Hôm nay,  

Bình Minh Trên Lake Tahoe

08/07/201200:00:00(Xem: 231424)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân Sacramento, California. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ mùa Mothers Day 2011, ông với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.

***

Chiếc xe bus Greyhound bắt đầu lên dốc cao một cách chậm chạp, nặng nề. Hành khách ngồi trong xe bus có thể thấy rõ điều đó khi nhìn về phía trái xe: các xe du lịch nhỏ và nhẹ đang qua mặt xe bus nhiều hơn lúc trước.

Bằng vừa tỉnh ngủ, đúng ra không phải ngủ mà chỉ lim dim mơ màng, giụi mắt cố nhìn ra cửa xe bus để quan sát đồi thông hai bên đường. Những hàng thông cao vút, mơ màng, chập chờn nửa ẩn nửa hiện trong bóng đêm vừa buông xuống. Thật tiếc quá, Bằng tự nghĩ, lần nào đi Lake Tahoe cũng đúng vào buổi tối, không khi nào mình có dịp ngắm cảnh được, tiếc nhất là khi xe đi ngang qua các đồi thông với những hàng thông đầy thơ mộng và hấp dẫn này.

Bằng khẽ nhìn qua chỗ ngồi bên trái thì thấy ông Minh người bạn đồng hành của mình đã bật ghế dựa, ngả người ngủ ngon lành từ hồi nào. Thường thì các người ngủ dễ như vậy thì con người rất thoải mái, có da có thịt, còn hạng khó ngủ cứ phải lo nghĩ vẩn vơ. Mối lo nghĩ của Bằng vào lúc này là làm sao khi đến Tahoe tối nay thì khỏi phải vào các Casino, tức là khỏi phải lao đầu vào các cuộc đen đỏ, để có đủ sức khỏe cho sáng hôm sau đi viếng Tahoe, trầm tư mặc tưởng bên hồ hoặc mơ màng với những hàng thông đang lúc bình minh.

Dân đi Lake Tahoe có hai hạng: hạng đi ngắm cảnh, cắm trại hay trượt tuyết mùa đông thì bắt buộc phải đi xe riêng để có thể di chuyển nhiều nơi, còn hạng cờ bạc thì chỉ cần đi xe Greyhound, vì loại xe này lao thẳng vào các sòng bạc ở Tahoe. Dạo sau này, thành phố Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, nơi mà Bằng cư ngụ đã nhiều năm qua, bị bao vây bởi ba bốn sòng bài thật lớn và nguy hiểm hơn là thật gần. Tuy nhiên, Tahoe vẫn là nơi hấp dẫn cho những người muốn một công hai việc là vừa chơi bài, vừa ngắm cảnh. "Đi xe Greyhound có rất nhiều lợi", ông Minh thường hay nhắc nhở, trước hết mình khỏi phải lo nghĩ lái xe, sau nữa kể như khỏi tốn tiền di chuyển vì trong mười lăm đồng vé xe, Harvey's nó trả lại mười đồng với ba đồng phiếu ăn, còn Harrah's còn cho nhiều hơn nữa..." Bằng không chú ý đến nhận xét này và cũng không có máu cờ bạc, nhưng đành phải chấp nhận đi xe Greyhound vì không có phương tiện riêng và cũng không muốn nhờ cậy ai. Và cũng cho đỡ cô đơn, Bằng cũng đành phải chấp nhận đi với ông Minh, ông "bác thằng bần", Minh thường gọi ông ấy như vậy vì máu cờ bạc ông ấy. Trớ trêu thay, ông Minh chỉ thường nổi máu cờ bạc vào buổi tối nên lần đi Lake Tahoe nào với ông đều mất dịp ngắm cảnh. Tệ hơn nữa, khi đến nơi, Bằng phải theo ông Minh vào sòng bạc chơi suốt đêm, không ăn, không ngủ thật bơ phờ, hốc hác.

Đánh bài ở đây có nhiều hình thức, thật muôn màu muôn vẻ, từ bài xì dách 21 đến Keno, bài bảy lá, quay xổ số, nhưng loại thu hút ông Minh cũng như nhiều người là kéo máy. Kéo máy thì thật hấp dẫn, chỉ cần nhét vào khe của máy tiền coin như 5c., 10c., 25c. Hoặc 1c. và kéo tay cầm hoặc bấm nút một lúc thì tiền ra ào ào, tiếng tiền coin đổ ra vĩ thiếc bên dưới kêu lổn cổn, lảng cảng cộng với tiếng kêu báo hiệu "tuôn tuôn" của máy làm rộn ràng, rạo rực người chơi! Cũng chính vì vậy mà máu tham người chơi thúc đẩy họ phải tiếp tục nướng các tiền đã trúng và các lần sau này máy hút hết mà không trả lại đồng nào! Sạch túi là như vậy! Dân chơi bài loại tầm thường như ông Minh thường chỉ chịu đựng được một đêm là hết tiền và do đó phải trở về sáng hôm sau. Chuyến về còn thê thảm hơn chuyến đi, hành khách bơ phờ vì mất ngủ cả đêm, nên ngủ gà ngủ gật trên xe không ai còn có thể ngắm cảnh mặc dầu trời đang sáng và đẹp.

Lần này, chứng nào tật nấy, ông Minh nổi hứng cờ bạc chín giờ tối và gọi điện thoại rủ Bằng đi Tahoe gấp. Đáng lẽ phải từ chối, nhưng Bằng lại chấp nhận đi với ông ấy dễ dàng vì Bằng đang có một nhu cầu rất khẩn thiết phải đi và hơn nữa Bằng đã có sẵn kế hoạch để khỏi đánh bài.

*

Tuy bò chậm chạp qua các dốc đèo, cuối cùng xe Greyhound cũng bắt đầu xuống dốc và từ từ tiến vào thành phố cờ bạc Tahoe tưng bừng với đầy ánh đèn màu rực rỡ lúc nửa đêm.

Tới trạm đầu tiên Casino Harvey's, Bằng dứt khoát kéo ông Minh xuống xe và bắt đầu thi hành kế hoạch. Bằng níu ông Minh không cho vào sòng bài và làm ra vẻ mệt mỏi và nói:

- Tôi mệt quá không đủ sức vào chơi, thôi mình mướn khách sạn ngủ một đêm.

Ông Minh giận dữ, phản đối ngay:

- Đâu có được! Lên tới đây là để chơi chớ đâu phải để ngủ! Và chỉ có ban đêm mới vui thôi.

Bằng vẫn giữ vững lập trường:

- Tôi mệt quá, không chơi được, mình nghỉ một chút.

Ông Minh quá mê cờ bạc, cố kèo nài:

- Thôi ông vào ngồi uống nước, tôi kéo máy một tí thôi.

Bằng quyết tỏ thái độ cương quyết vì biết "một tí" của ông Minh sẽ là cả một đêm:

- Nếu ông chơi bài ngay bây giờ thì tôi không chi tiền đâu.

Lúc trước khi đi, ông Minh cho biết đã gần sạch túi và Bằng hứa cho mượn tiền. Bằng nắm hầu bao nên ông Minh chịu thua.

Cả hai may mắn mướn được một hotel còn trống chỗ và lần đầu tiên cả hai ngủ được một giấc ngủ thật đầy đủ ở Tahoe. Sáng hôm sau, Bằng dậy thật sớm và hạ ván bài cuối cùng trong kế hoạch:

- Theo kinh nghiệm mấy lần trước, mình ít khi gặp may mắn khi chơi chung một Casino, Bằng nói với ông Minh. Vậy bây giờ mình chia tay, ông đi Harrah's còn tôi Harvey's. Nếu thắng, tôi sẽ trở lại Harrah's tiếp ông, còn thua thì tôi về sớm.

Ông Minh thấy đề nghị hợp lý nên chấp thuận.

Bằng có tới Harvey's, nhưng không vào chơi mà chỉ lấy đó làm điểm chuẩn, theo đường Satellite đi thẳng về phía Bắc.

Không đầy mười phút, Lake Tahoe mênh mông và thơ mộng hiện ra trong ánh sáng bình minh. Nơi Bằng đến chỉ là một khúc nhỏ của bờ hồ Tahoe dành cho các người thuê khách sạn gần đó ra phơi nắng và chơi thuyền, nhưng Bằng rất hài lòng vì nơi này tương đối vắng vẻ, sẽ không bị ai quấy rầy. Bằng đến ngồi bên một băng đá gần bờ hồ, hít một hơi dài không khí trong lành và sung sướng nhìn toàn cảnh. Xa xa, các dãy núi nối tiếp nhau vây quanh hồ, xanh dợt, mờ nhạt trong sương mù buổi sáng, các thuyền nhỏ trôi vật vờ trên mặt hồ êm ả.

Một cảm giác vừa dễ chịu vừa thanh thoát cho trầm tư suy tưởng. Phải, Bằng lên đây chỉ vì mục đích đó, nhưng nói thật ra thì không có suy tư triết lý sâu xa gì đâu. Chỉ một câu nói bỏ dở của một cô gái mà nghĩ mãi không ra! Thật tào lao hết sức! Nhưng thế nào cũng phải giải quyết cho xong, không thể vương vấn mãi trong lòng.

Bằng lại hít một hơi dài tạo điều kiện cho tinh thần sáng suốt để sắp xếp tư tưởng cho có mạch lạc, đầu đuôi. Có những điều rất dễ hiểu, nhưng có những điều sao mà rắc rối, đau đầu hết sức.

Này nhé, tuần trước, Phượng bạn khá thân của mình thẳng thừng tuyên bố: "Em đã có bồ! Vậy anh đừng tới thăm em nữa". Câu này hơi thừa, vì khi biết em có bồ ai mà tới nữa! Mùa thu tới là đám hỏi, rồi mùa xuân tới đám cưới, Phượng cho biết thêm chi tiết như vậy. Bằng vẫn bình tĩnh tự nhủ: "Được thôi, em đã có lòng cho anh hay trước thì anh chúc mừng em trước, có sao đâu". Nhưng rồi bắt đầu rắc rối khi Phượng tiếp: "Em biết anh thương em rất nhiều, đang khổ và sẽ khổ vì em rất nhiều". Bằng lắc đầu xao xuyến, giao động, nghĩ thầm: "Nó muốn đánh mình! Mình khổ thì nó sẽ sướng, sẽ riễu cợt mình thỏa thích". Nhưng đòn này rất dễ đỡ, Bằng nghĩ, "Anh có hề theo đuổi, tìm hiểu hay có bao giờ tỏ tình với em đâu? Bằng chứng anh yêu em ở đâu? Em thấy anh sa sút mấy ngày nay rồi vội kết luận anh sầu tình hay sao? Không đâu, đó chỉ là vì anh ráng học cho kỳ thi mãn khóa đó thôi. Phượng không nêu được bằng chứng nào khác, nhưng cố tình lập đi lập lại câu nói đầy quyến rũ, kích thích "Em biết anh thương em và khổ vì em".

Mình không yêu, Bằng tự hỏi, nhưng sao Phượng cứ buộc mình phải yêu và khổ? Có thể phái nữ tiếp nhận được tình yêu nhanh hơn phái nam hay có thể Phượng biết khai thác một thứ tình yêu bị đè nén của mình?

"Em biết anh thương em", câu nói đầy tình tứ và lãng mạn này không khác gì tiếng tiền coin từ máy kéo của sòng bài rơi ra lổn cổn ào ạt làm rạo rực lòng tham của người trúng, đồng thời cũng đưa họ vào con đường đau khổ. Phải, Bằng tự lý luận, có thể anh đương yêu em và khổ vì em đây, nhưng không phải do tự cõi lòng anh. Em đã quái ác gán cho anh danh hiệu "Yêu và khổ" và anh đã yếu lòng chấp nhận danh hiệu đó nên anh trở thành kẻ yêu và khổ thật. Đó chỉ là một định luật xã hội học rất thông thường. Thôi thì anh chịu thua em và chấp nhận là kẻ sầu tình đó!

Nhưng Phượng còn một sáng kiến cuối cùng nhưng vô cùng hấp dẫn: "Có một cách tốt nhất cho anh đỡ khổ, đỡ sầu là...". Phượng luôn luôn tìm dịp bỏ dở câu nói như gợi thêm tính tò mò và thú vị cho sáng kiến bí hiểm trên. Thật có gì thú vị cho bằng chính người mình yêu và khổ dạy cho mình cách đỡ khổ, đỡ đau! Nhưng cách đó là cách gì? Có tra khảo nữa Phượng cũng không nói để cố tình làm mình thắc mắc, khổ sở thêm. Bây giờ chỉ còn cách thử đoán xem. Có thể nào Phượng muốn mình đi du lịch để giải sầu? Không đâu, cách đó tầm thường quá ai mà không biết, cách của Phượng chắc chắn phải cao siêu hơn nhiều. Hơn nữa, bọn du lịch giải sầu thường là bọn thi hỏng, làm ăn thất bại chớ ít ai giải nỗi sầu tình bằng du lịch! Còn một khả năng khác, trước đây Phượng đã từng nhắc nhở: "Nếu anh không học hè thì hãy tìm việc làm cho đỡ nghĩ vẩn vơ!" Cách đó hay, nhưng chắc chắn không phải là cách Phượng muốn nói bây giờ vì Phượng cũng thừa biết hiện tại mình đang làm hai việc làm vô cùng vất vả. Vậy còn cách nào khác nữa không? Hay là Phượng muốn khuyên mình cưới vợ ngay cho đỡ sầu, nhưng ngại không nói. Vô lý! Không ai khuyên thằng thất tình cưới vợ cho nổi!

Vậy, "Còn một cách tốt nhất cho anh đỡ khổ đỡ sầu là... là gì? Bằng bực tức lẩm bẩm vì không tìm được đáp số cuối cùng cho câu nói dở dang và bí hiểm này. Bằng rủa thầm: "Phượng ơi, em quỷ quái và tàn ác quá, ép anh phải nhận yêu em, bắt anh phải khổ vì em rồi còn làm anh thắc mắc, lo âu vương vấn mãi vì câu nói bí hiểm của em".

Bằng hít một hơi thật dài cho tinh thần bớt căng thẳng sau những phút suy tư chuyện tào lao lẩm cẩm nhưng cũng thật đau đầu.

Mặt trời bắt đầu ló dạng, lú ra một chút khỏi các dãy núi đằng xa, xóa bỏ màn sương buổi sáng. Lake Tahoe vẫn hiện ra mênh mông và thơ mộng dưới ánh mặt trời. Bằng đưa mắt quan sát cảnh vật và có cảm giác như còn thiếu một cái gì mình đang muốn thưởng ngoạn. Phải rồi, còn thiếu rừng thông. Ở đây chỉ có lẻ tẻ vài cây thông, còn muốn tới các rừng thông chung quanh hồ phải có xe riêng. Vậy chỉ còn cách quay về ngắm cảnh đồi thông trên đường về. Đó là cảnh có sức quyến rũ nhất đối với Bằng từ trước tới nay.

*
Trên đường về, xe Greyhound có đi ngang qua Lake Tahoe, qua một chút thôi đủ để hành khách nhìn lại lần chót cái hồ thơ mộng này và xe từ từ rời khỏi thành phố tiến lên các đèo dốc cao.

Càng lên cao thì cảnh hai bên đường hoàn toàn khác biệt: bên phải không có gì để ngắm vì là núi đá cao chơm chởm, còn bên trái mới thật là thiên đường, thiên đường của những cây thông. Những hàng thông mọc sát lề đường tương đối thấp nhưng xinh xinh như để trang điểm con đường. Nhưng không được lâu, chúng phải nhường chỗ trống để hành khách nhìn xa hơn bên trong. Bằng nghe một cảm giác rộn ràng, xôn xao, cả một rừng thông hùng vĩ hiện ra với những cây thông cao vút, hàng hàng lớp lớp. Có những lúc người ta có cảm giác cả một rừng thông như sụp xuống vì một thung lũng thật sâu, nhưng các cây thông vẫn vươn lên cho đỉnh cao tới ngang hàng mặt đường. Đằng xa thật xa vẫn chưa hết thông. Những dãy núi chập chùng vẫn chứa đầy thông, nhưng vì quá xa nên nhỏ chi chít.

Những hình chóp đều đặn và thẩm mỹ của các cây thông tạo cho Bằng một sức quyến rũ vô cùng đặc biệt, thường là hình ảnh của mùa Giáng Sinh với tuyết phủ trắng đầy cây thông. Nhưng lần này thì khác, giờ này là mùa hè, ánh sáng bình minh đã lên xuyên qua các hàng thông mơ màng và cao vút, bất ngờ tạo cho Bằng một niềm phấn khởi đang vươn lên thật cao, cao vút.

Bình minh trên Lake Tahoe! Bình minh trên các đồi thông! Nó dịu dàng, âu yếm mà nó cũng rực rỡ, vĩ đại!

Mỗi ngày mặt trời đều phải mọc, Bằng tự nhủ thì mỗi ngày đều có bình minh rực rỡ ở các đồi thông, mình không thấy chỉ tại vì mình không có dịp đi qua đúng lúc.

Bình minh trên Lake Tahoe, bình minh trên những đồi thông thì cũng như bình minh của cuộc đời. Đời mình cũng có những lúc dịu dàng, âu yếm, những lúc rực rỡ huy hoàng chỉ tại vì mình không để ý tới mà thôi. Còn những đêm đen âm thầm, đau khổ? Rồi thì nó cũng phải qua đi, nhường chỗ cho những bình minh hạnh phúc chớ. Nếu triết lý là kinh nghiệm sống cho từng người, không cần một chân lý gì cao siêu, chỉ cần một nhận xét bất ngờ được tìm thấy qua các khó khăn của cuộc đời, thì đây quả là một triết lý quý giá cho Bằng hiện tại.

"Em Phượng yêu! Nếu anh đã chấp nhận yêu em thì trọn đời anh mãi mãi còn yêu! Anh mãi mãi còn lưu luyến em dù phải xa em vĩnh viễn. Tuy nhiên, anh không chấp nhận khổ đâu". Còn một cách tốt nhất cho anh đỡ khổ đỡ sầu là gì.... là gì? Anh không cần biết. Anh không còn lo lắng, thắc mắc đi tìm một đáp số vô ích vì anh đã hết khổ, hết sầu.

Anh đang nhìn bình minh trên Lake Tahoe và hình dung ra bình minh của cuộc đời.

Giang Thiên Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,315,331
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.