Hôm nay,  

Vầng Trăng Nhật Nguyệt

18/03/201300:00:00(Xem: 201298)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.

Trong các mùa trăng, tại Việt Nam ngày xưa có Tết Nguyên Tiêu, tức đêm rằm tháng Giêng âm lịch. Nhưng ngày nay tại hải ngoại, có lẽ chỉ có Tết Trung Thu, tức ngày rằm tháng Tám là hội trăng rằm được mọi người chú ý đến nhiều nhất. Giới doanh nhân chuẩn bị quảng cáo các mặt hàng bánh nướng, bánh dẻo, trà xanh, trà sen, lồng đèn gắn pin hoặc gắn đèn cầy ròng rã, suốt cả tháng trước.

Tuy nhiên, không khí vui tươi và nhộn nhịp của mùa Trung Thu chỉ được diễn tả tuyệt đẹp trên khuôn mặt các em thiếu nhi dù ở phương đông hay phương tây.

Năm vừa qua vùng Bắc California có nhiều hội đoàn tổ chức rầm rộ Hội Trăng Rằm, nào là công viên Kelly Park, Santa Clara County Fairground, Vietnam Town, đó là chưa kể các chùa, nhà thờ, trường Việt ngữ đều có sinh hoạt Trung Thu cho các em. Nhiều người đã không quản ngại bỏ ra công sức, tài chánh, và thời gian để mong có sự hợp tác của nhiều thế hệ nhằm bảo tồn văn hóa Việt tại hải ngoại.

Cô My tuy độc thân tại chỗ, nhưng quen biết nhiều bạn bè có con cháu sinh hoạt văn nghệ, nên tuần nào cô cũng có tiết mục trình diễn của cả thiếu nhi lẫn người lớn để tham dự. Trung Thu kỳ rồi là năm đầu tiên được tổ chức tại Santa Clara County Fairground, nơi vẫn có Hội Tết hằng năm. Cô My qua nhà bà Mai hàng xóm rủ đi cho có bạn.

Khi cả hai đến nơi thì cũng đã hơn 3 giờ chiều. Nghe nói chương trình thiếu nhi tài sắc đã thi xong rồi, tiếp nối sẽ là chương trình biểu diễn võ thuật của nhóm Vovinam và phần văn nghệ cộng đồng. Ngoài ra cũng có sự góp mặt của MC Việt Dzũng và một số ca sĩ Asia giúp vui. Khí trời hôm ấy dù có nắng nhưng gió thổi khá lạnh cho buổi trình diễn ngoài trời như thế này.

May mắn thay khi bà Mai và cô My vừa vào tới dãy ghế có che lều phía trước sân khấu thì thấy còn hai chiếc ghế trống. Màn biểu diễn múa lân và võ thuật của nhóm Vovinam thì cô My đã xem nhiều lần. Nhưng điều cô My phục nhất là dù bao nhiêu năm trôi qua, nhóm Vovinam lúc nào cũng có sự hiện diện của các võ sinh thiếu nhi cả trai lẫn gái với võ phục mầu xanh nghiêm trang múa những bài quyền nhuần nhuyễn.

Kế tiếp là vũ đoàn Cánh Chim Bách Việt với màn vũ Bốn Tầng Văn Hóa Việt, bao gồm những bài dân ca của cả 3 miền Bắc, Trung, và Nam. Nghe nói đây là đoàn vũ khoảng hai mươi mấy em. Họ có những nét đặc biệt hơn các vũ đoàn khác – các em ở độ tuổi 12 lên đến đại học, chỉ trình diễn hai mùa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán, các vũ khúc luôn chú trọng vào lịch sử Việt Nam và thường kéo dài 20 phút mới xong câu chuyện.

Đang ngắm nhìn các em múa trong trang phục ba miền, áo bà ba, áo dài, áo tứ thân, thì điện thoại cầm tay của bà Mai reo inh ỏi. Bà lấy điện thoại ra khỏi túi xách thì nhận ra đó là số điện thoại của con gái lớn bà. Bà rời khỏi dãy ghế vừa đi vừa trả lời điện thoại.

- A-lô…

- Má đang ở đâu mà sao con nghe ồn ào quá vậy?

- Má đang xem văn nghệ Trung Thu, mà có chuyện gì vậy Hân?

- Má ơi, má giúp đi đón bé Hải ở nhà bà Tư lúc 5 giờ chiều giùm con được không?

- Sao hai đứa bay không đi mà lại kêu má đón nó?

- Hôm nay hãng cần mọi người ở lại làm thêm giờ để giao hàng sáng sớm mai, nên vợ chồng con không đón nó được.

- Thì con bảo bé Hải đi về nhà một mình, nhà con cách đó có một góc phố chứ bao nhiêu. Bé Hải cũng gần 14 tuổi chứ có nhỏ nhoi gì.

- Không được đâu má ơi! Con không biết lúc nào về nhà nên không muốn nó ở nhà một mình. Má giúp cho con nha? Để con bảo cháu nó gọi mua pizza giao tận nhà thì hai bà cháu khỏi phải nấu nướng cơm tối. Cám ơn má nhe.

- Khoan đã … má chưa nhận … A-lô … A-lô …

Bà Mai trở lại ghế bỏ điện thoại vào túi xách, phàn nàn với cô My:

- Con với cái! Tưởng nó lập gia đình có chồng có con thì mình xong phận sự làm mẹ, nào ngờ mình chưa xong trách nhiệm làm bà ngoại. Phiền cô cho tôi về sớm hôm nay.

- Sao vậy chị?

- Vợ chồng con Hân phải ở lại hãng làm thêm giờ nên nhờ tôi đi đón bé Hải ở nhà bà Tư lúc 5 giờ.

- Nếu vậy mình phải đi ngay bây giờ mới kịp đón cháu. Tôi tưởng bà Tư chỉ nhận giữ con nít từ 2 đến 5 tuổi thôi mà?

- Đúng vậy, nhưng thằng Tú, con bà Tư, học chung lớp điện toán với bé Hải nên hai đứa thường gặp nhau cuối tuần để ôn bài cho tiện.

Cô My và bà Mai phải đi bộ khá xa mới đến bãi đậu xe. Nơi đây cả hai thấy nhiều gia đình đang dẫn các cháu nhỏ, tay cầm lồng đèn đủ mầu sắc tiến vào khán đài chính của Hội Tết Trung Thu. Đón bé Hải về nhà xong, cô My từ chối lời mời ăn pizza của hai bà cháu viện lẽ đã nhận lời ăn cơm tối với mấy cô bạn đồng nghiệp.

Sau mùa Trung Thu, thời tiết Cali nóng lạnh bất chợt, lúc mưa lúc nắng. Qua đến tháng 12, cơn mưa ào ạt đến mỗi tuần làm cản trở không ít thì nhiều việc đi học đi làm của mọi người vùng Bắc Cali. Ngay cả Ngày Việt Nam trong dịp Lễ Hội Thế Giới Thần Tiên Mùa Đông tại Great America cũng phải dời lại hai tuần từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12. Thế mà vẫn không tránh khỏi cơn mưa dai dẳng này.

Số là cô My tình cờ mở máy radio nghe đúng lúc đài Quê Hương đang loan báo có một số vé đi xem Lễ Hội miễn phí do ban tổ chức gửi tặng thính giả của đài để vào xem văn nghệ Việt Nam và luôn tiện ngắm nhìn các kỳ quan thế giới làm bằng lồng đèn lụa công phu và rực rỡ như Tượng Nữ Thần Tự Do (Hoa Kỳ), Thần Rắn Quetzalcoatl (Aztecs), Tháp Nghiêng Pisa (Ý Đại Lợi), Vua Pharaoh (Ai Cập), Cây cầu Luân Đôn (Anh) … và đặc biệt là có Chùa Một Cột của Việt Nam nữa.


Đó là lý do tại sao Cô My và bà Mai có vé đi xem “Lễ Hội Lồng Đèn”. Chiều hôm ấy cả hai người đều mặc quần áo ấm áp và mang theo dù vì tin khí tượng tiên đoán có mưa. Vừa quẹo xe trước khi vào cổng chính cả trăm thước, Cô My và bà Mai đều xuýt xoa không ngờ mình được hai con rồng cao lớn vĩ đại đón chào hai bên đường.

- Cô My ơi, mặc dù chưa vào bên trong nhưng nhìn hai con rồng bay trên mây tôi thấy thật bõ công mình lội mưa đến đây.

- Đúng là “đi cho biết đó biết đây”, tôi nghe mấy người bạn khen những lồng đèn lụa này được làm bằng tay rất tỉ mỉ, và đặc biệt dù có mưa gió cũng không hề hấn gì cả.

- Không biết con rồng này dài bao nhiêu nhỉ?

- Thì chị cứ tính đi, một khúc uốn của nó dài hơn hai chiếc xe, như vậy từ đầu đến đuôi chắc cũng phải dài hơn hai mươi chiếc xe hơi.

- Thôi cô lái xe đi, người đằng sau đang bấm còi inh ỏi kìa.

Sau khi đậu xe xong, cả hai phải lấy dù ra dùng ngay vì trời đang lất phất mưa kèm theo cơn gió lạnh. Vừa vào cổng “Thế Giới Thần Tiên Mùa Đông” đã hiện ra ngay trước mắt - những lồng đèn 12 con giáp, vườn cây con bướm tung bay, con công, phượng, rồng, các động vật trên trời, dưới nước, các chú gấu panda, các loài thú hoang dã… Bà Mai đi đến đâu cũng đều dừng lại ngắm nhìn chăm chú như một đứa bé đi lạc vào tiệm bán đồ chơi.

- Mình vào thẳng rạp hát nhe chị sắp tới giờ trình diễn văn nghệ rồi.

- Đẹp quá, không biết ai làm lồng đèn mà khéo tay quá.

Trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ xem văn nghệ bà Mai và cô My không ngớt lời trầm trồ khen ngợi sự tham gia đông đảo của các thanh thiếu niên trong các tiết mục trình diễn văn hóa Việt Nam. Lúc về đến nhà bà Mai vẫn còn nuối tiếc.

- Xin lỗi cô My hôm nay chúng ta phải về sớm. Nhưng như cô biết đó, bệnh phong thấp của tôi lúc gặp trời lạnh mà không uống thuốc ngay là có vấn đề. Già rồi nên nhớ trước quên sau. Đây rồi, chai thuốc vẫn còn nằm trên bàn. Vậy mà tôi cứ ngỡ đã bỏ vào túi xách tay.

- Ôi lỗi phải gì chị ơi. Tôi ngồi lâu cũng mỏi chân như chị chứ có khác gì. Tôi chỉ tiếc là mình không có dịp đi xem hết mọi nơi, nhất là chưa thấy Chùa Một Cột. Thật tiếc quá!

Một tuần lễ sau cô My qua nhà bà Mai trả lại quyển sách dạy cách nấu ăn. Cháu Hải từ trong nhà bếp đi ra đem hai ly nước cam mời bà và cô My.

- Chào cô My, cháu nghe bà cháu nói cô muốn xem lồng đèn Chùa Một Cột. Nếu bà và cô My muốn có thông tin đó thì cháu có thể mở máy điện toán cho bà và cô coi.

- Thật vậy hả cháu, nó có chiếu trong máy hay sao?

- Bà không nhớ cháu và Tú là học sinh xuất sắc nhất trong lớp điện toán à? Có gì mà cháu kiếm không ra?

Cô My vừa uống ly nước vừa nhìn thấy mười ngón tay Hải đánh thoăn thắt trên bàn phím điện toán.

- Trẻ con ở Mỹ được ăn học đầy đủ nên chúng thông minh hơn mình khi còn ở Việt Nam chị nhỉ?

- Dĩ nhiên rồi, con nít ở đây chẳng phải lo lắng gì ngoài việc ăn, học, và chơi. Chả bù ngày xưa bằng tuổi chúng nó, chúng ta phải đi học, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, giữ em…

- Về máy điện toán tôi chỉ biết đọc tin tức, lâu lâu gửi vài cái email thăm bạn bè chứ chả biết gì hơn.

- Vậy là chị hơn tôi rồi, cái máy trên bàn đó mang tiếng là của tôi nhưng thực sự là bé Hải dùng. Khi nào cần gì tôi bảo nó thì nó kiếm giùm cho tôi trong tích tắc là xong.

- Cháu kiếm xong rồi, bà với cô lại đây xem nè. Ở trang mạng “Youtube” người ta thường bỏ lên nhiều hình ảnh hoặc những đoạn phim ngắn rồi gửi những “địa chỉ” đó cho bạn bè xem cho dễ. Đây nè cháu kiếm được đoạn phim của nhóm múa hôm Trung Thu mà bà chưa coi xong nè.

- À đúng rồi, bà nhớ nhóm múa hôm đó mặc quần áo ba miền. Còn nhóm La San 60 em đánh trống đâu?

- Cháu đã mở sẵn ở trang khác cho bà đây. Còn đây là hình ảnh những chiếc lồng đèn lụa kỳ quan thế giới, họ chụp cả hình Chùa Một Cột và hình con rồng nè bà.

- Họ có cả một khu trưng bày lồng đèn mấy con khủng long trông đồ sộ quá chị ơi.

- Cô My ơi, cháu biết cô thích nghe nhạc nên cháu mở trang này cho cô coi. Đây là đoạn phim hai nam sinh lớp bảy múa biểu diễn trong vòng 6 phút khoảng ba mươi mấy bản nhạc tiêu biểu từ xưa đến bây giờ.

- Trang mạng “Youtube” có hằng hà sa số các loại phim, làm sao cháu tìm được trang này vậy?

- Hai bạn đó, một đứa gốc Việt, đứa kia gốc Tàu, học cùng trường với cháu và hôm đó cháu cũng có đi xem hai bạn trình diễn trong ngày Văn Hóa của người Mỹ gốc Á Châu. Cháu không biết người lớn nghĩ sao, nhưng mọi người trong rạp vỗ tay khen và hò hét quá chừng.

- Cháu ơi, cháu có thể gửi email cho cô địa chỉ mấy trang này được không? Cô muốn gửi nó cho mấy người bạn ở tiểu bang khác xem cho đỡ nhớ nhà.

Tối đó cô My lên trang mạng “Youtube” coi đi coi lại cả tiếng đồng hồ mà không thấy chán. Đối với cô, giới trẻ vẫn tiếp tục bảo tồn văn hóa Việt dưới vầng trăng tỏa sáng quanh năm tại hải ngoại.

Có thể theo dõi các sinh hoạt kể trên theo đường dẫn sau đây:

Global Winter Wonderland
www.globalwonderland.org/global-village

Bốn Tầng Văn Hóa Việt, #1 – CCBV
www.youtube.com/watch?v=opQShGk2O_Q

2012 Asian American Heritage Night - Duy Lam & Alec Li
www.youtube.com/watch?v=67b4kQ6H72k

VLYT Tet Performance @ Fairgrounds 1/21/12
www.youtube.com/watch?v=vKFPrHuTOJA

Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,125
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến