Hôm nay,  

“Bái Phục Má Luôn!”

23/08/201300:00:00(Xem: 61434)
  • Tác giả :
Tác giả TPO lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, với môt bài viết ngắn nhân mùa Vu Lan, với lời ghi: “Kính tặng Má yêu qúy và đại gia đình Trần Phi yêu thương.” Tựa đề bài được đặt lại theo nội dung. Mong TPO tiếp tục viết.

Dưới con mắt tôi từ nhỏ, Má tôi là một người đàn bà "bình thường," như những người đàn bà khác trong xóm tôi, như các dì tôi thời đó: con gái lớn lên, có chồng, sanh nhiều con... Cho đến khi tôi lớn thì tôi thấy Má tôi thật "phi thường", chị em tôi hay nói là "bái phục Má luôn!"

Má tôi là con gái út của ông Hương Nghị ở Gò Công, mười ba tuổi, sau khi học xong élémentaire, đi lên Mỹ Tho học nghề thợ may. Tôi không biết tại sao người dân miệt Gò Công không nói là "đi Mỹ Tho" mà chỉ nói là "đi Mỹ", giống như là đi Mỹ du học thời nay!?

Bà Thầy dạy may thấy Má tôi siêng năng, hiền hậu, lễ phép... đúng mực là con nhà nho nên đã làm mai gả Má tôi cho cháu nội của người hàng xóm có tiếng rất tốt bụng và mẫu mực.

Được ngày tốt, Ba tôi lên xe ngựa đi Gò Công để rước Má tôi về làm vợ. Cho đến lúc đám cưới mà cô dâu và chú rể chưa một lần gặp mặt, dù nhà Ba tôi cách nơi Má tôi học may chỉ một phút đi bộ, đứng ở lề lộ là đã thấy nhà nhau, chuyện khó tin nhưng có thật!

Vậy là cô dâu lên xe ngựa về làm vợ của một công chức, làm dâu bà Nội chồng, làm thợ may, dạy may, sanh con và nuôi con! Ông bà Nội mất sớm, Ba Má tôi nuôi người em trai duy nhất của Ba tôi, Chú chỉ lớn hơn anh trai của tôi ba tuổi.

Từ năm hai mươi mốt đến năm bốn mươi tuổi, Má tôi cho ra đời mười bốn đứa con, bảy trai và bảy gái, thật bái phục! Thời thập niên 1940, y học còn chưa tiến bộ, Má tôi đã chia tay con trai trưởng lúc chưa tròn tháng tuổi, hai đứa con khác vừa lọt lòng cũng đã ra đi. Năm 1980, dù y học hiện đại hơn nhiều, nhưng Má tôi lại phải ngậm ngùi chia tay thêm đứa con trai mười sáu tuổi vì mang phải bịnh "trời kêu ai nấy dạ". Vậy là bốn đứa con trai đã ra đi.

Mùa hè đỏ lửa 1972, Chú tôi, sĩ quan QLVNCH đã hy sinh, Ba Má tôi dang tay đón con trai Chú, nhỏ hơn em út tôi bốn tuổi, về nuôi. Tôi thấy Má tôi thật phi thường!

Lúc nào Má tôi cũng phải lo cơm nước cho bà Cố tôi, lo có cơm đúng giờ để Ba tôi và cho chúng tôi đi học về đói bụng là có cơm ăn liền. Bao nhiêu việc mà còn phải dạy học trò may, may quần áo để giao cho khách đúng hẹn, nhất là áo dài cưới, không thể trể hẹn. Thời đó nhiều người khó tính, tin dị đoan còn coi cả giờ để đi lấy áo cưới nên nhiều khi Má tôi phải thức cả đêm để may, rồi phải lo... mang bầu và sanh con, chưa kể đến lúc đau bịnh.


Tôi chỉ có một đứa con, mỗi lần con tôi bịnh thì hầu như là tôi bịnh theo. Còn Má tôi có khi phải chăm sóc mấy đứa con bị bịnh cùng lúc, nhất là khi bị bịnh hay lây như sởi, ho gà... càng nghị càng phục Má.

Cám ơn bà Cố, người đắc lực giúp Má tôi trong việc chăm sóc chúng tôi. Bà mất năm tôi lên chín tuổi, đã năm mươi năm qua mà tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh bà nắm sợi dây đưa võng cho chúng tôi ngủ tròn giấc để Má tôi có thì giờ làm bao nhiêu chuyện có tên cũng như không tên trong nhà hằng ngày.

Má tôi còn lại mười người con, thêm con của Chú là mười một, chị lớn nhất của tôi đã sáu mươi lăm và em út bốn mươi bảy. Tất cả chúng tôi đều được mang tên của loài chim và cùng có chữ lót là Phi. Ba tôi nói chúng tôi như một tổ chim, chim non xúm xít trong một tổ, đủ lông đủ cánh rồi thì bay xa. Chúng tôi đã bay xa, xa hơn Ba tôi nghĩ, bay vượt Thái Bình Dương!

Như bao nhiêu gia đình khác, sau ngày 30 tháng Tư quái ác: mất việc, mất dạy, mất học, ăn độn, buôn lậu gạo, thuốc lá, xăng dầu..., vượt biên bị bắt vô tù... gia đình tôi đều nếm đủ! Sau nhiều chuyến vượt biển, lần lượt em gái, con chú, chị và em trai tôi đã định cư ở Westminster.

Em gái đến Mỹ đầu tiên đã bảo lãnh Má tôi, lúc đó Ba tôi đã mất, khi còn sống ông nhất định ở lại VN để lo mồ mả ông bà! Rồi chị tôi, tôi và các em cũng đươc em gái lãnh đến Mỹ.

Má tôi được đến Mỹ, rồi được là công dân Mỹ, được hưởng mọi ưu đãi mà nước Mỹ đã rộng lượng dành cho người già. Đã qua rồi thời vất vả nuôi con, như lời một nhà tiên tri đã nói với Má tôi "hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai"! Rồi bà đã xuất gia, nhưng vì tuổi già nên không ở chùa mà vẫn sống ở nhà với chị và gia đình em gái tôi.

Công việc của bà bây giờ là tụng kinh, niệm Phật, trì chú và...chờ người đưa báo tới để đọc: Việt Báo, Viet Tide, Người Việt, Viễn Đông...Má tôi đọc không thiếu báo nào, trang nào. Tin tức nào hay, hấp dẫn hay chuyện nào đáng khâm phục thì Má tôi đọc lên để cả nhà nghe, rồi còn bình luận nữa! Má tôi rất hài lòng với cuôc sống hiện tại.

Xin tri ân nước Mỹ đã hào phóng đón nhận gia đình chúng tôi cũng như bao gia đình Mỹ gốc Việt khác.

Nhân mùa Vu Lan, chúng con xin cảm niệm ân đức mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát đã gia hộ cho đại gia đình Trần Phi, xin tri ân Má đã vất vả nuôi dạy chúng con, tri ân em gái, chị và em trai, là những người đã bơ vơ, vất vả đến Mỹ trước để các chị em đến sau có được ngày hôm nay.

TPO

Ý kiến bạn đọc
24/10/201307:00:00
Khách
Một người mẹ thật phi thường!Cầu chúc đại gia đình Trần Phi luôn được nhiều hạnh phúc và an lạc.Kính chúc mẹ của tác giả nói riêng và tất cả các bà mẹ mãi mãi được tôn vinh:Kỳ Quan Mẹ.
Cám ơn bài viết đầu tiên nhưng đầy ý nghĩa của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,107,208
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến