Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bà Nội, Bà Ngoại và Mẹ Tôi

20/01/201300:00:00(Xem: 185658)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân vùng Little Saigon.Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà, với lời ghi “Tặng thế hệ thứ 2, thứ 3 rất xuất sắc trên nước Mỹ và trên khắp Năm Châu. “Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.

Bà Nội tôi sinh ở miền Bắc, làng Cổ Liêu, tỉnh Nam Định.

Sau Hiệp định Genève 1954, chia đôi đất nước, Người di cư vào Nam sinh sống.

Chiến tranh, người còn kẻ mất, bao nhiêu tang tóc xảy đến cho gia đình, bà Nội như cây tùng trước gió bão, che chở cho những đứa con còn lại ăn học tươm tất đàng hoàng. Dù cho tháng ngày đã làm cho thân xác bà Nội gầy còm, sức yếu. Người đàn bà can trường. Người đàn bà đã sinh ra ba tôi.

Bà Ngoại tôi quê ở miền Trung, Quảng Bình. Dáng người tha thướt, dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ. Kết tóc se tơ với một người đàn ông đứng tuổi, đẻ một đàn con trong đó có Mẹ tôi.

Nước Việt Nam chia làm ba phần. Bắc phần theo chủ nghĩa Cộng sản cai trị. Trung phần và Nam phần theo chủ nghĩa Tự Do, được cơm no áo ấm. Chiến tranh tàn khốc, Cộng sản miền Bắc lấn chiếm miền Nam và tước đoạt chính quyền, để rồi cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam.

Miền Nam được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ và cho dân Việt di tản. Ba tôi theo đoàn tàu Hải Quân đi lánh nạn. Người dân tìm đủ mọi cách ra khỏi nước, chủ thuyết Cộng sản đang ra tay tàn bạo với người dân, tra tấn, kềm kẹp, bắt bớ. Mẹ tôi đành xin đi vượt biên, mong được tự do, giữa biển khơi, tấm thân nhỏ nhoi như mành treo chỉ.

Thời gian ở Mỹ.

Cả hai người, Ba và Mẹ tôi chưa hề biết nhau, người ở tiểu bang này, người ở tiểu bang kia. Chim trời, cá nước, có những mối tình, tuổi hoa mộng, bao nhiêu mơ ước.

Nhưng cái duyên tơ trời đưa đẩy, Ba và Mẹ tôi gặp nhau để rồi qua nụ cười, cả hai kết duyên tơ tóc. “Quyển sách” xuất bản đầu tiên của Ba Mẹ đó là "Tôi, Đỗ Khắc Thùy Vi"

Những lúc đau, Ba mẹ ôm mặt khóc, lo lắng, những câu hát ru con, những cái hôn áp vào má tôi, ấm áp, để rồi tôi lại khỏe mạnh, vui chơi.

Tôi e a lớp vỡ lòng, dù là con gái, tánh tôi rất hồn nhiên thích làm thằng con trai đá banh, mặc quần cụt và cũng rất là nhõng nhẽo với Ba Mẹ, đòi cho bằng được các món đồ chơi mà mình thích.

Tháng ngày thấm thoát trôi qua, tôi khôn lớn lần, để nhìn thấy được sự cực khổ của Ba Mẹ, mỗi sáng tinh sương phải gởi tôi đến nhà trẻ. Sau đó đi làm, kiếm sống cho gia đình, suốt cả một ngày dài. Qua nhiều năm tháng.

Tôi được sự bảo bọc chăm sóc của Ba Mẹ. Cả hai đã quá vất vả để nuôi tôi và em khôn lớn. Tôi luôn cố gắng học để đền đáp công ơn dưỡng dục đó. Tôi đã là một thiếu nữ mười bảy tuổi.

Ngày tôi tốt nghiệp Đại học. Ba Mẹ tôi đã bước vào tuổi ngũ tuần. Tôi nhìn quanh các bạn tôi, thì thấy ba mẹ của họ cũng gần tuổi như Ba Mẹ tôi. Vậy họ cũng có một quá trình gồng gánh, lo toan nuôi con rất cực và vất vã...?

Tôi xin được cám ơn Ba Mẹ và cũng xin cám ơn những đấng sinh thành của tất cả các bạn, đã hy sinh cuộc đời của mình và lo cho các con ăn học.

Tôi đã bước vào đời, đi làm việc, có cơ may đầy đủ để thi thố tài năng và giúp đỡ cha mẹ phần nào.

Xin cám ơn bà Nội đã cho Ba một nụ cười nhân ái, một trí tuệ sáng suốt. Dù lời cám ơn này có muộn màng, khi Bà Nội đã về với cát bụi.

Cũng xin cám ơn Bà Ngoại đã sinh ra Mẹ con, một người phụ nữ xinh xắn, thông minh. Nên con đã có một sự kết tụ thông minh của Mẹ, lòng nhân ái của Ba, dòng máu đang luân lưu trong con.

Tôi xin chân thành cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, đã cưu mang tất cả các chủng tộc sống trên xứ sở Tự Do, được hưởng một nền giáo dục thật xuất sắc, đầy đủ, cho mọi giới tuổi vẫn còn mong mưu cầu hiểu biết.

Cũng như tôi và các bạn đồng trang lứa đã có kết quả tốt như ngày hôm nay.

Kết quả có được đó là phải xin cảm ơn tất cả những Bà Nội, Nà Ngoại, các bà mẹ mới có mình hôm nay vậy.

Tôn Nữ Ngộ Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,582,171
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.