mắc phải bịnh ung thư rất nặng và phải nằm liệt giường. Vivian là một cô giáo dễ mến, ăn nói nhỏ nhẹ và luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ với các em học sinh, kể cả những đứa ngổ nhịch. Tôi vẫn thường vào phòng dạy của cô để học thêm về môn hoạt hoạ bằng computer do cô dạy. Vivian ly dị chồng đã lâu và sống một mình. Hồi vợ tôi mới qua, các thầy cô trong trường có tổ chức tiệc mừng tại nơi Vivian ở, cách đây đã hơn mười năm rồi.

Tôi vừa soạn xong mấy tấm ảnh chụp để đem tặng Vivian thì bà Tiffany tới lúc một giờ. Trời hôm nay nắng thật đẹp. Trên đường đi bà cho tôi biết Vivian vừa bị tê liệt vừa bị ung thư ngực nhưng cô không chịu chữa trị vì nghĩ là đã qúa nặng nên việc chữa trị chỉ vô hiệu quả đối với mình. Người thân duy nhứt thường tới lui thăm cô hơn mười năm nay là bà Tiffany. Tiffany cho tôi biết :

- Vivian là người bạn thân duy nhứt của tôi ở trường. Vivain rất mừng khi được biết anh đến thăm ngày hôm nay. Rất là quan trọng đối với Vivian…

Tôi không hiểu ý câu “rất là quan trọng đối với Vivian” là như thế nào nhưng không dám hỏi thêm.

Xe rẽ vào căn nhà nằm cạnh bờ hồ thật là đẹp, buồn và yên tịnh. Căn nhà có ba phòng, Vivian mướn căn phòng. Bà Tiffany mở cốp xe sau ra lấy gà tây và bánh nhưn bí đem vào.

- Vivian ơi! Tụi này tới đây!

Tôi nghe tiếng Vivian ở phòng bên. Rẽ qua bên trái tôi thấy Vivian đang nằm trên giường, mặt mày tươi tỉnh nhưng tiếng nói hơi khác bình thường. Tôi đến kế bên giường ôm cô và thấy cô rơm rớm nưóc mắt:

- Lâu quá rồi mới gặp lại anh…

Trong phòng có một cô nữ cán sự xã hội đế để chăm sóc cho Vivian. Bà Tiffinay mở tuí các món ra cho vào dĩa để hâm lên cho bữa ăn. Tôi lấy tấm ảnh chụp ngày cưới của vợ tôi tặng cho Vivian. Cô nhìn tấm hình:

- Được mấy năm rồi?

- Từ năm 2000 tới giờ đó Vivian.

- Mừng cho hai vợ chồng anh. Tôi chỉ được có ba năm rồi phải ly dị vì chọn lầm người… Có khi cha mẹ chọn cho mình lại hay hơn mình tự chọn đó…

Tôi không dám bày tỏ ý kiến vì sợ làm Vivian buồn.

Trong khi Tiffany lo hỏi thăm Vivian tôi bước ra ngoài phòng khách. Tranh vẽ của Vivian treo và để nhiều nơi. Căn phòng có cửa kiếng lớn nhìn ra hồ và bên kia bờ hồ. Thật êm đềm, thật an bình nhưng sao cảnh vật buồn quá! Tôi nhớ lại ngày nào khi xưa khi hai vợ chúng tôi tới đây với các thầy cô thật là vui vẻ khôn cùng. Tôi cứ nhìn mặt nước hồ trong và lạnh, sóng gợn lăn tăng mà bổng thấy lòng buồn man mác.


Một lúc sau có một thanh niên, có lẽ là nhân viên của bộ y tế, đem loại giường đặc biệt cho người bịnh nặng và bị tê liệt để cô nằm và xoay trở được thoải mái hơn. Tôi vẫn quanh quẩn ở phòng bày tranh của Vivian. Tôi nhận thấy có những bức tranh vẽ chân dung có những chi tiết rất lạ hơn những bức chân dung bình thường.

Người đem giường đế lắp ráp xong và ra về thì có anh bạn trai của cô cán sự tới. Có được người nói chuyện tôi thấy bớt buồn.

Sau khi hâm thứ ăn xong bà Tiffany gọi tôi vào nhà bếp. Bây giờ Vivian đang nằm trên cái giường mới đem lại. Giường có thanh vịn và có tay quay để nâng hay hạ xuống theo ý của bịnh nhân. Tôi hỏi Vivian có máy ghi lời nhắn khi có ai gọi điện thoại không, cô nói ít khi trả lời ai vì nói năng khó khăn mà chỉ giải trí bằng máy đọc truyện bằng điện tử, một máy iPod nghe nhạc và một máy xem phim và chơi games hiệu Nexus. Vivan hỏi tôi:

- Bây giờ anh đã khá về kỹ thuật chưa? Khi nghe tôi trả lời là ‘không’, Vivian cười trêu:

- Sao vậy cà!

Thức ăn được bà Tiffany bày ra, mỗi người một dĩa, gà tây, khoai lang đỏ, khoai tây nghiền, mứt dâu cranberry và ruột bánh mì nhồi, món ăn truyền thống của Ngày Thanksgiving. Bà Tiffany đem dĩa thức ăn lại, Vivian nằm trên giừong ăn ngon lành. Sau đó là đến món bánh nhưn làm bằng bí đỏ, pumpkin pie. Sau một hồi chuyện vãn, cô cán sự và người bạn trai ra về trước. Bà Tiffany dọn dẹp và đến giường hỏi xem Vivian có cần gì nữa không trước khi ra về. Tôi đến bên giưòng ôm chặt Vivain một lần nữa và nói hy vọng cô sẽ đỡ bịnh và sẽ cố gắng đến thăm cô trong kỳ tới. Vivain nhìn tôi vơí cặp mắt buồn mà không nói gì.

Khi lái xe ra đường cái bà Tiffany mới nói:

- Anh không còn gặp lại Vivain được nữa đâu…Kể từ hôm nay Vivian sẽ nhịn ăn và tự chấm dứt cuộc sống của mình…

Tự nhiên tôi có cảm giác thật là kinh hoàng. Tôi hỏi bà lại:

- Viavian sẽ nhịn ăn đến chết!? Tại sao phải như vậy?

- Đã hơn mươì mấy năm rồi, vừa bị tê liệt vừa bị ung thư nặng, Vivian không còn muốn sống nữa. Cán sự xã hội sẽ làm theo ý muốn của Vivian…

Tôi ngồi trong xe đầu óc đông cứng. Bà Tiffany tiếp tục nói:

- Lúc đầu tôi cũng khuyên Vivain bỏ ý nghỉ đó và dọn về một apartment gần chỗ tôi ở để tôi tiện bề chăm sóc nhưng Vivian nói là sống trong bịnh tình nan y như vầy cô không còn muốn sống nữa…

Trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm thương vô hạn. Một hồi lâu tôi mới mở được lời:

- Tại sao người hiền như vậy mà phải chịu số phận thảm thương như vậy? Tôi không hiểu đưọc!

- Không ai hiều được và có được câu trả lời cả…

Trên suốt con đuờng đi về, bà và tôi cố gắng vô hiệu quả để tìm ra câu trả lời.

Ngày mai là ngày Lễ Tạ Ơn, ngày mà Vivian bắt đầu ngưng ăn để từ bỏ kiếp sống bất hạnh của mình. Tôi không biết còn có dịp gặp lai Vivian không và không biết là lúc nào cô sẽ ra đi vỉnh viễn. Tôi chỉ biết thành khẩn cầu xin Ơn Trên thêm sức cho Vivian để khi cô ra đi được thảnh thơi nhẹ nhàng và biết rằng có những ngườ bạn chí thân như bà Tiffany và người bạn đồng nhiệp khi xưa sẽ luôn cầu nguyện cho cô thoát khỏi cỏi trần ai này ra đi trong nhẹ nhàng. Bây giờ tôi mới hiểu ra câu nói; … “ rất quan trọng đối với Vivian…” của bà Tiffany. Vivian cần có người mình thân đến thăm coi như để mình từ biệt …

…Cho nên Noel này (2013), tôi xin thành khẩn cầu nguyện cho Vivian./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
14/05/202101:00:01
Khách
cialis sale 20mg: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">taking cialis soft tabs</a> buy cheap cialis uk
http://cialisbnb.com/# cialis for daily use
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến