Hôm nay,  

Tặng Món Gì Đây?

11/12/201300:00:00(Xem: 15084)
Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số 4082-14-29482vb4121013


Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài mới của Bảo Xuân là chuyện về mối lo mùa lễ lạc đang tới.

* * *

Gần tới Noel và năm mới, mùa của gia đình tụ họp, cùng những món quà được trao tay nhau. Tìm quà thích hợp để tặng cho người nào đó, dù với bất cứ lý do gì, trong gia đình hay ngoài xả hội, cũng làm cho mình phải suy nghĩ. Người nầy nên tặng quà gì cho thích hợp, kẻ kia phải là món nào mới đúng? Mà phải vừa tuí tiền của mình nữa mới chết chớ! Những chọn lựa ấy vừa vui, mà cũng vừa nhức đầu. Muốn cho người nhận ưng ý không phải là chuyện dễ.

Xoay quanh vụ tặng quà chị nhớ lâu lắm rồi, một đêm mất ngủ, vặn tivi coi phim cũ.

“Một cuốn phim đen trắng, chuyện có người con trai nọ, mua quà về tặng mẹ. Anh phân vân suy nghĩ, chẳng biết mua món nào cho vui lòng bà. Mẹ anh là người rất cần kiệm. Quần áo thì khỏi nói, hồi anh còn nhỏ, anh thấy bà thường mua hàng, mua mẫu áo, về tự cắt may cho mình, vả lại anh cũng không biết lựa quần lựa áo phụ nữ, chuyện nầy dẹp qua. Đồ chưng bày trong nhà thì chỗ nào cũng có, từ trên đầu tủ chí cả bệ cửa sổ, chỗ nào cũng có những vật “kỷ niệm” của bà. Thế thì mua gì đây? À, phải rồi. Bà là người thích nấu ăn, vậy thì mua món gì cho cái bếp của bà là đúng nhứt. Anh chàng ra siêu thị, lựa mua một chục keo, loại thủy tinh trong vắt, thứ mắc tiền, có nắp đậy rất kín, có thể xài để chứa những loại thức ăn để dành được lâu, như dưa chua, cải muối, cá thu hấp đóng keo, trái cây ngào đường làm mứt… là những món anh đã từng thấy mẹ làm, trong suốt thời gian anh trưởng thành. Anh nghĩ bụng mẹ anh chắc sẽ thích lắm đây.

Ngày lễ, anh vui vẻ dâng cho mẹ món quà anh chắc mẩm sẽ nhìn thấy nụ cười hớn hở của mẹ. Nhưng khi mẹ anh mở thùng quà ra, bà đã nhìn, nhìn với ánh mắt thất vọng thấy rõ, rồi từ từ gói nắp thùng quà lại. Anh đã rất ngạc nhiên, hỏi:

- Uả, bộ mẹ không thích thứ nầy sao?

Bà mẹ nói:

- Không không, mẹ thích chứ.

Thế nhưng, miệng bà nói thích, nhưng mắt bà thì trái ngược. Anh con buồn lắm.

Mấy hôm sau, tình cờ một buổi sáng gặp mẹ khi anh lái xe ngang phố. Anh thấy mẹ anh dừng lại trước một cửa tiệm bán y phục phụ nữ. Anh đậu xe lại, tắt máy để dõi theo mẹ. Anh thấy mẹ đứng trứơc tấm kiếng, ngắm nhìn bên trong. Bà nhìn ngắm hồi lâu, lâu lắm, rồi đi.

Anh rất thắc mắc nhưng cũng phải chạy vội đi cho kịp giờ làm việc.

Qua hôm sau, cũng vào giờ đó, anh lại thấy mẹ anh dừng chân trước tấm kiếng, ngắm nhìn, lâu lắm, rồi bỏ đi.

Anh rất thắc mắc nhưng không tiện hỏi.

Hôm sau nữa, anh nhứt định phải tìm rõ coi mẹ anh ngắm nhìn món gì, làm nhiều ngày như vậy.

Sau khi mẹ anh đã bỏ đi, anh xuống xe tới trứơc tấm kính tiệm để xem. Thì ra, bà đã chiêm ngưỡng một hình nộm. Anh thấy một bức tượng thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp trong chiếc áo đầm màu phơn phớt hồng rất thanh tân, trên cổ khóac chiếc khăn quàng màu hoa cà, có những đóa hoa tulip màu tím, những chiếc lá dài dài màu xanh, mọi thứ được in với màu sắc thứ ba, tức là màu thật nhạt, phơn phớt rất trang nhã.

Anh ngẫm nghĩ, chiếc áo đầm nầy chắc không phải món mẹ anh thích rồi, vì kiểu quá trẻ trung, à, ra rồi ...chính là chiếc khăn quàng, là món mẹ đã nhìn ngắm từ mấy ngày qua.

Anh chợt nhớ, mẹ anh rất thích hoa Tulip và màu hoa cà ngã tím.

Chiều hôm đó, khi đã ăn uống xong xuôi, hai mẹ con ngồi trong phòng khách trước tivi, mẹ uống trà, con uống cà phê, anh dâng lên mẹ gói quà. Một gói quà rất nhẹ, gói bằng giấy màu hồng, thắt nơ tím. Mẹ anh thắc mắc, hỏi:


- Ủa, mùa lễ đã xong, sinh nhựt mẹ cũng qua rồi, ngày của mẹ hãy còn xa, là gì đây con?

Anh con cười tươi, nói:

- Thưa mẹ, không cần phải là ngày nào cả, đây chỉ là lòng con thương mẹ mà thôi.

Bà mẹ từ từ mở gói quà ra. Và anh con nhìn thấy sự ngạc nhiên, bà mẹ nhìn món quà, rồi nhìn con, ánh mắt sáng lên, vui lộ ra ngoài, bà nói:

- Ô hay, làm sao con biết? Làm sao con biết?

Anh con gật đầu, ứa nước mắt:

- Con biết, mẹ ạ, con biết.

Bà mẹ cũng ứa nước mắt nhưng miệng thì cười rất tươi:

- Cám ơn con, con trai của mẹ, cám ơn. Mẹ thật sự rất thích. Ôi i i mẹ thích lắm.

Và bà ôm chiếc khăn quàng vào lòng, ngay trái tim.

Anh con trai cũng sung sướng, đã hiểu ý mẹ, tặng mẹ món quà, không phải là món bà cần, mà là món bà thích.”

Chị ngồi bật dậy, tỉnh hẳn, đầu óc thoáng ra, như được ai vừa góp ý, như vừa được cô giáo cầm cây thước khỏ lên đầu một cái, cho “khôn ra.”

A a a… Vậy thì, năm nay mình sẽ tìm món quà, mà người nhận sẽ thích, chứ không phải cứ người làm bếp, thì cho đồ làm bếp, người thích may vá, cho hộp kim gói chỉ…. bởi vì, người nấu bếp mà như chị thì đã chán ngấy nồi niêu, song chảo rồi, cho thêm đồ làm bếp có thể làm chị tủi thân…

Có lần chị nghe chồng kể rằng, hồi y còn những món quà nhận được từ người thân thường tự làm, tự chế bằng tay ở nhà, chứ không ra tiệm mua gì đâu. Người cha lên rừng đốn cây thông về, người mẹ nướng bắp rang, người chị xỏ từng xâu làm thành tràng dây quàng lên cây thông, chồng chị ra sân hái trái bom (táo) đỏ, xanh đem về treo lên cành, người cha đẽo gọt những khúc cây, nối ráp làm thành chiếc xe cho anh, được mẹ gói bằng giấy báo, trong có hình hoạt họa, chị của anh cắt giấy màu làm thành cái bông xòe, dán lên gói quà, một cách trang trọng…

Sau nầy người kinh doanh thương mại, mới chế tạo ra nhiều món, các thứ…

Ngày lễ giáng sinh có ý nghĩa chính là, sự tụ họp đại gia đình ông bà con cháu, chú bác, cô dì, trong một nhà trước làn hơi ấm cúng của lửa lò sưởi, vui lắm.

A a a…

Phải rồi, tuy rằng các em chị, đứa thì đầu tóc muối tiêu, nhỏ kia bắt đầu sói rọi, còn cô em út ít, cũng gần năm mươi, chị cũng sẽ nhìn chúng nó, như đám em thơ dại ngày nào.

Chị sẽ cho mỗi đứa em, một món đồ chơi, là thứ mà ngày xưa, nhà nghèo con đông, mấy em chị chẳng bao giờ có riêng một món đồ chơi nó thích, thường thường có một món đồ chơi thì… mấy chị em chơi chung! Được rồi, chị sẽ tặng cho con tư một con chó điện tử, vừa biết sủa gâu gâu gâu, vừa biết nói chuyện (trời đất quỷ thần ơi!), mà nó ca tụng quá xá về nền kỹ nghệ thần sầu của thế kỷ này; Chị sẽ cho con năm một búp bê, mắt nhắm, mắt mở có mái tóc dài để chải và thắt bím, cho thằng sáu một chú thỏ, vì cậu ta yêu thích săn sóc thú vật; Con bảy, con gái nhưng có tính nam nhi, cho nó một chiếc xe hơi ráp tay, cho con tám một bộ lu hũ và hộp màu sơn cho mặc tình mơ mộng vẽ vời; con chín thì cho tấm phiếu “gift card” từ quán xá, để nó tự mua món thời trang mà chị không biết, không hiểu, và theo không kịp, còn phần chị hai thì chiếc khăn quàng cổ, màu cà có hoa tím và mẹ chị thì, dĩ nhiên là bao thư tiền của mấy chị em gom lại, vì mẹ chị thường dặn:

- Đừng mua cho má món gì hết, thứ gì má cũng có rồi. Tụi bây tụ họp lại là đủ.

Còn chồng mình, tặng gì đây há?

Ối, dễ ợt. Mua tặng anh ta một cái điện thoại cầm tay loại mới nhứt, màu vàng, nhờ ngừơi bán cài tín hiệu vô luôn. Mỗi khi có ai gọi thì điện thoại sẽ ca nhạc hiệu lớn lên, tiếng nhạc như sau:

“là lả la la là la la là la, la là la
Là lả la la là la la là la, la là la

để lời vô thì sẽ ca như vầy:

- bà xã tui năm bờ oan năm bờ oan, năm bờ oan
bà xả tui năm bờ oan năm bờ oan, năm bờ oan”

là hay nhứt. Rồi chị cười:

Hò hò hò ò ò ò…

Còn chị, chị thích món gì vậy ta?

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
08/07/201719:04:34
Khách
Thầy Nguyễn Đức Vạn ngày xưa dạy trường Trung Thu, hiện nay ở San Diego.Cần liên lạc với chị Trương Ngọc Bảo Xuân qua Email:
[email protected] .Hoặc số phone:858-626-8181.Cám ơn.
06/01/201408:00:00
Khách
Bài viết hay gợi nhớ về nhiều kỉ niệm trong mỗi người đều đã trải qua.Lời văn dí dỏm sinh động.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,165,423
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến