Hôm nay,  

Bà Nội, Bà Ngoại và Mẹ Tôi

20/01/201300:00:00(Xem: 186325)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân vùng Little Saigon.Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà, với lời ghi “Tặng thế hệ thứ 2, thứ 3 rất xuất sắc trên nước Mỹ và trên khắp Năm Châu. “Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.

Bà Nội tôi sinh ở miền Bắc, làng Cổ Liêu, tỉnh Nam Định.

Sau Hiệp định Genève 1954, chia đôi đất nước, Người di cư vào Nam sinh sống.

Chiến tranh, người còn kẻ mất, bao nhiêu tang tóc xảy đến cho gia đình, bà Nội như cây tùng trước gió bão, che chở cho những đứa con còn lại ăn học tươm tất đàng hoàng. Dù cho tháng ngày đã làm cho thân xác bà Nội gầy còm, sức yếu. Người đàn bà can trường. Người đàn bà đã sinh ra ba tôi.

Bà Ngoại tôi quê ở miền Trung, Quảng Bình. Dáng người tha thướt, dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ. Kết tóc se tơ với một người đàn ông đứng tuổi, đẻ một đàn con trong đó có Mẹ tôi.

Nước Việt Nam chia làm ba phần. Bắc phần theo chủ nghĩa Cộng sản cai trị. Trung phần và Nam phần theo chủ nghĩa Tự Do, được cơm no áo ấm. Chiến tranh tàn khốc, Cộng sản miền Bắc lấn chiếm miền Nam và tước đoạt chính quyền, để rồi cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam.

Miền Nam được chính quyền Hoa Kỳ tài trợ và cho dân Việt di tản. Ba tôi theo đoàn tàu Hải Quân đi lánh nạn. Người dân tìm đủ mọi cách ra khỏi nước, chủ thuyết Cộng sản đang ra tay tàn bạo với người dân, tra tấn, kềm kẹp, bắt bớ. Mẹ tôi đành xin đi vượt biên, mong được tự do, giữa biển khơi, tấm thân nhỏ nhoi như mành treo chỉ.

Thời gian ở Mỹ.

Cả hai người, Ba và Mẹ tôi chưa hề biết nhau, người ở tiểu bang này, người ở tiểu bang kia. Chim trời, cá nước, có những mối tình, tuổi hoa mộng, bao nhiêu mơ ước.

Nhưng cái duyên tơ trời đưa đẩy, Ba và Mẹ tôi gặp nhau để rồi qua nụ cười, cả hai kết duyên tơ tóc. “Quyển sách” xuất bản đầu tiên của Ba Mẹ đó là "Tôi, Đỗ Khắc Thùy Vi"

Những lúc đau, Ba mẹ ôm mặt khóc, lo lắng, những câu hát ru con, những cái hôn áp vào má tôi, ấm áp, để rồi tôi lại khỏe mạnh, vui chơi.

Tôi e a lớp vỡ lòng, dù là con gái, tánh tôi rất hồn nhiên thích làm thằng con trai đá banh, mặc quần cụt và cũng rất là nhõng nhẽo với Ba Mẹ, đòi cho bằng được các món đồ chơi mà mình thích.

Tháng ngày thấm thoát trôi qua, tôi khôn lớn lần, để nhìn thấy được sự cực khổ của Ba Mẹ, mỗi sáng tinh sương phải gởi tôi đến nhà trẻ. Sau đó đi làm, kiếm sống cho gia đình, suốt cả một ngày dài. Qua nhiều năm tháng.

Tôi được sự bảo bọc chăm sóc của Ba Mẹ. Cả hai đã quá vất vả để nuôi tôi và em khôn lớn. Tôi luôn cố gắng học để đền đáp công ơn dưỡng dục đó. Tôi đã là một thiếu nữ mười bảy tuổi.

Ngày tôi tốt nghiệp Đại học. Ba Mẹ tôi đã bước vào tuổi ngũ tuần. Tôi nhìn quanh các bạn tôi, thì thấy ba mẹ của họ cũng gần tuổi như Ba Mẹ tôi. Vậy họ cũng có một quá trình gồng gánh, lo toan nuôi con rất cực và vất vã...?

Tôi xin được cám ơn Ba Mẹ và cũng xin cám ơn những đấng sinh thành của tất cả các bạn, đã hy sinh cuộc đời của mình và lo cho các con ăn học.

Tôi đã bước vào đời, đi làm việc, có cơ may đầy đủ để thi thố tài năng và giúp đỡ cha mẹ phần nào.

Xin cám ơn bà Nội đã cho Ba một nụ cười nhân ái, một trí tuệ sáng suốt. Dù lời cám ơn này có muộn màng, khi Bà Nội đã về với cát bụi.

Cũng xin cám ơn Bà Ngoại đã sinh ra Mẹ con, một người phụ nữ xinh xắn, thông minh. Nên con đã có một sự kết tụ thông minh của Mẹ, lòng nhân ái của Ba, dòng máu đang luân lưu trong con.

Tôi xin chân thành cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, đã cưu mang tất cả các chủng tộc sống trên xứ sở Tự Do, được hưởng một nền giáo dục thật xuất sắc, đầy đủ, cho mọi giới tuổi vẫn còn mong mưu cầu hiểu biết.

Cũng như tôi và các bạn đồng trang lứa đã có kết quả tốt như ngày hôm nay.

Kết quả có được đó là phải xin cảm ơn tất cả những Bà Nội, Nà Ngoại, các bà mẹ mới có mình hôm nay vậy.

Tôn Nữ Ngộ Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,101,420
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến