Hôm nay,  

Một Ước Mơ Cao Đẹp

22/08/201200:00:00(Xem: 151964)
Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 3660-13-29058vb4082212

Hôm nay, Thứ Tư 22 tháng Tám, 2012, tang lễ nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,được cử hành tại San Jose. Để tưởng nhớ vị chánh chủ khảo đầu tiên của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao,một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, do nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh tự tay trao tặng.
cv4_vvnm_son_dien_nguyen_viet_khanh_va_cao_minh_hung
Từ trái: trưởng ban tuyển chọn Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoà Bình, các tác giả Nguyễn Thơ Sinh, Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh, góc trái: các giám khảo Bồ Tùng Ma, Phạm Quyến.
Ngày 12 tháng Tám 2012 là một ngày có lẽ sẽ khó quên trong lòng nhiều người, trong đó có tôi.

Bắt đầu từ buổi sáng dưới ánh nắng chói chan của mùa Hè miền Nam California, mọi người tụ tập ở sân vận động trường Trung học Bolsa Grande để tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà" kỳ thứ 6.Hàng ngàn đồng hương Việt Nam đã có mặt bất kể thời tiết nóng bức đã cho thấy tình thương mến và sự yểm trợ dành cho những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà.

Sau phần trình diễn góp tiếng hát lời ca cùng với các anh chị em trong Ban Hợp Ca của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi phải ra về sớm để chuẩn bị tham dự buổi lễ họp mặt quan trọng được Việt Báo tổ chức hàng năm. Đó là buổi lễ trao giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" năm thứ 12.

Trong ánh nắng buổi chiều vẫn chưa dịu hẳn, trước cửa nhà hàng Royal là tấm biểu ngữ lớn chào đón quan khách và các tác giả "Viết Về Nước Mỹ" từ khắp nơi về tham dự. Tôi tin chắc đã có nhiều tác giả đã và sẽ viết chia sẻ những cảm nghĩ về buổi lễ ngày hôm đó. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ muốn nêu lên giây phút mà tôi cho là cảm động nhất của buổi lễ năm nay. Đó là khi các vị trong Ban Điều Hành Việt Báo bất ngờ cùng xuất hiện trên bục gỗ, và Thi sĩ Trần Dạ Từ thông báo:

"Toàn thể anh chị em chúng tôi xin được dành giây phút trân trọng này để kính báo tới quí vị lời chào và nhắn gửi đặc biệt từ người anh lớn của Việt Báo, đồng thời cũng là vị niên trưởng và người thầy của làng báo Việt Nam, là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.
...
Đúng 12 tiếng đồng hồ trước đây, vào lúc 8 giờ 15 phút sáng nay, Chủ Nhật, 12 tháng Tám năm 2012, nhằm ngày 25 tháng Sáu năm Nhâm Thìn, Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh từ trần tại tư gia ở San Jose, hưởng thọ 92 tuổi."

Gần 400 quan khách trong buổi họp mặt đã cùng nhau đứng dậy tưởng niệm vị niên trưởng của làng báo. Tôi thấy cổ họng mình chợt nghẹn khi thấy trên bục gỗ, người trẻ tuổi nhất của Việt Báo là cô Hoà Bình oà khóc.

So với rất nhiều người, tôi là người không có dịp quen biết hay làm việc với Giáo sư, Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Những điều tôi biết về ông thường qua báo chí hay những dòng tiểu sử được nhắc đến khi ông qua đời, với các chức vụ quan trọng như Tổng Thư Ký Việt Nam Thông Tấn Xã, Giáo Sư dạy về báo chí ở các trường Đại học Vạn Hạnh và Đại học Đà Lạt, v.v. Lần đầu tiên tôi được gặp ông ở ngoài đời khi tôi đến dự giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" năm 2008. Lúc đó, ông không còn là chánh chủ khảo nữa vì lý do sức khoẻ. Năm 2010, tôi rất vinh hạnh khi được ông chính tay trao giải thưởng Tác Giả Xuất Sắc cho bài viết "My Life". Tôi rất quý tấm hình chụp chung với ông khi nhận giải vì đó là một vinh dự cho một người cầm bút ở thế hệ đi sau như tôi. Năm đó, sức khoẻ ông đã yếu nhiều, nhưng đôi mắt của ông vẫn lộ nét tinh anh và khuôn mặt với mái tóc bạc trắng đầy vẻ hiền hoà và phúc hậu.

Một câu chuyện nho nhỏ mà tôi được anh Sơn, một người bạn đến tham dự buổi lễ ngày hôm, kể lại là khi Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh bước xuống sân khấu, ông bị hụt chân suýt ngã. Cũng may lúc đó, anh Sơn đang đứng gần sân khấu chụp hình và đưa tay ra đỡ kịp cho ông. Trong lúc bận rộn, chắc không mấy người để y, riêng tôi vẫn thầm cám ơn anh đến về việc này.

Cách đây 2 tuần, tôi nhận được email của nhà văn Chinh Nguyên từ San Jose, trong Hội Thơ Văn Lạc Việt gửi cho tôi một tấm hình với nội dung ngắn ngủi:

"Gởi anh tấm hình anh chụp với thầy Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh của tôi. Khi chọn làm một CD slide cho thầy khi nằm xuống, tôi thấy hình anh nên gởi cho anh. Thầy tôi đang cố chống đối với sự chết từng giờ...!"

(Xin xem hình đính kèm.)

Mặc dù đã được nghe tin về tình trạng sức khoẻ của Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh trước đây, nhưng tôi cũng không khỏi bàng hoàng xúc động khi nhận được lá thư của nhà văn Chinh Nguyên, nhất là khi có dịp nhìn lại hình ảnh của Giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh lúc đang đứng trao giải trên sân khấu, tại nhà hàng Royal cách đây 2 năm.

Rồi tin buồn đã đến cũng đúng vào ngày họp mặt của buổi lễ "Viết Về Nước Mỹ" năm nay. Tôi không tin lắm ở duyên số, nhưng đã rất ngạc nhiên về sự tình cờ này. Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh là chủ biên sáng lập Việt Báo, đồng thời là vị chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ". Khi tất cả mọi người họp mặt với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ cùng đứng lên tưởng niệm ông, tôi tưởng như vẫn thấy bóng dáng ông, với mái tóc bạc và nụ cười hiền hoà đang đứng cùng mọi người, như những năm nào.

Tôi không có may mắn được là học trò của ông hay được dịp quen thân với ông,nhưng có điều gì đó cứ thôi thúc tôi phải viết về ông.Có thể vì những đóng góp quá to lớn mà ông đã mang lại cho báo chí Việt Nam ở hải ngoại hay vì một cơ duyên nào đó chăng? Một điều mà tôi luôn biết ơn ông và những người chủ xướng và duy trì chương trình "Viết Về Nước Mỹ" là nhờ đó, tôi mới có dịp được bước ra khỏi thế giới nhỏ bé của mình, để mạnh dạn bước vào sinh hoạt với bạn bè khắp nơi, với các tác giả của "Viết Về Nước Mỹ" và sau này là những sinh hoạt trong cộng đồng qua Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, như tôi có dịp ghi lại trong một bài viết trước đây.

Năm 2000, khi khai mạc giải Viết Về Nước Mỹ, vị chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng có viết bài "Những Phấn Hoa Tản Khắp Phương Trời". Trong bài viết này, ông đã đề cập đến những truyền thống tốt đẹp và ý chí vươn lên từ hai bàn tay trắng của người Việt trên đất nước Hoa Kỳ. Cuối bài viết, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã nhấn mạnh:

"Chúng tôi có một ước mơ. Một ngày nào đó không xa, một khu tưởng niệm người Việt di dân, với nhà bảo tàng và vườn hoa cây cảnh mầu sắc dân tộc, sẽ mọc lên ở Quận Cam, thủ đô của người Việt tị nạn hoặc ở Washington thủ đô của nước Mỹ."

Đây đúng là một ước mơ cao đẹp, một ý tưởng nhìn xa trông rộng. Đúng là chúng ta đã có những khu tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam, khu tưởng niệm người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà, và các công trình như Đền Hùng, nhà Văn Hóa Việt Nam, thư viện Việt Nam, v.v., nhưng chúng ta chưa có một khu tưởng niệm Người Việt Di Dân, để lưu lại những chứng tích, thành tích của người Việt trên quê hương mới, để chia sẻ với các thế hệ mai sau. Nếu những quyển sách "Viết Về Nước Mỹ" là một pho sử vô giá của người Việt thì khu tưởng niệm Người Việt Di Dân sẽ bổ sung thêm với những hình ảnh, phim liệu, tài liệu, chứng từ của người Việt trên bước đường hội nhập vào Hoa Kỳ.

Tôi tin chắc với mục đích tốt đẹp của công trình có ý nghĩa này, nhiều đồng hương ở khắp nơi trên thế giới sẽ hỗ trợ mạnh mẻ để cùng chung tay thực hiện.

Tôi đang hình dung ra nụ cười hiền hoà của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh khi biết giấc mơ cao đẹp của ông sẽ trở thành hiện thực trong một ngày không xa.

Anthony Hưng Cao

Ý kiến bạn đọc
28/08/201207:22:03
Khách
Cám ơn "Chú Sáu" Steve Brown đã đọc bài viết và chia sẻ cảm nghĩ. Mong rằng sẽ có nhiều người chung tay thực hiện để ước mơ của GS Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh sớm được thành hiện thực.

Anthony Hưng Cao
24/08/201212:44:07
Khách
Chào cháu Hưng,
Bài viết của cháu rất hay và cảm động. Hy vọng ai sẽ thực hiện ước mơ của Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh cũng như cháu nói.

Nghe tin ông ấy qua đời
Trong khi họp mặt qua lời người ta
Nhớ ngày gặp mặt xa xa
Hết lòng cảm động, toàn nhà bâng khuâng

Chú Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,334,455
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.