Hôm nay,  

Đoạn Trường Ai Có Qua Cầu

05/04/201300:00:00(Xem: 209780)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả vượt biển đến Mỹ năm 1983, khi đúng 18 tuổi. Sau 30 năm định cư, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một bài viết vui, đáng đọc. Phần minh hoạ được tác giả kèm theo bằng nhiều hình ảnh sống động, nhưng vì lấy từ mạng internet nên không tiện đăng lại. Đây là một bài viết rất vui, kể lại nhiều kinh nghiệm quí, kể cả chuyện mua sắm tiết kiệm. Mong Nguyễn Doãn Vượng sẽ tiếp tục viết.

Truyện Kiều xưa có câu "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay", thuở nhỏ học chỉ thấy lời văn bóng bẩy, ý tứ thâm trầm. Đến hồi luốn tuổi, quen dần với thực tế trần trụi, đọc lại, bỗng thấy cụ Nguyễn Du xưa chắc hẳn cũng nhiều phen... đau bụng. Trộm phép cụ mang thơ diễn nôm, bỗng thấy là cụ nói quá đúng. Khi cơn đau bụng đứt ruột (đoạn trường) nổi lên... thì chỉ có nước qua cái bồn (di) cầu... mới hết được.

Lối suy diễn này làm tui chợt bần thần nhớ lại đủ thứ chuyện đời mình qua cái bồn (đi) cầu. Xin phá lệ làng thanh lịch để vì viết về cái bồn cầu và restroom, vì đây chính là chuyện nước Mỹ không giống bất cứ nơi nào khác.

1. Thuở ban đầu, tuổi ngồi bô

Nhớ chi được về thuở ban đầu khi còn bận tã và bận quần thủng đít. Ráng lắm thì cũng chỉ thấy được hình ảnh mình, một cậu bé 3 tuổi chạy nhông nhông trong khu vườn của một căn nhà nằm gần Đập Đá tại Huế năm 1968. Khu vườn của ông ngoại tui, ở cuối vườn là một cây cóc nằm trong một khu được rào lưới lại để nuôi một bầy ngỗng lấy trứng và giữ nhà. Sáng nào cũng vậy, tui và đứa em gái cũng phải ngồi bô ngoài sân, bà u già xi xi cả tiếng... cũng chưa xong business nên thường là chán quá và bỏ đi vô nhà làm bếp. Huế, tết Mậu Thân, tiếng súng vang xa xa ở khắp nơi, ban đêm hỏa châu rực sáng cả bầu trời suốt đêm thâu. Một sáng nọ, đang ngồi bô, tui chợt thấy trên cây cóc cuối vườn có một mảnh dù màu trắng của hỏa châu vắt vẻo ngang qua cành cây, mừng rỡ, không kịp bận quần, tui chạy nhanh về cuối vườn, mở cửa lưới... xông vào.... tính thu hoạch chiến lợi phẩm. Ai ngờ, bầy ngỗng bị động, tràn ra... tấn công... mổ tới tấp, tui điếng hồn... ôm đuôi... chạy, bầy ngỗng dí theo mổ rách tan nát hết bộ áo pijama, người lớn trong nhà hoảng sợ chạy ùa ra, đuổi bầy ngỗng và đè thằng nhỏ ra... khám ngay... may quá.... vượn... vẫn còn đuôi. Đó là kỷ niệm về... bồn cầu... đầu đời của tui.

2. Thuở lên 8 (1973)

Nhà tui dọn về đường Thiệu Trị, gần nghĩa địa Phong Thần, Phú Nhuận. Trước giờ ở nhà thuê không, đến nay ba mẹ tui mới tậu được căn nhà đầu tiên cho gia đình. Ba tui đi tu nghiệp bên Mỹ về, khoái nhà kiểu Mỹ, bắt kiến trúc sư xây nhà dùng toàn gỗ không, giống như nhà California bây giờ. Mới đầu ở thì thấy đã, mấy năm sau mối xâm nhập, gặm gỗ thông (pine) của Mỹ quá sướng răng, nên nhà tui 24/24 lúc nào cũng nghe tiếng rào rào của mối ăn gỗ, cứ như mưa rơi, phát sợ luôn, tối nào cũng nằm ngủ trong tiếng rì rào, đăm đăm nhìn trần nhà và lo lắng không biết bao giờ nó sẽ sập.

Năm 1977, đi vượt biên, bị tịch thu nhà, cả nhà tự an ủi... chắc tụi cán bộ cao lắm chỉ ở được vài ba năm nữa thì thế nào nhà cũng sẽ sập thôi. Trước giờ đi ở nhà thuê, restroom nào cũng thuộc loại cổ điển, ngồi chồm hổm, buồn buồn nhìn cái lỗ sâu hoắm ở phía sau, nay dọn sang nhà xây kiểu Mỹ nên thoải mái lắm, tui thường mang truyện vô đó ngồi đọc hàng giờ, nhiều khi ngồi lâu quá... khô luôn. Chẳng cần giấy tờ chi cho mệt.

3. 1978-1983, khi đến 18 tuổi

Ông bà nội tui có một mảnh đất thật lớn, tính xây nhà cho mỗi đứa con để sau này tất cả về sống quây quần bên nhau như là một xóm nhỏ. Năm 1975, sập tiệm, căn nhà đầu tiên trong mảnh đất đó đang xây nửa chừng phải bỏ dở, kèo cột thò ra lung tung, hầm cầu chưa làm xong, bồn cầu cũng chưa có. Nhà tui đi vượt biên (hụt) về, mất nhà, không còn chỗ ở, ông bà nội kêu về ở tạm trong căn nhà dang dở này. Thế là từ đó, từ năm 13 tuổi đến năm 18 tuổi, sáng nào tui cũng phải... vác cuốcra vườn... thơ thẩn ngồi nghe chim hót, trước khi lao động xã hội chủ nghĩa: đào lỗ chôn mìn. Đêm vê? mơ?i nga?n, tô?i thui, sơ? ră?n ri?t thâ?y ba? Khổ ơi là khổ, bạn bè lại chơi, ai cũng khen vườn rộng lớn, trái cây nhiều... có ai biết được công lao của gia đình tui suốt mấy năm trường ra sức... bón phân.

Năm 16 tuổi, tôi tấp tểnh lo vượt biên bán chính thức ở Bạc Liêu. Dường như cả thị xã này không nhà ai có bồn cầu, sáng sáng tất cả mọi người ra bờ sông, bước lên cầu... đua nhau cho cá ăn, trai gái ngồi san sát nhau, còn quay qua nói chuyện với nhau trong khi câu cá, dzui thiệt là dzui. Cách đó, chỉ khoảng 20 thước, bầy con nít... bông nhông... từ trên cầu xuống, bơi lội bì bỏm. Có thằng bạn nói may là tui đi mùa khô, đến mùa mưa... khi nước dâng lên tới tận cầu khỉ, và thấy bầy cá nhấp nhô đợi mồi thì.... thằng bạn tui chỉ còn nước đi kiếm cây, leo lên cành cao... thả bom xuống.

Năm 18 tuổi, qua Mỹ, đang từ nơi cuốc đất trồng khoai, nay bước vào một nơi... thơm phức. Ai đời restroom mà còn bày đặt... trải thảm dầy cộm cho êm chân, thêm lò sưởi cho ấm cúng nữa thì chẳng khác gì thiên đàng. Chiếc cầu êm và ấm... đầu tiên của đời tui.


4. 1993, cầu Mỹ câu tây

Vừa có quốc tịch Mỹ xong, vội làm cái passport, tính ngay chuyện đi Tây để thăm bà con.

Ngồi máy bay mười mấy tiếng đồng hồ, xuống phi trường Orly, có ông cậu lại đón, ôm hôn thắm thiết sau gần 20 năm không gặp. Về nhà ông, chào hỏi mọi người một lát, chịu không nỗi, hỏi đường đi toilet. Restroom Tây trông cũng giông giống Mỹ, có cái bồn tắm nè, có cái sink rửa mặt nè, có cái bồn cầu nè, hấp tấp ngồi xuống... và... tự nhiên sựng người lại, cúi xuống ngó kỹ hơn. Sao cái lỗ của Tây nhỏ vậy hè? Trông giông giống như cái lỗ ở sink mà không có nắp. Sản phẩm của tui... có tệ lắm... thì cũng to gấp đôi... cái hang đó. Thôi thôi, bí quá rồi, không còn thời giờ suy nghĩ gì nữa. Đành thi hành trước, khiếu nại sau.... thế là pháo binh nã tới tấp.

Sau trận địa pháo thì chiến trường cần phải dọn dẹp, cần đâu chẳng thấy, chỉ thấy 2 cái đồ vặn nước y chang như cái sink rửa mặt, vặn hoài mà chẳng thấy ăn thua chi cả.... Cuối cùng, phải đi vòng vòng trong phòng, kiếm ra được một cái que... ngồi xuống... chia năm xẻ bảy... thành quả của nhân loại... đủ nhỏ để có thể tống hết xuống hang được.

Toát mồ hôi cả tiếng đồng hồ, rửa tay xong ra ngập ngừng hỏi nhỏ ông cậu, ổng... cười một hồi rồi... mở cửa một cái phòng... ngay bên cạnh cái phòng tắm mà tui mới vào... nhìn vào phòng đó thấy ngay cái bồn cầu... quen thuộc y chang như cái của tui bên Mỹ. Ngày hôm đó, học được từ mới: bidet, từ này chắc chắn sẽ làm tui nhớ cả đời.

5. 2013, bồn cầu châu Á

Đi du lịch châu Á, tới Bali (Indonesia), dọc đường gió bụi, vào restroom, khá sạch sẽ, cũng ngồi xổm. Xong việc, nhìn quanh quất, chẳng thấy giấy tờ đâu cả, chỉ thấy một gáo dừa và bồn nước trong xanh nằm bên cạnh.... you know what to do.

Sang Nhật, đi ra đường chơi vòng vòng, kẹt, vào restroom, thấy cũng y chang VN thời 1960. Có điều là dân Nhật quay lưng ra cửa, xoay mặt ngó góc nhà, tay nắm chặt thanh sắt để khỏi té, hỏi tại sao vậy, lúc đó mới biết dân VN mình... khờ, xoay mặt ra cửa, lỡ quên khóa và có ai mở ra thì sẽ thấy ngay mặt mo của mình, quê chít. Còn dân Nhật, xoay mặt vô tường, ai mở cửa chỉ thấy... cặp mông. Chẳng biết là ai cả, huề!

6. 2013, cầu Nhật tối tân

Tui có một người bạn cùng lớp thời cấp 2, Lê Trung Chính, vượt biên tới Nhật từ hồi 1981. Năm 1999, nhân dịp đi du lịch Châu Á, ghé Osaka thăm hắn vào mùa hoa anh đào nở, tới nhà hắn nhậu Saké, mồi seafood, chén tao chén mày thật đã chỉ.... nhưng có input thì lát sau phải có output. Vào restroom do business... có điều sau khi xong việc, ngó quanh quẩn chỉ thấy một cái panel nút tùm lum với tiếng Nhật, còn giấy thì chẳng thấy đâu cả. Đành hỏi vói ra ngoài:

- "Ê Chính, cái bồn cầu của mày sao lạ vậy, giấy ở đâu?"

Nghe giọng cười của hắn:

- "Hà hà, chờ chút, ngồi yên đó nhá, để tao đi kiếm cái remote control..."

Tôi tự nghĩ:

- "Mẹ bà nó, đi kiếm giấy mà còn phải tắt TV trước. Thằng này tiết kiệm điện nhỉ, đúng là xứ Nhật mắc mo."

Bỗng nhiên tui thấy.... một dòng nước ấm xịt mạnh từ dưới lên.... cộng với tiếng cười của Chính từ ngoài phòng hỏi:

- "Phê chưa?"

Phê thiệt. Chút lát sau thì hơi ấm phù phù... Đã quá trời là đã. Ra khỏi phòng tỏn tẻn cười, mượn cái remote control của nó xăm xoi... và thầm ước mình có một cái này ở Mỹ.

Về Mỹ, đi khu JapanTown ở San Francisco thấy tiệm ở đó có bán đủ model nhưng giá chót cũng khoảng $400, còn top models thì bạc ngàn, mắc quá... nên quên đi là vừa.

Hồi 2, 3 năm trước đi Costco thấy có bán bidet, giá khoảng $200, cũng còn mắc quá.

Mấy tháng trước, vòng vòng Internet, tình cờ khám phá được Amazon cũng có bán bidet chỉ có hơn $30, cho dù chỉ dùng nước lạnh thôi, không có fancy như seat warmer, warm water, warm air blower.... Đọc review của cả ngàn người, ai cũng cho 5 sao, và nói là cold water is good enough, mấy thứ kia chẳng cần thiết.... mà càng đọc mấy cái reviews càng thấy buồn cười vì nhiều người viết funny lắm.

Hì hì, khoái quá, mua một cái về thử. Quả là thiên hạ reviews không sai.

Bây giờ tất cả restrooms của nhà tui, nhà mấy đứa em, nhà ba mẹ, ba mẹ vợ, v.v... đều có... vũ trang đầy đủ. Mấy ông bà cụ khoái lắm, nhất là ba vợ tui đang còn recovery từ khi bị paralyze vì stroke, trước thì tụi tui phải hay giúp ông đi vào phòng vệ sinh và..., bây giờ với new tool thì ông tự làm một mình hết được rồi, khỏe cho ổng mà còn khỏe cho tụi tui vô cùng.

Chia sẻ kinh nghiệm với quý vị, nếu ai muốn tìm cảm giác lạ cho phẻ cái bàn tọa, xin xem:
http://www.amazon.com/LUXE-Bidet-Vi-110-Non-Electric-Mechanical/dp/B005IT4C6G
(tui mua cái model $39.95 này, made in Korea)

Còn nếu muốn nước ấm, nước lạnh đầy đủ thì xem các model này:
http://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_ss_c_0_7?url=search-alias%3Dtools&field-keywords=luxe+bidet
(Nhưng nhớ đọc hết reviews của thiên hạ về các model đó trước khi mua nhé)

Có điều, muốn nước ấm, thì phải chịu nước lạnh một lát rồi mới ra nước ấm.... Đợi kiểu đó thì chưa thấy nước ấm tới mà đã sạch boong rồi, còn cần gì ấm nữa, ngoại trừ nếu muốn thấy cảm giác... warm feeling.

Nguyễn Doãn Vượng

Ý kiến bạn đọc
19/05/201317:58:18
Khách
Năm 2005 tui còn làm cho 1 hãng ở Sài gòn, rồi bị hãng Nhật mua lại. Họ thay ban giám đốc đồng thời thay luôn bàn cầu, xịt nước rửa mông, hơ mông y chang như tác giả kể. Có điều giấy vẫn để đó, và bảng nút thì tiếng Anh chứ không là tiếng Nhật, có icons kế bên chữ nên nếu không biết tiếng thì cũng biết mà bấm nút được. Tui tò mò quan sát thì cái vòi nước được giấu rất kỹ, khó thấy.
05/04/201314:56:54
Khách
Cám ơn bài viết vui của ông.
20/04/201322:17:58
Khách
Bài viết vui quá, đọc mà cười hoài. Văn viết rất dí dỏm. Mong được đọc thêm nhiều bài như vậy. À, cái bidet tự nó làm sạch cho người hở? Có cần mình...mó tay không?
TM
07/04/201301:02:18
Khách
Cảm ơn đã thông tin về bidet. Đây chính là vật mà tôi muốn trang bị cho phòng toilet của mình . Thanh that cảm ơn tác giả.
J. MNT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến