Hôm nay,  

Tháng Bảy, Đi Lễ Chùa Này

21/08/201300:00:00(Xem: 62965)
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về mùa lễ Vu Lan tại một ngôi chùa Việt trên đất Mỹ.
image001
Tác giả dưới chân tượng Quan Thế Âm chùa Lâm Tỳ ni.
Mùa lễ Vu lan nầy Phật tử và đồng hương tiểu bang tôi ở rộn ràng đón mừng lễ Vu lan trong đó có Đại lễ An vị Bảo tượng Quán Thế Âm tại chùa Lâm Tỳ Ni ở thành phố Lawrence.

Ngày trước chùa chỉ là một ngôi nhà với sân vườn nhỏ mà theo thời gian và sự đóng góp cúng dường của các Phật tử, các nhà hảo tâm nay đã là ngôi chùa khuôn viên rộng lớn, ngày càng được mở rộng thêm, khang trang cảnh sắc hơn. Bước vào sân chùa tôi nhìn thấy ngay những dãy nến vàng và tấm chiếu ngồi đã được sắp xếp thẳng tắp sẵn sàng cho đêm Hoa Đăng đốt nến cầu nguyện tối nay. Dưới các lều vải trắng xanh rộng rãi người người đang tìm chỗ ngồi cho buổi Pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa được mời từ Canada sang dự lễ An vị Phật. Pháp sư Pháp Hòa với lối giảng thật sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu. Thầy vừa giảng vừa minh họa bằng thơ, rồi thầy hát ca cổ, tân nhạc đều hay. Thầy tâm tính rất hoà đồng, vui vẻ, mọi người đều quí mến. Có cả đoàn Phật tử khoảng 200 người từ Canada cùng sang dự lễ. Người ở các tiểu bang lân cận nghe tin lễ có thầy Pháp Hòa giảng nên không ngại đường xa lái xe tới chùa dự lễ.

Ở gian lều ăn có nhiều người đang ăn uống ngon lành những món ăn chay nêm nếm rất vừa miệng nhờ tài nội trợ của Phật tử phụ nữ Việt tình nguyện nấu, làm giúp cho chùa. Tôi vào gian bếp, trời tháng Bẩy nắng chói rực, gian bếp nóng nực hơi người và lửa các lò gas. Vậy mà các Sư cô cùng các bà, các chị vẫn làm luôn tay, xào nấu liên tục những chảo, nồi lớn để cung cấp món ăn thức uống cho số lượng người thật đông đảo đến dự lễ suốt 3 ngày đêm. Thật là công đức, tấm lòng của nhiều người đóng góp cho ngày lễ của chùa và cho tha nhân.

Trên cao các dây đèn hoa sen đủ màu treo uốn lượn, trong hồ sen hoa sen vải nhiều màu có đèn cùng tô điểm thêm quang cảnh tòa tháp quanh tượng Phật Quán Âm. Một bác trai vẫn thường giúp bưng dọn đồ ăn, đưa giấy lau miệng, thu gom đổ rác ở chùa khác; đến chùa nầy bác cũng làm như thế. Gương mặt bác hiền lành, dễ mến. Kìa bác đang đỡ tay một cụ già đi đứng chậm chạp vào hàng ghế ngồi nghe thuyết pháp.

Tôi cảm nhận được không khí vui tươi khắp nơi, mọi người đang mong ngóng thầy Pháp Hòa từ Chánh điện xuống giảng pháp. Chỗ kia các cô đang chen chân chụp hình với ca sĩ Gia Huy trước tượng Phật Quán Âm. Các thầy tu ở chùa cùng góp vui bằng giọng ca trẻ trung, khỏe khoắn những bản nhạc thịnh hành mà mọi người ưa chuộng. Tôi thích đến chùa, được nhìn thấy những nụ cười trên môi Phật tử, được nghe lời nhẹ nhàng ái ngữ với nhau, mời nhau cùng ăn món ăn chay thơm ngon, chia cho nhau những Dvd, Cd giảng Pháp, những gương mặt chào vui thân thiện, hỏi thăm nhau cuộc sống của đồng hương.

Đêm Hoa Đăng, hơn một ngàn ngọn nến được đốt lên cùng lời kinh niệm cầu cho an lạc chúng sanh -hòa bình thế giới. Trong tiếng chuông trống trầm hùng, tiếng khánh ngân vang, tiếng cầu nguyện chú niệm của các bậcTăng Ni từ khắp nơi tụ hội về hòa trong tiếng đọc kinh của toàn thể Phật tử ngồi nghiêm trang cùng dự lễ, bên những ánh nến lung linh. Lòng chợt cảm xúc dâng trào như được hòa quyện trong một không khí thiêng liêng của muôn tâm trí đồng cảm ước nguyện. Một khung cảnh tuyệt đẹp của ngàn ánh nến trong đêm Hoa đăng như tỏa lan ra đất trời, soi sáng tâm hồn người dự lễ để hướng thành tâm cầu nguyện cho cuộc sống với những mục đích cao cả của con người chân thiện.


Không gian thật yên ắng, có thể nghe cả tiếng gió nhẹ lướt qua ngọn cây, tiếng đập trái tim mình trong những phút tĩnh lặng vô cùng. Tất cả cùng lắng lòng cầu mong Phật gia hộ cho dân tộc, đạo Pháp trường tồn, an lạc và hạnh phúc cho loài người. Ca sỹ Gia Huy trong áo dài lễ cất tiếng hát cao vời hát một bài Phật ca, vang vọng cả khoảnh trời đất đêm đen, nghìn nến đẹp như sao. Tiếp theo là đến một em bé khoảng tuổi lên 10 hát một bài hát Việt cũng rất hay và rõ.

Phật giáo Việt nam đã đóng góp vào khía cạnh đa văn hóa của nước Mỹ. Nơi đây, miền đất của tự do -tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do sống nơi mình thích, tự do phát triển nỗ lực làm những điều mình hoài vọng. Những ngôi chùa đã được dựng lên như thế trên khắp các tiểu bang của Hoa kỳ tôn trọng tự do tín ngưỡng, cho giấc mơ hạnh phúc bình an của con người.

Bảo tượng Phật Mẹ hiền Quán Thế Âm cao 27 feet đã được một Phật tử tên Ân cúng dường với số tiền 50 ngàn đô la mà bà đã dành dụm được bao năm ở Mỹ. Pho tượng được thầy trụ trì Thích Nhuận Bình của chùa Lâm Tỳ Ni chọn mẫu, đặt khắc ở Bình Dương rồi được một công ty Mỹ vận chuyển từ Việt nam sang Massachusett trong suốt 2 tháng rưỡi du hành trên đại dương. Khi pho tượng đá hoa cương Phật Quán âm tỏa vẻ đẹp dịu hiền với đài sen điêu khắc sắc nét đã được đặt vào vị trí định chọn ở chùa Lâm tỳ ni thì thầy Bình thấy cần xây thêm tháp đài và hồ sen. Thế là Phật tử tiếp tục cúng dường quyên góp để hoàn tất cả tháp và hồ sen để hôm nay là ngày đại lễ An vị tuợng.

Gia Huy -giọng ca nam đẹp, mạnh mẽ, được yêu mến từ lâu, anh đã chuyển sang chọn hẳn con đường Tâm ca. Những bài hát về Phật giáo, về mẹ, về cha được anh hát hết lòng, sức truyền cảm tuyệt hay không thua gì các bài tình ca hay nhạc trẻ.

Buổi sáng chủ nhật là ngày lễ chính thức An vị tượng Phật Quán Thế Âm, có các vị dân cử của thành phố đến dự, đọc cảm tưởng và chúc mừng. Trước khi lên đọc diễn văn họ đều cúi đầu chắp tay đảnh lễ tượng Phật ở lễ đài Hội trường và ở sân lễ chính thật là trang nghiêm và tôn kính. Sau khi làm lễ chào cờ và hát Quốc ca Mỹ -Việt, và xong phần đọc diễn văn, phát biểu của các Hòa thượng cùng lời cảm tạ ân tình đóng góp công của tất cả mọi người dành cho ngày lễ thì đoàn Sư Tăng Ni tiến đến lễ đài trước tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm và long trọng dâng cúng lễ bái Phật. Những hàng cờ Phật giáo rực rỡ trong nắng hạ chói ngời. Mọi người vây quanh sân lễ cùng dự thật đông đúc nhưng trật tự. Một lần nữa tiếng hát Gia Huy lại cất lên ca mừng ngày vui...

Buổi đại lễ An vị đã hoàn mỹ, tôi ngước lên nhìn gương mặt Phật Quán Thế âm sáng rỡ trong nắng hè. Những đám mây trắng nhởn nhơ bay làm đẹp khung trời xanh sáng nay. Tâm hồn tôi nhẹ như mây. Thực sự đạo Phật đã đi vào đời, trở thành một phần trong đời sống tâm linh, tinh thần của người Việt nam nơi đất nước mênh mông này. Ngôi chùa cũng là nơi đã góp phần gieo cho tôi và mọi người hạt giống của tình thương và trí huệ. Ngôi chùa ôi thật thân thiết:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông", đúng như thơ Huyền Không - bút hiệu của Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Mãn Giác - từng viết. Vị tì kheo thi sĩ của Phật Giáo Việt Nam đã ra đi từ lâu, nhưng thơ từ quê xưa của Hoà Thượng vẫn sống với mái chùa Việt dù bất cứ nơi nào. Tháng Bẩy, đi lễ chùa, tôi nhìn, tôi nghe, và tìm thấy trong tâm của chính mình niềm an vui, hi vọng, cả niềm tin trong cuộc sống nhiều lo toan, căng thẳng, muôn hướng cám dỗ, dễ lạc đường này.

Xin hướng lòng biết ơn và cầu an đến mọi mái chùa trên mặt đất và kính chúc quí vị mùa Vu Lan an lạc.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
22/08/201301:55:58
Khách
Rất hay và cảm động. Nhớ Mẹ quá ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,945,168
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.