Hôm nay,  

Cuộc Sống Muôn Sắc Màu

15/03/201300:00:00(Xem: 225808)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Boston, làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners, đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của cô là một tuỳ bút về mùa mưa tuyết tại miền Đông.

Mùa Đông cũng có vẻ đẹp riêng dù lạnh và buồn hơn những mùa khác. Ngắm một cánh đồng tuyết trắng minh mang không dấu chân người cho tôi yêu màu trắng tinh khôi của đất trời. Xem những tác phẩm điêu khắc độc đáo trên băng trong suốt tôi cảm nhận được tình yêu làm những người nghệ sĩ chịu đựng giá buốt, khổ công sáng tạo cái đẹp. Tôi thích thú nhìn những sợi băng tuyết đeo rũ xuống trông như thạch nhũ trong veo; có sợi tuyết trắng ngà như tinh thể kết tủa, ngưng đọng thành băng trên diềm mái nhà, núm cửa vào những ngày Đông lạnh cóng.

Những ngày mưa mùa Đông ở Georgia ngồi bên cửa sổ nhìn ra mưa rơi trên đám lá nâu xỉn của mùa thu chưa quét hết trên đất, tôi lại miên man nghĩ ngợi. Ừ, thì cũng từ nước mà tạo nên bao nhiêu trạng thái, hình thức. Đúng là cuộc sống muôn màu, vô cùng phong phú dưới bao hình trạng. Cùng trên một đất nước mà một nơi tuyết rơi tràn trề tê liệt mọi thứ, mà nơi khác đang mưa rơi không lạnh lắm dù là mùa Đông. Có lẽ khác nhau cũng bởi vì điều kiện, địa điểm, hoàn cảnh.

Mấy ngày bão tuyết ở Boston tuyết rơi 18-24 inches, chỉ chiều thứ 6 đến sáng thứ 7 mà đã lấp đầy tất cả trên mặt đất. Đi giày cao cổ ra ngoài khi tuyết chưa được cào dọn đường, lớp tuyết rơi đầy cao hơn đầu gối nên lọt vào trong giày lạnh buốt chân đeo vớ len. Mấy đứa trẻ theo chân cha mẹ ra xúc cào tuyết để ðược nằm lăn trên tuyết, chơi nắn người tuyết, cười giòn giã với nhau. Cô bé da trắng hàng xóm lội bộ trong tuyết theo mẹ đi mua cà phê bánh ngọt Dokin Dunut, hai má hồng tươi bóng láng như hai quả đào đẹp quá.

Mình cũng ghé vào mua ly cà phê nóng bỏng lưỡi, nhìn thiên hạ ra vô liên tục mua cà phê bánh ngọt. Thấy người đàn bà xách đeo mấy giỏ nặng trĩu đi với một đứa nhỏ, hai người đàn ông vội chạy ra đỡ xách dùm mấy cái túi đồ và hỏi han người ấy đi đâu xách nặng lúc tuyết giá thế này, rồi chúc may mắn trước khi rời đi.

Tình người - ôi sao ngọt ngào như bánh nhân kem mát dịu hay bánh nhân mứt dâu, bánh phủ lớp sô cô la hấp dẫn thơm ngon. Mấy cô gái khăn, găng tay đủ màu, giày cao cổ. Những chàng trai tuổi trẻ vẫn cười đùa vô tư, dáng vẻ cao lớn, vẻ mặt hồng hào tươi sáng có sợ gì, ngại gì tuyết lạnh tê tái bên ngoài trời đâu. Họ lội băng qua tuyết ra mua cà phê với nhau. Họ là tuổi trẻ, là dân của đất nước nầy. Dân khỏe, dân giàu nên nước mạnh.

Hàng ngàn chuyến bay phải huỷ bỏ trong hai ngày tuyết bão này. Xe cào tuyết, xe rải muối, công nhân cào tuyết làm cật lực sau khi tuyết ngừng rơi để dọn đường cho người, xe đi. Sau những cố gắng nhiệt tình của sức người và các máy móc đa năng của kỹ thuật Mỹ, sau nhiều sự nỗ lực sắp xếp rồi các chuyến xe tàu lại được lưu thông, các chuyến bay lại tiếp tục hành trình đã định. Tôi ngồi trong máy bay gần một tiếng rưỡi máy bay cứ nhúc nhích, ầm ì mãi vẫn chưa ra khỏi cổng vì điều kiện tuyết lầy. May sao cuối cùng nó cũng ra khỏi được và cất cánh đem tôi và nhiều người về nơi chốn người ta mong đến.


Bay khỏi Boston về GA, nghe mưa rơi rả rích mấy ngày. Mưa gội rửa đất trời và lòng người. Mưa làm tôi nhớ mưa Việt nam. Nhớ hồi nhỏ có khi mưa đi chợ với mẹ hay ngoại, tôi rất thích ngồi trong xe xích lô che kín bằng tấm bạt dày, không phải lo ướt át. Bây giờ nhớ lại mới hiểu là khi khách đi xe ngồi yên thoải mái thì các bác cyclo còng lưng ráng sức đạp để kiếm tiền sống, đạp xe trong mưa gió của đất trời, trong cực nhọc của đời sống. Cuộc đời cũng như thiên nhiên: nơi nầy ấm áp, nơi kia lạnh lẽo; người này vui cười, người kia đau khổ, người này yên ấm nhàn nhã, người khác nhọc nhằn vất vả... Khác nhau bởi vì số phận, nghiệp phần, hoàn cảnh hay nhận thức, giáo dục. Chỉ mong sao cùng thấy nỗi đau, tình thương, biết thương xót.

Tôi luôn tự dặn lòng: Đừng lầm lạc như người mẹ của tên cuồng sát Kanza 20 tuổi kia - kẻ đã dùng súng bà mẹ mua cất trong nhà để bắn chết mẹ mình, nhiều em bé vô tội và cô giáo ở Newtown, CT.

Đừng quên cái giá rất tai hại của sự giận dữ. Những cơn giận dễ khiến ta làm tổn thương người khác và cả chính mình, chúng làm ta xấu xí đi rất nhiều. Có khi không bao giờ lấy lại được những mất mát do cơn giận dữ gây ra. Hãy sống bình thường trong xã hội với người khác.

Tôi đứng dậy, gõ một tiếng chuông. Tiếng chuông ngân vang trong không gian yên lặng, ấm dịu làm sao, trầm vọng làm sao. Ngoài trời mưa vẫn rơi, mưa đều đều gieo vào lòng tôi sự êm dịu. Bên kia Boston tuyết chắc còn đeo trên những nhánh cây, trái. Bên Georgia mưa cả ngày đẫm lá cũ đầy vườn, đẫm cỏ. Tôi yêu mùa Đông dù là ở đâu. Mùa Đông cũng có vẻ đẹp riêng, dù lạnh dù ấm, dù tuyết dù mưa.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh quê hương, nhớ một bác đạp xích lô dưới mưa để chở đầy những quầy chuối ra chợ. Những quầy chuối chất đầy, cao hơn cả mui xe, che lấp cả người ông, che khuất cả phần cổ, cằm. Chỉ còn thấy gương mặt người đàn ông đứng tuổi duới chiếc nón vải cũ đầy nhẫn nại ưu tư trong màn mưa. Hình ảnh người đạp xe xích lô trong mưa kéo hồi ức cảm xúc tôi về với tuổi thơ bên ngoại và những mùa mưa ướt át quê nhà, tôi nhớ câu hát rất quen thuộc: "quê em hai mùa mưa nắng"... Mùa mưa lũ ngập đồng, ngập đường, ngập tới nóc nhà lá miền Tây.

Mưa đang rơi, mùa Đông Geogia cho lòng tôi mềm mại, giãn ra. Tôi thấy mình và gia đình vẫn còn bình an dù bão mưa. Trong khi có những gia đình đang lạnh lẽo, có những gia đình đang đau đớn tưởng nhớ người thân vừa mất...

Tôi lại chợt nhớ tới bao nhiêu người dân Việt nam phải đạp xe, buôn thúng bán bưng trong mùa mưa mùa nắng kiếm sống, bao nhiêu mảnh đời đau khổ vì nghèo túng, vì bệnh tật không biết làm sao để thoát ra. Ta vô tình không nghĩ tới nên không biết, không so sánh để nhận thấy giá trị những gì mình đang có, để làm một chút gì, nhường trao đi ít nhiều cho người thiếu may mắn hơn ta.

Dù gió, mưa, bão, tuyết, vui, buồn, khổ đau… con người vẫn phải đi, phải đến bởi vì cuộc sống vẫn tuôn trào với muôn hình vẻ, đẹp và xấu.

Nhất Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến