Hôm nay,  

Hai Lúa Ra... Tỉnh

01/07/201200:00:00(Xem: 187546)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

“Tỉnh” ở đây là Little Saigon- Thủ đô của người Việt tỵ nạn mình bên Cali. Hai Lúa qua Mỹ đã hơn mười năm, định cư bên vùng bờ Đông nước Mỹ. Nghe nói nhiều về cái “Tiểu Saigon” của người Việt Nam mà chưa có dịp “Ghé bến Saigon”. Nói cho ngay- bạn bè, bà con bên “nớ” cũng nhiều. Nhờ có in-tờ-nét, “meo” qua “meo” lại- xa cũng thành gần nên đi Cali vẫn còn “xa xỉ” đối với Hai Lúa. Vả lại , ông bà già còn ở Việt Nam nên tiền bạc, ngày nghỉ phải ưu tiên dành cho Việt Nam.

Vào một ngày đẹp trời, lũ bạn thời đi học thường đứng hàng thứ ba sau quỷ và ma, nay đang tụ tập trong mấy cái hội ái hữu, hội cựu nữ sinh… réo gọi om sòm. Mỗi ngày Hai Lúa nhận được không biết bao nhiêu cú điện thoại:

- Hai Luá! Đi Cali đi mầy. Kỳ này Đại hội TV tổ chức lớn lắm.

- Đại hội toàn thế giới đấy! Bên Việt Nam tụi nó còn qua được, mày ở bên Mỹ mà không về tham dự tụi tao “..oa..oa… nghỉ chơi mày luôn”.

- Mày mà không tới Cali, không biết Little Saigon coi như… chưa tới Mỹ!

Nghe tự ái lắm chịu sao thấu! California- thiên đường của người Việt tại Mỹ quốc, Hai Lúa biết chứ!

Ngày mới đặt chân đến Mỹ, Hai lúa cũng rắp ranh đi Cali, mà cuối cùng đành đổ thừa cho số mệnh -Năm mươi mốt bến nước, trong nhờ đục chịu, tắp vào bến nào cũng được . No choice!

Nghe Hai Lúa ca cẩm quá ông xã cũng động lòng nhưng không quên dặn dò bằng thơ Nguyễn Bính:

“Nay mai em đi tỉnh về.
Hương đồng cỏ nội (đừng) bay đi ít nhiều”

Ông xã lo xa thế chứ Hai Lúa từ ngày “theo chàng về dinh” đã biết an phận thủ thường. Trái tim thì cũng …bạc theo màu tóc, khô héo, chai đá cả rồi, đâu dễ gì…

Thế là vợ chồng Hai Lúa quyết định lấy vơ-kế-sần, làm một chuyến Ca-Li du ký cho thỏa lòng mong ước.

Cậu em họ của ông xã đón vợ chồng Hai Lúa ở phi trường John Wayne thuộc thành phố Santa Ana. Hai Lúa mặt mày rạng rỡ khi xe bon bon trên free way 405hướng về nhà cậu em ở phía Nam.

Những ngày đầu Hai Lúa được đón tiếp, tham dự đại hội tưng bừng trong tình thân thương của bạn bè. “Mợ” nào cũng năm, sáu bó mà trông còn mượt mà ra phết. Nhiều “mợ” phì nhiêu, đẫy đà hơn xưa- chẳng gì cũng đã là bà nội, bà ngoại cả rồi. Thế mà vẫn rộn ràng nói cười, mày tao mi tớ ỏm tỏi - Cả “khung trời kỷ niệm” hiển hiện giữa lòng Thủ Đô của người Việt tỵ nạn khiến Hai Lúa cứ rươm rướm nước mắt, bồi hồi bổi hổi.

Bạn bè Hai Lúa đa số khá thành công, từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Dù nhiều người cho rằng người Việt thường gò bó, ép buộc con cái trong việc học hành theo quan niệm ngày xưa trước là đẹp mặt, sau là ấm thân” nhưng Hai Lúa phải công nhận tinh thần hiếu học của người Việt Nam rất cao. Nhà nào cũng có con cháu học ra bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, luật sư, kỹ sư… Có gia đình có cả ba ông bác sĩ hay hai cô nha sĩ- Thật đáng nể phục!

- Chúng mày thành công quá! Hai Lúa tao đúng là “trâu chậm uống nước đục”.

Sau mấy ngày thù tạc vui vẻ với bạn bè, vợ chồng Hai Lúa được cậu em dẫn đi tham quan Little Saigon.

Xe chạy trên freeway 22, quẹo vào exit Brookhurst chạy dọc đường đã thấy vài tấm bảng ghi tên Little Saigon.Vừa đến đường Bolsa thấy lác đác vài người Việt Nam đi bộ, phố sá, cửa hiệu toàn tên Việt Nam. Hai Lúa reo lên:

- Lí-Tơ Sài-Gòn đây rồi! Mèng đéc ơi lớn và đẹp quá!

Cậu em “lấy le” cười lớn:

- Chưa đâu! Chở bà chị đi hết khu này mới thấy cộng đồng người Việt ở đây lớn mạnh thế nào.

Rồi cố tình chọc nghẹo bà chị Hai Lúa:

- Hì…hì… chưa thấy Lí-Tơ Saigon là chưa thấy thiên đàng mà.

Cậu em lạng xe vòng vòng qua các đường Brookhurst, Magnolia, Euclid… đâu đâu cũng thấy cửa tiệm Việt Nam, văn phòng luật sư, bác sĩ, nha sĩ, nhà hàng,tiệm phở, cơm tấm, bún bò Huế, Bánh cuốn , thạch chè, chợ buá … đầy đủ cả không thiếu thứ gì. Đúng là quê hương Việt Nam giữa lòng nước Mỹ. Hai Lúa luôn miệng suýt xoa:

- Chu choa đẹp quá! Thế này mà gọi “Lí-Tơ” à. Ở đây y chang Việt Nam, đâu cần về Việt Nam nữa.

Cậu em cười cười:

- Thế mà thiên hạ vẫn về VN hà rầm. “Quê hương là chùm khế ngọt” mà!

Cuối cùng cậu em dừng xe ở trung tâm Little Saigon là khu thương xá Phúc Lộc Thọ nằm trên đường Bolsa. Đây là khu thương mại buôn bán chính của người Việt mà bất cứ du khách nào đến Cali cũng đều ghé thăm và chụp hình lưu niệm.

Vừa bước vào khu Phước Lộc Thọ thấy hai người đàn bà đi ngược chiều đang bí bô nói chuyện. Hai Lúa nhanh nhẩu:

- Chào mấy chị .

Hai người đàn bà khựng lại, nhìn Hai Lúa e dè rồi kéo nhau đi mất. Cậu em ngạc nhiên:

- Ủa! Người quen của chị hả ?

Hai Lúa tỉnh bơ:

- Đâu có! Thấy họ người Việt nên mình chào.

Cậu em phá ra cười:

- Ở đây toàn người Việt không à! Chị mà chào cả ngày như rứa thì gãy cổ mất. Lại phiền phức đấy!

Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, hơn nữa cũng do thói quen. Ở “quê” của Hai Lúa đi ra đường mà gặp Việt Nam là biết “khách thập phương” ngay. Vốn hiếu khách “đồng hương gặp đồng hương” là tay bắt mặt mừng, riú rít làm quen liền.

Tầng trệt của khu thương xá có các quầy bán thức ăn, cà phê, nước sinh tố.Khách hàng có thể ngồi ăn uống vừa ngắm nhìn ông đi qua, bà đi lại. Không chừng gặp được người quen.


Tầng lầu thứ nhất là các tiệm bán mỹ phẩm, sách báo, áo quần, giày dép,ví xách…

Đặc biệt có rất nhiều tiệm bán băng nhạc, Hai Lúa ngạc nhiên vì văn nghệ ở đây rẻ như bèo. Những CD hay DVD ca nhạc, cải lương giá chỉ ba hay năm đồng, mua năm tặng một. Chả bù ở “quê” Hai Lúa, tìm đỏ con mắt cũng không có lấy một cái CD ca nhạc này .Bà con ở đây thích ca nhạc, lúc trước thường đi qua các tiểu bang có đông người VN mua về chia nhau nghe. Bây giờ thì order qua internet. Hai Lúa thu gom vài chục cái đem về “ cũ người mới ta” , làm “quà Saigon” cho bà con cô bác.

Tầng lầu thứ nhì toàn các tiệm nữ trang, vàng, hột xoàn- là nơi các bà, các cô thích lui tới nhất. Ông xã Hai Lúa rất “dị ứng” với mấy thứ này nên chỉ đi lướt qua.

Nói chuyện văn nghệ Hai Lúa nghĩ tới văn nghệ ở “quê” mình mà chạnh lòng. Những năm trước mỗi lần Tết đến dù cộng đồng VN ở đây chỉ vài trăm người nhưng cũng tổ chức Tết xôm tụ , để nhắc nhở con cháu về những phong tục, tập quán truyền thống của người mình. Văn nghệ thì chỉ “ cây nhà lá vườn”. Ông già, bà lão, cô gái, thanh niên, trẻ con ai cũng được ca hát thoải mái. Cách đây hai năm “quê” tui chơi sang, mời ca sĩ về hát cho bà con thưởng thức. Dù là ca sĩ hạng B, cũng được đón tiếp long trọng, bà con chiếu cố mua CD rất nhiệt tình khiến cô ca sĩ cứ tiếc không đem nhiều hơn và hẹn dịp khác.

Gần đây thiên hạ xôn xao khá nhiều về việc ca sĩ hải ngoại đua nhau về Việt Nam “hát cho đồng bào” tôi nghe. Nói thiệt, với cái giá ngất ngưởng hai trăm đô, năm trăm đô một vé thì đồng bào tôi ở VN làm sao nghe nổi. Họa chăng chỉ có các đại gia, giới nhiều tiền lắm của mới được thưởng thức thôi. Ở Mỹ , tại các tiểu bang xa xôi ít người Việt. Nếu các ca sĩ chịu khó lặn lội một chút thì đồng bào tôi ở hải ngoại cũng cảm thấy ấm lòng. Đâu cần phải lặn lội xa xôi về mãi tận VN.

Cậu em quảng cáo “ Cali có đủ món ăn chơi”, đòi rủ ông anh đi “Café Lú”. Tuy chưa hình dung được thế nào nhưng nghe cái tên thôi là Hai Lúa đã cảm thấy “bất ổn” rồi. Thảo nào người ta thường nói “Cali đi dễ khó về”- chắc cũng tại mấy cái “lú” này mà ra. Hai Lúa tui vội vàng phản đối:

- Để anh hai mầy tỉnh táo, còn biết đường dẫn tao về quê chứ! Mầy rủ rê ổng tới mấy chổ đó rồi ổng…lú luôn thì chết tao.

Cậu em cười khanh khách:

- Thôi thì đi nghe nhạc. Ở đây loại nào cũng có. Nhạc quê hương, nhạc thính phòng, tình ca, nhạc trẻ… Anh chị thích loại nào ?

Hai tui tuy “lúa” nhưng cũng biết thưởng thức, chọn lọc à nghen: xem video thì thích nhìn các cô ca sĩ trẻ đẹp nhảy múa, ăn mặc thời trang…giọng hát tàm tạm cũng được. Nhưng nghe nhạc là phải thính phòng, nghệ thuật đàng hoàng. Không phải muốn rống lúc nào là rống . Cứ như “tra tấn” lỗ tai người nghe.

Ở Cali có điều đặc biệt là đi đâu Hai Lúa tui cũng nghe bà con than phiền mấy cái vụ đàn ông thích về VN cặp bồ nhí, hay li dị vợ về VN cưới vợ trẻ. Y chang “Chuyện dài nhân dân tự vệ” ngày xưa. Các bà bảo nhau:

- Chúng có bùa, có ngãi hay sao mà ông nào về cũng “dính”. Toàn mười tám, hai mươi không à!

- Giời ơi! ổng rước con vợ bé sang còn nhỏ tuổi hơn con gái ổng, có chết không chứ!

- Già rồi sức đâu mà cung phụng cho nó. Ba bảy, hăm mốt ngày là nó kiếm đường “dzông” thôi! Thiệt đúng là “ăn phải bùa mê, thuốc lú….”.

Đến đâu Hai Lúa cũng nghe thở dài: “Buồn thúi ruột” mà phát rầu!

Thật ra chẳng có bùa yêu, bùa quỷ gì cả. Nhiều ông chồng chẳng may vợ chết hay li dị vợ. Bên này không kiếm được bạn đời khác để hủ hỉ tuổi già, về VN lấy vợ ngang sức, ngang tuổi với mình thì cũng hạnh phúc, an vui.

Nhiều người đàn ông đã ngoài sáu, bảy mươi tuổi mà cứ quan niệm “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” . Hay “Ai sao tui dzậy!”, “Người ta làm được thì tui cũng làm được”. Cứ thế đua nhau về VN rước các “cô bé đôi mươi” sang thì phải “chấp nhận thương đau” vì đó là định luật tự nhiên thôi.

Ở Mỹ có nhiều thứ quyến rũ, cám dỗ con người. Cuộc sống gia đình, vợ chồng thay đổi theo trào lưu tiến bộ, văn minh. Người đàn bà đòi quyền bình đẳng ngang hàng với nam giới. Họ tự tin bước ra ngoài xã hội và thành công. Nhiều bà đâm ra coi thường ông chồng thấp kém của mình.

Người đàn ông VN vẫn mang nặng thành kiến “gia trưởng”. Trước sự “vùng lên” của mấy bà họ đâm ra tự ti, mặc cảm. Khi về VN với môi trường sống cũ. Họ tìm lại được “cái tôi” của mình. Thế là sa ngã, quên đi hạnh phúc gia đình.

Những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống giữa hai xã hội khác biệt đã làm đổ vỡ hạnh phúc của bao gia đình người Việt ở hải ngoại. Phải chăng chúng ta nên nhìn lại chính mình ở cả hai phía.

Những ngày ở Little Saigon vợ chồng Hai Lúa được thưởng thức đủ các món ăn Việt Nam. Nhà hàng nào cũng đông khách, thức ăn ngon miệng nhưng Hai Lúa tui vẫn cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó- Hình như một nụ cười thân thiện, một câu thăm hỏi chân tình . Thay vì chỉ phục vụ với gương mặt lạnh lùng, thái độ miễn cưỡng, hời hợt. Ôi! chỉ một nụ cười thế mà rất hiếm hoi giữa Little Saigon này.

Sau hai tuần ăn chơi thỏa thích ở Little Saigon. Vợ chồng Hai Lúa lại lên máy bay trở về…quê. Hai Lúa tui yêu ông xã biết bao khi đi chơi đâu trở về, vừa bước chân vào nhà là ổng kêu lên:

- Đi đâu cũng không bằng về nhà!

Mà thật thế! Dù chúng ta có ở Saigon với “đèn ngọn xanh,ngọn đỏ”, hay tại các thành phố lớn lộng lẫy, xa hoa hay miền quê với “gió mát trăng thanh”. Nơi đâu ta ở với trái tim trọn vẹn của mình thì đó là “nhà”- là mái ấm hạnh phúc.

Hải Âu

Ý kiến bạn đọc
05/07/201211:15:03
Khách
Tôi cũng là dân "Quê" như ông bạn Hai-Lúa. Năm bảy năm mới lên "Tỉnh" một lần, phải lái xe hơn 14 giờ.
Quả thật rất đúng như ông bạn nói...Dân trên "Tỉnh" hình như thiếu nụ cười. Và mơi đây tôi "Được" một câu
trả lời rất ư là ngọt ngào " Tới đàng kia coi " sau khi tôi hỏi " Xin lổi cô, ở đây có trà thơm không ".
Tôi không lấy làm buồn, bởi vì lâu lâu được lái xe đường xa, nhìn cảnh núi rừng thiên nhiên hai bên là đủ vui,
còn ngoài ra mọi thứ là " Chuyện Nhỏ "
03/07/201214:18:17
Khách
Thế thì hai lúa không chọn little sài gòn làm quê hương rồi! đến thăm là đủ vui rồi! tôi cũng thế thôi chỉ 4 giờ lái xe mà cả năm hơn tôi chưa trở lại.
01/07/201217:13:37
Khách
Chị Hải Âu viết bài hay và vui lắm! Mong có ngày đón anh chị qua Cali chơi nữa!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến