Hôm nay,  

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

20/11/201200:00:00(Xem: 774582)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.

Lịch sử ngày lễ Tạ ơn có lẽ không cần nhắc lại, dù người Việt qua Mỹ định cư mới biết xứ sở mình dung thân có ngày lễ ý nghĩa này. Và dường như từ khi tôi biết nơi tôi đang sinh sống có một ngày lễ thật ý nghĩa trong năm - ngày để mọi người lắng lòng suy tư về những ân điển Thượng đế đã ban cho mình, gia đình, người thân, bạn bè; Ngày để suy tư về những quan hệ chằng chịt trong kiếp người…

Trong tâm tư trầm mặc như sương sớm dày đặc trên ngọn đồi héo úa sau nhà. Tôi hình dung lại người xếp cũ của mình, người tôi thường nhớ đến khi lòng muốn ghét bỏ ai trong những quan hệ lằng nhằng của một người đã sống lâu trong một thành phố như tôi. Hình ảnh người xếp cũ như người dám sát tôi suốt đời khi mang lòng ghét bỏ hay thù hận ai. Tuy đã nhiều năm không gặp nhưng những gì ông ta nói, ông ta làm cho công nhân của ông ta là những người Việt mới sang định cư luôn nhắc nhở tôi hãy xem đó là mẫu mực của lòng vị tha; tình người không phân biệt màu da tiếng nói. Tôi nhớ mãi chuyện về một người đồng nghiệp Việt nam của tôi, cũng trong không gian lạnh đầy của mùa lễ như sáng nay đây, anh ta ghé tai tôi nói nhỏ: “Ông mới nhận hàng gì vô kho, ông có biết không?”

Tôi trả lời vô tư trong tình đồng nghiệp mà lại đồng hương nữa, “Tôi mới nhận 50 cây khoan tay, loại này xài pin xạc đó nha ông. Đỡ khổ cho anh em trong xưởng, không phải kéo dây điện lằnh nhằng nữa…” Tôi nói xong rồi thôi, đi làm việc của mình. Nhưng anh bạn (là công nhân lắp ráp trong xưởng - không làm việc ngoài Shipping & Receiving Department). Sao anh ta lại tìm tôi để cho biết đó là khoan tay kiểu mới, giá thị trường bên ngoài đến hơn ba trăm đô la một cây đó!...

Tôi linh cảm được chuyện bất thường xảy ra, nhưng không tin là anh ta dám đánh cắp (một cây thôi chứ đừng nói là cả 5 cái thùng to, trong đó mỗi thùng chứa 10 cây khoan xài pin xạc).

Không ngờ bữa tiệc Thanksgiving do hãng đãi công nhân đang diễn ra tưng bừng trong hãng, thì (ngoài cửa khu vực Shipping & Receiving không đóng cửa bao giờ, hàng hoá nhận vô sẽ từ từ được chuyển vô warehouse…) Đúng lúc tiệc vui náo nhiệt, từng bừng thì 5 thùng khoan xài pin xạc ngoài cửa bốc hơi. Tôi không sợ cho mình vì mất trong giờ làm, mất trong hãng… Nhưng đoán biết được thủ phạm! Tôi chỉ nhìn anh bạn đã thì thầm với mình - rồi tự anh ta nói, “Ông cứ nói không biết là xong, không ai quên ông đâu!”

Còn gì nữa để nói, khi tôi có thấy anh ta lên khu vực văn phòng - nghĩa là lên mượn điện thoại bàn của cô thơ ký để gọi ra ngoài (vì thời ấy chưa có điện thoại cầm tay). Tôi hình dung ra việc anh ta gọi một người khác, đến cửa Receiving của tôi - đúng giờ mở tiệc tưng bừng trong phòng ăn thì ngoài này - có dọn cả kho hàng cũng không ai biết… Và 5 thùng khoan tay vừa nhận đã biến mất theo cách ấy!

Tôi đi báo với ông xếp trực tiếp của mình vì ông là thủ lãnh khu vực Shipping & Receiving. Không ngờ ông nói với tôi, “Bạn cứ vào ăn uống, vui chơi đi!” Rồi ông vào văn phòng của ông, đóng cửa, nói điện thoại… tôi lại hình dung ra việc vài cái xe cảnh sát tới đây, họ chất vấn tôi là người trực tiếp nhận hàng và chưa kịp giao vô kho cho thủ kho là cô gái Mễ (còn đang hăng say trang điểm cho bữa tiệc và cả cho bản thân cô). Tôi không đoán tiếp nổi là câu chuyện sẽ diễn biến tới đâu; chỉ tự tin là mình vô tội thì không sợ gì hết!

Về phía Mỹ đã không sợ, nhưng về phe ta thì rất buồn! Sao anh bạn tôi đi làm chuyện bậy bạ như thế! Về mặt pháp luật, nếu anh ta bị điều tra được thì khốn nạn suốt đời; về tình nghĩa đồng nghiệp, đồng hương… sao anh ta lại đối xử với tôi như thế! Tôi không khai thì mang tội đồng loã; nhưng khai thật sự thật anh đã nói gì với tôi, thì…

Và đúng là cảnh sát có đến lập biên bản để điều tra. Sau đó, mọi người trở lại chỗ làm, nhưng chẳng ai làm việc nữa - và mấy ông xếp của từng khu vực cũng chẳng rầy la ai nữa… mọi người trò chuyện ngay chỗ làm, (người Mỹ không quan tâm chuyện hãng bị mất cắp, vì chẳng mắc mớ gì đến họ - nhất là một ngày vui thì họ tận hưởng cái đã). Nhưng người Việt thì xì xầm, vài người bạn trong xưởng đến hỏi thăm tôi, chia sẻ lo lắng với tôi… và những người tò mò cũng đến tìm hiểu để phao tin thất thiệt…

Khi mọi người đã ra về, ông xếp gọi tôi vào văn phòng của ông. Ông nói ngắn gọn, “Trong hãng mình, (một người trên văn phòng - nhìn qua cửa sổ) đã thấy một người đàn ông Việt nam, chừng ba mươi tuổi, mặc áo màu… lái xe Nissan truck, màu đen. Đến cửa Receiving bưng 5 thùng carton lên xe - và chạy đi. Lúc đó là… mấy giờ. Nếu đó là người của mày thì tao có cách cứu mày; Nếu mày trả lời không phải là người của mày thì tao nói cảnh sát thẳng tay.”

Tôi cũng trả lời ngắn gọn vì dường như ông chọn tôi trong mớ Việt nam vào xin việc cùng ngày, có lẽ ông tin tôi không nhiều lời như ông. Tôi nói, không phải người của tôi; và… “xin ông đừng hỏi thêm!”

Ông đồng ý để tôi ra về, chúc tôi nghỉ lễ Thanksgiving vui vẻ, có lái xe xuyên bang thì nên cẩn thận, đừng rượu bia khi lái xe, v.v…

Thật là một kỳ nghỉ không yên, đi xuyên bang cũng không vui vẻ gì nữa vì cứ phải giấu chuyện không vui trong lòng. Tôi chỉ mừng rỡ khi trở lại làm việc, và còn gặp người “bạn làm chung”. Có điều, anh ta không còn vồn vã, vui vẻ với tôi như xưa. Tôi bước vào khu vực làm việc của mình thì thấy 5 thùng carton bị mất cắp trước lễ đã trở về kho.

Tôi đi hỏi ông xếp, chỉ được ông trả lời, “Cảnh sát họ tìm thấy ngoài phía đường rày xe lửa (đó là một bãi đất trống bên hông hãng, hoang vu ra tới cột đèn cao thế, và cỏ hoang, rác rến…)

Câu chuyện bị dìm xuồng vì xếp tôi không hay chuyện. Và sự ấm ức không rõ đầu đuôi câu chuyện trong tôi cũng tan biến theo. Sau đó hơn năm thì tôi xin nghỉ việc để đi làm hãng khác. Hôm ông xếp mở bữa tiệc nhỏ trong office của ông để tiễn tôi đi, (những người mới vào làm không biết gì chuyện quá khứ của Shipping & Receiving Dep này cả! Riêng tôi được thoả mãn sau khi hỏi ông chuyện cũ, ông trả lời, “Chính những người Việt làm việc trong hãng này cho tao hay - sau khi họ được chào hàng. Và đã như thế thì việc tìm ra kẻ cắp không khó nữa! Nhưng… đuổi việc một nhân viên rất khó - khi người xếp trên nghĩ đến đời sống của bản thân anh ta; gia đình anh ta; nhất là lý do anh ta bị đuổi vì tội trộm cắp trong hãng thì coi như anh ta không còn khả năng xin việc ở hãng khác.”

Tôi thật xấu hổ khi thấy mình chỉ để lòng chuyện ấm ức là không được rõ đầu đuôi câu chuyện. Thì ra một người Mỹ bình thường như ông xếp tôi cũng có lòng thương người; đặc biệt là cả những người không cùng màu da, tiếng nói với ông. Tôi nhớ ông có nói lời chúc mừng khi tôi thôi việc để đi làm hãng khác, “Chúc bạn thành công, và đừng bao giờ quên lý do người ta trộm cắp, vì đuổi một người là cắt hết các thứ của một gia đình…”

Đã nhiều Thanksgiving đi qua, đã nhiều lần tôi thay đổi việc làm. May mắn là tôi chưa bao giờ làm xếp để khó xử với thuộc cấp. Nhưng may mắn không đến hoài, Thanksgiving năm nay, tôi cũng không bình an như những lời chúc tốt đẹp trong mùa lễ này; tôi không dính líu vô một vụ án nào hết! Đơn giản, chỉ là cái xui gõ cửa số phận khi tôi bị chỉ định làm xếp. Tôi ngồi hàng giờ trong văn phòng - trong khi cũng ngoài phòng ăn đang vui vẻ ăn lễ. Ước gì được gặp lại ông xếp cũ để hỏi ông, “Tôi gặp phải trường hợp đã tha thứ, nhưng thuộc cấp vẫn ngựa quen đường cũ. Nếu tôi làm điều ác với một người để minh oan, rửa tội cho nhiều người thì tôi có lỗi không?”

Càng bế tắc suy nghĩ, tôi càng thương ông xếp cũ và hiểu ra những lời hay, ýđẹp mà người ta thường nói ra cửa miệng thật vô nghĩa. Và khi phải làm một điều hay, ý tốt thật khó khăn! Không biết ông xếp cũ có linh tính trước là có ngày tôi ngồi vào cái ghế của ông - ở một hãng xưởng nào đó! Nên dặn dò tôi, “đừng bao giờ quên lý do người ta trộm cắp.” Tôi chỉ cầu mong Ơn trên cho những người chủ rộng lượng hơn - cũng là một cách bớt trộm cắp vì cha ông ta đã chẳng từng nói, “bẩn cùng sinh đạo tặc”. Mong là sau Thanksgiving - mọi chuyện sẽ tốt lành như những lời chúc vô nghĩa mà ai cũng mong được vậy!

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,112,833
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.