Hôm nay,  

“Bé Ngoan” Austin

05/01/201400:00:00(Xem: 18280)
Bài số 4105-14-29505vb8010514

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

- Cháu chạy tới đâu rồi? Tôi vừa cầm cell phone vừa đứng bên mé đuờng gọi hỏi.

- Cháu đang quẹo vào bệnh viện đây… Cháu chạy chiếc Honda màu đỏ…

- Đừng! Đừng có quẹo vô bịnh viện! …Chạy thẳng tới đi! Chú đang chờ ngoài đường! Gần tới rồi đó!

Tôi đang làm công việc người giúp phiên dịch và buổi hẹn đi dịch sáng hôm nay là cho bịnh nhân có tên là Autin. Vì bà mẹ của Autin không rành dường biết chỗ nên tôi phải dùng cell phone hướng dẫn và ra tận ngoài mé đường để chờ.

Lâu quá tôi không thấy chiếc xe nào màu đỏ tôi biết là người mẹ bị lạc lối nên mở máy gọi tiếp:

- Alô! Cháu đang ở đâu vậy?

- Cháu chạy nãy giờ mà không thấy chú đứng đâu! Cháu ở Cali lên đây nên đường xá không rành.

- Cháu chạy ngược rồi! Giờ quay đầu xe chạy ngược lại nhe…Chú đang đứng chờ đây…

Một hồi sau tôi thấy chiếc xe Honda đỏ chạy tới. Tôi đưa tay ra và chỉ hướng cho xe chạy vào nơi khám.

Từ trong xe một phụ nữ trung niên bước ra và mở cửa sau cho một đứa bé trai bước ra:

- Austin! Chào ông đi con!

Đức bé trai độ sáu tuổi cúi đầu lễ phép:

- Chào ông! “À, thì ra bé này là Austin đây.” Tôi nghĩ thầm

Ngươỉ mẹ ăn mặc lịch sự, có nước da đen bánh mật của người Việt lai Mỹ. Bé Austin, mắt đen to, tóc quăn xoắn nhưng đặc biệt là rất biết nghe lời mẹ. Tôi bỗng thấy có cảm tình ngay với bé ngoan và lễ phép này.

Trong khi ghi danh tại bàn thư ký, tôi được người mẹ cho biết là không biết nhà trường nơi Austin học yêu cầu phải đưa Austin đến cơ quan y tế lo về sức khoẻ tinh thần của trẻ em xem lý do gì Austin không thể ngồi yên và tập trung trong lớp.

- Con lo quá không biết nó có bị bịnh gì không mà nhà trường đưa nó tới đây khám. Người mẹ nói với tôi.

Cơ quan này là nơi khám về sức khoẻ tinh thần cho trẻ con khi nhà trường hay cha mẹ thấy đứa bé có những dấu hiệu gì đó không được bình thường. Người cán sự phụ trách bước ra mời tấ cả chúng tôi vào văn phòng.

Bà chỉ lại khu chứa đồ chơi noí với Austin:

- Con có thể chơi những đồ chơi này và đừng làm ồn quấy rầy mọi người nhe!

Người mẹ nói với Autin:

- Cô nói con phải nghe lời nhe! Tôi thấy Austin ngoan ngoãn vâng lời.

Bà cán sự bắt đầu hỏi ngươì mẹ lý do gì mà cô giáo gởi Austin đến đây và có thấy gì bất thường khi Autin ở nhà không. Đến phần câu hỏi về hoàn cảnh cá nhân thì người mẹ cho biết là cha của Autin bị chết trong tai nạn xe hơi khi còn ở Cali lúc Austin vừa mới được hai tuổi. Trong tột cùng của đau buồn và thống khổ, ngươì mẹ dẫn con mình bỏ nơi ở xưa lên tiểu bang này để sống hầu quên đi nỗi bất hạnh quá lớn trong đời mình và Austin.

Nghe và dịch đến đây tôi bỗng thấy trong lòng thật là xúc động cho hoàn cảnh của đứa bé ngoan ngoãn không may này. Rồi tôi lại cảm thấy mến phục người mẹ trẻ bất hạnh này tự mình chật vật kíếm sống để nuôi con và đã chu toàn được bổn phận làm mẹ của mình một cách đáng được ngợi khen và cảm phục. Tôi đã gặp và chứng kiến nhiều đứa trẻ trong những gia đình có đầy đủ cha mẹ và có khi có cả ông bà nhưng không thể nào sánh bằng bé Austin này về mặt ngoan và lễ phép như vầy.

Chúng tôi chưa có được cháu nào nhưng tôi rất mong muốn có được một cháu biết lễ phép và vâng lời. Ở xứ này, hình như lắm khi vì bị ảnh hưởng của bạn bè người Mỹ trong lớp hay vì được quá nuông chiều mà có số trẻ em Việt lắm khi rất là “khó dạy”. Từ cách chào hỏi đối với người lớn, ta chỉ thường nghe tiếng “hi” gọn lỏn cho đến việc chỉ dùng tiếng Mỹ nói chuyện với ông bà của mình. Trường hợp hiếm hoi của bé Austin và của người mẹ sống độc thân để nuôi con mình cho nên thân này thật là đáng cảm phục.

Sau gần một tiếng đồng hồ lập hồ sơ, bà cán sự hẹn tuần sau cho Autin gặp một cán sự chuyên môn khác về giáo dục nhi đồng để đi sâu vào việc chữa trị cho Austin. Khi ra xe về tôi lấy một trái lê to để thưởng cho Austin nhưng nó nhìn mẹ không dám lấy chờ cho đến khi người mẹ đồng ý.

Tôi về nhà và hình ảnh ngoan hiền của Austin luôn ở trong trí của tôi. Sau khi biết chắc là tuần sau sẽ dịch tiếp cho Austin, khi về nhà tôi ra hộc tủ kho tìm một mớ đồ chơi để kỳ tới cho nó như là “phần thưởng cho bé ngoan”.

Tuần sau vẫn với sự ngoan ngoản và lễ phép dễ thương, Austin làm tất cả hài lòng lòng. Trong khi làm hồ sơ thì Austin được chơi với các thứ đồ chơi trên kệ trong đó có một con gấu nhỏ mà Austin rất thích. Khi hỏi xin bà cán sự nhưng không được bà đồng ý, nó buồn ra mặt. Tôi liền nói là tôi có đem đồ chơi cho nó để trong xe chút nữa xong sẽ cho. Mặt Austin liền hiện lên vẻ vui tươi.

Sau giờ khảo sát thêm về sinh hoạt hằng ngày của Austin khi ở trường và khi ở nhà với ngươì mẹ, bà cán sự làm hẹn cho kỳ sau. Bà quay ra nói với Austin là thu dọn đồ chơi để ra về. Tôi để ý thấy nó dọn dẹp rất cẩn thận. Người mẹ và bà cán sự khen nó và tỏ vẻ rất hài lòng, nhứt là mẹ của Austin.

Khi ra xe tôi lấy ra gói đồ chơi đã chuẩn bị ở nhà ở trong xe ra cho Austin. Mắt Austin sáng lên, hai tay nó cầm góiquà lên nhìn chăm chú và nói cảm ơn theo lời mẹ nhắc. Có sự trùng hợp lạ kỳ là trong số đồ chơi tôi có bỏ vào một con gấu nhỏ ôm cây kẹo thường dùng để treo lên cây Noel trong dịp Giáng Sinh. Austin mừng quá!

Đứng nhìn hai mẹ con lái xe đi, tôi thấy trong lòng mình rất vui và mãn nguyện là đã đem lại niềm vui cho đứa bé. Trong bất cứ nghề nào cũng có cái vui và cái buồn của nó. Hôm nay tôi thật sự có được niềm vui lớn nhờ cậu bé ngoan Austin này. Ông cảm ơn Austin nhé.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,405,432
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến