Hôm nay,  

Chúc Thư Của Người Lính

01/05/201300:00:00(Xem: 171205)
Bài số 3884-13-29284vb4050113

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O. 38 năm sau 30 Tháng Tư 1975, mời đọc bài mới của Song Lam, tâm nguyện “người lính già thua trận." Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

*Một

Ngày... tháng...
Thủy Cúc, con gái cưng của Cha,
Khi con đọc những dòng này thì Cha đã ra đi biền biệt, Cha không còn ở trên cõi đời tạm bợ này. Nếu coi lá thư này là CHÚC THƯ để lại cho con, Cha thấy lòng mình thanh thản lắm. Nó sẽ được Mục sư Thanh trao lại cho con khi mọi việc đã xong xuôi, mọi người trong gia đình ta đã lấy lại được sự quân bình của tình cảm. Con hỏi tại sao thư này chỉ dành cho con mà không trao cho anh Thế con là trưởng nam? Vì con là người con gái cha tin cậy hơn David và em gái con là Hoàng Cúc.
Di chúc là văn bản của người sắp ra đi gởi lại cho vợ con cháu chắt để dặn dò việc nhà, chia chác tài sản, nếu có. Việc nhà, Cha đã nói hết với Má con rồi, gần như mỗi ngày từ lúc cha lâm trọng bệnh. Còn tài sản? Cha chẳng có gì, còn gì ngoài tấm thân già sau bao nhiêu năm lặn hụp ở quê nhà, quê người.

Cha không biết phải bắt đầu từ đâu, có điều cha nghĩ con sẽ hiểu cha như hiểu người bạn tâm giao. Thôi thì nhớ đâu nói đó cho gọn nha.

Ở Mỹ này, trẻ nít được yêu thương, đãi ngộ thượng hạng, còn tuổi thơ của cha ở Việt Nam thì thật... eo sèo. Ông bà nội nghèo, đông con, nên đồ chơi của cha khi lên 4, lên 5 là trái bần, trái dẹt, họa hoằn lắm được bà bội con nặn cho con trâu đất, rồi phơi khô, rồi sắp hàng, con lớn dắt con nhỏ, như mẹ dắt con, rồi vui, rồi cười, rồi thả diều, tạt lon, nhảy cò cò bằng những viên đá, hoặc miếng miểng sành... Ông bà nội con tuy nghèo, ít học nhưng có cái nhìn xa, rộng về tương lai của các con: "Để của cải, ruộng đất không bằng tạo cho con mảnh bằng trung học, đại học, tạo một nghề nghiệp vững chắc cho các con."

Khi cha ở vào tuổi 16 (bây giờ ở Mỹ người ta gọi là Sweet Sixteen đó), miền Nam Việt Nam được coi là thời thanh bình: 58-60. Cha có những đêm trăng tuyệt vời bên nhà ông Bảy ở Tân Qui (bây giờ là Quận 7) với mấy người bạn đờn ca tài tử. Có cả ông nội, ông Bảy, mấy ông già nông dân trong xóm tham dự. Hai chiếc chiếu đệm trải ra, một cho đám trẻ, một cho đám già. Mấy ông già ngồi lai rai vài ly rượu đế, rượu tắc kè với vài miếng khô mực thơm lừng hay khô cá sặc, cá đồng... trong khi đám trẻ bắt đầu "sửa lại dây đờn" cây mandolin, cay guitar cũ xì. Cha, Bác Thọ, Bác Hai Bà Rịa, Bác Dư. Gạo trắng trăng thanh nha. Anh về Thủ Đô, Đường xưa lối cũ, Mẹ tôi, Cô láng giềng, Nắng chiều... Thôi bi giờ hát bài Besamé Mucho... Qui devant dieu nha. Chỉ bấy nhiêu thôi, mà hay quá, vỗ tay quá trời... Mấy ông già có rượu vô sần sần, nhề nhệ nói: "Mấy đứa bây... ngon nha". Tiếng cười, tiếng vỗ tay, tiếng lào xào nói chuyện không ai còn nghe được tiếng ễnh ương kêu "quyềnh quang quyềnh quang" quanh nhà.
Càng khuya, trăng càng lên cao, trăng càng rực sáng, bọn trẻ hát càng sung. Những buổi tụ họp ca hát như vậy, thỉnh thoảng, bà Bảy cho ăn chè đậu xanh, hoặc xung hơn nữa là "mần con vịt nấu cháo" cho đám trẻ, đám già. Ở Cali bây giờ, đâu thiếu cao lương, mỹ vị nhưng cha cảm thấy cháo vịt, chè đậu xanh lúc đó ngon hơn mọi thứ trên đời, vì đó là hạnh phúc, là niềm vui.

Cha cũng muốn nói thêm là giai đoạn đó, thời đó ông bà Nội ở Quận 4, muốn qua nhà ông Bảy phải qua con sông, qua đò. Nhà ông Bảy trước đây là nhà ông bà Nội của cha, chung quanh là vườn mãng cầu, me, ổi... xa xa là ruộng đồng bát ngát xanh tươi. Cả xóm chỉ vỏn vẹn năm bảy gia đình, mọi sinh hoạt đều có nhau. Dòng sông này đặc biệt lắm, bên lở bên bồi, bên trong bên đục, một bên đục ngầu phù sa, bên kia "cá lội thấy hình". Qua đò. Qua đò chào nhau, nói chuyện ruộng đồng, nói chuyện con đau, vợ đẻ. Hồi đó dân cư thưa thớt chứ không đông đen kìn kịt như bây giờ. Đặc biệt dòng sông này lúc nào cũng có những dề lục bình trôi xuôi, hờ hững... Không biết tại sao cha thích mấy dề lục bình đó quá trời. Nó lớn lắm, quyệnh thành vòng tròn, đường kính bằng hai ba đường kính thùng phuy đựng nước. Và, Thủy ơi, lấm chấm những nụ hoa tím ngát, xanh xanh. Vì luôn luôn ở dưới nước, lục bình lúc nào hoa lá cũng xanh tươi. À, cha nhớ một thứ hoa dại mọc ở dưới nước nữa, đó là bông điên điển. Người ta rút nguyên cọng, lặt bỏ bông, tước vỏ, chấm với cá kho, mắm kho ăn "bắt cơm" lắm. Hồi nhỏ, Cha nghe bà Nội con hát ru:

Cúc mọc dưới sông anh kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa,
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chén cơm đôi đũa, kỷ trà ai dưng?

Chợ Mỹ ở đây là chợ Mỹ Tho, chứ không phải chợ ở Mỹ đâu con. Người dân quê Nam bộ ở vùng xa xôi, nghe nói về Mỹ Tho, Sài Gòn... họ nghĩ là xa lắm, vì cả đời, có người, không ra khỏi xóm làng của mình.
Cúc thủy, cúc mọc dưới sông, có phải là bông lục bình hay bông điên điển? Cha không sure lắm, chỉ biết rằng câu ca, điệu ru hò đó Cha yêu quí đến bây giờ, yêu quí âm thầm và tên con là Thủy Cúc cũng... từ đó.

Từ 63 trở đi, nồng độ chiến tranh tăng vọt, khởi sự từ cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1/11/63. Bao thanh niên phải "xếp bút nghiên theo việc đao cung" trong đó có cha. Rồi nụ cười có cái răng khểnh của má con, bà Bạch Cúc, làm cha choáng váng một thời. Cha thường nói đùa với mấy cô của con: "Anh Tư thích có mỗi cái răng khểnh đó mà phải đi cưới nguyên người..." Lúc đó chú út Mười Hai của con mới năm sáu tuổi gì đó. Bà Nội lấy chồng tuổi mười tám, tới ba chín tuổi có mười một đứa con. Cha hỏi bà nội sao yêu sớm vậy, bà trả lời yêu iếc gì con, hồi đó "áo bận đâu qua khỏi đầu, cha mẹ biểu gì thì phải nghe nấy." No choice, no change hả con? Cha nói với bà nội chứ không phải má thấy Ba tui đẹp trai, trắng trẻo, má hối: "Anh ơi! Anh cưới em lẹ lẹ đi anh" sao? Bà Nội quơ chổi lông gà rượt Cha chạy hết mấy vòng sân phơi lúa.

Căn nhà ở Quận Tư con lớn lên vài năm ở đó được ông nội con xây lên từ một vũng lầy hoang dã. Rồi tự tay ông cất nhà, dựng cột, thả rui, thả kèo... ban đầu lợp lá, sau đó lợp tôn, cuối cùng là lợp ngói âm dương đỏ chói, trước 75. Căn nhà này rộng nhất xóm hiện nay, có sân trước sân sau chung quanh trồng dừa mát rượi. Các cô chú sửa sang thành hai tầng kiên cố, có phòng thờ, ba phòng ngủ trên lầu và môt phòng master bedroom dành cho anh em, con cháu từ Mỹ, Úc, Singapore về ở, nên gọi dỡn là "Phòng Việt Kiều".

*Hai.
Ngày... tháng...
Thủy Cúc,
Cả tháng nay, Cha không nhấc nổi cây bút. Một phần là phải ra vô bệnh viện liền cốc, như "cóc bỏ dĩa", vô vài ba bữa, tiếp huyết, chemo, therapy, về. Ở nhà năm bảy bữa, vô. Con biết mà, cái bệnh blood cancer này có máu vô là tươi xanh, hồng hào và khi virus ăn hết hồng cầu là xanh lè như tàu lá chuối. Những gì bác sĩ nói với má con, các con, đặc biệt với Hoàng Cúc. Maximun là hai năm. Mọi người dấu cha vì sợ cha lo buồn, nhưng người ấy không phải là cha, mà là má con, là các con. Cái deal đó cũng gần kề, nên cha mới có thư này cho con.

Mấy hôm nay, anh Thế con có một tuần vacation về đây thăm Cha. Nó như con khỉ già ốm nhom, đen thui. Cha buồn vì hoàn cảnh vợ ngày, vợ bữa của nó. Nó tưởng cái bằng kỹ sư điện tử của nó ôm nổi một đời hoa hậu sao? Nó vung tay quá trán! Đám cưới linh đình. Limousine chạy rần rần có một năm là rã đám, là divorce, là chia phân nửa căn nhà ở Los, là rã nghé, tan đàn. Con vợ hoa hậu chỉ biết ăn chơi, cờ bạc nên sao nó kham nổi? Cha thấy nó cứ ngồi thừ lừ ngoài patio đốt thuốc liên tục với chai rượu trước mặt mà rầu. Hồi mới qua Mỹ, nó cứ lằng nhằng về cái tên Nguyễn Hữu Thế của nó. Mỹ chỉ gọi nó bằng Đờ hoặc Tê. Cho nên khi vô quốc tịch nó mới đổi thành David Nguyễn. Đến lượt má con càu nhàu: "Tên Mỹ đẹp thiếu gì, sao nó lại chọn cái tên Đít-Vịt?". Con nghĩ coi, có tức cười không. Cha là Hữu Thời mà không có thời, nó là Hữu Thế mà vợ bỏ!


Đêm qua Cha ngủ khá hơn những đêm ở bệnh viện. Tội nghiệp má con, vừa mới retired được vài tháng là cha khởi bệnh. Bà ấy chưa kịp travel vài nơi như bà từng ao ước. Lỗi tại cha. Cha mơ thấy cùng má con dong thuyền đi câu ở Florida với vợ chồng con và hai cháu ngoại. Anh Tú và Gia Vinh. Cha mong hè mau đến để gia đình con về chơi với cha mà không biết có còn... kịp không? Bệnh tình của Cha, Hoàng Cúc biết rõ hơn ai hết vì nó đang là bác sĩ thực tập. Cái report mới đây, nó đọc, Cha thấy nó khóc, lần về thăm Cha, cách đây vài tuần. Nhiều khi nó về nhà nửa đêm thăm Cha, sáng sớm hôm sau, phải lái xe trở lại Sacramento. Cha muốn nó đừng lo nhiều cho Cha, phải hoàn thành việc học với hơn 80 giờ một tuần của nó. Cộng đồng Việt Nam ở đây cần thêm nhiều bác sĩ như nó. Con cũng vậy nghen.

Hơn 20 năm ở Mỹ này, Cha đầy đủ lắm rồi. Cha đã có nhiều ân phước, nhiều may mắn gấp trăm, gấp ngàn lần đồng đội của cha. Với họ, cha nợ nần nhiều lắm. Cha nợ đồng đội, đồng bào, cha nợ nước Mỹ, người Mỹ. Mùa hè 72 cuộc giao tranh ác liệt giữa VNCH và người phương Bắc dĩ nhiên có sự tham chiến của quân đội Đồng Minh. Miền Tây Nam Trung phần liên tục phát hỏa, nổ tung với những địa danh nổi tiếng nghe rợn một thời như Bình Long, Phước Long, Đồng Xoài, Bình Giả. Hai bên đều tổn thất nặng, tiểu đoàn cha bị vây hãm thật chặt. Nhờ sự yểm trợ tối đa của Sư Đoàn 25 Bộ binh, Sư Đoàn 18 Pháo binh, tiểu đoàn cha phản công, chiến thắng. Những điều ấy, chắc con hiểu được qua "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam.

Đồng đội của cha hy sinh để cha được sống còn, đồng đội cha thương tật còn lại ở Việt Nam để gia đình ta qua Mỹ theo diện H.O. Các con phải nhớ, nhớ kỹ điều đó.

Cuối năm 72, cha được đề cử tu nghiệp sáu tháng ở Kentucky và hẹn ngày trở lại đợt hai vào tháng 6/75. Nhưng không có ngày đó. Tháng Tư 1975 niềm Nam sụp đổ, tháng Sáu 75 cha đi "tu nghiệp" ở Yên Bái không biết ngày về...

Các con đâu hiểu gì về chiến tranh Việt Nam vì còn trong tuổi ấu thơ; nhưng trong chừng mực nào đó, bây giờ, khi bỏ qua triết lý chủ nghĩa này nọ, cha nghĩ đó là sự Nam-Bắc tương tàn, là nồi da xáo thịt. Người Mỹ tham chiến ở miền Nam hy sinh không nhỏ, cho nên mỗi lần được đến D.C, đến Arlington, cha đều đến bức tường đá đen với hằng hà sa số tên tuổi chiến binh Mỹ hy sinh trên chiến trường Việt Nam, đứng đó thật lâu, thật lâu, cúi đầu ngậm ngùi cảm ơn họ, ân cần tạ lỗi cùng họ.

Thủy Cúc,
Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, Mùa hè đỏ lửa 72 ở Bình Long, Phước Long, và cuộc tấn công Mùa Xuân 75 là những trái bom xé nát, cày nát Việt Nam, cày nát trái tim người lính. Nhân chứng còn đó, còn đang ở bên chúng ta thật gần, rất gần. Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thảo Trường... nhiều nhiều lắm. Họ viết bằng nước mắt, bằng máu, bằng con tim vật vã, đau đớn của họ.

Miền Nam Việt Nam không chỉ sụp đổ vào tháng Tư 75 mà đã "rớt đài" từ tháng Ba khi ta mất Ban Mê Thuột. Cuộc rút quân của Quân Đoàn 2 từ Pleiku-Kon Tum về Phú yên Khánh Hòa tức là từ Cao nguyên Trung phần về miền duyên hải là vết chàm khó rửa trong lịch sử Việt Nam, đó là sự thảm hại đến rụng rời. Quốc lộ 19 xuyên qua liên tỉnh lộ 7B là bài học xương máu nhức buốt từng thớ thịt làn da người lính. "Freedom is not free". Cúc ơi, con ơi, 40.000 đồng bào chiến sĩ đã mất đi sự sống, máu chảy thành sông, xác người chất chồng ngập ngụa thối rữa ngập tràn con lộ 7B gần 300 cây số, với 130 thiết giáp quân cụ rã rời, tan tành. Và hết. Và chấm hết với 30/4/75, miền Nam đứt hơi, Sài Gòn chết giấc.

Cũng còn may mắn một chút ở Cali này: đồng bào ta còn nhớ tới người lính dù thoáng phút giây bất chợt trong ngày, trong đời. Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminster được dựng lên cách đây hơn 10 năm là một an ủi, ve vuốt nhẹ nhàng cho người cầm súng ở miền Nam Việt Nam, cả Mỹ lẫn Việt. Thế hệ này rồi sẽ qua, liệu lớp trẻ có còn nhớ tới? Đó là điều trăn trở đêm ngày của Cha, của những người lính già đang dần dà gửi xương tàn của mình ở quê người không chút đắn đo, không chút ước mong nào trở lại quê hương!

Chương trình "Cảm ơn Anh" hàng năm được tổ chức ở Nam Cali để vinh danh người lính, để giúp đỡ người thương tật còn ở lại quê nhà. Có nhiều năm, cha biết, số tiền hơn nửa triệu đô-la. Vẫn không đủ lành lặn thương tật, vẫn chưa đủ áo cơm cho người lính đã hy sinh cho Tổ quốc mình. Cho nên cha vẫn thường nói với các con:

Bưng bát cơm hãy nhớ kẻ đói lòng
Nghe hơi lạnh bỗng thương người thiếu áo
là như vậy đó.

Các con hãy vì Cha, kêu gọi mọi người giúp một bàn tay, giúp đỡ người còn ở lại. Các con phải nghĩ rằng đây không phải là sự bố thí, ban ơn, mà là sự ĐỀN ƠN, ĐÁP NGHĨA. Đó là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc mình.

Phần cuối thư, Cha xin dặn dò các con về sự ra đi của Cha, cần nhất là sự đơn giản. Quan tài không mở nắp. Thân thể cha bây giờ đâu còn sự lành lặn: máu nổi thành từng cục, chỗ thành núi thành đồi, chỗ thành vực thành khe. Cả người đen sẫm, xám ngắt như tắc kè bông, khoe khoang nỗi gì? Chưa kể nước vàng ri rỉ ở những mũi kim chích lâu ngày. Hình ảnh đó phơi bày làm chi? Giấu biệt, giấu biệt!!!

Lễ nhập quan, di quan? Khỏi! Nhang đèn, cơm nước cúng bái? Không! Phúng điếu, điếu văn? Bỏ! Nếu có chút tiền bạc từ thân hữu, đồng đội, các con donate hết cho bệnh viện, vì họ đã tốn biết bao tiền bạc từ ngân hàng máu cho cha gần hai năm nay.
Trước đây, Cha định bụng sẽ nhờ các con ghi ở mộ bia: "Nơi an nghỉ của người lính già thua trận". Nhưng bây giờ Cha đổi ý. Chi mà cải lương vậy, phơi bày làm chi sự đau đớn đó?

Các con nói với má, chỉ cho cha mặc bộ đồ Treillis và đốt. Con là người bấm nút hỏa thiêu! Và tro. Và xương tàn, cốt rụi... cái hộp đó, con giữ đôi ngày, sau đó, nếu có dịp đi câu cùng bè bạn, khi thuyền ra cửa biển, thả xuống, bỏ xuống!!!

Ờ. Cha quên điều này: Con chọn tấm ảnh Cha đứng trước Eden Center ở Virginia, với bộ đồ Treillis ủi thẳng nếp, với nụ cười... để mọi người thấy Cha đi vui vẻ như đang đi họp hành gì đó. Chỉ một ngày ở Funeral Home với một ít hoa cúc trắng, hoa cúc vàng. Con tìm vài cánh hoa Godetia cành nhỏ sắc tím, tạm thay cho hoa Thủy Cúc tên con. Không tang chế, không khóc lóc. Nước mắt mà ích gì?

Có một điều cha nói dối với cháu ngoại. Hè năm ngoái Gia Vinh chừng năm tuổi mà sao nó biết về cha. Nó nắm tay cha, lắc lắc: "Ông Ngoại, đừng có chết nha, ông Ngoại!". Cha nghe ruột mình đứt khúc. Cha gật, cười tươi với nó: "Ừ!". Nó muốn "chắc ăn" biểu Cha đưa ngón tay út móc nghéo với ngón tay út của nó. Cha làm theo. Ôi, ngón tay mềm mại non tơ, muốn cắn một cái...

Những gì muốn trao gởi cho con, Cha đã nói hết rồi. Cha biết con đường cha sẽ đi, sẽ đến. Sau vài tuần out patient như hiện nay với y tá đến nhà hai lần một tuần để lau rửa, tiêm thuốc, dặn dò... họ sẽ đưa cha đến Rehab để "săn sóc đặc biệt". Rồi sau đó? Đến Huspic để chuẩn bị... xuất phát! Rồi sẽ... qua cầu!

Cha không muốn đi đâu hết. Ở nhà. Cứ nằm ở cái single bed muôn thuở này, ngó vô cửa bếp, để hàng ngày còn thấy má con vô ra thấp thoáng, thỉnh thoảng bả còn cười nói với Cha. Ôi, nụ cười có cái răng khểnh hơn 45 năm. Nụ cười của nửa thế kỷ. Cha không muốn làm nụ cười đó tắt, con ơi!

Rồi nha. Cha hy vọng gặp lại gia đình con, hè này, nếu... còn kịp. Florida dạo này chắc bắt đầu nóng rồi. Cha lại nhớ những ngày đi câu, ở đó.

Thăm gia đình con, Thủy cúc. Hai cháu ngoại của ông. Cha đi, nhưng lúc nào cũng ở bên má con, các con, các cháu. Lúc nào cũng cận kề, cận kề, mãi mãi...
Thương con,
Cha.

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
26/02/201600:17:40
Khách
Bai viet hay qua', xu'c ti'ch voi hinh a?nh xua va nay! Tui em mong duoc doc them nhieu bai cua Co nua!!
17/06/201407:30:51
Khách
Qua bài viết này , chị "Lên tay' thấy rõ. Chúc Chị và gia đình luôn an bình và 'đầy đủ" sức khỏe để còn viết dài dài . Kính.
02/05/201313:31:54
Khách
bài viết hay quá, thật quá, súc tích quá, tình cảm quá, tao cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Cám ơn tác giả thật nhiều. Xin cầu chúc Bà và gia đình nhiều an bình và may mắn. Mong bà sẻ viết thêm.
02/05/201318:14:46
Khách
Mỗi xứ có cái hay riêng, con nít ở Mỹ cũng khổ thấy bà, không có bạn chơi, cha mẹ đưa đón tôi nghe mà phát mệt. Chung quanh không ai tin ai, có gì vui, chỉ có shopping là vui.
Lớn lên nó cũng chạy chọt kiếm vợ kiếm chồng, cày tay đôi, cạnh tranh đấu đá với ngoại quốc.
Tôi không dám ganh tỵ với đám con nít ở xứ mỹ này hehe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến