Hôm nay,  

Nước Mắt Quê Hương

19/08/201300:00:00(Xem: 145695)

Bài số 3986-14-29386vb2081913

Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả góp cho giải thưởng năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ năm của Bà.

oOo 

Ai đã có một tâm hồn thơ để đặt tên cho một thứ nước uống gây nghiện gọi là rượu đế với một cái tên mang tình tự dân tộc “nước mắt quê hương”? Người miền Nam gọi là rượu đế, miền Bắc gọi là rượu cuốc lủi .Thời thực dân Pháp cai trị Đông dương, chính phủ Pháp độc quyền kinh doanh rượu gọi là rượu ty. Ty có nghĩa là công ty (company d’alcohol). Người Việt nam lúc bấy giờ muốn bán rượu phải xin một cái môn bài, gắn một cái bảng đồng chữ “RA”(Regie d’alcohol) được ưu tiên bán rượu cho công ty nấu rượu của nước Pháp ở Đông Dương (Societe Francaise des Distilleries de L’ indochine).
Người Việt mình có tinh thần dân tộc, không vùng lên chống Pháp bằng vũ khí trong các phong trào Văn thân, Duy tân..thì chống một cách…tiêu cực (!) trong mặt trận kinh tế: nấu rượu lậu. Nấu rượu lậu vừa là một nghề nuôi sống bao nhiêu gia đình và để cạnh tranh với món hàng béo bở mà chế độ thực dân cai trị luôn luôn nắm độc quyền. Rượu của họ chất lượng hơn rượu “ty”. Họ phải dấu xa nhà, phủ bằng cỏ tranh là một thứ cỏ cọng dài hay cỏ đế (Kans grass) là một loại cỏ cao khoảng 3 mét. Khi thấy nhân viên nhà nước đi khám xét rượu lậu để tịch thu, họ dấu trong các cánh đồng, lấy cỏ đế phủ lên, có lẽ vì thế thứ rượu chui này có tên là rượu đế chăng? Miền Bắc cũng có một thứ rượu làm bằng gạo như rượu đế nhưng có tên nghe như tên dịch từ tiếng nước ngoài, rượu cuốc lủi.Có nhiều cách giải thích về cái tên này. Cuốc là tên con vật giống như gà. lủi có nghĩa là trốn chạy, tránh né.Thời thực dân Pháp cai trị, rượu là hàng quốc cấm nên ai bán rượu là phạm pháp, phải bán chui nghĩa là vừa bán vừa “lủi” như “cuốc” sợ bị bắt. Một giải thích khác, “cuốc” là do đọc trại từ chữ “quốc” mà ra, muốn ám chỉ đây là thức uống quốc hồn quốc túy của quê nhà. Một giải thích khác nữa là để phân biệt với rượu quốc doanh do nhà nước Cộng sản quản lý. Dù giải thích thế nào đi nữa, đế hay cuốc lủi vẫn là hợp chất hữu cơ trong hóa học, một chất uống có chứa “cồn”(alcohol) hay “etylic” được chế biến dưới nhiều loại, mùi vị khác nhau nhưng mùi vị chính vẫn là mùi vị … “quê hương”. Còn “nước mắt”? Trong thơ văn, có những người uống rượu, khi say coi trời đất không ra gì chẳng hạn như cụ Tản Đà: 

“Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay,
ai cười.”

Có những bài vè nói về dân nhậu, khi say tưởng mình là con ông trời “ Nhìn lên cây bưởi còn non. Mấy thằng uống rượu là con Ngọc hoàng” cho nên theo tôi, Ngọc hoàng ngán ngẩm vì ở thế gian tham nhũng tràn lan, đạo lý suy đồi, tình người điên đảo… giới trẻ Việt nam bây giờ nhậu nhiều quá, “sáng say chiều xỉn” thành một thứ “quốc nạn”…Cám cảnh vì tương lai đất nước, dân tộc nên “Ngọc hoàng ngồi tít ngai vàng” “Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi”. Có lẽ vì thế rượu đế là tiếng lóng, còn có tên gọi rất văn chương “nước mắt quê hương” chăng?
Bàn về “nước mắt quê hương”, có nhiều loại nào là rượu nếp Bắc, nếp cẩm, nếp than, rượu cần, rượu nếp nương, cơm rượu…Tôi không phải là tửu đồ của Lưu Linh nhưng cũng nếm qua các hương vị này. Rượu nếp Bắc, nếp cẩm hay nếp than là loại rượu làm từ nếp nấu chín như xôi, ủ với men, đậy kín .Có hai loại nếp, có nếp màu đỏ tím hoặc màu vàng. Nếp nấu chín được rải trên một cái rổ có lỗ để chất bột trong nếp biến thành chất đường. Nhờ tác dụng của men, chất rượu sẽ tiết ra và rỉ từ từ xuống một cái thau hứng ở dưới.Thời gian ủ từ 3 đến 5 ngày hay một tuần. Người Việt nam có tục lệ ăn rượu nếp vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch gọi là để giết sâu bọ. Rượu nếp này nhai lâu, thấm hương vị ngọt của chất nếp và mùi thơm nhẹ của chất rượu, ăn nhiều có thể “mơ màng”, lảo đảo chút xíu. Nếu muốn làm thành rượu, phải để lâu hơn cho nếp thật “ngấu”, nếp sẽ rục , tơi ra và cho nhiều rượu hơn.
Ở Tây nguyên có rượu cần là loại rượu công thức làm cũng giống như trên, nếp hoặc gạo là chính có khi họ làm bằng bắp, thêm vào một số lá cây, uống tập thể, chuyền nhau qua một cái ống trúc dài. Cách uống chung này dị ứng với một số người trong đó có tôi. Sống quen ở xứ Mỹ, người Mỹ xài vật dụng bằng giấy, xài xong rồi bỏ, đỡ mắt công rửa, vật dụng cá nhân dùng riêng nên nếu du lịch ở vùng Tây nguyên, được mời uống rượu cần để cùng …ngậm chung cái cần trúc không lấy gì làm vệ sinh và khoái khẩu lắm, nên từ chối lấy lý do không biết uống rượu là an toàn nhất. Sau này, cách uống có thay đổi. Mỗi người uống bằng một cái cần trúc riêng. Tuy nhiên trong bữa nhậu, có chút men rồi, chén chú chén anh, một khi đã “dô” “dô”, còn đâu phân biệt cái nào của anh, cái nào của tôi, chẳng ai quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân nữa.
Ngoài ra còn có rượu nếp nương của đồng bào thiểu số sống ở miền núi, họ trồng lúa trên nương rẫy, lấy nếp, gạo làm rượu. Có một thứ rượu các bà các cô rất thích gọi là cơm rượu. Đó là những viên tròn làm bằng nếp trắng cách làm cũng giống như làm rượu nếp nhưng thời gian ủ cho lên men ngắn hơn,hương vị rượu thơm , nhẹ , ngọt vì phải pha thêm nước đường, ăn với xôi vò hoặc ăn chơi tráng miệng thay trái cây cũng đạt lắm.
Bàn về “nước mắt quê hương”, thử liếc qua bên kia hòn đảo nhỏ có một dân tộc sản xuất một thứ rượu mà tửu đồ người Việt chê là không hợp khẩu vị đó là rượu sa-kê (Sake) của người Nhật. Rượu sa-kê giống như rượu đế Việt nam làm từ gạo nhưng gạo của họ là gạo đặc biệt, hạt to, chắc, đánh bóng cho ra bớt chất “protein” và chất dầu. Cách chế biến rượu sa-kê cũng cùng phương pháp biến chất bột thành chất đường dưới hình thức lên men. Đa số người Nhật thích uống rượu sa-kê hâm nóng cho nồng độ rượu tăng lên và thường uống theo thời tiết. Rượu sa-kê có khoảng 80 loại, uống trong từng chung nhỏ gọi là “choko”. Rượu sa-kê thường được dùng với món “sashimi” hoặc “sushi” (cá sống). Vào mùa hè, rượu sa-kê được uống lạnh và dùng với thức ăn chua và ngọt. Trong khi độ cồn của rượu đế từ 18% đến 25%, độ cồn của rượu sa kê từ 18% đến 20%, dân nhậu vẫn khoái “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không phải vì độ cồn nặng hay nhẹ mà vì tình tự dân tộc, “đế” hay “cuốc lủi”đã trở thành chất cay của hương vị quê nhà. Con số khoảng 40 loại “nước mắt quê hương” được sản xuất ở Việt nam là một bằng chứng về phong trào “nhậu” càng ngày càng đi lên, tỷ lệ nghịch với nếp sống văn minh và đạo đức của xã hội Việt nam càng ngày càng đi xuống.
Nhìn lên phía Bắc, sống bên cạnh một anh khổng lồ luôn luôn có tham vọng bá quyền, bị nô lệ cả ngàn năm mà dân Việt vẫn tồn tại và giữ được bản sắc của mình mặc dù bị ảnh hưởng về văn hóa bởi vì:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”… (Lý Thường Kiệt) 

“Đất Nam vua Nam ở. Sách Trời đã định thế ”. Dân Việt vẫn theo gương Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” cho nên về mặt ẩm thực, người Việt vẫn thích nhậu đế và cuốc lủi hơn là… Mao đài. 
Đây là tên một loại rượu quốc hồn quốc túy của dân tộc tự nhận mình là “thiên tử”. Rượu Mao đài trùng họ “Mao” với vị lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1945, Mao Trạch Đông từ Diên an bay đến Trùng khánh để gặp Tưởng Giới Thạch thành lập “Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất” chống Nhật. Hai ông ký “ Hiệp định song thập” ngày 10 tháng 10 năm 1945. Trong dịp này, Tưởng Giới Thạch chiêu đãi Mao Trạch Đông bằng thứ quốc tửu Mao đài. Rượu này có từ đời nhà Thanh, xuất phát từ thị trấn Mao đài , huyện Nhân hoài, tỉnh Quý châu bên bờ sông Xích thủy. Rượu này làm từ cao lương, đậu nành, tiểu mạch, men làm từ lúa mạch. Người Mao đài thuở xưa làm rượu Mao đài phải hạ thổ 4 mùa xuân , hạ, thu, đông cho điều hòa âm dương sau đó chôn xuống đất 18 năm. Tục lệ của người Trung quốc, khi con trai đến tuổi đội mũ, con gái đến tuổi cài trâm, họ đào rượu lên , dùng rượu làm lễ cúng tổ tiên mừng cho con cái được 18 tuổi là tuổi trưởng thành. Ngày nay, trung bình rượu hoàn thành trong thời gian 3 năm , độ cồn từ 33% đến 53%, hương vị được khen là độc đáo, thanh, nhẹ , không nhức đầu, gắt cổ, chất rượu trong vắt.
Thật ra Mao đài nổi tiếng nhờ những sự kiện chính trị như Quốc trưởng Chu Ân Lai dùng rượu này đãi các vị quốc khách. Năm 1972, trong chuyến công du Trung quốc, Mao Trạch Đông đã dùng rượu này để tiếp Tổng Thống Mỹ Richard Nixon. Năm 1915, tại hội chợ Panama tại California, Mao đài được huy chương vàng, xếp vào một trong ba nước nổi tiếng sản xuất rượu “cognac” và “whisky” như Pháp và Anh. Mao đài còn được gọi là “quốc gia chi bảo”, thị trấn Mao đài được gọi là “mỹ tửu chi địa”. Được biết thương hiệu Mao đài được nhập qua Việt nam và quảng cáo rùm beng nhưng người Việt có chút tinh thần dân tộc, chỉ nghe tên thương hiệu đã không muốn… mua thử uống chơi rồi. Âm hưởng “Mao” của cuộc Cách mạng văn hóa làm chết oan cả triệu người vẫn là một vết nhơ , một sự sai lầm về chánh trị trong lịch sử Trung quốc. Dân nhậu Việt nam ít uống Mao đài, chỉ nếm qua cho biết mùi vị chứ không sính với rượu này một phần vì rượu này mắc tiền hơn rượu đế, phần khác vì “Chú Ba” nổi tiếng làm đủ loại hàng giả, hàng “nhái”, pha chế các thứ hóa chất độc hại miễn là thu lợi nhuận. Âu cũng là luật giang hồ, mình làm hàng giả giỏi, có người làm siêu đẳng hơn. “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” nếu không thì “Gậy ông đập lưng ông”. Có thời gian báo chí Việt nam đăng tin rượu Mao đài giả giống như thật tràn lan trên thị trường, dân nhậu còn không phân biệt được thứ nào giả thứ nào thật. Sữa cho trẻ con là thức uống, nuôi sống những mầm non, tương lai của đất nước còn không an toàn, bị pha chế hóa chất huống gì rượu đã là chất độc hại, khi làm giả, họ ngại gì mà không thêm vào các chất độc hại khác để sinh lợi. Cho nên dân nhậu bình dân sính hàng nội địa như đế và cuốc lủi vừa rẻ tiền vừa an toàn là phải.
Dân tộc Đại hàn cũng có một thứ đế gọi là “Soju”. Rượu này làm bằng gạo có khi làm bằng lúa mì, lúa mạch, khoai lang, bột sắn…Lịch sử kể rằng người Mông cổ lấy công thức làm rượu từ người Ba tư và mang kỹ thuật này đến Đại hàn. Năm 1950, sau khi giành độc lập từ Nhật và trong thời chiến tranh, Đại hàn thiếu gạo nên chánh phủ khuyến khích dân làm rượu pha trộn với các loại ngũ cốc khác. Sau này, giới trẻ Đại hàn thích uống “Soju” pha với các loại trái cây như táo, chanh…Người sành rượu so sánh “Soju” với “Vodka” nhưng thật ra “Soju” thanh nhẹ và ngọt hơn mặc dù từ ngữ “Soju” có nghĩa là “burned liquor” (rượu nồng). Có khoảng 80 loại rượu , “Jinro” và “Lotte” là hai loại đế Đại hàn nổi tiếng nhất , độ cồn của nó vào khoảng từ 16% đến 40%. Cách uống rượu của người Đại hàn cũng là một truyền thống văn hóa ẩm thực.Tự mình rót rượu bị xem là không lịch sự và sẽ bị lấy vợ…xấu! Người nhận phải nâng ly rượu bằng hai tay. Người rót rượu ở cấp bực thấp hơn về tuổi tác, địa vị, phải dùng một tay nâng ly rượu còn tay kia co lại đặt trên ngực hoặc đỡ khuỷu tay để tỏ lòng kính trọng. Rượu rót phải uống cạn trước khi rót tiếp. Họ cũng có cách uống cùng một ly cho cả bàn hoặc uống thành từng cặp, mời nhau qua lại. “Soju” thường được uống kèm với món “Galbi”, người Việt nào cũng đều biết là món sườn bò Đại hàn , món “Buldak” giống như món gà sốt cay, “bossam” là món thịt heo gói bằng một loại lá nướng cháy vàng. “Soju” ngày nay là thức uống được phổ biến trên thị trường bia rượu quốc tế. 
Vừa rồi tôi mới “cưỡi ngựa xem hoa” khi bàn về rượu quốc hồn quốc túy của vài ông bạn hàng xóm láng giềng như Nhật bản, Đại hàn, Trung hoa. Quốc gia nào cũng có một thức uống độc đáo riêng. Hướng sang các nước Âu Mỹ, tuy là “tứ hải giai huynh đệ” nhưng lạc vào xứ nhậu của anh em bốn biển này e rằng rơi vào mê ly trận đồ. Chỉ cần kể sơ các loại như “whisky, cognac, champagne, volka”, vin, gin, rhum, bourbon, brandy, tequila…” mỗi loại có cả trăm thương hiệu, có những thương hiệu đã nổi tiếng từ khi tôi chưa sinh ra đời như “Johnnie Walker”, Hennessy, Remy Martin…” Không phải là đệ tử của Lưu linh nên tôi không dám lạm bàn, chợt nghĩ thay vì bàn về rượu, ta thử bàn về…bia, thứ nước uống phổ thông trên toàn thế giới.?
Có một cặp tình nhân mới yêu nhau, nàng muốn tìm hiểu về chàng nên thủ thỉ hỏi chàng về mục “tứ đổ tường”:
-Anh có…cờ bạc không?
-Chỉ 50%… bạc chứ không có cờ.
-Anh có…trai gái không?
-Anh chỉ 50%…gái chứ không có trai.
-Anh …hút sách không?
-Chỉ 50%… hút chứ không có sách.
-Anh có rượu chè không?
-Cũng chỉ 50%…rượu chứ không có chè.
-Thế anh có…bia bọt không?
-À, cái này thì anh có, vừa bia vừa bọt. Uống bia phải có bọt em ạ.
Không biết sau khi thật thà khai báo thế này, đoạn kết của chuyện tình này đi đến đâu?
Tôi còn nhớ có xem một tiết mục quảng cáo đã lâu, một anh chàng tay cầm ly bia vàng óng, miệng cười tươi, chung quanh môi là bọt bia trắng xóa như tuyết. Chàng có bộ râu và ria phủ bằng bọt bia. Mục quảng cáo thật là ấn tượng nhất là vẻ mặt “phê”của chàng như người đi ngoài nắng, hớp một ngụm bia ướp lạnh, bọt bia sủi lăn tăn thành các hạt tròn tròn nho nhỏ như bong bóng trên môi chàng.Tác dụng của quảng cáo thật là không thể nghĩ bàn!
Sau nước lọc, nước trà, bia là một thức uống phổ thông đứng hàng thứ ba. Kỹ nghệ bia là một “global business”, một thương vụ toàn cầu với các siêu công ty lừng danh trên thế giới.
Về mặt lịch sử, bia có từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nồng độ cồn của nó từ 6 % đến 12%. Bia là một hợp chất gồm mạch nha, men, hoa bia (hops) và nước. “Heineken” là một thương hiệu bia nổi tiếng của Hòa lan với quá trình lấy chất mạch nha từ lúa mạch thu hoạch vào mùa hè vì mùa này, hạt lúa chắc, nhiều “protein”. Nước có chất khoáng chiếm 95%. Hoa bia là chất tạo hương vị đắng và giữ bọt lâu. “Heineken” chọn hoa bia từ những hoa cái trồng ở đất hữu cơ để bia có màu vàng sáng. Men bia là chất tạo ghiền, được bảo quản kỹ. Hiện nay, “Heineken” có 116 nhà máy trên thế giới mỗi năm tiêu thụ hơn 8 tỷ chai tương đương 25 vòng quanh đường xích đạo.


Bia Đức nổi tiếng ngon như “Dab” “Bitbuger”.Trong kỷ lục “Guiness” ghi rằng thành phố Munich ở Đức là thành phố có 4 cái nhất về bia. Đây là thành phố có nhà máy sản xuất bia lâu đời từ thế kỷ thứ 11, thành phố có quán bia có thể chứa 5500 chỗ ngồi, có trường đại học …bia duy nhất cấp bằng cử nhân ,tiến sĩ tốt nghiệp ngành bia và có lễ hội vào tháng 10 hàng năm thu hút hàng triệu những tâm hồn đồng điệu về tham dự. Ngoài bia Đức còn có bia Nga “Bochka”, bia Nhật có “Sapporo”, “Asahi”, bia Anh có “Fuller’s”,bia Mễ có “Corona”, bia Úc có “Lucky beer”, bia Lào có “Beerlao”, bia Việt nam có “Tiger”, “33”…Dân sành nhậu và có tiền ở Việt nam chuộng “Heneiken”vì hương vị nhẹ, ngon, uống nhiều không sợ nhức đầu.


Bàn về rượu ở xứ Mỹ, có huyền thoại về Earnest Gallo người Mỹ gốc Ý làm chủ tài sản hơn 1 tỷ đô la, có thương hiệu sản xuất rượu vang đứng hàng thứ hai trên thế giới.Ông xuất thân từ gia đình lao động, cha làm công nhân phân phối rượu bia ở các tiệm rượu, mẹ trồng nho, bắt đầu bằng nghề cất rượu có tính cách gia đình với 2 người em. Ông bắt đầu sự nghiệp sản xuất rượu năm 1933, đã từng làm ăn thua lỗ phải vay tiền của mẹ vợ để tiếp tục công việc kinh doanh. Sau khi chứng kiến bi kịch gia đình, vì làm ăn thất bại , cha giết mẹ rồi tự tử, ông vẫn quyết tâm đứng vững, xây dựng thương hiệu “E & J Gallo Winery” hiện nay có hàng trăm chi nhánh trên thế giới, có khoảng 10.000 ha trồng nho ở quận Sonoma , sản xuất 2 triệu chai mỗi ngày với những thương hiệu nổi tiếng như “Louis M Martini”, “Thunderbird”, “Bella Sera”, “E & J Brandy”... “Chivas Regal” là một trong mười thương hiệu rượu Mỹ được xếp hàng đầu thế giới bên cạnh “Johnnie Walker” (Mỹ), “Martini” ( Ý), “Henessy” (Pháp) “Captain Morgan” (Mỹ), “Smirnoff” (Nga), “Absolut” (Thụy điển), “Jack Daniel” (Mỹ).
Về bia, “Coors” là tên thương hiệu bia được xếp hàng thứ nhì ở xứ Mỹ, chủ nhân là di dân người Đức Adolph Coors thành lập từ năm 1873, tổng hành dinh ở Golden Colorado.Tháng 10 năm nay, Đại lễ hội bia Mỹ ( Great American beer Festival) sẽ tổ chức 3 ngày tại Denver Colorado. Hơn 300 hãng bia đặc sản của Mỹ không thể
thuê chỗ vì số lượng tham dự quá đông. Ngoài thương hiệu “Coors” còn có thương hiệu “Anheuser-Busch” là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nhất của Mỹ. Eberhard Anheuser là tên của một “partner” mua lại cổ phần của một hãng sản xuất rượu chủ nhân là người Mỹ gốc Đức George Schneider. Con rể của Anheuser là Adolphus Busch là người di dân Đức , cưới con gái Anherser, sau này cùng với bố vợ điều hành công ty bia lấy tên hai người , bia “Anheuser-Busch” có tên thương hiệu nổi tiếng là “Budweiser”. Các ông trùm bia ở xứ Mỹ này gốc đều là người Đức, quê hương nổi tiếng về bia. Họ mang dòng máu bia trong người, đến lập nghiệp và thành công ở xứ Mỹ là xứ có nhiều cơ hội cho những ai có ước mơ làm giàu.
Bàn chuyện bia rượu làm tôi nhớ đến Quốc, cậu em họ vượt biên qua Mỹ năm 1980. Chú thím tôi có 3 anh con trai và một cô con gái đặt tên theo vần “Nam, Quốc, Sơn, Hà”. Chú Thím già yếu, bệnh nhiều nên anh Nam ở lại chăm lo cha mẹ, 3 đứa em đi theo diện người Hoa. Sang đến Mỹ, 3 anh em định cư ở Milpitas, vừa đi học vừa đi làm. Quốc làm ca đêm ở một tiệm “liquor”. Lúc đó tôi còn ở Việt nam được tin Hà báo về cho anh Nam biết Quốc bị bắn chết tại tiệm rượu trong lúc đang làm việc.
Tin này anh Nam đau khổ quá nhưng phải dấu Chú Thím tôi vì hai ông bà đều bị bệnh cao huyết áp. Anh chị Nam và các bà con chúng tôi âm thầm lên chùa làm lễ cầu siêu cho Quốc. Sau này khi sang Mỹ gặp Hà, Hà kể Quốc chết rất tội nghiệp. Khoảng 12 giờ khuya, một người Mỹ đen cầm súng vào tiệm dí Quốc và một người Mễ làm trong tiệm bắt nằm xuống đất rồi vơ hết tiền. Khi lấy tiền xong, tên Mỹ đen đang định rút lui, thấy Quốc ngóc đầu dậy bò đến chỗ quầy, tên Mỹ đen bắn 4 phát vào đầu Quốc, máu chảy lênh láng, óc văng tung tóe.Tên sát nhân chỉ nhắm bắn vào Quốc còn người Mễ kia sợ quá nằm im, nhờ vậy mà thoát nạn. Cái chết tức tưởi, oan ức của Quốc cho đến bây giờ vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Hà kể đã nhiều lần Hà khuyên Quốc nghỉ làm ở tiệm rượu vì đêm khuya có nhiều nguy hiểm. Người Việt nam mới qua siêng năng, không nề hà, làm đủ thứ việc lao động như gác -dan, cắt cỏ, làm vệ sinh ở các công sở, bán xăng, bán ở tiệm rượu, bán hàng ở chợ, nấu cơm tháng, coi trẻ, cắt chỉ, may… miễn sao có tiền ăn học, sinh sống hoặc giúp gia đình còn ở lại Việt nam. Các cây xăng và các tiệm rượu mở 24/24 là hai mục tiêu bọn cướp thường nhắm vào vì có tiền mặt. Quốc biết nhưng vì cần tiền để ăn học nên bất chấp sự nguy hiểm. Có lần Quốc than với Hà đi làm ban đêm cực quá vì mất ngủ, ban ngày đi học ngủ gà ngủ gật trong lớp nên nói với Hà ráng làm hết tháng rồi xin nghỉ. Quốc mất vào ngày cuối tháng sau khi nói với chủ xin thôi việc từ tuần trước.
Hà vừa khóc vừa kể rằng lúc mới qua, người Việt nam ít, không có thông tin nhiều, không ai chỉ cho kinh nghiệm đi làm ở tiệm rượu, rủi như nếu gặp cướp phải đối phó thế nào. Nếu lỡ gặp cướp phải nằm yên, đừng tỏ thái độ gì chống cự hay phản ứng, tiền mặt có bao nhiêu cứ để chúng lấy hết thì còn mạng. “Của đi thay người”. “Của” đây cũng chẳng phải là của… mình.
Cái chết của Quốc ám ảnh tôi một thời gian dài. Mỗi lần xe chạy ngang qua các tiệm “liquor” vào ban đêm, tôi liên tưởng đến các tiệm rượu ở xứ Mỹ là một trong những nơi không an toàn. Tôi nghĩ đến những người bán hàng trong tiệm thật là tội nghiệp. Họ là hình ảnh Quốc vì miếng cơm manh áo đành phải chấp nhận sự rủi ro không biết đến với mình lúc nào. Cậu em Quốc hiền lành, vô tư và ngoan nhất nhà của họ nhà tôi, cả đời không biết đến một giọt rượu hay một ly bia, chấm dứt 28 tuổi xuân trong một tiệm rượu.
Nói về bia rượu, tôi không quên anh Dũng người bạn nghèo qua Mỹ theo diện HO 7. Ở lứa tuổi gần 60, bệnh hoạn, không biết sinh ngữ, hai bàn tay trắng, con còn nhỏ, anh sống nhờ bà vợ chịu khó làm nghề cắt chỉ và trợ cấp của chính phủ. Vì không có tiền mua xe hơi ngay cả một chiếc xe cũ, anh đạp xe vòng quanh khu Bolsa tìm việc hoặc gặp bạn bè trao đổi vài câu chuyện phiếm đỡ buồn. Anh này có tính gàn, nhiều mặc cảm. Mỗi lần nhìn anh dắt xe về dưới cái nắng chói chang, không có mũ bảo hiểm mà chỉ có cái mũ vải trên đầu, tôi hết sức ái ngại nhắc anh nên đội mũ, lần nào anh cũng lắc đầu trả lời: “Không cần đâu chị, tôi quen mưa nắng rồi” Tôi thuyết phục anh: “Nhưng còn cảnh sát”. Anh cười cười: “Tôi chẳng có gì để nó phạt cả, trên răng dưới… dế, mắc công viết giấy phạt ”. Tôi kiên nhẫn lần chót : “ Còn tai nạn, anh có muốn làm khổ vợ con không”. “Nhập gia tùy tục” anh ơi. Sống ở Mỹ, anh phải thích nghi với đời sống Mỹ chớ!”
Tôi ngỏ ý muốn tặng anh một cái mũ bảo hiểm, anh từ chối cám ơn. Một hôm,vợ anh đến tiệm chỗ tôi làm, báo tin anh bị tai nạn. Một người lái xe đụng anh té xuống đường, chiếc xe bẹp dí, anh chết tại chỗ trước khi chở vào nhà thương. Hiện giờ thi thể anh đang ở nhà quàn. Chị vừa kể vừa khóc. Lúc ấy trời đã về chiều, tai nạn xảy ra ở một quãng đường vắng, tài xế “hit and run”, đụng xong bỏ chạy mất nhưng rất may có một người Mỹ già thấy vậy rượt đuổi theo, ghi được số xe và báo cảnh sát. Cảnh sát truy lùng kẻ sát nhân là một người Mễ say rượu trong lúc lái xe.
Sau cái chết thảm thương của bạn, tôi có ác cảm với những ai say rượu lái xe. Xứ Mỹ phạt rất nặng về tội “dui”, giết người một cách vô ý thức này.Sau đó tôi không còn gặp chị để hỏi thăm người Mễ say rượu kia bị tù tội như thế nào và chị có được bồi thường hay không vì chị dọn nhà đi tiểu bang khác.
Cái chết của cậu em tôi là một vụ giết người cướp của và người bạn là một tai nạn giao thông tuy khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ xảy ra cho những người Việt nam không có kinh nghiệm sống cũng như không thích nghi với đời sống ở xứ Mỹ trong bước đầu lập nghiệp.Sau này, khi những trường hợp bị cướp ở ngân hàng,tiệm rượu, trạm xăng tiệm kim hoàn… xảy ra khá thường xuyên trong cộng đồng người Việt, những người bà con qua Mỹ trước chỉ bày cho chúng tôi, những người đến sau một kinh nghiệm xương máu (gọi là xương máu vì có súng, đạn, có chết chóc) đó là bất động, không nên có một cử chỉ hay hành động gì di chuyển, khác thường làm cho bọn cướp phản ứng nhắm mục tiêu vào mình. Hãy để cho đối phương lấy tất cả những gì chúng có thể lấy được. Nếu chúng bỏ chạy, cảnh sát sẽ có bộ phận rượt đuổi, truy lùng, theo dõi, điều tra.
Trong trường hợp này, câu hỏi phải làm gì khi gặp cướp dí súng đe dọa. Theo tôi, câu trả lời “không”, không chống cự, không phản ứng, không làm gì cả, chỉ bình tĩnh mà …run thôi có lẽ là câu trả lời khôn ngoan nhất. Thành ngữ “của đi thay người” là câu trả lời sáng suốt nhất cho câu hỏi sinh mạng con người quý hay của cải quý, có nên tiếc của hay không?
Thỉnh thoảng trên đường phố, tôi hay bắt gặp vài ông gầy gò lái xe đạp không có mũ bảo hiểm (helmet). Dám chắc đó là những người đồng hương Việt nam mới qua còn khó khăn chưa có phương tiện mua xe hơi. Tôi không thể dừng lại để nhắc nhở họ hãy đội mũ vào vì nếu xui, cảnh sát bắt được sẽ bị phạt và rủi khi gặp tai nạn như người bạn của tôi, cái đầu sẽ là bộ phận tổn thương trước nhất, nếu không chết ngay cũng nằm lây lất, kéo dài đời sống thực vật. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hay cài giây an toàn là thói quen tốt trong đời sống Mỹ. Cái mũ tuy là vật nhỏ nhưng sự ích lợi và cần thiết của nó khi gặp tai nạn quả là không nhỏ. Ngược lại nó có thể gây hâu quả tai hại không lường, đó là sinh mạng của một con người
Bàn về bia rượu, các tửu đồ cũng nên biết một chút khoa học thường thức về sức khỏe khi uống rượu bia.Thực ra uống một ly nhỏ rượu vang trong bữa ăn giúp cho tiêu hóa tốt. Bia cũng vậy, một ngày “chơi” một hoặc hai chai bia là đủ vì trong bia có men, có vitamin B, có protein…giúp cho xương, tóc, móng cứng và khỏe.Tuy nhiên nếu bắt chước như cụ Tản Đà biết lời vợ can là đúng nhưng cụ vẫn: 

Quái! Say sao say mãi thế này
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh

thì “lợi bất cập hại”, bụng sẽ to, thân thể béo phì, tinh thần trì trệ. Hậu quả của sự nghiện bia rượu thật là tai hại, không nói ai cũng biết gây ra bệnh xơ gan rồi đưa đến ung thư gan.
Khi uống bia, các tửu đồ thường dùng “ mồi” là các loại hải sản nhiều chất đạm và vitamin B. Các chất này khó thải, ứ đọng dễ gây ra bệnh “gao” còn gọi là thống phong, các đốt ngón tay, ngón chân, đầu gối hành nhức đến “thấu trời ông địa”.Ngoài gan, bia còn là chất vừa hấp thụ vừa phân giải thuốc cho nên dễ gây tác dụng phụ trong các bệnh khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, sỏi thận…Bia có chất “cacbon dioxide” giúp giải khát nhanh, bù nước cho nên người sành điệu uống liền, để lâu bia sẽ đắng và hết bọt mất ngon. Khi uống bia nên ăn một chút gì, đừng để bụng trống. Khi uống bia, chất Co2 vào cơ thể bị thải ra, nhiệt lượng giảm nên các tửu đồ nhà ta có cảm giác mát mẻ, khoan khoái. Thiệt là… “đã”!
Những câu chuyện tản mạn về bia, rượu không thể nghĩ bàn vì phạm vi của nó rộng lớn quá. Chỉ muốn khuyên các ông ở xứ Mỹ đừng uống rượu khi phải lái xe. Nếu lỡ có “độ” thì nên có bà xã đi theo hoặc nhờ bạn chở về. Sinh mạng con người quý lắm. Một lần trong đời say rượu lái xe làm chết người, cả đời ân hận. Chỉ trong một lúc ham vui, chất men vô người đâu còn sáng suốt để nghĩ đến sinh mạng của mình còn nói chi đến sinh mạng người khác. Tội ác do vô tình và vô ý thức làm đau khổ bao nhiêu thân nhân của người chết còn ở lại.
Vào những ngày lễ lớn vui chơi ở xứ Mỹ, cảnh sát Mỹ thường đóng chốt ở vài nơi để bắt những người say rượu. Cứ thấy ông nào chạy lạc “lane” như con rắn bò, nói chuyện nhừa nhựa không rõ, mặt đỏ, thử đứng một chân giang tay ra như con cò mà không giữ được cân bằng, thử con mắt bằng cách cho theo dõi một một cái gì đó như cây viết chẳng hạn, đảo qua trái rồi sang phải xem con mắt có theo dõi cây viết không, hoặc bắt đi theo đường thẳng, hoặc đọc các mẫu tự xem có đúng không…
Các xét nghiệm này gọi là “Field Sobriety Tests” viết tắt là “FSTS” chỉ là các xét nghiệm bên ngoài. Muốn chắc chắn, họ cho làm nhiều xét nghiệm khác bằng hơi thở, thử máu, thử nước tiểu nếu nồng độ rượu trên mức 0’8% chất “acohol” sẽ bị kết vào tội “dui”. Luật “dui” khác nhau tùy tiểu bang nhưng cách xử phạt về căn bản gần giống nhau và tùy theo trường hợp như bị phạt tù trên sáu tháng, tiền đóng phạt từ 390$ đến 1000$, phải đi học “dui class”, 4 tháng treo bằng lái, có khi phải tham dự lớp cai nghiện… 
Ai có đọc tin tức báo chí hoặc về Việt nam chứng kiến tình hình bia rượu lên đến mức đáng ngại. “Người người đều nhậu, nhà nhà đều nhậu”. Quán nhậu mọc lên như nấm. Qúy ông nhậu trong nhà, ngoài phố, bàn tiệc, hang cùng ngỏ hẻm, lòng lề đường, dưới gầm cầu…Nhậu trong giờ làm việc, giờ tan sở, sinh nhật, đầy tháng, giỗ quải, đám ma ,đám cưới, lên chức, tăng lương. Nhậu trở thành nếp “văn hóa nhậu” không thiếu được trong đời sống của người dân thành phố và thôn quê.
Thế hệ già nhậu còn thông cảm được. Giới trẻ bây giờ nhậu còn… ác liệt hơn. Họ nhậu để làm ăn, để quên đi những căng thẳng trong đời sống nhất là để quên đi các vấn đề “đại sự”. Những bức bách về xã hội và chính trị sẽ đi vào …lãng quên trong bia rượu. Giới cầm quyền Cộng sản chỉ mong như thế. Khi nhậu, ai còn nghĩ đến tiền đồ của đất nước, đến các vấn đề về tự do, dận chủ, đa nguyên, đa đảng, xì ke ,ma túy ,mãi dâm, nô lệ tình dục, tham nhũng, bất công…Một thể chế chính trị độc tài và một xã hội đảo điên như thế,“văn hóa nhậu” không lạ gì khi nó càng ngày càng phát triển. Những người Việt nam còn chút tình và quan tâm đến quê hương đất nước đặt cho “văn hóa nhậu” cái tên “Nước mắt quê hương” cũng có ý nghĩa nào đó. Họ muốn gửi gấm một thông điệp gì chăng?
Đến đây, tôi nhớ đến vài chi tiết một làng quê nghèo ở đất nước xa xôi, hình ảnh người cha già lên thành phố tìm đứa con trai lưu lạc, chỉ thấy quê hương là những mảnh đời tan tác đầy rẫy những tệ nạn xã hội trong đó con gái làm điếm, sa đà trong bia rượu, con trai ông phạm tội giết người. Alan Platon đã khóc trong tác phẩm “Cry, the beloved country” “Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu” của đất nước Phi châu.
Quê hương và… những giọt nước mắt của tôi cũng phát xuất từ tình cảm sâu xa và ray rứt này.
Phùng Annie Kim

Ý kiến bạn đọc
25/08/201314:57:52
Khách
Tôi là cựu dân nhậu! :-).
Nhậu là một thứ bệnh được văn chương và xã hội VN chấp nhận một cách sai lầm.
Bài của chị rất hữu ích cho mọi người.
Cần được phổ biến rộng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,745
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.