Hôm nay,  

Hái Dâu

19/03/201300:00:00(Xem: 251524)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của Minh Nghĩa.

Cuối năm 1994, gia đình tôi đến Tacoma, một thành phố ở tiểu bang Washington nhờ sự bảo trợ của một người cậu họ. Gần nửa tháng trời cả nhà tôi, gồm có một mẹ và bảy đứa con, ở tạm nhà của cậu mợ, một căn nhà nhỏ ba phòng ngủ được chánh phủ cho thuê với giá rẻ. Cậu mợ tôi đã để dành một tấm nệm xin được của người quen, trải ra giữa phòng khách cho mấy chị em tôi nằm ngủ. Sau đó cậu mợ tôi đã giúp gia đình tôi thuê một căn nhà riêng để ở. Căn nhà này cũng rất tiện lợi vì gần chợ và gần trường dạy ESL. Mỗi ngày mấy chị em dẫn nhau đi bộ tới trường học tiếng Anh.

Tiểu bang Washington nổi tiếng là tiểu bang có lượng mưa nhiều nhất so với toàn nước Mỹ. Đến Mỹ vào những ngày đầu mùa đông, trời lạnh và u ám, mấy Mạ con ngồi trong nhà nhìn ra khung cửa kính mà lòng trĩu nặng và nước mắt rưng rưng vì hoang mang và buồn. Nếu ai đã từng sống ở Huế hay đã từng nghe bài hát “ Mưa Trên Phố Huế ” do ca sĩ Hoàng Oanh hát thì cũng biết cảnh mưa dầm ở quê hương của tôi. Ở đây lẽ mưa còn nhiều hơn mưa ở xứ Huế, bầu trời cứ nằng nặng và xám ngắt một màu!

Vài tháng sau mấy chị em xin vào học chung ở Trường Tacoma Community College. Lúc ấy, cậu tôi đã tìm mua giúp chúng tôi một chiếc xe hơi cũ hiệu Odsmobile hai cửa vừa với túi tiền để mấy chị em làm phương tiện vừa đi học vừa đi làm. Nhờ đến Mỹ dưới diện HO nên chúng tôi được lãnh mỗi người khoảng 300 đô la một tháng. Mua xong chiếc xe là chúng tôi cũng cạn tiền vì phải trả tiền thuê nhà. Một năm sau, gia đình tôi xin vào chương trình trợ giúp của chính phủ dành cho những người có thu nhập thấp. Gia đình tôi được chính phủ cho thuê một căn nhà với giá rất rẻ. Mấy Mạ con ở với nhau suốt bảy tám năm trời trong căn nhà nhỏ bé này.

Thời gian đầu mới đi học, mấy chị em tôi rán tìm những lớp học buổi sáng và giờ học gần nhau để cùng chở nhau đi một lần cho tiện và cũng đỡ tốn xăng. Hơn nữa cũng tiện lợi cho mấy chị em đi làm thêm sau giờ học. Còn mùa hè thì tha hồ mà đi làm suốt ba tháng trời. Trong những ngày hè vì không phải đến trường nên ngày nào tôi và các em cũng đi làm việc suốt ngày đêm. Việc gì cũng làm hết, kể luôn cả việc đi hái dâu ở những ruộng dâu trong những vùng đất của người Mỹ da đỏ ở Thành Phố Puyallup, một thành phố kế cận thành phố chúng tôi đang ở.

Trong mùa hè đầu tiên ở vùng đất mới này, chúng tôi đi hái nhiều loại dâu mà người Việt sống ở đây gọi nôm na là dâu ngồi, dâu đứng hay dâu muộn. Đầu mùa hè, các em tôi đi hái dâu ngồi. Đây là tên gọi cho loại strawberry. Lúc đó tôi vẫn còn đi học hè nên ba đứa em chở nhau đi hái dâu. Dâu ngồi là dâu trồng trên luống, phải ngồi xuống mới hái trái dâu được. Vì ngồi lâu, gần 8 tiếng một ngày, nên buổi chiều khi ba đứa em về nhà, sau khi mở cửa xe ba đứa bước xuống xe và đi vào nhà một cách khệ nệ, chân đi hai hàng không bước nỗi lên mấy bậc thềm nhà. Tối đó ba đứa rên rỉ vì nhức mình nhức mẫy, nhất là hai cái bắp vế đau không chịu được. Vậy mà sáng sớm hôm sau, lúc 4 giờ sáng, trời còn mờ sương ba đứa em của tôi lại bới xách cơm và thức ăn, khăn gói lên đường đến ruộng dâu để tiếp tục hái dâu. Lần này anh chàng con trai, em trai áp út của tôi, không thể nào ngồi chồm hỗm để hái dâu mà anh chàng đành phải ngồi bệt trên luống dâu đến nỗi My, cô em út, phải nhắc nhở:

“Tí ơi, Tí ngồi làm bẹp hết dâu của người ta rồi kìa!”

Dù được nhắc nhở nhiều lần nhưng anh trai của cô cũng không thể nào nhấc cặp mông ra khỏi luống dâu. Tuy đi hái dâu rất là cực nhưng các em tôi đã làm bạn với nhiều người cùng lứa tuổi của các em. Họ là con cái của những gia đình người Việt đi Mỹ theo chương trình HO đến định cư ở thành phố này. Các bạn trẻ cũng đi học ở trường học và những ngày nghĩ hè, họ chở cha mẹ đến hái dâu để kiếm tiền để dành gởi về thêm cho những người anh chị của mình còn bị kẹt lại ở Việt Nam.

Khi vụ mùa của dâu ngồi sắp chấm dứt, tôi đã học xong các lớp hè nên cũng theo các em đến một các ruộng khác để hái dâu đứng. Đây là những cái ruộng trồng raspberry nhưng những người Việt ở đây gọi là dâu đứng vì dâu được trồng trên giàn, phải đứng thì mới hái được những trái dâu này. Đôi khi cũng phải vói tay lên cao thì mới hái được những trái dâu to, chín ở trên những cành cây cao. Hái loại dâu này phải cẩn thận vì nó rất dễ bị dập. Nhiều khi không để ý, cầm trái dâu hơi mạnh thì nó sẽ bị dập, nước từ trong trái dâu ứa ra, dính vào những trái dâu khác. Khi mang dâu ra cho người kiểm soát thì họ sẽ trả hộp dâu này lại cho mình. Lúc đó mình phải lội trở vô luống dâu để hái thêm cho đủ vì một khay dâu có 6 hộp dâu nhỏ. Bởi vậy mới thấy kiếm tiền không phải dễ. Nhiều hôm gặp luống dâu xấu, hái cả buổi cũng chưa đầy được một khay dâu. Đó là chưa kể nhiều khi hoa mắt vì mệt và vì nắng gắt, hái nhằm trái dâu mới vừa chín tới, màu đỏ hồng, bỏ vào hộp đem ra ngoài văn phòng cho họ kiểm tra thì mới biết là dâu chưa chín. Lúc đó mắt mũi bỗng trở nên sáng quắc vì họ để trái dâu vừa chín tới, màu hồng, bên cạnh trái dâu chín màu đỏ sậm là hết chối cãi được!

Cậu em trai út của tôi thì vừa chậm và lại vừa kỹ, sợ hái trái dâu chưa chín sẽ bị trả trở lại nên cậu ta cầm từng trái dâu một, săm soi một hồi rồi mới nhẹ nhàng bỏ vào trong hộp vì sợ trái dâu bị dập. Bởi vậy khi người ta đã hái hết hai ba luống dâu rồi mà anh chàng này vẫn còn luẩn quẩn trong luống dâu đầu tiên. Cô em gái nhìn tới nhìn lui không thấy anh mình, kêu tên anh của mình thật to mà vẫn không nghe tiếng trả lời. Hốt hoảng cô bé chạy trở lại luống dâu đầu tiên thì thấy ông anh đang thơ thẩn dưới lùm dâu mà tay thì đang nâng niu từng trái dâu. Cô em đành phải chạy vào hái phụ anh của mình cho xong để còn kéo nhau đi đến mấy luống dâu khác nữa.

Khi vừa xong mùa dâu đứng, chị em tôi lại chuẩn bị tinh thần chiến đấu qua hái dâu muộn. Dâu muộn, raspberry hay là blueberry, được trồng ở cùng những ruộng dâu đứng. Họ trồng xen kẻ thời gian với nhau để kéo dài thời gian thu hoạch. Lúc đó vì trời đã hơi se lạnh nên những trái dâu muộn nhỏ hơn và trái trên cành cũng ít hơn. Vì trái nhỏ và ít nên thời gian để hái đầy một khay cũng lâu hơn. Lúc này nhiều người không đi hái loại dâu này nữa vì không được bao nhiêu tiền nên chủ các ruộng dâu này nâng giá nhân công lên một chút. Lúc này cậu em trai giơ tay đầu hàng vô điều kiện. Cậu em không đủ sức kiên nhẫn cũng như sự tỉ mĩ để nâng niu từng trái dâu nữa nên đã bỏ mấy chị em gái, đi theo bạn bè hái dưa leo và bắp ở những cái nông trại khác.

Có lẽ hái dưa leo và bắp cần sức khỏe nhiều hơn và nhất là không cần sự tỉ mĩ nên anh chàng này vui lắm vì anh chàng vốn đã được học môn võ Vovinam lúc còn ở Việt Nam. Mới hai mươi tuổi, tràn đầy sức sống với lại võ nghệ đầy người nên chàng ta hái bắp hay hái dưa leo không biết mệt là gì. Đã vậy còn được kết bạn với nhiều người trai trẻ cùng lứa tuổi, cũng mới từ Việt Nam qua với diện HO. Sau khi xe chạy qua hái một loạt dưa leo hay bắp, những chàng thanh niên này đi sau chiếc xe, đưa tay hái những trái còn sót lại trên cây, bỏ vào một cái sọt. Khi hái đầy sọt rồi, hai người khiêng một cái sọt vào chỗ chứa hàng và được trả tiền tính từng sọt. Buổi chiều về, anh chàng còn rủ rê bạn bè đến nhà chơi rồi còn bày ra ăn uống và hát ca. Chưa kể có những ngày được về sớm họ rủ nhau đi câu cua về luộc ăn với nhau thật là vui vẻ.

Những ngày tươi sáng ấm áp của mùa hè rồi cũng qua. Dâu muộn cũng đã cạn, bắp và dưa leo cũng không còn, bầu trời lại u ám trở lại và mưa bắt đầu rơi. Không khí lành lành lại kéo đến như báo hiệu mùa thu sắp đến. Chị em tôi không còn việc làm nữa, chỉ còn nghĩ ngơi và chuẩn bị đi học lại. Những kỷ niệm về mùa dâu mà chúng tôi đã đi hái trong năm đầu tiên định cư ở Mỹ là một dấu ấn khó quên trong cuộc đời của mấy chị em tôi. Mỗi khi nhớ lại những chuyện vui buồn lúc cùng nhau đi hái dâu, tôi và cô em gái thuờng hay chọc cô em gái út vì cô bé này không thích đi hái dâu. Cô buộc lòng phải đi vì anh chị của mình đi làm không lẽ cô lại ở nhà, vừa buồn lại vừa sợ bị la là làm biếng. Mỗi buổi sáng, khoảng ba giờ rưỡi sáng, trong khi anh chị chuẩn bị bới cơm đi theo ăn trưa thì cô bé lại vén màn cửa sổ nhìn ra ngoài trời. Hôm nào trời mưa là cô ta vỗ tay reo mừng vì hôm ấy cô được ở nhà một cách hợp pháp.

Giờ đây dù gần hai mươi năm trôi qua nhưng những buổi sáng lạnh lẽo, trời mù sương chị em tôi cùng chở nhau đi hái dâu; những buổi trưa trời nắng như thiêu đốt, từ trong mấy luống dâu chị em lôi thôi lếch thếch dẫn nhau ra ngồi ăn cơm trưa, nép bên cạnh chiếc xe của mình để tìm bóng mát, luôn sống mãi trong trí nhớ của chị em tôi.

Minh Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
27/03/201320:39:26
Khách
Một kỷ niệm khó phai những ngày đầu đến Mỹ. Cám ơn tác giả
19/03/201315:10:36
Khách
Câu chuyện rất giống hoàn cảnh của những người mới qua, đặc biệt là dân Washington state. Cảm ơn chị
20/03/201311:31:55
Khách
To^i la`m chung voi nhie^`u ky~ su* nguoi me^~ va` nhie^`u sa('c to^.c kha'c. Nguoi me^~ la`m vie^.c tha^.t la` cha(m chi? va` ra^'t ca^`n cu`. Ho. la.i tho^ng minh he^'t su*'c va` lu'c na`o cu~ng du`m bo.c la^~n nhau. Khi tro` chuyen voi ho. mo*'i biet ra(`ng lu'c nho? ho. phai? giu'p gia di`nh di ha'i da^u o*? tieu bang Oregon. Như*~ng nguoi ky~ su* me^~ hie^`n hoa` na'y no'i ra(`ng nga`y da^`u tie^n thi` ho. khong la`m nhieu vi` lo a(n da^u nhieu oi la` nhieu ro^`i qua nga`y thu*' 2 moi ba('t da^`u ha'i da^u. Ho. no'i ra(`ng co^ng vie^.c ha'i da^u ra^'t cu*.c nho.c nhung re`n luye^.n cho ho. ve^` ca'ch tinh tha^`n la`m vie^.c cua? ho. Nhu*~ng nguoi ba.n nho? nga`y xu*a di ha'i da^u cu`ng ho. , nga`y nay da~ tro*? tha`nh nhu*~ng nguoi co^ng dân ra^'t tha`nh co^ng (ba'c si~, lua^.t su* va` ky~ su*...) Tha^.t la` kha^m phu.c lo`ng kie^n tri`va` cha(m chi? cua? nhu*~ng nguoi di da^n biet vuo*n le^n va` kho^ng a(n ba'm xa~ ho^.i Nguoi viet nam cu~ng nhu* mo.i sa('c to^.c kha'c. Ca'm o*n ta'c gia? da~ vie^'t ve^` vie^.c ha'i da^u :)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến