Hôm nay,  

Bà Nội, Bà Ngoại và Mẹ Tôi

20/01/201300:00:00(Xem: 184245)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân vùng Little Saigon.Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà, với lời ghi “Tặng thế hệ thứ 2, thứ 3 rất xuất sắc trên nước Mỹ và trên khắp Năm Châu. “Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.

Bà Nội tôi sinh ở miền Bắc, làng Cổ Liêu, tỉnh Nam Định.

Sau Hiệp định Genève 1954, chia đôi đất nước, Người di cư vào Nam sinh sống.

Chiến tranh, người còn kẻ mất, bao nhiêu tang tóc xảy đến cho gia đình, bà Nội như cây tùng trước gió bão, che chở cho những đứa con còn lại ăn học tươm tất đàng hoàng. Dù cho tháng ngày đã làm cho thân xác bà Nội gầy còm, sức yếu. Người đàn bà can trường. Người đàn bà đã sinh ra ba tôi.

Bà Ngoại tôi quê ở miền Trung, Quảng Bình. Dáng người tha thướt, dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ. Kết tóc se tơ với một người đàn ông đứng tuổi, đẻ một đàn con trong đó có Mẹ tôi.

Nước Việt Nam chia làm ba phần. Bắc phần theo chủ nghĩa Cộng sản cai trị. Trung phần và Nam phần theo chủ nghĩa Tự Do, được cơm no áo ấm. Chiến tranh tàn khốc, Cộng sản miền Bắc lấn chiếm miền Nam và tước đoạt chính quyền, để rồi cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam.

Miền Nam được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ và cho dân Việt di tản. Ba tôi theo đoàn tàu Hải Quân đi lánh nạn. Người dân tìm đủ mọi cách ra khỏi nước, chủ thuyết Cộng sản đang ra tay tàn bạo với người dân, tra tấn, kềm kẹp, bắt bớ. Mẹ tôi đành xin đi vượt biên, mong được tự do, giữa biển khơi, tấm thân nhỏ nhoi như mành treo chỉ.

Thời gian ở Mỹ.

Cả hai người, Ba và Mẹ tôi chưa hề biết nhau, người ở tiểu bang này, người ở tiểu bang kia. Chim trời, cá nước, có những mối tình, tuổi hoa mộng, bao nhiêu mơ ước.

Nhưng cái duyên tơ trời đưa đẩy, Ba và Mẹ tôi gặp nhau để rồi qua nụ cười, cả hai kết duyên tơ tóc. “Quyển sách” xuất bản đầu tiên của Ba Mẹ đó là "Tôi, Đỗ Khắc Thùy Vi"

Những lúc đau, Ba mẹ ôm mặt khóc, lo lắng, những câu hát ru con, những cái hôn áp vào má tôi, ấm áp, để rồi tôi lại khỏe mạnh, vui chơi.

Tôi e a lớp vỡ lòng, dù là con gái, tánh tôi rất hồn nhiên thích làm thằng con trai đá banh, mặc quần cụt và cũng rất là nhõng nhẽo với Ba Mẹ, đòi cho bằng được các món đồ chơi mà mình thích.

Tháng ngày thấm thoát trôi qua, tôi khôn lớn lần, để nhìn thấy được sự cực khổ của Ba Mẹ, mỗi sáng tinh sương phải gởi tôi đến nhà trẻ. Sau đó đi làm, kiếm sống cho gia đình, suốt cả một ngày dài. Qua nhiều năm tháng.

Tôi được sự bảo bọc chăm sóc của Ba Mẹ. Cả hai đã quá vất vả để nuôi tôi và em khôn lớn. Tôi luôn cố gắng học để đền đáp công ơn dưỡng dục đó. Tôi đã là một thiếu nữ mười bảy tuổi.

Ngày tôi tốt nghiệp Đại học. Ba Mẹ tôi đã bước vào tuổi ngũ tuần. Tôi nhìn quanh các bạn tôi, thì thấy ba mẹ của họ cũng gần tuổi như Ba Mẹ tôi. Vậy họ cũng có một quá trình gồng gánh, lo toan nuôi con rất cực và vất vã...?

Tôi xin được cám ơn Ba Mẹ và cũng xin cám ơn những đấng sinh thành của tất cả các bạn, đã hy sinh cuộc đời của mình và lo cho các con ăn học.

Tôi đã bước vào đời, đi làm việc, có cơ may đầy đủ để thi thố tài năng và giúp đỡ cha mẹ phần nào.

Xin cám ơn bà Nội đã cho Ba một nụ cười nhân ái, một trí tuệ sáng suốt. Dù lời cám ơn này có muộn màng, khi Bà Nội đã về với cát bụi.

Cũng xin cám ơn Bà Ngoại đã sinh ra Mẹ con, một người phụ nữ xinh xắn, thông minh. Nên con đã có một sự kết tụ thông minh của Mẹ, lòng nhân ái của Ba, dòng máu đang luân lưu trong con.

Tôi xin chân thành cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, đã cưu mang tất cả các chủng tộc sống trên xứ sở Tự Do, được hưởng một nền giáo dục thật xuất sắc, đầy đủ, cho mọi giới tuổi vẫn còn mong mưu cầu hiểu biết.

Cũng như tôi và các bạn đồng trang lứa đã có kết quả tốt như ngày hôm nay.

Kết quả có được đó là phải xin cảm ơn tất cả những Bà Nội, Nà Ngoại, các bà mẹ mới có mình hôm nay vậy.

Tôn Nữ Ngộ Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,210,949
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.