Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 4064-14-29464vb3111913
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học.
Sự tàn phá dữ dội của trận bão Haiyan cho thành phố Tacloban, thuộc vùng đảo Leyte Philippines, đã làm tôi bàng hoàng. Thành phố hơn 220,000 dân này bị tàn phá nặng nề. Tin về số thương vong vì bão hàng ngày cứ tăng dần. Hàng ngày, hình ảnh vùng bị bão tàn phá được chiếu lên TV hàng ngày cho thấy những nỗ lực cứu trợ cho thấy sự tương trợ giúp đỡ của nhân loại với nước Philippines khiến tôi nhớ lại trận bão tương tự của năm 1989 mà tôi đã chứng kiến khi tôi đang ở trại Bataan, Philippines.
Đầu năm 1989 khi còn trong trại ty nạn Palau Bidong của Malaysia tôi cũng như nhiều người Việt Nam được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp nhận cho định cư tại Hoa Kỳ, sau những thủ tục định cư hoàn tất, tôi và một số người cùng thuyền và cùng trại đã lên đường sang trại Bataan, Philippines còn gọi là (Philippines Refugee Processing Center) để theo học một khóa căn bản về đời sống ở Mỹ trước khi định cư hắn tại Mỹ.Chương trình gồm học tiếng Anh( ESL program), Cultural Orientation(CO) and Work Orientation(WO).
Tôi đến đây vào mùa hè tháng 6, thời tiết rất nóng, một trận động đất nhẹ xảy ra trong thời điểm này, nhưng không gây thiệt hại gì đáng kể, cho đến tháng 10 thì trận bão lơn xảy ra, sức gió thổi mạnh đã làm cho những cây với 4 người có thể ôm trọn thân cây đã trốc gốc bay thật xa, có nhiều nóc nhà thì bay tứ lung tung, những căn nhà mà Cao Ủy ty nạn đã xây dựng rất chắc chắn cũng rung rinh dưới sức gió mạnh kinh khủng, mưa tầm tã. Cao ủy ty nạn đã thông báo mọi người phải ở trong nhà để được an toàn,
Trận bão năm 1989 ở Philippines có tên là Typhoon Elsie so với trận bão Haiyan của năm 2013 thổi qua Tacloban city và Leyte province thì sức gió chỉ bằng một nửa thôi nhưng cũng đã tàn phá khủng khiếp rồi. Tôi còn nhớ tiếng gió rít lên từng cơn, tiếng đập chát chúa lẫn tiếng của những miếng tôn không vững chắc bay lên không trung, nồi niêu xoang chảo trong những ngôi nhà bị mất mái bay rối lên không trung đập xuống đường rồi lại bay lên theo sức gió, cây cối chung quanh bị bứt tưng gốc lên khỏi mặt đất và bay theo chiều gió, một cánh hỗn độn nguy hiểm. Lúc ấy, trước mặt chúng tôi là sự sống còn trong gang tấc.
Tôi đă lo lắng nhiều khi những trận mưa băo liên tục, chị Loan bạn tôi cũng nói “Chúng ta chỉ còn cách cầu nguyện”, và nhắc lại chuyện khi chị còn ở trại tỵ nạn Palau Bidong bão thổi qua làm cho những trái dừa khô trên cây rớt xuống trúng một thuyền nhân, anh ta bị bể đầu, khi chở đến bệnh viện cấp cứu thì anh ta đã chết rồi.
Các nước trên thế giới giới như Anh Quốc, Canada, Nhật, Pháp...v.v. cùng góp tay vào đóng góp tiền bạc và phẩm vật cung nhan luc cho Philippines, nhất là nước Mỹ, luôn là tiên phong trong công cuộc cứu giúp những quốc gia hoạn nạn.
Ở Mỹ ngoài chính phủ trợ giúp gửi những quân nhân và những chuyến máy bay với hàng bao nhiêu tấn hàng thực phẩm và đồ dùng sang cứu trợ, các trung tâm cộng đồng, trường học đang cùng nhau quyên góp tiền bạc, phẩm vật, cùng những nhân lực cứu trợ cho Philippines.
Trước trận bao Haiyan khoảng Oct/15, Philippines cũng đã hứng một trận động đất lớn xảy ra tại tỉnh Bohol với Magnitude hơn 7.00. Sự thiệt hại này chưa bù đắp được thì sự tổn thất lớn lao lại ập đến cho xứ sở này.
Trai Bataan, nằm gần thành phố Morong Philippines nơi mà người ty nạn Việt Nam đã dừng chân như là trạm cuối cho một cuộc đời mới bắt đầu. Tôi rất trân trọng những gì mà nước Philippines đã làm cho người tỵ nạn, như cho Cao Ủy mở trại tỵ nạn Palawan,đón tiếp người ty nạn,Trung Tâm Chuyển Tiếp (Refugee Processing Center:Bataan), và đã cho hàng ngàn người Việt Nam định cư tại Philippines mà không cưỡng bách hồi hương khi họ không được tái định cư tại nước thứ ba.
Tôi chỉ biết cầu nguyện cho người dân Philippines và cho tất cả những sắc dân khác đang sinh sống tại Philippines luôn có sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn và tạo dựng lại cuộc sống trước sự tàn phá của thiên nhiên.
Nguyễn thị Mão
Bài số 4064-14-29464vb3111913
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học.
* * *
Sự tàn phá dữ dội của trận bão Haiyan cho thành phố Tacloban, thuộc vùng đảo Leyte Philippines, đã làm tôi bàng hoàng. Thành phố hơn 220,000 dân này bị tàn phá nặng nề. Tin về số thương vong vì bão hàng ngày cứ tăng dần. Hàng ngày, hình ảnh vùng bị bão tàn phá được chiếu lên TV hàng ngày cho thấy những nỗ lực cứu trợ cho thấy sự tương trợ giúp đỡ của nhân loại với nước Philippines khiến tôi nhớ lại trận bão tương tự của năm 1989 mà tôi đã chứng kiến khi tôi đang ở trại Bataan, Philippines.
Đầu năm 1989 khi còn trong trại ty nạn Palau Bidong của Malaysia tôi cũng như nhiều người Việt Nam được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp nhận cho định cư tại Hoa Kỳ, sau những thủ tục định cư hoàn tất, tôi và một số người cùng thuyền và cùng trại đã lên đường sang trại Bataan, Philippines còn gọi là (Philippines Refugee Processing Center) để theo học một khóa căn bản về đời sống ở Mỹ trước khi định cư hắn tại Mỹ.Chương trình gồm học tiếng Anh( ESL program), Cultural Orientation(CO) and Work Orientation(WO).
Tôi đến đây vào mùa hè tháng 6, thời tiết rất nóng, một trận động đất nhẹ xảy ra trong thời điểm này, nhưng không gây thiệt hại gì đáng kể, cho đến tháng 10 thì trận bão lơn xảy ra, sức gió thổi mạnh đã làm cho những cây với 4 người có thể ôm trọn thân cây đã trốc gốc bay thật xa, có nhiều nóc nhà thì bay tứ lung tung, những căn nhà mà Cao Ủy ty nạn đã xây dựng rất chắc chắn cũng rung rinh dưới sức gió mạnh kinh khủng, mưa tầm tã. Cao ủy ty nạn đã thông báo mọi người phải ở trong nhà để được an toàn,
Trận bão năm 1989 ở Philippines có tên là Typhoon Elsie so với trận bão Haiyan của năm 2013 thổi qua Tacloban city và Leyte province thì sức gió chỉ bằng một nửa thôi nhưng cũng đã tàn phá khủng khiếp rồi. Tôi còn nhớ tiếng gió rít lên từng cơn, tiếng đập chát chúa lẫn tiếng của những miếng tôn không vững chắc bay lên không trung, nồi niêu xoang chảo trong những ngôi nhà bị mất mái bay rối lên không trung đập xuống đường rồi lại bay lên theo sức gió, cây cối chung quanh bị bứt tưng gốc lên khỏi mặt đất và bay theo chiều gió, một cánh hỗn độn nguy hiểm. Lúc ấy, trước mặt chúng tôi là sự sống còn trong gang tấc.
Tôi đă lo lắng nhiều khi những trận mưa băo liên tục, chị Loan bạn tôi cũng nói “Chúng ta chỉ còn cách cầu nguyện”, và nhắc lại chuyện khi chị còn ở trại tỵ nạn Palau Bidong bão thổi qua làm cho những trái dừa khô trên cây rớt xuống trúng một thuyền nhân, anh ta bị bể đầu, khi chở đến bệnh viện cấp cứu thì anh ta đã chết rồi.
Các nước trên thế giới giới như Anh Quốc, Canada, Nhật, Pháp...v.v. cùng góp tay vào đóng góp tiền bạc và phẩm vật cung nhan luc cho Philippines, nhất là nước Mỹ, luôn là tiên phong trong công cuộc cứu giúp những quốc gia hoạn nạn.
Ở Mỹ ngoài chính phủ trợ giúp gửi những quân nhân và những chuyến máy bay với hàng bao nhiêu tấn hàng thực phẩm và đồ dùng sang cứu trợ, các trung tâm cộng đồng, trường học đang cùng nhau quyên góp tiền bạc, phẩm vật, cùng những nhân lực cứu trợ cho Philippines.
Trước trận bao Haiyan khoảng Oct/15, Philippines cũng đã hứng một trận động đất lớn xảy ra tại tỉnh Bohol với Magnitude hơn 7.00. Sự thiệt hại này chưa bù đắp được thì sự tổn thất lớn lao lại ập đến cho xứ sở này.
Trai Bataan, nằm gần thành phố Morong Philippines nơi mà người ty nạn Việt Nam đã dừng chân như là trạm cuối cho một cuộc đời mới bắt đầu. Tôi rất trân trọng những gì mà nước Philippines đã làm cho người tỵ nạn, như cho Cao Ủy mở trại tỵ nạn Palawan,đón tiếp người ty nạn,Trung Tâm Chuyển Tiếp (Refugee Processing Center:Bataan), và đã cho hàng ngàn người Việt Nam định cư tại Philippines mà không cưỡng bách hồi hương khi họ không được tái định cư tại nước thứ ba.
Tôi chỉ biết cầu nguyện cho người dân Philippines và cho tất cả những sắc dân khác đang sinh sống tại Philippines luôn có sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn và tạo dựng lại cuộc sống trước sự tàn phá của thiên nhiên.
Nguyễn thị Mão
Cảm ơn tác giả.
Tội nghiệp cho những người mà bị kẹt trong cơn Bão lớn đó bên nước Phi-Luật-Tân mới đây. Chắc kinh nghiệm chị bên đó năm 1989 cũng làm cho chị thông cảm sự khó khăn đó nhiều hơn. Tháng 11 năm 1997 cơn bão Linda tới Việt Nam lúc tôi ở đó. Có nhiều hơn ba ngàn người chết nhưng lúc trở về Mỹ ít người có nghe đến cơn bão đó. Lạ lắm.
Cảm ơn chị viết bài mà gởi vô diển đàn Viết Về Nước Mỹ. Chúc chị mọi sự thật tốt đẹp.
Sáu