Trận tấn công khủng bố đánh thẳng vào Trung Tâm Chỉ Huy quân sự cuả nước Mỹ (Ngũ Giác Đài - Pentagon) tại Thủ Đô Washington D.C. và Trung Tâm Chỉ Huy Kinh Tế cuả nước Mỹ (và cả thế giới - World Trade Center) tại New York City, ngày 11 - 9 - 2001 đã và đang làm rung chuyển, tê liệt nhiều lãnh vực hoạt động cuả đất nước vĩ đại này, giống như một cơn động đất … 8 chấm có lẻ trên địa chấn kế Richter xẩy ra trên toàn nước Mỹ, kéo theo những cơn hậu chấn lớn, nhỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Aáy là mục tiêu Toà Bạch Ốc, Trung Tâm Chỉ Huy quyền lực chính trị cuả Siêu cường quốc Hoa Kỳ đã thoát nạn trong gang tấc rồi đó.
Vậy mà hậu quả do trận tấn công khủng bố này cũng đã không thể đo lường được bởi vì người ta chỉ có thể đo lường được sự thiệt hại vật chất (material damage) ngay trong lúc này mà thôi. Còn về ảnh hưởng tương lai cuả nó, về sinh mạng con người (rất được quý trọng tại nước Mỹ) cùng những thiệt hại tinh thần và tình cảm bây giờ và tương lai thì chắc chắn những phương tiện văn minh, tối tân nhất lúc này cũng chưa có khả năng đo lường cho chính xác được.
Trước hình ảnh đau thương, kinh hoàng và bất ngờ cuả trận tấn công khủng bố tàn bạo, dã man, mọi rợ, (cố tâm đánh vào những người dân không phân biệt già trẻ, phụ nữ, trẻ em, không có phương tiện tự vệ, cốt gây ra một tình trạng kinh hoàng khủng khiếp - horribly frightened situation-) chưa từng thấy đó, ai mà không thấy tâm hồn mình tràn đầy xúc động, đau thương.
Chính kẻ viết bài này đã từng lăn lộn với chiến tranh, chết chóc từ khi 15 tuổi, bỏ trường học để đi kháng chiến chống Pháp trong gần 7 năm, 2 lần bị Tây bắt, nhốt đầu vào tù, rồi 23 năm trong quân ngũ chống cộng sản để cuối cùng lên rừng lên núi đi tù cải tạo trên 12 năm, bao nhiêu lần nhìn thấy những cái chết thê thảm không nói hết lời, những sự thoát chết cuả người khác và cuả chính mình, mà cũng không sao tránh khỏi xúc động, bùi ngùi mà đành bất lực, không làm sao chia sẻ, gánh vác được trong lúc tuổi đã ngoài cái mức "Thất thập cổ lai hi" lại ở quá xa đối với những nơi đang cần đến những bàn tay, những tâm hồn can đảm nhẩy vào cứu nạn. Kẻ này chỉ còn biết tham dự những buổi đốt nến, cầu nguyện và đóng góp chút tiền bạc nhỏ nhoi mình có để gửi tới các nạn nhân và gia đình họ mà thôi.
Tàn bạo và dã man thật! Đúng là… Phương tiện nào cũng tốt hết, miễn sao đạt được mục đích (La fin justifie les moyens), mà chỉ những kẻ mang xác con người nhưng tâm hồn là thú dữ mới có thể chấp nhận được. Chỉ những kẻ đó mới có thể chủ trương, trong sự tính toán theo kế hoạch lâu dài là: cướp máy bay dân sự chở đầy hành khách, lao vào toà nhà cao 110 tầng với 2 cánh tháp bùng cháy, lưả khói cuồn cuộn, cách nhau chừng 18 phút rồi theo nhau tất cả xụp đổ chôn vùi trong đống vật liệu xây dựng khổng lồ những người đang có mặt trong ngôi nhà đó, sau khi hoảng loạn, tuyệt vọng, không cách nào thoát ra khỏi vùng lưả khói dầy đặc, nhiệt độ kinh hoàng, và cũng chôn luôn 1 Đại Đội (Company) lính cứu hoả cùng vị Linh Mục Tuyên Uý cuả đơn vị này và gần 100 nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả cuả mình là xông vào chỗ chết để mong cứu sống những người lâm nạn.
Anh hùng thay những người đã chết vì muốn cứu nguy kẻ khác! Xin nghiêng mình trước những cái chết dũng cảm này như tôi đã từng bao nhiêu lần trong cuộc đời, cúi đầu hay giơ tay chào vĩnh biệt người thân, bạn bè, chiến hữu cuả mình.
Cao đẹp thay khi tiếng kêu gọi, cầu cứu vang lên từ chính quyền, các cơ quan địa phương, dân chúng ở vùng lâm nạn là có hàng chục ngàn người Mỹ thuộc đủ các loại chuyên viên, các ngành hoạt động, thanh niên, phụ nữ từ khắp các vùng lãnh thổ quốc gia đổ xô về New York City, về Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để góp một bàn tay, một tấm lòng trước cảnh đau thương, tang tóc cuả đồng bào, cuả đất nước.
Tiền cuả từ các Công Ty, Hãng Xưởng, cá nhân, gia đình may mắn không ở trong hoàn cảnh đau đớn đó được đổ về Hội Hồng Thập Tự, các cơ quan từ thiện, cơ quan hữu trách để chia sẻ đau đớn, mất mát với số nạn nhân không may mắn, để mau chóng hàn gắn những vết thương chưa biết đến bao giờ mới lành nổi. Trong số này, có một người gốc Việt Nam, di dân như tôi, từ sau ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay thành công trong lãnh vực kinh doanh trên đất Mỹ, đã ủng hộ số tiền 2 triệu Mỹ Kim để góp thêm công sức cứu trợ những nạn nhân và gia đình đau khổ. Lại một lần nưã, xin cúi đầu kính phục một người di dân gốc Việt!
Có lẽ Luật trời Đất: Trong cái rủi lại hay có cái may để an ủi như câu tục ngữ "Every cloud has a silver lining". Chưa bao giờ tinh thần đoàn kết cuả nhân dân Mỹ, không phân biệt Đảng Phái, Tôn Giáo, Mầu Da, Sắc Tộc, lên cao bằng lúc này. Bài học nào cũng có cái giá cuả nó !
Những buổi Lễ Cầu Nguyện, những buổi tập họp vô cùng đông đảo ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, những lời hô, những bài hát, những lá cờ Mỹ trong tay Cụ già cho đến em nhỏõ giơ lên cao đồng loạt trong bản Quốc Ca, bản God bless America! (Xin Thượng Đế ban phước lành cho Nước Mỹ) (*) vv…
Những giòng nước mắt, những bàn tay che lấy khuôn mặt đang nức nở khóc thương cho các nạn nhân, cho các anh hùng đã hy sinh cho đất nước, vì lòng yêu thương người lâm nạn, đang xúc động bùng lên trong trái tim mỗi người. Ôi! Đẹp thay hình ảnh một đất nước tuy vĩ đại, văn minh, tiến bộ nhất hoàn cầu nhưng lại chưa bao giờ có được cái tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, yêu những người sống chung quanh mình bằng tất cả tâm hồn, con tim như lúc này. Cầu xin Thượng Đế soi sáng cho các vị lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ, Quê Hương thứ hai cuả tôi, có đủ tài năng, sáng suốt, khôn ngoan để giữ vững và nâng cao Tinh Thần Yêu Tổ Quốc, Thương người chung quanh mà không phân biệt đó cho đến mãi mãi muôn đời. Tinh thần yêu thương đó không thể nào mua được, dù là hàng triệu tỉ đô la.
Các Chiến lược gia (Strategists) cuả các lực lượng khủng bố quốc tế đã đi sai một nước cờ. Họ đã chủ trương dùng phương tiện tàn bạo, dã man, mọi rợ nhất là cướp những chiếc máy bay chở đầy hành khách, rồi dùng những chiếc máy bay đầy người đó thay cho những hoả tiễn khổng lồ phóng vào mục tiêu (World Trade Center) không có tính cách quân sự cuả đối phương, để cho tất cả hành khách cũng như những người dân tay không 1 khẩu súng, trái lựu đạn hay con dao găm để tự vệ, trong Toà nhà 110 tầng bốc cháy rồi đổ xụp và chôn vùi tất cả. Nó đau thương, tàn bạo hơn nhiều so với thảm kịch cuả trận đánh do không quân Phát Xít Nhật giáng xuống Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ngày 14 tháng 8 - 1941 nhằm tiêu diệt lực lượng Hải Quân vùng Thái Bình Dương cuả Mỹ, khiến cho Hoa Kỳ phải tuyên chiến với Nhật Bản hồi Thế Chiến Thứ 2. Tầu chiến các loại ở Trân Châu Cảng cũng nổ tung, lưả khói mù trời, người chết vô số kể, nhưng là thời kỳ chiến tranh, bên nào cũng cần phải tiêu diệt quân đội đối phương để giành thắng lợi. Kẻ gieo gió tất nhiên phải gặt bão cho nên sau đó Quân Đội Phát-xít Nhật bách chiến bách thắng đã bị đánh gục bằng 2 trái bom nguyên tử cuả Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima rồi vài ngày sau xuống thành phố Nagasaki. Phát-xít Nhật phải chấp nhận 1 cuộc đầu hàng vô điều kiện (unconditional surrender).
Thảm kịch xẩy ra ở New Yok City mà thôi, cũng đã thấy đau thương, thảm khốc hơn nhiều. Bao nhiêu gia đình tan nát, vợ mất chồng, Mẹ mất con, những em bé, chỉ sau 1 thời gian ngắn ngủi kinh hoàng, không bao giờ còn thấy Cha, thấy Mẹ… Những buổi cầu nguyện tại nhiều quốc gia trên thế giới sau đó cũng thấy thật nhiều nước mắt cảm thương. Trận tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 tại nước Mỹ đã đem thế giới loài người văn minh, tiến bộ sát lại với nhau để bảo vệ sự sống, bảo vệ tự do, an bình, hạnh phúc. Muốn được như thế, các quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ, yêu chuộng tư do bắt buộc phải đoàn kết với nhau để chống lại, để tận diệt phong trào, lực lượng khủng bố quốc tế. Chúng nó hiện diện ở khắp nơi, ít nhất cũng tại 60 quốc gia, đã được cơ quan an ninh xác nhận. Chúng không từ một ai chống lại chúng hay không chấp nhận đi theo con đường man rợ, khủng khiếp, quái đản cuả chúng.
Trong thảm kịch xẩy ra tại New York City, có 80 quốc gia trên thế giới đã có những công dân cuả mình bị chết trong đó, không chết dưới đống vụn nát cuả toà nhà cao tầng thì cũng chết trong 2 chiếc phi cơ bị bọn khủng bố dùng làm phương tiện để lao vào toà nhà đó với mộng ước tàn phá tối đa đất nước vĩ đại này.
San Diego, California
Phan Đức Minh
Xin xem các sách:
* Concise English Hand-Book - Hans P. Guth, San Jose State University - WadsworthPublishing Company,Inc. - Belmont California.
*Harbrace College Handbook - John C.Hodged & Mary E.Whitten - North Texas State University - Harcourt Brace Jovanovich, Inc. - 1996.