Người viết: Nguyễn Thế Bài
Bài số 4019-14-29419vb3092413
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm sáu tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Hai hãng ANA của Nhật Bản và Korean Air của Hàn Quốc được nhiều người Việt ưa chuộng, khi rời hoặc về Việt Nam, dù giá vé nhỉnh hơn các hãng khác một ít, đơn giản là vì số hành lý ký gửi được mang theo gấp đôi: bốn thùng năm chục cân Anh,thay vì chỉ có hai. Biết bao nhiêu hàng hoá, quà cáp muốn mang đi hoặc đem về.
Hai vợ chồng chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ vào Ngày Tổng Thống năm 2011. Phi cảng Dulles rộng mênh mông. Khách thưa thớt, ngược với sự tưởng tượng của chúng tôi về một phi trường tấp nập phi cơ lên xuống và những dòng người chen chúc, hối hả. Trời mùa đông u ám, mưa lất phất, ẩm ướt. Mỗi người kéo chiếc va-li nặng, vai quàng chiếc xách to quá khổ phải nhiều lần năn nỉ, giải thích mới được nhân viên phi trường Tân Sơn Nhất không bắt cân và phải gửi hành lý kèm chi phí quá trọng lượng không nhỏ.
Chúng tôi nắm tay nhau đi tới bàn làm thủ tục nhập cảnh, như để động viên nhau, rằng hãy can đảm bỏ lại sau lưng quá khứ, những thói quen cũ, để cố gắng hoà nhập vào xã hội mới, đất nước mới, nếp sinh hoạt mới xa lạ và chắc chắn là nhiều thử thách, tin rằng ba mươi hai năm hôn nhân hạnh phúc (mà hai con trai và con dâu mới còn ở lại Việt Nam, mới mừng kỷ niệm trước ngày tiễn Bố Mẹ lên đường) và sự hiện diện của anh em, con cháu, nhất là của con gái rượu, sẽ giúp chúng tôi trụ lại, đứng vững và xây dựng cuộc sống mới ở nơi nầy.
Cuộc kiểm tra hành lý ký gửi phải có: bốn thùng hàng tổng cộng gần một trăm kí-lô được khuy ra. Không có gì bất hợp lệ, ngoại trừ mấy bịch khô bò, lẽ ra bị tịch thu (và sau nầy mới biết là có thể bị phạt không nhẹ), nhưng có lẽ vì là Ngày Lễ Nghỉ, cho nên Cô nữ nhân viên hải quan da đen cảm thông bỏ qua, sau khi chúc mừng chúng tôi tới nước Mỹ với nụ cười thật tươi. Thủ tục nhập cảnh mau lẹ, việc kiểm tra hải quan có tình có lý và không cứng nhắc nguyên tắc, đã khiến chúng tôi nhẹ nhỏm trong lòng và bắt đầu thấy có cảm tình với quê hương mới nầy.
Sau khi ghé “Phở 75” và được Chủ Tiệm vốn vừa là bà con vừa là thông gia, đãi một chầu phở trong những chiếc tô mà kích thước khổng lồ được nhìn thấy lần đầu, chúng tôi theo anh chị về nhà. Con gái chúng tôi từ Greensboro lên đón Bố Mẹ, cho biết sẽ ở khách sạn hôm nay và trở về nhà sáng sớm mai để làm việc. Nó sẽ đón chúng tôi sau thời gian ở chơi với Cậu Mợ. Quà cho Anh Chị, con cháu nằm ở túi xách và va-li kèo, cho nên con gái và chàng rể tương lai chở tất cả bốn thùng hàng về trước. Và chỉ vỏn vẹn hai tuần lễ ở nhà anh vợ, chúng tôi nhận ra những thứ mình lo toan mua sắm nhiều ngày ở Việt Nam, rồi ì ạch mang theo và giữ gìn như những báu vật, hoá ra nhiều thứ đúng là “chở củi về rừng”, trong khi nhiều thứ vứt bỏ lại để sang đây mua hoặc sắm mới, lại hết sức cần đến.
Mấy tuần lễ trước ngày ra đi, là thời gian bận rộn suốt ngày đêm cho việc lên kế hoạch mua sắm, theo suy nghĩ và sáng kiến riêng, cũng như theo gợi ý hoặc nhắn nhủ của con gái, khộng quên tham khảo kinh nghiệm những người đi trước. Các buổi tối là thời gian hai vợ chồng và hai con trai cùng nàng dâu mới thảo luận sôi nổi thứ gì nên mua, thứ gì bỏ lại. Những thứ mang theo đại loại có thể chia làm ba nhóm: thực phẩm, quần áo và thuốc men. Ngoài những thứ mà con cái cho là “của hiếm” ở Mỹ như các loại kẹo Thái hoặc đặc sản của các vùng ở Việt Nam, như bánh xoài, bánh tráng, bánh sữa, thì các bánh kẹo mang hơi hướng Âu Mỹ như sô-cô-la, đều bị loại khỏi danh sách mua sắm để mang đi. Còn lại ba nhóm hàng nêu trên, trong đó không có lý do gì mang theo thuốc chữa bệnh vào một đất nước đứng đầu về y khoa.
Ngay từ khi hàng hoá được phép gửi về cho thân nhân, những lọ thuốc, những chai Tylenol hấp dẫn đã có mặt ở Việt Nam (mà công hiệu được cho là như thần, dù chỉ là biệt dược của Acetaminophen rẻ và đầy dẫy ở Việt Nam), cùng với vô số loại “vai-ta-min” (vitamin hoặc thuốc bổ, theo cách gọi của Việt Nam). Lọ dầu xanh Con Ó là thứ duy nhầt được đánh dấu “x”, nghĩa là mang theo, dù đã dùng cả năm, chỉ còn một phần ba và định để lại cho con dâu, nhưng nó nói Bố Mẹ cần dùng khi cảm lạnh hoặc đau bụng. Cho tới nay, dầu xanh Con Ó là quà tặng giá trị không thể thiều khi Việt kiều Mỹ về thăm quê hương. Bỏ tiền mua dầu Con Ó hoặc bất cứ thứ gì khác liên quan đến thuốc men, để mang sang Mỹ, đều là “chở củi về rừng”. Con dâu tôi bảo:” Bố cứ lo bò trắng răng”. Không biết nó hiểu câu châm ngôn nầy ra sao! Chúng tôi vẫn nghĩ lúc trở trời hơi gió hoặc lúc bị một vài vết thương nhỏ, chỉ cần ra đầu ngõ mua thuốc men, băng bông cần thiết, với giá rẻ mạt và có đủ bất cứ thuốc gì mình cần. Hoá ra sự thể hoàn toàn khác! Những pharmacy độc lập (tiếng là pharmacy – hiệu thuốc, nhưng luôn bán kèm lắm mặt hàng chẳng dính dáng gì với thuốc) hoặc nằm trong các siêu thị (như Walmart, K-Mart, …), thì chỉ bán băng bông và một số thuốc cảm và “vai-ta-min”. Đụng tới kháng sinh hoặc các thuốc đặc hiệu chữa bệnh, là phải có toa bác sĩ và muốn có đơn thuốc, thì phải đi khám bác sĩ hoặc của bệnh viện: tiền khám bác sĩ hoặc tiền bệnh viện luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ người dân Mỹ nào, kể cả khi được bảo hiểm chi trả đến 80%. Đâu phải bỗng dưng bảo hiểm mở hầu bao giúp đỡ “free” (miễn phí). Tiền bảo hiểm, nếu không do công ty, hãng xưởng trích lương trả, quả là gánh nặng quá sức. Vốn bị phản ứng với gần như tất cả mọi kháng sinh, một vài thứ thuốc “hộ mệnh” hiếm hoi còn lại, như Lincocin và Chloramphenicol (thường gọi là “tyfo”) lại không thể mua mà không được bác sĩ khám và kê toa. Lẽ ra tôi phải tìm hiểu kỹ hơn về y tế Mỹ, chứ không nên có suy nghĩ sai lầm rằng “đem thuốc sang Mỹ, sẽ bị người ta cho là thần kinh có vấn đề, là “chở củi về rừng”.
Hầu hết các thuốc quảng cáo trên truyền hình và mua, bán “khộng cần toa bác sĩ” (kể cả cá loại giúp “tăng ham muốn” và “giữ hạnh phúc”), đều là dược phẩm chức năng, chủ yếu phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hệ thống Nuskin – bán hàng đa cấp, thường bị coi là “cấp dưới nuôi béo cấp trên - hoạt động rất mạnh mẽ, nhất là trong các cộng đồng người Việt. Một anh bạn khuyến cáo tôi:”khi gặp một tay “nuskin”, phải nhớ may hoặc lấy kim cài chặt hầu bao lại, kẻo khó lòng cưỡng nỗi những lời quảng cáo và mời mọc nghe thật chí lý, bùi tai và hấp dẫn”. Có lẽ nhiều người đã không biết hoặc coi thường lời khuyến cáo nầy.
Sau mười tháng ở Mỹ, vừa nhớ nhà, vừa nôn nóng đón cháu nội đầu lòng, chúng tôi về thăm lại quê hương lần đầu, cũng là lập kỷ lục sang Mỹ chưa đầy năm đã về Việt Nam. Trong hai thùng hành lý (hãng United Airlines chỉ cho bằng ấy), không hề có một viên thuốc nào, bằng không hai đứa con trai và con dâu sẽ không bỏ qua câu: chở củi về rừng. Nhưng đúng là chúng tôi vẫn phạm vào điều ấy, cho dù là vì thiện ý và tình thương: trong hai thùng và hai va-li kéo to lớn, cùng với hai xắc lèn chặt, phồng to, hơn một nửa là quần áo đủ kiểu, đủ màu, dư cho cháu bé mặc tới hai tuổi, thời gian Ông Bà Nội là chúng tôi, sẽ trở về thăm lại. Gần một nửa hành lý còn lại là bánh kẹo các loại và một số thực phẩm mà chúng tôi nghĩ là hiếm quý ở Việt Nam, cho dù hàng ngoại từ hàng chục năm nay bày bán ê hề khắp những dãy phô, cửa hàng, siêu thị ở Sàigòn.
Cả quần áo đủ cho đứa cháu nội chưa ra đời mặc vài năm chưa hết, lẫn banh kẹo và thực phẩm đắt tiền thú “xịn”, dù mấy đứa con trai và nàng dâu không nói ra thành lời, nhưng nhìn cặp mắt và nụ cười cố che dấu của chúng, vợ chồng tôi không khó nhận ra: chở củi về rừng! Cái chúng thích là các thế hệ điện thoại di động đời mới, thì con gái chúng tôi đã mua gửi người cầm về trước đó. Bánh kẹo, trái cây ngoại sắp đầy quầy kệ, tràn ứ trong các siêu thị, giá rẻ không thua hàng chính quốc. Vô số thứ từ các nước Châu Âu, Châu Á, …có tìm mỏi mắt cũng không dễ thấy ở Mỹ.
Con dâu tôi mở các lô quần áo và giả vờ kêu lên: “Bố Mẹ xem nè: cái nầy made in Pakistan; bộ nầy made in China; cái nầy made in cả ở Việt Nam luôn!”. Tệ một nỗi: không kể hàng gia công phải theo mẫu mã, kích cở ấn định, may bán quần áo cho Mỹ chỉ có một số “size” nhất định, rất khó phù hợp cho người dân Việt Nam. Hơn nữa, khí hậu ở quê hương thay đổi theo mùa và theo vùng miền. Ở một chốn như Sàigòn nóng ẩm gần như quanh năm, sẽ rất dễ gây ngạc nhiên khi thùng thình trong y phục chồng lạnh. Không phù hợp hoặc hay ho gì khi muốn ăn diện trái thời trang để khoe nhà mình có Việt Kiều. Chúng tôi vớt vát vài câu, như “có thể đem bán cho những người sùng ngoại rồi mua đồ Việt Nam” hoặc “chọn đem biếu con cái những mối làm ăn hoặc quà sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi, cũng rất tiện và sang”. Một giải pháp hay và nhận được 100% phiếu thuận. Vợ tôi được dịp hài tội con dâu, vì nó đã đem bao nhiêu quần áo của mẹ chồng để lại cách đó gần một năm, đi biếu khắp nơi, cũng vì nghĩ rằng “mẹ sang bên Mỹ thiếu gì qần áo mới, chứ ai lại đi ăn bận đồ Việt Nam”. Nó không biết rằng đó cũng là suy nghĩ cách đây gần một năm của bà mẹ chồng, khi bỏ lại tất cả ở Việt Nam, để rồi sang Mỹ không tìm ra “size” hoặc chất lượng, kiểu dáng, màu sắc áo quần vừa ý. Đồ bộ bận khi lo bếp núc hoặc vườn tược không thể tìm thấy ở Mỹ. Càng khó tìm vải thích hợp ở đất nước nhập hàng dệt may từ gần như mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi lần đi “shopping”, tới lui mất nhiều thời giờ chọn cho được một bộ tạm ưng ý, lại tiếc hùi hụi bao nhiêu quần áo bỏ lại Việt Nam. Nếu không ngại tiếng “chở củi về rừng”, thì đã không gặp những điều dỡ khóc dỡ cười!
“Ăn Bắc, mặc Nam”, người ta thường ví như thế. Dân sành điệu Sài-gòn (Nam) ăn mặc thời thượng không thua bât cứ dân tộc nào trên thế giới, kể cả những “mốt” kinh dị. Người Hà-Nội lại tinh tế trong ẩm thực. Nói chung, dân miền Trung chúng tôi, nhất là vùng Nghệ Tĩnh vốn đất đai nổi tiếng “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, luôn chọn “chặt to kho mặn”, “ăn chắc, mặc bền”. Người Huế có thể kể là ngoại lệ: ngày trước, các vua chúa ở Cố Đô sống nhờ các đặc sản từ các địa phương trong nước tiến cống, từ ngũ cốc đến các thứ sơn hào hải vị, chứ đất Huế cũng rất nghèo. Đất nghèo, của ăn hiếm, nhưng tâm hồn người Huế giữ thanh cao, sĩ diện, do vậy luôn tìm cách chế biến các món hết sức cầu kỳ, đẹp mắt. Dần dà trở thành văn hoá ẩm thực đặc thù của Sông Hương Núi Ngự. Dân Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng thế: món ăn, thức uống được nghiên cứu và chế biến công phu, chỉ vì đất đai canh tác hiếm hoi và ít màu mở, không đủ để nuôi người dân, trong khi chế độ vua quan, lãnh chúa, Shogun, luôn gây chiến và hưởng thụ. Ngoài Huế ra, tất cả các vùng Miền Trung, gồm cả Tây Nguyên, đều nghèo. Đời sống cơ cực, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, khiến họ phải tằn tiện và an ủi nhau: ăn để sống, chứ không phải sống để ăn.
Cha tôi thọ đúng một trăm tuổi. Cụ vào Nam sum họp với gia đình giữa năm 1976, tức là mãi một năm sau ngày Miền Nam thất thủ. Cụ bị quy là địa chủ và tất nhiên bị đấu tố, cho dù hai mẫu ta ruộng đất (mẫu Bắc Bộ = 3.600 m2; mẫu Trung Bộ = 4.700 m2) là do Cụ và cả nhà tằn tiện, dành dụm mua dần mỗi năm một vài sào mà có. Nhưng bằng ấy đã đủ để chính quyền cộng sản không cho Cụ di cư vào Nam năm 1954 - 1955.
Năm 1969, Cha tôi tổ chức vượt biên. Cụ luôn hãnh diện mình là người đầu tiên làm thuyền nhân trốn chạy chế độ cộng sản. Cuộc vượt biên thất bại một cách lãng nhách: thuyền chạy tới Cửa Tùng (Bến Hải), thì những người trong đoàn (anh ba tôi và mấy người họ hàng), thấy trên bờ có ánh đèn điện sáng trưng, đã đề nghị nghỉ lại một đêm, tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị cập bến Miền Nam tự do vào sáng sớm mai, đinh ninh rằng thuyền đã đến nơi, chứ Miền Bắc làm gì có điện đóm sáng rực như thế. Trời còn sương mù, cha tôi và mọi người đã thấy những họng súng dí vào người và tiếng hô bắt đầu hàng của dân quân Vĩnh Linh. Bị trói gô, đánh đập và giải về lại Hà Tĩnh tống ngục với tội danh “phản động”, cả đoàn mới ngớ người ra: họ vẫn ở bên kia bờ sông Bến Hải, phần đất miền bắc cộng sản và nếu không chủ quan, lầm lẫn tai hại, thì chỉ cần vài phút căng buồm, thay vì thảnh thơi ngủ nghỉ qua đêm, cha tôi và anh em đã đến được bến bờ tự do. Câu đầu tiên Cụ nói khi nghe tin Miền Nam thất thủ: “chạy trời không khỏi nắng”.
Một tuần trước ngày nhắm mắt từ trần, ra đi một cách thanh thản, Cụ vẫn thích nhai bắp rang và ăn cà muối, những trái cà pháo ngâm cả hai ba năm trời vẫn trắng xoá, tròn trỉnh, nhìn hết sức hấp dẫn, nhưng anh em chúng tôi không ai có thể cắn ăn được, vì quá mặn. Có lẽ lối sống và ăn uống ấy đã thành nếp và có tính “di truyền”, ngay cả khi điều kiện kinh tế của chúng tôi không tồi.
Thức ăn Mỹ cũng hoặc quá ngọt hoặc quá mặn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với những trái cà muối của cha tôi. Một tuần trước ngày lên đường, vợ tôi và con dâu kê một danh sách dài những hải sản được phép mang theo và cho là sẽ không có trên đất Mỹ: các loại cá khô, mực khô, tôm khô, mỗi thứ cả chục kí-lô, được chọn lựa kỹ càng những loại thượng hạng (hay được chủ hàng bảo đảm như thế). Do chưa đi liền, nên ngày ngày phải bỏ tủ lạnh hoặc đem phơi nắng. Thằng Út lắc đầu: ”Vẫn còn một thứ mẹ quên mua và chắc chắn bên Mỹ không thể có”. Nghĩ rằng Thằng Út nói đến khô bò, loại hàng cùng với trái cây, không được mang vào đất Mỹ, vợ tôi cười to, tay cầm mấy gói khô mực đưa lên: “Đây nè, con trai.Vỏ khô mực, ruột khô bò”. Mấy gói bò khô nếu không phải đúng Ngày Tổng Thống, lễ nghỉ, khiến cô hải quan dễ thông cảm hơn, e rằng đã khiến chúng tôi gặp rắc.rối. Nhưng Thằng Út lắc đầu: “Mẹ quên khô chó! Không có chó, không có khô chó, Bố không trụ lại nước Mỹ quá sáu tháng đâu”. Mỗi tuần ít là một lần, vợ chồng tôi mua cả đùi chó về nấu các món theo ý mình. Bạn bè ở Mỹ thỉnh thoảng gọi về thăm hỏi, biết tôi mê “cờ tây”, “nai đồng quê”, luôn đe doạ rằng “sang Mỹ mà vẫn giữ cơn ghiền thịt chó, thì sớm đi tù”. Nghe Thằng Út nói vậy, vợ tôi ngẩn người, tưởng thật, trong khi cả nhà cười rộ. Con dâu ngưng cười, nói với mẹ chồng: “Chú Tèo đùa mẹ đấy. Khô gì cũng có, trừ khô chó chưa ai nghe hoặc thấy bao giờ!”. Hai thùng gần năm chục kí-lô lèn chặt những bao, gói được gọi là hải sản, có thứ được nguỵ trang rất kỹ. Vợ chồng chúng toi trân trọng chúng, không chỉ coi như gợi nhớ quê hương, mà còn giúp giữ hương vị cho các bửa ăn ở trên đất Mỹ.
Cho tới hôm nay, khi viết những hàng nầy, tôi vẫn không làm sao ăn được thức ăn Mỹ. Những tháng ngày nằm bệnh viện, ban đầu đói lả, dù ngày ba bửa nhân viên vẫn mang thức ăn đến tận giường, có đủ thứ tráng miệng và nước uống theo mình chọn và “order” (gọi món) qua điện thoại. Mỗi bệnh nhân một phòng, đầy đủ máy móc và màn hình, nhưng đặc biệt là có “menu” (thực đơn), để bệnh nhân trực tiếp đọc cho nhân viên nhà bếp ghi hoặc gián tiếp gọi điện thoại cho nhà bếp. Chỉ nửa giờ sau khi gọi, bệnh nhân đã được phục vụ chu đáo. Nhưng lần nào gọi xong và nhận khay thức ăn, tôi cũng gần như để nguyên, ngoại trừ mấy lon nước “diet” (chế độ ăn kiêng) hoặc cà-phê hay là trái cây. Vì thế vợ tôi phải nấu cơm, cháo và các món Việt Nam ở nhà, rồi đưa vào bệnh viện.
Đến lượt các bác sĩ, y tá ngạc nhiên vì thấy món ăn Việt Nam đơn sơ, ít thịt, nhiều rau và luôn có canh. Những thức rau luộc luôn cần nước mắm, là thứ mùi mà hầu như không có y tá hay bác sĩ nào quen ngửi thấy. Họ lịch sự rút lui ngay khi thấy và ngửi phải mùi lạ. Chất nước (canh, lẩu) gần như không có trong thực đơn hằng ngày của người Mỹ. Riêng tôi, mỗi tuần nhiều lần đi ngang qua các cửa hàng fast food, các subway hoặc các tiệm buffet Mỹ hoặc Mễ, không hề thấy muốn thử các món bán ở trong đó. Cơm, canh, rau củ quả, chút thịt heo và cá đã quá đủ cho những bửa cơm thuần Việt Nam. Ở đây thĩt gà (dù không thơm ngon bằng thịt gà quê nhà) rất rẻ và thịt bò không đắt.
Một anh bạn quê Kiên-Giang, kể rằng anh có đứa em, từ ngày sang Mỹ đến nay vẫn lận đận nghèo khổ. Thức ăn thường xuyên trên bàn là thịt gà. Mỗi bửa cả rỗ thịt gà. Vợ chồng và bốn đứa con chăm chỉ ăn hết, chưa hề nghe than là ngán. Vợ chồng tôi vẫn trung thành với cơm, cháo và món ăn Việt. Con gái tôi và chàng rể dường như cũng quen dần, vì được chúng tôi “tuyên truyền” rằng thức ăn Việt tuy đạm bạc, nhưng cung cấp đủ chất bổ, không gây béo phì và tăng cholesterol như thức ăn Mỹ.
Cám ơn các cộng đồng người Việt, năng nổ và năng động, đã không chờ đợi lâu khi đã tạm an cư, để tìm cách du nhập, chế biến, nuôi trồng các loại lương thực, thực phẩm khô sống của dân tộc Việt Nam, cho ra những món ăn Việt chẳng khác nào như đang ở Hà-Nội với các món phở hoặc chả cá, như đang ở Huế với các món bún bò cay xè, thơm phức, như đang ở Xứ Quảng với món mì Quảng, như đang ở Nhatrang với món bún cá và đủ loại hải sản tươi sống hoặc phơi khô. Các món ăn và ăn chơi thuộc các vùng Đông Nam Bộ, Sàigòn, Miền Tây, đều bày bán tại các tiệm ăn, nhà hàng của người Việt. Muốn chế biến bất cứ món ăn gì, chỉ cần ra các siêu thị Á Châu (chợ Việt Nam, chợ Hàn quốc, chợ Tàu) là có đầy đủ. Không hề thiếu bất cứ loại gia vị nào. Lần nữa, tôi lại “chở củi về rừng”! Ngoài mấy gói khô mực đắc dụng và đắt khách lúc ban đầu, vì có sẵn để đãi anh em, bạn bè tới chào thăm (về sau nhiều người đi chơi Cali mua gửi tặng), còn các loại “khô” khác chỉ có vợ chồng tôi ăn. Con gái và con rể không “quen” dùng, nhất là mỗi khi chiên, nướng, mùi bay bám nồng nặc. Đến nay, số hải sản khô các loại đem theo từ Việt Nam vẫn còn khá nhiều, thỉnh thoảng phải đem phơi nắng tránh mốc meo. Những thứ “khô” nầy, không chỉ vô khối ở Cali, mà không bao giờ thiếu ở các vùng có cộng đồng người Việt sinh sống. Thực phẩm Việt cũng như nghề làm “nail”: ở đâu có người Việt, ở đó có tiệm “nail” và ở đó có thức ăn Việt!
Chúng tôi đang dự tính về thăm con cháu vào kỳ Tết tới đây, khi sức khoẻ còn cho phép và khi con gái chưa có “baby”. Chuyến đi Việt Nam và về lại Mỹ không cần chọn lựa hãng bay và cũng chẳng mất công, tốn sức mua sắm bất cứ thứ gì: từ bánh kẹo, quần áo cho chuyến về thăm Việt Nam, cho đến các loại khô hải sản mang theo sang Mỹ
Bài học “chở củi về rừng” luôn đáng nhớ cho chúng tôi, cho chúng ta!
Greensboro, North Carolina, 2013
Nguyễn Thế Bài
Bài số 4019-14-29419vb3092413
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm sáu tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
* * *
Hai hãng ANA của Nhật Bản và Korean Air của Hàn Quốc được nhiều người Việt ưa chuộng, khi rời hoặc về Việt Nam, dù giá vé nhỉnh hơn các hãng khác một ít, đơn giản là vì số hành lý ký gửi được mang theo gấp đôi: bốn thùng năm chục cân Anh,thay vì chỉ có hai. Biết bao nhiêu hàng hoá, quà cáp muốn mang đi hoặc đem về.
Hai vợ chồng chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ vào Ngày Tổng Thống năm 2011. Phi cảng Dulles rộng mênh mông. Khách thưa thớt, ngược với sự tưởng tượng của chúng tôi về một phi trường tấp nập phi cơ lên xuống và những dòng người chen chúc, hối hả. Trời mùa đông u ám, mưa lất phất, ẩm ướt. Mỗi người kéo chiếc va-li nặng, vai quàng chiếc xách to quá khổ phải nhiều lần năn nỉ, giải thích mới được nhân viên phi trường Tân Sơn Nhất không bắt cân và phải gửi hành lý kèm chi phí quá trọng lượng không nhỏ.
Chúng tôi nắm tay nhau đi tới bàn làm thủ tục nhập cảnh, như để động viên nhau, rằng hãy can đảm bỏ lại sau lưng quá khứ, những thói quen cũ, để cố gắng hoà nhập vào xã hội mới, đất nước mới, nếp sinh hoạt mới xa lạ và chắc chắn là nhiều thử thách, tin rằng ba mươi hai năm hôn nhân hạnh phúc (mà hai con trai và con dâu mới còn ở lại Việt Nam, mới mừng kỷ niệm trước ngày tiễn Bố Mẹ lên đường) và sự hiện diện của anh em, con cháu, nhất là của con gái rượu, sẽ giúp chúng tôi trụ lại, đứng vững và xây dựng cuộc sống mới ở nơi nầy.
Cuộc kiểm tra hành lý ký gửi phải có: bốn thùng hàng tổng cộng gần một trăm kí-lô được khuy ra. Không có gì bất hợp lệ, ngoại trừ mấy bịch khô bò, lẽ ra bị tịch thu (và sau nầy mới biết là có thể bị phạt không nhẹ), nhưng có lẽ vì là Ngày Lễ Nghỉ, cho nên Cô nữ nhân viên hải quan da đen cảm thông bỏ qua, sau khi chúc mừng chúng tôi tới nước Mỹ với nụ cười thật tươi. Thủ tục nhập cảnh mau lẹ, việc kiểm tra hải quan có tình có lý và không cứng nhắc nguyên tắc, đã khiến chúng tôi nhẹ nhỏm trong lòng và bắt đầu thấy có cảm tình với quê hương mới nầy.
Sau khi ghé “Phở 75” và được Chủ Tiệm vốn vừa là bà con vừa là thông gia, đãi một chầu phở trong những chiếc tô mà kích thước khổng lồ được nhìn thấy lần đầu, chúng tôi theo anh chị về nhà. Con gái chúng tôi từ Greensboro lên đón Bố Mẹ, cho biết sẽ ở khách sạn hôm nay và trở về nhà sáng sớm mai để làm việc. Nó sẽ đón chúng tôi sau thời gian ở chơi với Cậu Mợ. Quà cho Anh Chị, con cháu nằm ở túi xách và va-li kèo, cho nên con gái và chàng rể tương lai chở tất cả bốn thùng hàng về trước. Và chỉ vỏn vẹn hai tuần lễ ở nhà anh vợ, chúng tôi nhận ra những thứ mình lo toan mua sắm nhiều ngày ở Việt Nam, rồi ì ạch mang theo và giữ gìn như những báu vật, hoá ra nhiều thứ đúng là “chở củi về rừng”, trong khi nhiều thứ vứt bỏ lại để sang đây mua hoặc sắm mới, lại hết sức cần đến.
Mấy tuần lễ trước ngày ra đi, là thời gian bận rộn suốt ngày đêm cho việc lên kế hoạch mua sắm, theo suy nghĩ và sáng kiến riêng, cũng như theo gợi ý hoặc nhắn nhủ của con gái, khộng quên tham khảo kinh nghiệm những người đi trước. Các buổi tối là thời gian hai vợ chồng và hai con trai cùng nàng dâu mới thảo luận sôi nổi thứ gì nên mua, thứ gì bỏ lại. Những thứ mang theo đại loại có thể chia làm ba nhóm: thực phẩm, quần áo và thuốc men. Ngoài những thứ mà con cái cho là “của hiếm” ở Mỹ như các loại kẹo Thái hoặc đặc sản của các vùng ở Việt Nam, như bánh xoài, bánh tráng, bánh sữa, thì các bánh kẹo mang hơi hướng Âu Mỹ như sô-cô-la, đều bị loại khỏi danh sách mua sắm để mang đi. Còn lại ba nhóm hàng nêu trên, trong đó không có lý do gì mang theo thuốc chữa bệnh vào một đất nước đứng đầu về y khoa.
Ngay từ khi hàng hoá được phép gửi về cho thân nhân, những lọ thuốc, những chai Tylenol hấp dẫn đã có mặt ở Việt Nam (mà công hiệu được cho là như thần, dù chỉ là biệt dược của Acetaminophen rẻ và đầy dẫy ở Việt Nam), cùng với vô số loại “vai-ta-min” (vitamin hoặc thuốc bổ, theo cách gọi của Việt Nam). Lọ dầu xanh Con Ó là thứ duy nhầt được đánh dấu “x”, nghĩa là mang theo, dù đã dùng cả năm, chỉ còn một phần ba và định để lại cho con dâu, nhưng nó nói Bố Mẹ cần dùng khi cảm lạnh hoặc đau bụng. Cho tới nay, dầu xanh Con Ó là quà tặng giá trị không thể thiều khi Việt kiều Mỹ về thăm quê hương. Bỏ tiền mua dầu Con Ó hoặc bất cứ thứ gì khác liên quan đến thuốc men, để mang sang Mỹ, đều là “chở củi về rừng”. Con dâu tôi bảo:” Bố cứ lo bò trắng răng”. Không biết nó hiểu câu châm ngôn nầy ra sao! Chúng tôi vẫn nghĩ lúc trở trời hơi gió hoặc lúc bị một vài vết thương nhỏ, chỉ cần ra đầu ngõ mua thuốc men, băng bông cần thiết, với giá rẻ mạt và có đủ bất cứ thuốc gì mình cần. Hoá ra sự thể hoàn toàn khác! Những pharmacy độc lập (tiếng là pharmacy – hiệu thuốc, nhưng luôn bán kèm lắm mặt hàng chẳng dính dáng gì với thuốc) hoặc nằm trong các siêu thị (như Walmart, K-Mart, …), thì chỉ bán băng bông và một số thuốc cảm và “vai-ta-min”. Đụng tới kháng sinh hoặc các thuốc đặc hiệu chữa bệnh, là phải có toa bác sĩ và muốn có đơn thuốc, thì phải đi khám bác sĩ hoặc của bệnh viện: tiền khám bác sĩ hoặc tiền bệnh viện luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ người dân Mỹ nào, kể cả khi được bảo hiểm chi trả đến 80%. Đâu phải bỗng dưng bảo hiểm mở hầu bao giúp đỡ “free” (miễn phí). Tiền bảo hiểm, nếu không do công ty, hãng xưởng trích lương trả, quả là gánh nặng quá sức. Vốn bị phản ứng với gần như tất cả mọi kháng sinh, một vài thứ thuốc “hộ mệnh” hiếm hoi còn lại, như Lincocin và Chloramphenicol (thường gọi là “tyfo”) lại không thể mua mà không được bác sĩ khám và kê toa. Lẽ ra tôi phải tìm hiểu kỹ hơn về y tế Mỹ, chứ không nên có suy nghĩ sai lầm rằng “đem thuốc sang Mỹ, sẽ bị người ta cho là thần kinh có vấn đề, là “chở củi về rừng”.
Hầu hết các thuốc quảng cáo trên truyền hình và mua, bán “khộng cần toa bác sĩ” (kể cả cá loại giúp “tăng ham muốn” và “giữ hạnh phúc”), đều là dược phẩm chức năng, chủ yếu phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hệ thống Nuskin – bán hàng đa cấp, thường bị coi là “cấp dưới nuôi béo cấp trên - hoạt động rất mạnh mẽ, nhất là trong các cộng đồng người Việt. Một anh bạn khuyến cáo tôi:”khi gặp một tay “nuskin”, phải nhớ may hoặc lấy kim cài chặt hầu bao lại, kẻo khó lòng cưỡng nỗi những lời quảng cáo và mời mọc nghe thật chí lý, bùi tai và hấp dẫn”. Có lẽ nhiều người đã không biết hoặc coi thường lời khuyến cáo nầy.
Sau mười tháng ở Mỹ, vừa nhớ nhà, vừa nôn nóng đón cháu nội đầu lòng, chúng tôi về thăm lại quê hương lần đầu, cũng là lập kỷ lục sang Mỹ chưa đầy năm đã về Việt Nam. Trong hai thùng hành lý (hãng United Airlines chỉ cho bằng ấy), không hề có một viên thuốc nào, bằng không hai đứa con trai và con dâu sẽ không bỏ qua câu: chở củi về rừng. Nhưng đúng là chúng tôi vẫn phạm vào điều ấy, cho dù là vì thiện ý và tình thương: trong hai thùng và hai va-li kéo to lớn, cùng với hai xắc lèn chặt, phồng to, hơn một nửa là quần áo đủ kiểu, đủ màu, dư cho cháu bé mặc tới hai tuổi, thời gian Ông Bà Nội là chúng tôi, sẽ trở về thăm lại. Gần một nửa hành lý còn lại là bánh kẹo các loại và một số thực phẩm mà chúng tôi nghĩ là hiếm quý ở Việt Nam, cho dù hàng ngoại từ hàng chục năm nay bày bán ê hề khắp những dãy phô, cửa hàng, siêu thị ở Sàigòn.
Cả quần áo đủ cho đứa cháu nội chưa ra đời mặc vài năm chưa hết, lẫn banh kẹo và thực phẩm đắt tiền thú “xịn”, dù mấy đứa con trai và nàng dâu không nói ra thành lời, nhưng nhìn cặp mắt và nụ cười cố che dấu của chúng, vợ chồng tôi không khó nhận ra: chở củi về rừng! Cái chúng thích là các thế hệ điện thoại di động đời mới, thì con gái chúng tôi đã mua gửi người cầm về trước đó. Bánh kẹo, trái cây ngoại sắp đầy quầy kệ, tràn ứ trong các siêu thị, giá rẻ không thua hàng chính quốc. Vô số thứ từ các nước Châu Âu, Châu Á, …có tìm mỏi mắt cũng không dễ thấy ở Mỹ.
Con dâu tôi mở các lô quần áo và giả vờ kêu lên: “Bố Mẹ xem nè: cái nầy made in Pakistan; bộ nầy made in China; cái nầy made in cả ở Việt Nam luôn!”. Tệ một nỗi: không kể hàng gia công phải theo mẫu mã, kích cở ấn định, may bán quần áo cho Mỹ chỉ có một số “size” nhất định, rất khó phù hợp cho người dân Việt Nam. Hơn nữa, khí hậu ở quê hương thay đổi theo mùa và theo vùng miền. Ở một chốn như Sàigòn nóng ẩm gần như quanh năm, sẽ rất dễ gây ngạc nhiên khi thùng thình trong y phục chồng lạnh. Không phù hợp hoặc hay ho gì khi muốn ăn diện trái thời trang để khoe nhà mình có Việt Kiều. Chúng tôi vớt vát vài câu, như “có thể đem bán cho những người sùng ngoại rồi mua đồ Việt Nam” hoặc “chọn đem biếu con cái những mối làm ăn hoặc quà sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi, cũng rất tiện và sang”. Một giải pháp hay và nhận được 100% phiếu thuận. Vợ tôi được dịp hài tội con dâu, vì nó đã đem bao nhiêu quần áo của mẹ chồng để lại cách đó gần một năm, đi biếu khắp nơi, cũng vì nghĩ rằng “mẹ sang bên Mỹ thiếu gì qần áo mới, chứ ai lại đi ăn bận đồ Việt Nam”. Nó không biết rằng đó cũng là suy nghĩ cách đây gần một năm của bà mẹ chồng, khi bỏ lại tất cả ở Việt Nam, để rồi sang Mỹ không tìm ra “size” hoặc chất lượng, kiểu dáng, màu sắc áo quần vừa ý. Đồ bộ bận khi lo bếp núc hoặc vườn tược không thể tìm thấy ở Mỹ. Càng khó tìm vải thích hợp ở đất nước nhập hàng dệt may từ gần như mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi lần đi “shopping”, tới lui mất nhiều thời giờ chọn cho được một bộ tạm ưng ý, lại tiếc hùi hụi bao nhiêu quần áo bỏ lại Việt Nam. Nếu không ngại tiếng “chở củi về rừng”, thì đã không gặp những điều dỡ khóc dỡ cười!
“Ăn Bắc, mặc Nam”, người ta thường ví như thế. Dân sành điệu Sài-gòn (Nam) ăn mặc thời thượng không thua bât cứ dân tộc nào trên thế giới, kể cả những “mốt” kinh dị. Người Hà-Nội lại tinh tế trong ẩm thực. Nói chung, dân miền Trung chúng tôi, nhất là vùng Nghệ Tĩnh vốn đất đai nổi tiếng “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, luôn chọn “chặt to kho mặn”, “ăn chắc, mặc bền”. Người Huế có thể kể là ngoại lệ: ngày trước, các vua chúa ở Cố Đô sống nhờ các đặc sản từ các địa phương trong nước tiến cống, từ ngũ cốc đến các thứ sơn hào hải vị, chứ đất Huế cũng rất nghèo. Đất nghèo, của ăn hiếm, nhưng tâm hồn người Huế giữ thanh cao, sĩ diện, do vậy luôn tìm cách chế biến các món hết sức cầu kỳ, đẹp mắt. Dần dà trở thành văn hoá ẩm thực đặc thù của Sông Hương Núi Ngự. Dân Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng thế: món ăn, thức uống được nghiên cứu và chế biến công phu, chỉ vì đất đai canh tác hiếm hoi và ít màu mở, không đủ để nuôi người dân, trong khi chế độ vua quan, lãnh chúa, Shogun, luôn gây chiến và hưởng thụ. Ngoài Huế ra, tất cả các vùng Miền Trung, gồm cả Tây Nguyên, đều nghèo. Đời sống cơ cực, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, khiến họ phải tằn tiện và an ủi nhau: ăn để sống, chứ không phải sống để ăn.
Cha tôi thọ đúng một trăm tuổi. Cụ vào Nam sum họp với gia đình giữa năm 1976, tức là mãi một năm sau ngày Miền Nam thất thủ. Cụ bị quy là địa chủ và tất nhiên bị đấu tố, cho dù hai mẫu ta ruộng đất (mẫu Bắc Bộ = 3.600 m2; mẫu Trung Bộ = 4.700 m2) là do Cụ và cả nhà tằn tiện, dành dụm mua dần mỗi năm một vài sào mà có. Nhưng bằng ấy đã đủ để chính quyền cộng sản không cho Cụ di cư vào Nam năm 1954 - 1955.
Năm 1969, Cha tôi tổ chức vượt biên. Cụ luôn hãnh diện mình là người đầu tiên làm thuyền nhân trốn chạy chế độ cộng sản. Cuộc vượt biên thất bại một cách lãng nhách: thuyền chạy tới Cửa Tùng (Bến Hải), thì những người trong đoàn (anh ba tôi và mấy người họ hàng), thấy trên bờ có ánh đèn điện sáng trưng, đã đề nghị nghỉ lại một đêm, tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị cập bến Miền Nam tự do vào sáng sớm mai, đinh ninh rằng thuyền đã đến nơi, chứ Miền Bắc làm gì có điện đóm sáng rực như thế. Trời còn sương mù, cha tôi và mọi người đã thấy những họng súng dí vào người và tiếng hô bắt đầu hàng của dân quân Vĩnh Linh. Bị trói gô, đánh đập và giải về lại Hà Tĩnh tống ngục với tội danh “phản động”, cả đoàn mới ngớ người ra: họ vẫn ở bên kia bờ sông Bến Hải, phần đất miền bắc cộng sản và nếu không chủ quan, lầm lẫn tai hại, thì chỉ cần vài phút căng buồm, thay vì thảnh thơi ngủ nghỉ qua đêm, cha tôi và anh em đã đến được bến bờ tự do. Câu đầu tiên Cụ nói khi nghe tin Miền Nam thất thủ: “chạy trời không khỏi nắng”.
Một tuần trước ngày nhắm mắt từ trần, ra đi một cách thanh thản, Cụ vẫn thích nhai bắp rang và ăn cà muối, những trái cà pháo ngâm cả hai ba năm trời vẫn trắng xoá, tròn trỉnh, nhìn hết sức hấp dẫn, nhưng anh em chúng tôi không ai có thể cắn ăn được, vì quá mặn. Có lẽ lối sống và ăn uống ấy đã thành nếp và có tính “di truyền”, ngay cả khi điều kiện kinh tế của chúng tôi không tồi.
Thức ăn Mỹ cũng hoặc quá ngọt hoặc quá mặn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với những trái cà muối của cha tôi. Một tuần trước ngày lên đường, vợ tôi và con dâu kê một danh sách dài những hải sản được phép mang theo và cho là sẽ không có trên đất Mỹ: các loại cá khô, mực khô, tôm khô, mỗi thứ cả chục kí-lô, được chọn lựa kỹ càng những loại thượng hạng (hay được chủ hàng bảo đảm như thế). Do chưa đi liền, nên ngày ngày phải bỏ tủ lạnh hoặc đem phơi nắng. Thằng Út lắc đầu: ”Vẫn còn một thứ mẹ quên mua và chắc chắn bên Mỹ không thể có”. Nghĩ rằng Thằng Út nói đến khô bò, loại hàng cùng với trái cây, không được mang vào đất Mỹ, vợ tôi cười to, tay cầm mấy gói khô mực đưa lên: “Đây nè, con trai.Vỏ khô mực, ruột khô bò”. Mấy gói bò khô nếu không phải đúng Ngày Tổng Thống, lễ nghỉ, khiến cô hải quan dễ thông cảm hơn, e rằng đã khiến chúng tôi gặp rắc.rối. Nhưng Thằng Út lắc đầu: “Mẹ quên khô chó! Không có chó, không có khô chó, Bố không trụ lại nước Mỹ quá sáu tháng đâu”. Mỗi tuần ít là một lần, vợ chồng tôi mua cả đùi chó về nấu các món theo ý mình. Bạn bè ở Mỹ thỉnh thoảng gọi về thăm hỏi, biết tôi mê “cờ tây”, “nai đồng quê”, luôn đe doạ rằng “sang Mỹ mà vẫn giữ cơn ghiền thịt chó, thì sớm đi tù”. Nghe Thằng Út nói vậy, vợ tôi ngẩn người, tưởng thật, trong khi cả nhà cười rộ. Con dâu ngưng cười, nói với mẹ chồng: “Chú Tèo đùa mẹ đấy. Khô gì cũng có, trừ khô chó chưa ai nghe hoặc thấy bao giờ!”. Hai thùng gần năm chục kí-lô lèn chặt những bao, gói được gọi là hải sản, có thứ được nguỵ trang rất kỹ. Vợ chồng chúng toi trân trọng chúng, không chỉ coi như gợi nhớ quê hương, mà còn giúp giữ hương vị cho các bửa ăn ở trên đất Mỹ.
Cho tới hôm nay, khi viết những hàng nầy, tôi vẫn không làm sao ăn được thức ăn Mỹ. Những tháng ngày nằm bệnh viện, ban đầu đói lả, dù ngày ba bửa nhân viên vẫn mang thức ăn đến tận giường, có đủ thứ tráng miệng và nước uống theo mình chọn và “order” (gọi món) qua điện thoại. Mỗi bệnh nhân một phòng, đầy đủ máy móc và màn hình, nhưng đặc biệt là có “menu” (thực đơn), để bệnh nhân trực tiếp đọc cho nhân viên nhà bếp ghi hoặc gián tiếp gọi điện thoại cho nhà bếp. Chỉ nửa giờ sau khi gọi, bệnh nhân đã được phục vụ chu đáo. Nhưng lần nào gọi xong và nhận khay thức ăn, tôi cũng gần như để nguyên, ngoại trừ mấy lon nước “diet” (chế độ ăn kiêng) hoặc cà-phê hay là trái cây. Vì thế vợ tôi phải nấu cơm, cháo và các món Việt Nam ở nhà, rồi đưa vào bệnh viện.
Đến lượt các bác sĩ, y tá ngạc nhiên vì thấy món ăn Việt Nam đơn sơ, ít thịt, nhiều rau và luôn có canh. Những thức rau luộc luôn cần nước mắm, là thứ mùi mà hầu như không có y tá hay bác sĩ nào quen ngửi thấy. Họ lịch sự rút lui ngay khi thấy và ngửi phải mùi lạ. Chất nước (canh, lẩu) gần như không có trong thực đơn hằng ngày của người Mỹ. Riêng tôi, mỗi tuần nhiều lần đi ngang qua các cửa hàng fast food, các subway hoặc các tiệm buffet Mỹ hoặc Mễ, không hề thấy muốn thử các món bán ở trong đó. Cơm, canh, rau củ quả, chút thịt heo và cá đã quá đủ cho những bửa cơm thuần Việt Nam. Ở đây thĩt gà (dù không thơm ngon bằng thịt gà quê nhà) rất rẻ và thịt bò không đắt.
Một anh bạn quê Kiên-Giang, kể rằng anh có đứa em, từ ngày sang Mỹ đến nay vẫn lận đận nghèo khổ. Thức ăn thường xuyên trên bàn là thịt gà. Mỗi bửa cả rỗ thịt gà. Vợ chồng và bốn đứa con chăm chỉ ăn hết, chưa hề nghe than là ngán. Vợ chồng tôi vẫn trung thành với cơm, cháo và món ăn Việt. Con gái tôi và chàng rể dường như cũng quen dần, vì được chúng tôi “tuyên truyền” rằng thức ăn Việt tuy đạm bạc, nhưng cung cấp đủ chất bổ, không gây béo phì và tăng cholesterol như thức ăn Mỹ.
Cám ơn các cộng đồng người Việt, năng nổ và năng động, đã không chờ đợi lâu khi đã tạm an cư, để tìm cách du nhập, chế biến, nuôi trồng các loại lương thực, thực phẩm khô sống của dân tộc Việt Nam, cho ra những món ăn Việt chẳng khác nào như đang ở Hà-Nội với các món phở hoặc chả cá, như đang ở Huế với các món bún bò cay xè, thơm phức, như đang ở Xứ Quảng với món mì Quảng, như đang ở Nhatrang với món bún cá và đủ loại hải sản tươi sống hoặc phơi khô. Các món ăn và ăn chơi thuộc các vùng Đông Nam Bộ, Sàigòn, Miền Tây, đều bày bán tại các tiệm ăn, nhà hàng của người Việt. Muốn chế biến bất cứ món ăn gì, chỉ cần ra các siêu thị Á Châu (chợ Việt Nam, chợ Hàn quốc, chợ Tàu) là có đầy đủ. Không hề thiếu bất cứ loại gia vị nào. Lần nữa, tôi lại “chở củi về rừng”! Ngoài mấy gói khô mực đắc dụng và đắt khách lúc ban đầu, vì có sẵn để đãi anh em, bạn bè tới chào thăm (về sau nhiều người đi chơi Cali mua gửi tặng), còn các loại “khô” khác chỉ có vợ chồng tôi ăn. Con gái và con rể không “quen” dùng, nhất là mỗi khi chiên, nướng, mùi bay bám nồng nặc. Đến nay, số hải sản khô các loại đem theo từ Việt Nam vẫn còn khá nhiều, thỉnh thoảng phải đem phơi nắng tránh mốc meo. Những thứ “khô” nầy, không chỉ vô khối ở Cali, mà không bao giờ thiếu ở các vùng có cộng đồng người Việt sinh sống. Thực phẩm Việt cũng như nghề làm “nail”: ở đâu có người Việt, ở đó có tiệm “nail” và ở đó có thức ăn Việt!
Chúng tôi đang dự tính về thăm con cháu vào kỳ Tết tới đây, khi sức khoẻ còn cho phép và khi con gái chưa có “baby”. Chuyến đi Việt Nam và về lại Mỹ không cần chọn lựa hãng bay và cũng chẳng mất công, tốn sức mua sắm bất cứ thứ gì: từ bánh kẹo, quần áo cho chuyến về thăm Việt Nam, cho đến các loại khô hải sản mang theo sang Mỹ
Bài học “chở củi về rừng” luôn đáng nhớ cho chúng tôi, cho chúng ta!
Greensboro, North Carolina, 2013
Nguyễn Thế Bài
Nhiều giống chó còn rất có ích cho xã hội nhờ sự thông minh và thính mũi, làm việc cho các đội cứu hỏa, cảnh sát để tìm cứu người, truy lùng hung thủ, etc. vậy mà còn người vẫn không tha!!!
Vẫn còn nhiều người đi làm 2-3 Chop mà vẫn không có dư để về VN dù vài 3 năm chỉ 1 lần.
Đây cũng là bài học kinh nghiệm khi mua hành hoá qua Mỹ cũng như khi về VN.
Mẹ tôi hơn70, hàng ngày ra vườn chăm sóc cây cối. Bà mặc mấy cái quần áo thung trong cũng đẹp chứ đâu có cần đồ bộ. Đồ thung đủ cở đủ hạng mà giá rẻ như bèo. Nhất là bà không đòi về VN như đi chợ giống ông bà này và nhất là it than thở hay xé to những chuyện bé tí xíu hàng ngày Cảm ơn trời đã cho tôi có một người Mẹ dễ thương như mẹ tôi!
Daonguyen