Hôm nay,  

Kiếp Thua Trận và Một Thời Để Nhớ

05/07/201300:00:00(Xem: 265279)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh ở miền bắc thập niên 1930s, năm 1954 ở lại Bắc Việt và tốt nghiệp đại học Hà Nội; Thập niên 60s một mình vượt tuyến vào nam và gia nhập quân đội VNCH, chức vụ cuối cùng trước 1975 là thiếu tá chiến tranh chính trị, từng 3 lần bị ám sát hụt, hai lần ở Việt Nam và một lần ở Virginia (bị Hippi phản chiến Mỹ đâm). Sau 75 bị tù cải tạo 12 năm, sau đó bị phái đoàn Mỹ từ chối diện HO không cho biết lý do. Tác giả hiện vẫn ở Việt Nam, nay đã hơn 80 tuổi, nhờ đứa cháu viết hộ để nhớ về một thời...

Tôi sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình có quyền thế thời Pháp còn đô hộ Việt Nam, Bố tôi làm cho Pháp và giữ chức thanh tra chính phủ, lúc tôi còn bé khoảng thập niên 1940 bố tôi hay cưỡi xe bình bịch (xe moto) cho tôi đi theo mỗi khi đi ra ngoại ô làm việc.

Thế rồi Việt minh chiếm được Hà nội và hội nghị Geneve chia đôi đất nước, bố tôi lúc đó đang hùn hạp với người Pháp xây khách sạn và chung cư nên tiếc của không di cư chạy vào nam, ở lại giữ của với hy vọng sẽ bán lại những của cải kia sau đó mới tìm đường vào nam sau, vợ bé của ông không chịu ở lại nên cùng với một số người con và chị ruột tôi di cư vào nam trước chỉ có tôi và mẹ tôi ở lại với ông.

Nhưng đâu ngờ, khi Việt minh tiếp quản xong, tịch thu toàn bộ tài sản của bố tôi và trục xuất gia đình tôi khỏi Hà nội. Đi đâu bây giờ khi trong túi không còn một đồng xu? Cả nhà tôi chất đồ đạc lên hai cái xe đạp mà người làm trong nhà bỏ lại khi di cư vào nam, chúng tôi lầm lủi bước đi về làng Lựa cách Hà nội khoảng 40km, nơi mẹ tôi sinh ra ở đó để lánh nạn.

Thời gian này tôi đã học xong trung học và đang chờ thi vào đại học, với một lý lịch thế này làm sao tôi được cho vào đại học? Bố tôi bảo phải khai man lý lịch mới vào đại học được, thế là tôi khai gian lý lịch là con nhà bần cố nông, nên được chiếu cố cho thi vào đại học (lúc mới tiếp quản nên là thời gian nhá nhem giấy tờ họ không phân biệt được, sau này rất nhiều người khai man bị bắt và đuổi khỏi trường).

Tôi đậu đại học Hà Nội và chuyển về Hà Nội ở nội trú trong trường, khổ một cái thời gian này nghèo đói quá tôi không có tiền đóng tiền ăn, chỉ đủ tiền mua cơm không hàng tháng. Mẹ tôi ở làng Lưạ sáng kiến ra nghề muối dưa và tuần nào cũng gửi lên cho tôi một liễn dưa chua, tôi sớt ra một cái lọ nhỏ và đem theo vào lớp, mỗi khi tới giờ ăn tôi lấy cơm và lấy lọ dưa chua ra ăn cơm, ăn mãi dưa chua mà không có chất đạm, tôi ghẻ cùng mình, nhìn rất ghê sợ, vì vậy bạn bè đặt tên là Thọ ghẻ tàu-lọ dưa.

Còn về phần bố tôi do tiếc của quá ông cứ than thân trách phận rồi buồn rầu và mất ngủ triền miên, ít lâu sau thì mất.

Tôi có đam mê là yêu nhạc, tôi học nhạc rất nhanh, đánh Violin và Guitar ra trò, để có tiền mua sách nhạc tối tối tôi thường rủ mấy người bạn ra bờ hồ Hoàn kiếm chơi Violin và đàn Guitar kiếm tiền.

Thế rồi tôi cũng tốt nghiệp đại học, nhưng lúc này chiến tranh mạnh quá VC động viên vào bộ đội, Mẹ tôi bàn thôi con cứ kiếm đường vượt tuyến đi chứ ai lại đi bộ đội thế nào cũng chết mất xác.

Tôi xin giấy tờ giới thiệu là đi Vĩnh Linh xin việc làm sau đó lên xe buýt đi Vĩnh Linh. Tại đây tôi gặp được một người bạn của Mẹ tôi, bà ta chỉ cho tôi cặn kẽ làm cách nào để vượt tuyến, khi bị bắt thì phải làm sao v.v...

Một mình tôi lò dò hai ngày sau tôi mới vượt được qua sông bến Hải. Tôi trình diện tại nha cảnh sát Hiền lương, họ tiếp đón ân cần và hỏi tôi muốn di cư vào đâu? Tôi nói là còn có gia đình đã di cư vào trước hiện đang ở Saigon và xin họ cho đi Saigon. Họ đồng ý ngay và sắp xếp cho tôi đi nhờ về Saigon.

Về đến Saigon, tôi đến Radio Saigon nhờ họ thông báo tìm chị tôi và hỏi cách làm thế nào để ngủ qua đêm. Mấy người ở đó họ rất tốt họ cho tôi ở nhờ và chỉ cách thích nghi cuộc sống mới v.v... thế rồi tôi cũng tìm được Chị tôi trong lúc tôi đang thi vào trường sĩ quan chính trị, hai chị em mừng rỡ ôm lấy nhau, lúc này chị tôi mới biết bố tôi đã mất và biết là mẹ tôi vẫn còn ở làng Lựa Bắc Việt (trong những năm này miền bắc và miền nam không liên lạc thư từ nên hầu như không ai có tin tức của người thân ở hai miền).

Tôi vào quân đội trong lúc chiến tranh đang nóng bỏng nhất, tôi được điều về cục chiêu hồi 9 tỉnh miền Đông

Mấy năm sau tôi được cho đi du học chiến tranh tâm lý chính trị tại My, cùng đi với tôi còn có một anh chàng rất điển trai, lúc này tôi đã đeo lon trung uý và anh chàng kia là thiếu uý. Một hôm cuối tuần chúng tôi đang dạo chơi phố với bộ quân phục sỹ quan VNCH, anh chàng điển trai kia dạo chơi với một em tóc vàng đi trước tôi lẽo đẽo theo sau, tới một Kios tôi dừng lại mua thuốc lá, trong lúc đang trả tiền tôi nghe bạn tôi la một tiếng thất thanh, tôi quay lại, thấy một tên Hippi Mỹ đang dùng dao sáng loáng chém bạn tôi, tôi lao đến định can hắn ra, thấy tôi nhào đến hắn quay muĩ dao đâm luôn một phát vào giữa mặt, tôi vội lấy hai tay chụp lưỡi dao, nhưng không kip nữa rồi, tôi chỉ thấy lạnh toát sống mũi, miệng tôi mặn chát, tôi gục xuống và còn nghe thấy tiếng còi cảnh sát vang lên đâu đó.


Lúc tỉnh lại tôi thấy tôi thui dù tôi đã cố mở mắt ra, tôi đưa tay sờ mặt, à thì ra người ta băng đầy mặt tôi rồi nên đâu thấy gì. Một tuần sau tôi được ra viện với miếng xẹo dài giưã sống mũi, bác sỹ cho biết chỉ sâu nửa phân nửa là tôi sẽ được về nước trong quan tài bằng kẽm. Thứ hai có hai cảnh sát vào làm việc trong trại của tôi, họ nói là tên đâm tôi là một tên phản chiến họ hỏi lung tung có kiện ra toà không, đền bù bao nhiêu v.v.v tôi thấy rắc rối quá nên chỉ ậm ừ cho qua chuyện vì tôi cũng sắp phải về nước nên nếu tôi kiện ra tòa tôi sẽ phải ở laị để theo vụ kiện.

Vài tháng sau chúng tôi mãn hạn du học và về nước lúc này là đúng dịp Mậu Thân, CS mở cuộc tổng tấn công miền nam Việtnam, tình hình cấp bách tôi được điều về vùng 1 chiến thuật nơi máu đổ đạn rơi, tôi tới bộ chỉ huy Đà nẵng nhận chỉ thị, cấp trên của tôi là người Mỹ da đen, tên này mới đến VN từ tiểu bang da đen Lousianna ở Mỹ và trớ trêu tên của hắn cũng là Luis và cấp của hắn có trung úy và mặt non choẹt, tôi mới ở Mỹ về được phong hàm Đại Úy, hắn làm việc với tôi vài ngày tôi biết hắn không có chuyên môn, chỉ được học trên lý thuyết là chính, hắn cũng biết nên đi đâu hắn cũng đi chung với tôi và thú nhận là không có kinh nghiệm chiến trường nên hắn giành phần làm report gửi cấp trên, còn mọi chuyện chiêu hồi do tôi đảm trách.

Một hôm chiều thứ 7 chúng tôi đi ăn đám cưới người bạn về từ Hội an, một xe Jeep chạy trước, tôi lái xe Toyota trắng chạy giữa và một xe Jeep chạy sau, Lúc này trời đã nhá nhem. Về gần đến Ngũ Hành Sơn, thằng Luis buồn ngủ quá leo ra ghế sau nằm ngủ chỉ còn tôi lái xe, lúc nãy làm mấy ly Whisky và vài lon bia nên tôi cũng buồn ngủ quá sức vưà lái xe vưà dụi mắt, tôi vừa quay kiếng xuống cho mát thì đột nhiên có một tiếng nổ lớn và một tràng đại liên vang lên, trúng ngay phiá ghế trưóc bên người ngồi, may phước cho thằng Luis nó còn ngồi đó thì đã đi chầu diêm vương rồi. Tôi đâm ngay xe vào bụi rậm và mở cửa nhào ra ngoài, lại một tràng nữa vang lên và đâu đó có mấy tiếng Ak vang rền, thằng Luis cũng lao ra theo, loay hoay thế nào nó rơi mất cây súng trong xe, nó hoảng quá nằm rạp xuống đất, may thay xe Jeep phía sau cũng vưà đến trên xe có 5 anh chàng và một cây đại liên, lúc này tôi nhìn lên triền núi đã thấy mấy bóng thấp thoáng trong lùm cây, tôi ra hiệu cho mấy người lính đi vòng lên sườn đồi, tôi đi thẳng lên cùng thằng Luis để đánh lạc hướng địch, lúc này thằng Luis đã mượn được một cây M15 của một anh bạn lom khom bò theo tôi, tôi bò một đoạn nhìn ra phiá trước thì thấy chiếc xe Jeep chạy trước đang cháy, chắc trúng mìn hay lựu đạn, không thấy người nào còn sống sót.

Lúc này tôi đã tới gần và nghe tiếng xì xầm cũa địch, tôi vưà nhổm lên để xem mấy người lính đi vòng bên kia đã tới chưa thì một loạt AK vang lên ngay sát bên tay trái. Chết rồi chúng tôi đã bị lọt vào ổ phục kích, tôi hô to ”Back Back Luis” cho thằng Luis biết và quay lui thì ăn ngay một viên AK vào vai phải, tôi lăn ba bốn vòng xuống dốc, ngã ngay vào chân thằng Luis, máu tuôn ra từ vai xối xả, thằng Luis vưà bắn cầm chừng vừa kéo tôi xuống dốc, may quá xuống đến dốc cũng là lúc 5 người lính kia leo tới ổ phục kích, họ bắn nhau đì đoành, thằng Luis chạy tới xe Jeep lấy bộ đàm gọi ứng cứu, vưà lúc đó may thay có một xe GMC chở đầy lính bộ binh từ Đà Nẵng đi ra thấy vậy tới ứng cứu. Ổ phục kích rút chạy một vài tên chết, một tên bị thương và bị chúng tôi bắt. Bên tôi thì xe đi đầu chết nguyên xe 5 người (2 trung uý, 1 thiếu úy, 1 binh nhì và ông thượng sỹ già lái xe) xe tôi bị thương chỉ có tôi, thằng Luis chỉ xây xát ngoài da, xe thứ 3 không ai bị gì.

Mấy người lính băng bó cho tôi xong, tôi hỏi tên bị thương là tại sao lại phục kích chúng tôi, thì được biết là tên của tôi và thằng Luis đã nằm trong danh sách cần ám sát gấp, họ đã theo dõi chúng tôi mấy tháng, hôm nay họ chuẩn bị cả trung đội để cho chúng tôi chầu diêm vương. May mắn thay chúng tôi thoát chết vì cái mìn họ cài cho xe tôi không phát nổ. Nghe xong thằng Luis đi kiểm tra, chiếc xe Toyota bị đặt mìn thật nhưng không hiểu sao do trục trặc kỹ thuật không phát nổ, còn xe trước phát nổ chết không còn một ai, xe thứ 3 không biết vì sao không bị đặt mìn.

Thì ra họ đặt mìn hẹn giờ lúc chúng tôi đang ăn đám cưới, và đợi chúng tôi ở đây, họ đã tính toán kỹ là xe sẽ phát nổ ở địa điểm này...
. . .
Sau bao nhiêu năm cải tạo, trải qua bao nhiêu trại tù Bắc Việt, tôi được VC cho về năm 1987. Về đến Saigon tôi tìm đường về nhà của mình, nhà đã đổi chủ hai ba lần. Không biết vợ con tôi ra sao, tôi mất liên lạc với gia đình từ 1975. Lang thang ở Sài gòn hai tuần tôi gặp được người quen cho biết như sau: Vợ tôi đã đi di tản qua Mỹ cùng thằng Luis năm 1975. Hai con đã đi thanh niên xung phong (VC bắt buộc đi) không rõ ở đâu.

Thọ

Ý kiến bạn đọc
19/07/201302:26:47
Khách
Khoá học đầu tiên của trường CTCT Dalat đào tạo Sĩ Quan CTCT bắt đầu từ năm 1967 đến 1969 thì ra trường. Như vậy tác giả không có đủ thời gian để ra trận, để đi Mỹ và về VN năm 1968 Mậu Thân. Các khoá học khác trước 1967 ở Saigòn chỉ dành riêng cho những Sĩ Quan của Quân Lực VNCH.
Mimosa Phương vinh
09/07/201314:31:35
Khách
Tác giả cho biết ông ta thi vào trường "sĩ quan chính trị" và năm nay đã 80t thì ngày xưa miền Nam chỉ có 1 trường đào tạo sĩ quan chính trị là trường Đại học Chiến tranh Chính trị Dalat. Theo tui biết thì những người tốt nghiệp khóa đầu tiên từ trường này chưa có ai mang lon Thiếu tá và chưa có người nào tới 80 tuổi cả.
Không giống như cơ cấu tổ chức của quân đội miền Bắc, sĩ quan lo về chính trị trong hệ thống quân đội miền Nam không được coi trọng và không có ai được gửi đi Mỹ học như lời ông này kể. Có lẽ ông ta thấy đám Chính uỷ hay đám chính trị viên (sĩ quan chính trị miền Bắc) phải qua Nga hay qua Tàu huấn luyện nên nghĩ đám sĩ quan chính trị miền Nam thì cũng phải qua Mỹ học cách làm tay sai cho Mỹ chăng LOL
Không giống như các cố vấn Liên Sô hay cố vấn Tàu trong quân đội miền Bắc, các cố vấn Mỹ và các sĩ quan miền Nam làm việc song song với nhau. Thậm chí kể cả đối với 1 anh binh nhì miền Nam thì các cố vấn Mỹ cũng không có quyền hành gì huống gì đối với các cấp khác. Chuyện các cố vấn ngoại quốc làm sếp hay xen vào việc điều hành của sĩ quan miền Nam thì chỉ có trong hệ thống quân đội các nước XHCN cho nên việc tác giả kể về anh cố vấn Mỹ là sếp của anh ta (cấp trên của tôi là người Mỹ da đen) là dựa theo cơ cấu tổ chức của quân đội miền Bắc thôi
Anh cố vấn Mỹ này chỉ là Trung uý trong khi tác giả là Đại uý. Làm gì có cái chuyện 1 anh Trung uý mà dám làm sếp 1 anh Đại uý chứ cho dù anh Trung uý đó có là cái quái gì
Nếu ai đã từng xem phim Nổi gió của miền Bắc làm năm 1966 sẽ thấy 1 cảnh tương tự là 1 anh Đại uý cảnh sát dám cả gan đến thị sát 1 quân trường hạ sĩ quan và xài xể 1 anh Trung uý chỉ huy trưởng quân trường đó một cách ngang nhiên? Trong phim cũng có cảnh 1 thằng Trung uý cố vấn Mỹ điều khiển anh Trung uý miền Nam?
Cái thằng làm phim này vì nó làm phim cho dân miền Bắc xem cho nên 1 thằng công an miền Bắc mới dám hét ra lửa, mửa ra khói chứ 1 anh chàng cảnh sát ở miền Nam có cho kẹo cũng chẳng dám cự 1 anh binh nhì nữa chứ nói gì đến cự 1 sĩ quan hahaha
Hồi tui đang trong tù, tụi VC mang phim này vô chiếu, tới lúc đó cả đám tù cười rầm lên làm sau buổi chiếu phim cho tù lại có 1 mớ dzô nằm conex vì tội dám diễu cán bộ XHCN hehehe
Link phim Nổi gió ở đây; ai muốn kiểm chứng thì lấy về xem, quan sát từ phút thứ 50 trở đi http://www.youtube.com/watch?v=JuBOmfsFrx8

Nói tóm lại, kẻ viết bài này đã để lòi ra rất nhiều sơ hở cho người đọc thấy hắn là 1 tên xuất thân từ phía miền Bắc XHCN chứ không phải là 1 người sĩ quan VNCH như hắn tự giới thiệu. Đó là chưa kể ngày xưa làm gì có cái gì gọi là "cục chiêu hồi 9 tỉnh miền đông" như ông ta viết?
09/07/201302:17:37
Khách
Tho's story is such BS . It does not make any sense.
07/07/201301:39:44
Khách
HAY!
06/07/201319:19:17
Khách
I'm wondering with such background how can Tho was allowed to graduate from College in Hanoi after 1954?
ARVN officer does not report to US officer especially in PsyOps /CTCT - There were several NVN jargon used in this article, please verify the authenticity of the author, thanks
05/07/201304:34:47
Khách
So phan bac nay that khong may man! Bi 12 nam tu cai tao ma khong di My Duoc. That toi nghiep cho hai nguoi con cua bac. Khong biet nguoi me co bao lanh cho con di sang My hay khong ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,968
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.