Hôm nay,  

Chú Mường

10/01/201300:00:00(Xem: 754616)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo, từng trong nhóm chủ biên một số tạp chí, tuần báo trên Dallas, Texas. Sau đây là bài viết Phan mới góp.

Đã mấy buổi chiều, tôi đưa chú Mường đi tìm chỗ ở. Người ta cần một nơi để về, lớn là quê hương thì chú đã mất; nhỏ là một chỗ ngả lưng khi chim về tổ, con người còn cần thêm một bếp lửa gia đình trong cõi u minh, vậy mà cái gì chú cũng không có. Người lính cũ còn bương bả đi tìm một chỗ ở cho vợ chồng già trên xứ người, cứ như cố tình vạch mặt con cháu. Tôi ngại lắm, biết rõ sinh hoạt của gia đình mình không quen có người lạ trong nhà, nên bao năm qua cứ để phòng trống mà không cho ai “share” phòng là vậy. Nhưng đã đến nước này thì cóc đành mở miệng với vợ, “anh muốn nói chú thím về nhà mình ở tạm một thời gian, rồi tính sau…”

Biết vợ con mình quý chú thím lắm nên mới dám nói, nhưng lại phải tánh chú gàn, như người đã ăn cơm lính thì cả đời quý tình trọng nghĩa, còn chuyện phải nhờ vả bất cứ ai cũng lấy làm khó chịu. Chú thím thương con cháu là một chuyện, nhưng bàn đến chuyện ông bà về ở chung với gia đình tôi thì lại thiếu tự nhiên.

Hết cách, tôi đưa chú đi tìm chỗ ở, còn buồn hơn đưa chú về nơi gió cát; bởi đời người ta trước sau cũng chỉ là ở trọ trần gian, ở nán thêm buồn. Nhất là những buổi chiều lơ thơ tóc trắng, chú ngồi căng mắt dò tìm những địa chỉ cho thuê phòng trên tờ báo nhàu nát; cái kính lão gục đầu trước thời đại không còn ai kính lão nữa.

Chiều về treo đèn đường, gió mưa lất phất, đêm xuống quặn lòng, hai chú cháu loanh quanh đi tìm địa chỉ trên những tờ báo mà chú đã đánh dấu. Tôi chẳng thấy đâu là nhà-theo cái nghĩa gia đình, đâu cũng chỉ là một căn phòng lạnh lẽo cho thuê. Nhà cho “share” thường giống nhau ở điểm thiếu tình gia đình. Có nơi chúng tôi đến, tiếng nói cười trong nhà rôm rả, nhưng cái không khí đông người dưng mà không thân, làm cho người ta thêm cô đơn. Không biết tôi có quá nhạy cảm hay không, nhưng khi ngồi chung bàn với năm, ba người cùng share phòng, mọi người vẫn tử tế với nhau vì cùng hoàn cảnh, nhưng khoảng cách không thể nào gần gũi được cũng chính vì cái hoàn cảnh đưa đẩy nhau tới chung một nóc nhà chứ không phải tình máu mủ, hay ít nhất cũng là tình cảm; lòng ngưỡng mộ nhau mà thành quan hệ. Tôi bắt gặp điều đó trong ánh mắt những người đi share phòng-buồn rười rượi…

Tôi đã đi xem chỗ ở với chú mấy buổi chiều vì chú Mường già khụ, mắt mũi kém, không rành đường. Phần chú cũng không quen nói chuyện giá cả, lại sĩ diện nên không muốn nhiều người biết chú thím phải đi thuê phòng để ở. Chú thím giữ chuyện kín bưng, nhưng lòng tôi lại nghĩ ngợi nhiều về tình cảm gia đình có thật sự còn không trong đời sống hôm nay? Không hữu sự không thấy sự vô giá của tình máu mủ; Dường như tôi sợ một ngày nào, những người thân rời xa mình, cuộc sống không làm khó bằng tình cảm bị tổn thương. Tôi càng nghĩ càng thương chú vì hai chú cháu tôi ít nói nhưng hiểu nhau nên mới thân tình.

Tôi lại nghĩ về người thân của chú, nhưng không tiện hỏi vì tôi không thích hỏi ai những câu khó trả lời. Hai chú cháu cứ đi chán thì lại về nhà tôi, hay quán xá bên đường, có ngồi uống cốc bia, ăn chút bữa tối, cũng chẳng ngon lành gì khi trong lòng cứ rối bời sự tuyệt vọng; một giai đoạn lòng người tuyệt vọng với nước mất nhà tan đã xa; tiếp đến là người lính miền nam như chú tuyệt vọng trong nhà tù nhỏ; gia đình, vợ con tuyệt vọng trong nhà tù lớn khi cả nước là một nhà tù vĩ đại. Rồi người vượt biển, vượt biên tuyệt vọng vì không tìm được con đường sống. Khi sinh lộ hé ra bằng ý chí và sự cần mẫn của người Việt thì tuyệt vọng không mất đi mà biến thành vô vọng khi những giá trị văn hoá truyền thống biến thái trên đất tạm dung. Cái giá của tự do lầm tưởng làm xáo trộn văn hoá đông tây...

Buồn nhất là chiều hôm, cả thím cũng đi để quyết định thuê căn phòng mà chú đã xem qua, ưng ý, đã về bàn với thím. Nhìn người thím ốm đau bệnh hoạn còn lặn lội đi thuê một chỗ nằm. sao không phải là một thước-hai thước cho xong một phận người; có phải đỡ tủi thân người đi; đỡ đau lòng kẻ ở. -Ngày mai, con cái của chú thím hay tin quỹ thời gian của cha hay mẹ đã hết. Những người con đang làm việc trong hãng xưởng hay đang vui chơi với con của họ có chạnh lòng vĩnh biệt người cha đã giã từ gác trọ, cuối đời sương gió lẻ loi. Người cha bao năm áo lính bấy năm áo tù, rồi dãi nắng dầm mưa để mưu sinh cho gia đình trong ngục tù bao la khi được thả ra khỏi nhà tù cải tạo. Khi đã lục tuần còn vì tương lai con cháu nên phải bỏ xứ ra đi, hư-thực mấy người đi đúng nghĩa là tỵ nạn chính trị; chỉ biết chú phải bỏ lại cơ hội được chết trên quê hương, vui sướng gì ra đi xuất ngoại khi đã da mồi tóc bạc…

Rồi người mẹ, không lẽ thím có lỗi khi sinh ra những người con? Chỉ biết chắc là thím không bỏ đói con cái; thậm chí nghèo hèn chồng đi tù tội thì thím cũng vẫn cho con đi học. Nhưng nay vì sao chú thím không thể sống chung với con cái? Dòng đời không trả ơn cưu mang; một đoạn đời nuôi con khôn lớn thường được xem như trả nợ cha mẹ đã sinh ra và cưu mang mình. Nước chảy xuôi; lá về cội là vậy. Chuyện đền ơn đáp nghĩa sinh thành, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già như chuyện duyên phận; phước con cháu của mỗi người như phần ơn trên ban không đều bao giờ. Bởi người trẻ có nỗi khổ tâm khi không làm được những ước muốn cho cha mẹ; người già có nỗi khổ lụy khi không chấp nhận được lối sống, cách sống của người trẻ, tạo nên những xung đột trong gia đình di dân là hình ảnh nơi đâu cũng thấy, chả riêng gì một nhà.

Nhưng phần thiệt thòi cho người lính cũ cứ đeo bám những người chú đã lao đao lận đận cả đời. Khi trẻ thì ngập ngụa chiến tranh, tuổi đời đẹp nhất trong đời người thì chìm đắm trong khói lửa, hận thù của cuộc nội chiến đã xa; khi hoà bình thì tù đày cho thoả sự ngu xuẩn của kẻ thắng; rồi bươn trải trên quê hương nghiệt ngã để sống còn; khi nhìn lại tuổi đời đã xanh rêu thì lại thêm một lần bỏ xứ ra đi vì tương lai con cháu. Bươn bả trên xứ người tối mặt đến nhắm mắt xuôi tay, hết một đời người sinh ra cùng nghịch cảnh là thân phận người lính Việt Nam Cộng Hoà. Nếu con cháu hiểu được để chầp nhận cha mẹ lính cũ thì đời sống bớt muộn phiền hơn những khó khăn đời sống ở hải ngoại. Nhưng bản chất của đời sống là nghiệt ngã, lòng người là ích kỷ. Sự nhỏ nhen của lòng người, lòng vị kỷ đã giết chết người thím trong uất ức, giận hờn, không lâu sau khi chú thím dọn ra ở riêng nơi nhà trọ.

Thím đi khá đột ngột, bất ngờ, trong thương tiếc của người quen; nhưng kẻ biết vì sao vẫn lặng thinh - đó lại chính là con cái của chú thím. Còn nỗi đau nào cay đắng hơn trong lòng người lính già vẫn đi về gác trọ từ hôm đưa vợ về bên kia thế giới.

Sáng nay trong căn phòng vắng lặng, tôi ngồi soạn lại mớ sách báo trên kệ, mớ hình ảnh trong computer đã hết sức chứa, phải bỏ bớt,… nhìn lại hình ảnh tang lễ của thím, tôi thấy chú vẫn lặng lẽ đậu xe, xách túi thức ăn sẵn mua ngoài hàng quán, tra chìa khoá vào cửa căn gác trọ, bước vào căn phòng đã vĩnh viễn không còn thím chờ đợi. Chú bày thức ăn ra, thắp nén hương mời người bạn đời đã yêu thương lính trận, nuôi dạy con cái cho chú, nuôi tù cải tạo khi chú gãy súng tháng tư… lòng dạ nào chú ăn nổi nữa, nên chỉ uống ly vang, -ly nào giải thoát người lính già, khi cảnh sát báo tin, “cha của ông (bà) đã qua đời tối hôm qua, hôm kia, nơi gác trọ…” Cuộc sống của những người con vẫn tiếp diễn sau vài ngày bận rộn, phải nghỉ việc vì tang lễ.

Đời người sao buồn quá, nhất là những người lính cũ, cô đơn tới hơi thở cuối cùng.

Có lẽ nên để chú đọc khi chú chưa uống ly cuối cùng, ít nhất cũng tránh được lầm lỡ xưa cũ là sống không cho ăn chết làm văn tế ruồi; đời nay, cha mẹ còn không lo, hồi thẳng cẳng thì lục tìm bảo hiểm nhân thọ để ở đâu?

Phan

Ý kiến bạn đọc
19/01/201303:05:25
Khách
Người có lòng như PHAN nhìn thấy những chú Mường cô đơn trên nước Mỹ rồi ray rứt xót xa;thế cũng hay vì ngối đây mà nghĩ dến muôn vàn những chú Mường khác cũng sống thầm lặng quạnh hiu mà còn đói cơm rách áo ngay chính trên quê hương của mình thì còn thảm thiết đến đâu nữa!

Kiếp nhân sinh phù thế là vậy thôi ...Nếu mình có đức tin ,mình sẽ thấy được phần nào nguồn an ủi...thế thôi !

12/01/201318:06:42
Khách
Theo tui nghĩ chúng ta phải cần tính mình, đừng hy vọng đầu tư vào ai cả, như con mèo đây, sống như diễn viên Hongcong, chỉ biết lo cho mình ngon lành thôi hehe, tự túc độc lập là mình thương mình đó.
12/01/201307:08:24
Khách
Hay và cảm động
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,087,865
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến