Hôm nay,  

Trường Đời: Học Làm Chồng

20/06/201200:00:00(Xem: 165892)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả cho biết ông họ Vũ, Martin Vu, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn, online từ 05/30/2012, đã gần 6,000 lượt người đọc. Bài thứ hai của Tuyết Phong là truyện ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm.


* * *
Ngày mà tôi đến Mỹ mọi sự đều cảm thấy lạ mắt. Tất cả chung quanh tôi đều là những bí mật cần phải khám phá. Gay cấn nhất là vụ phải học làm... chồng.

Vừa an cư được sáu tháng, bài học đầu tiên là ông Mỹ hàng xóm tôi, là một “điển hình.” Cứ mỗi lần vợ hắn đi chợ về, vợ tôi lại gọi tôi ra nhìn gia đình hắn mà học gương làm chồng.

Hắn nhanh nhẹn đon đả khi thấy vợ đi chợ về, mặt mày hí hửng ra phiá xe của vợ, mở cừa xe, đợi vợ xuống xe hôn nhẹ trên môi, sau đó tíu tít hỏi han. Sau đó bà vợ ung dung đi vào nhà, trong khi hắn phải mở trunk xe bê hết thứ này đến thứ khác mang vàò, để cẩn thận thứ nào ra thứ đó vào trong các kệ của garage. Hôm nào thấy xe vợ hắn bẩn một chút là hắn “khuyến mãi” thêm lau chùi xe cho sạch, vừa làm vừa húýt gió, ra điều rất vui sướng phục vụ cho vợ.

Đấy là chưa tính đến buổi sáng hắn mở cửa garage warm up xe cho vợ, đứng mở cửa xe, hôn nhẹ trên môi, đứng vẫy tay tiễn vợ đi làm miệng liên tục nói những lời chúc tốt đẹp, khi nào vợ đi khuất mới vào nhà…

Tôi ở bên nhà nhìn qua mà thấy ứa gan. Vợ tôi cười khẩy, ra điều đắc ý, nàng khẽ nói nhỏ làm như cố tình để tôi nghe thấy. “Chồng thế mới là chồng chứ”. Tôi đành phải nuốt giận vào trong, cười lên một tiếng cho vợ vừa lòng, làm như mình thần phục người đàn ông Mỹ ga lăng.

Rồi một lần khác ngoài trời đang mưa lớn, ra nhìn trời mưa tôi còn lười không muốn ngó. Thế mà vợ tôi cứ gọi tôi ra để nhìn ngoài trời mưa, để học bài học mới. Tôi đành miễn cưỡng ra nhìn để khỏi phải làm phật lòng mụ vợ đang được đổi đời…

Trời mưa tầm tã như thế ! Thằng Mỹ hàng xóm tay cầm dù thong thả, chậm rãi đứng mở cửa xe cho vợ, hôn nhẹ trên môi, rồi cầm dù che cho vợ bước vào nhà, trong khi hắn thì bị ướt, thế mà miệng hắn vẫn toe toét cười nói như Sáo, hớn hở làm như cả đời mới thấy cơn mưa, và hắn thích thú được dầm trong mưa, như làm của lễ hy sinh toàn mưa dâng cho vợ

Tôi chăm chú nhìn hắn ta. Rồi thầm chửi. “Đồ mũi lõ lịnh đầm. Vợ tôi hỏi ngược lại.”Anh phục hắn lắm hả?” Tôi nói to “Sát đất”.

Tôi vẫn quen thói gia trưởng như ở Việt Nam, Mình làm việc gì to tát, chứ ai lại đi chợ, lau nhà, nấu ăn. giặt quần áo…Ăn uống phải được vợ dọn bưng ra tận nơi, ăn xong tỉnh bơ đứng lên để vợ dọn dẹp, hôm nào ngon miệng tặng nàng vài lời khen cho nàng phổng mũi, hôm nào dở chê cho tối mặt…Nhưng từ hôm nhìn lóm được cách người Mỹ cư xử, tôi cảm thấy hơi chột dạ, nên cũng phải thay đổi đôi chút…

Hôm lễ Thank giving, chàng Mỹ hàng xóm mang qua nhà tôi biếu cho một con gà tây nướng, mừng tôi mới đến ở xóm này. (Đây là thank giving đầu tiên của chúng tôi đến Mỹ). Vợ tôi nhanh nhẩu hỏi hắn ai làm, và nướng gà đấy?, sao mà ngon thế!

Hắn tỉnh bơ, “Tôi làm,” rôi bồi luôn một tràng. Tôi hằng ngày nấu cơm cho vợ, giặt quần áo, làm hết mọi chuyện trong gia đình. Bà vợ chỉ việc ngồi vào ăn và cho điểm…

Tôi há hốc mồm định cầm con gà nướng của hắn ném vào góc nhà. Mụ vợ vội liếc xéo, để xem như tôi có nghe điều đó không. Tôi giả vờ cười gượng, miệng nói cám ơn, đi thẳng vào trong nhà làm như không thèm nói chuyện với hắn. Thế mà hắn vẫn không biết ý… Cứ thao thao bất tuyệt khoe khoang thành tích nịnh đầm của hắn với vợ.

Mụ vợ nhà tôi nghe không sót một lời nào. Nàng còn bạo mồm ước ao một người chồng giống hắn. Tôi nghe mà muốn điên cả máu, tính trở ra gặp hắn tiễn hắn về sớm cho tôi nhờ, để mụ vợ hết ba hoa…

Một năm sau thấy bên nhà chàng Mỹ hàng xóm bỗng có người đàn bà khác, lúc đầu tôi tưởng là em của hắn nên không để ý. Nhưng rồi có một lần vừa đi làm về thấy hắn đứng ở cửa như đang đợi vợ về chợ. Hắn chào tôi. Đúng lúc bà Mỹ mà tôi nghĩ là em hắn vừa về tới. Hắn trìu mến giới thiệu với tôi bà đó là vợ hắn.

Tôi ngạc nhiên, định hỏi người đàn bà trước, vợ hắn đâu. Nhưng tôi kịp thời dừng lại, cáo lui đi vào trong nhà.

Hắn ta không biết rằng cả năm qua tôi đã thay đổi và lôt xác như rắn hổ mang lột da theo chu kỳ chỉ vì bài học của hắn mà tôi phải thực hành. Vào ngày Tết cổ truyền, mụ vợ nhà tôi sáng ý mời hắn đến nhà ăn Tết. Tôi ngạc nhiên hỏi, sao không mời mấy anh em của tôi, bà vợ tỉnh bơ trả lời, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. “ông ta lịch sự cho mình gà nướng mỗi năm anh không nhớ à?” Không dám làm phật ý nàng, tôi trả lời, thôi thì tùy em…

Hôm đến nhà tôi ăn hai vợ chồng hắn bước vào nhà, ăn mặc lịch sự như đi dự tiệc cưới, sức dầu thơm phưng phức, vào trong nhà tôi, hắn lịch sự cởi áo khoác cho vợ mắt ráo giác nhìn chung quanh nhà tôi coi cây hang ở chỗ nào. Lúc đầu thực sự tôi cũng không hiểu hắn muốn gì? Nhưng tôi nhanh ý cầm lấy từ tay hắn mang vào trong phòng, treo trong closet… Hắn luôn miệng nói Thank you.

Còn mụ vợ nhà tôi miệng cười hớn hở, cứ liếc xem tôi có chú ý học việc vừa rồi hắn làm không. Tôi thì quần short áo thung bận tíu tít dọn bàn ghế chuẩn bị thức ăn, còn hơi đâu mà hjọc với hành.

Đến bàn ăn, tôi chỉ chỗ cho hắn và bà vợ hắn ngồi. Hắn lịch sự kéo ghế cho vợ, rồi trịnh trọng sửa tướng khi đã ngồi xuống. Tôi mở rượu tính đổ vào ly mời khách, hắn đỡ chai rượu đỏ từ tay tôi, muốn chính tay rót rượu cho vợ. Rót một ít vào ly cho vợ hắn, tay hắn nhẹ nhàng xoáy chai rượu ngược lên để giọt rượu khỏi rơi xuống bàn rất điệu nghệ. Bà vợ hắn nâng ly lên ngửi tỏ vẻ hài lòng rồi gật đầu, lúc này hắn mới châm thêm rượu vô ly. Hắn tính rót cho vợ tôi, nhưng tôi cũng làm bộ ga lăng như hắn, đỡ chai rượu từ tay hắn, rót ào vào ly của vợ tôi, mắt nàng cứ chăm chăm nhìn tôi như trách sao mà xỗ sàng đến thế! Làm tôi chợt nhớ ra điệu bộ của hắn lúc nẫy. Nhưng làm như tự nhiên tôi rót rượu cho hắn và tôi.

Trong khi ăn hắn lịch sự từng lời ăn tiếng nói với vợ hắn. Miệng nhai chẳng bao giờ mở miệng. Tất cả những cử điệu khoan thai nhẹ nhàng thỉnh thoảng lại cầm cái khăn đưa lên miệng chấm chấm hai bên mép. Liên tục khen từng món ăn làm vợ tôi phổng cả mũi. Tôi biết món sào hôm nay qúa tay hơi mặn, nhưng hắn cứ luôn miệng tuyệt vời! tuyệt vời! Bà vợ hắn cười đắc ý như muốn phụ họa thêm với chồng. Từ tốn hỏi chuyện chúng tôi, quan tâm đến từng đứa con của chúng tôi. Vợ tôi cứ liên tục liếc tôi coi tôi có để ý mà học điều đó không?

Sau bữa ăn tôi mới biết đó là thâm ý của vợ tôi. Tôi tự trách mình sao mà dại thế. Thì ra mụ vợ nhà tôi, nhờ bữa tiệc đó để dạy cho tôi cách ăn uống ở bên Mỹ, cố ý để dằn mặt tôi.

Tôi tự trách mình sao lại bị trúng kế, từ nay ăn uống phải dè chừng rồi!

Mụ vợ từ ngày dạy tôi, biết làm người chồng văn minh, thì lấy làm mãn nguyện như đã thuần hóa được giống cọp giữ, biết canh nhà, và làm việc hầu hạ như nô lệ.

Tôi thầm tiếc cho thời oanh liệt khi còn ở Việt Nam qúa! Nhưng lại nghe hết người này đến người kia hù, “Cãi vã lại vợ, coi chừng vào tù như chơi”.

Tôi thấy mà thương cho tôi qúa vì bà vợ tôi được đổi đời, chỉ mỗi bài học của thằng hàng xóm.

Tôi bây giờ đảm đang lắm! chăm chú việc nhà, chỉ biết cơm ngày hai bữa, không bao giờ dám nghĩ tới phở, vì sợ làm mệt đêm ngủ nằm mơ nói lảm nhảm bà cho một đạp xuống giường thì toi đời.

Thời gian thấm thoát đã năm năm đến Mỹ, chúng tôi tổ chức tiệc gia đình, định mời ông Mỹ hàng xóm thầy dậy trường đời của tôi, đã truyền cho tôi bí kíp chiều vợ, mà không phải tôn tiền tới lớp. Nhưng lạ một điều không thấy bà vợ tôi nhắc nhở học tập gương sáng trước mặt nữa, làm như mụ đã phát hiện ở ông hàng xóm điều gì, nhưng dấu không cho tôi biết.

Thời gian gần đây vì bận rộn công việc, nên tôi cũng không để ý đến ông hàng xóm tốt bụng nữa. Hôm nay Tôi đứng ở nhà nhìn ra trước cửa nhà, cố ý nếu thấy ông Mỹ hàng xóm đợi ra mở cửa xe cho vợ, sẽ xông ra mời ông ta luôn.

Khi vừa thấy ông bước ra cửa tôi vôi đi ra lễ độ chào ông. Vừa lúc đó chiếc xe lexux đời mới xuất hiện, cửa garage cũng vừa mở, tôi thấy một người đàn bà gốc Á trẻ trung bước xuống, tôi tưởng người realtor bán nhà, chưa kịp định thần thì thấy ông Mỹ trắng ra mở cửa hôn nhẹ trên môi như mọi khi ông gặp vợ. Chưa kịp định thần, ông đến bên tôi lịch sự giới thiệu với tôi người vợ mới cuả ông ta…

Tôi á khẩu lắp bắp nói lời từ biệt, cũng không kịp mời ông ta đến nhà dự kỷ niệm năm năm đến Mỹ.

Về đến nhà tôi vẫn còn bàng hoàng. Nghĩ quẩn, thì ra chàng Mỹ hàng xóm có chiêu độc mà mình quên không chịu hoc.

Bà vợ tôi càng ngày càng điệu đà, rảnh rang đi tán chuyện, ăn nói có vẻ tự tin, lâu lâu lại điệp khúc cũ, “Sao anh chẳng chịu chiều vợ, cứ sao nhãng công việc, để nhà bừa ra thế !

Có lần Nàng trách Tôi. “Anh chẳng biết ga lăng chút nào, vợ về chợ cứ lờ đi, không chịu ra giúp. Chưa có giây phút nào lãng mạn. Chẳng bao gìơ đi chung với gia đình, đi cạnh vợ con thì cứ như sợ người ta nhận dạng. Sinh nhật, hay ngày cưới, chẳng thèm quan tâm tí nào.”

Tôi vội cười trừ cho qua. May mà kỳ này không còn thấy nàng đưa nhân vật điển hình tiên tiến của nước mỹ nữa.

Nhưng tôi lại ghen tức với ông Mỹ trắng hàng xóm. Hắn lấy vợ lần này là lần thứ ba rồi. Cô vợ nào hắn cũng một bài ga lăng lịch sự, như muốn hàng xóm chứng kiến giây phút hạnh phúc của hắn từ ngoài cửa vào tới trong nhà.

Mà không hiểu sao hắn lại ly dị dễ đến thế? Hai bà vợ đầu là Mỹ trắng đẹp rất dễ thương, bà vợ hiện giờ là Trung Hoa, đẹp gái dáng cao như người mẫu. Nhờ hắn đổi khẩu vị thường xuyên, mà người hắn cứ hây hây ra.

Rồi có một lần cũng một điệp khúc chê đàn ông Việt Nam, thế này thế kia…như ám chỉ. Tôi mạnh bạo lấy ông Mỹ trắng, hàng xóm ra làm điển hình ngay.

Em đừng vội lên mặt. Em coi cái ông Mỹ trắng hàng xóm, mà em lấy làm điển hình cho đàn ông Mỹ ga lăng. Hắn lấy con vợ này, là lần thứ ba rồi đấy! Con vợ nào đi chợ về là hắn cũng săn be cứ hôn chùn chụt, honey ! honey !, ra chiều thương vợ và chung tình lắm. Hai vợ chồng hắn sang nhà mình chơi ăn tối, hắn lịch sự kéo ghế cho vợ ngồi, dùng những cử điệu, vuốt ve ra chiều cưng vợ hết ý, khoe khoang tặng vợ hết món qùa này đến món qùa khác. Nhưng hắn đã thay tới ba đời vợ rồi đấy !!!!

“Còn chồng của em đây này, tuy có gia trưởng một tí nhưng cũng biết thế nào là bổn phận và trách nhiệm, chung thủy suốt bao nhiêu năm suốt ngày quanh quẩn ở xó nhà. Cầy ruộng khô cứ trợn cả mắt. Đấy em ngon thì kiếm thử thằng Mỹ cho biết mặt.” Chẳng hiểu sao hôm đó tôi vùng lên nói hăng thế.

Ấy nhờ vậy như gáo nước lạnh tạt vào mặt Nàng. Hình như bà vợ tôi biết gương trước mắt. Đàn ông Mỹ không chung thuỷ hay thay đổi Mà Nàng bớt lên mặt với Tôi.

Cô ấy như tỉnh ra, và đã thay đổi rất nhiều. Bây giờ Nàng hiền hậu như xưa, cúc cung tận tụy với chồng con, hết dám lên mặt. Nhưng Tôi cũng đã phải cố gắng thay đổi để sống cho phù hợp, nhưng vẫn giữ lại tính cách chung thuỷ của đàn ông Việt.

Tuyết Phong

Ý kiến bạn đọc
27/06/201208:04:48
Khách
Bài viết vui thích nhất là tác giả viết theo cảm xúc, lúc bực mình thì gọi vợ bằng mụ nghe vui sống động, mong sẽ được thưởng thưc thêm nhiều truyện khác.
Thân mến
Hà Nam
21/06/201222:11:02
Khách
Chuyện vui dành cho các Ông chồng kém may mắn.Văn hoá xứ người càng nên xem lại Chỉ có những kiểu chồng chấp vợ nối thì miễn bàn
22/06/201209:18:24
Khách
Tôi đả từng thấy nhiều gia đình VN không dể dang trong việc mưu sinh ở Xứ Người,nhưng nề nếp nho phong lễ giáo vẫn giử được tôn nghiêm.Tiếc thay một số người đả hiểu sai hai chử "hoà nhập" vào xã hội Hoa Kỳ nhất là phái nử những Cô vợ trẻ thường làm cho gia đình trở thành địa ngục.Tôi ngạc nhiên khi Anh bạn tôi lúc ở VN ra khỏi trại tù cãi tạo ,phải "làm lại cuộc đời" lấy được Cô Giáo lòng mừng khắp khởi nhưng nền giáo dục (hay bản thân) của Cô vợ trẻ nầy đả làm cho Anh ta biến đổi một cách khủng khiếp.Bây giờ Anh ta sống triền miên trong những cơn ác mộng
Câu chuyện có tính cách châm biếm nhẹ nhàng một chút hài có bi ,viêch nhận thức tuỳ từng người.Cám ơn tác giả
22/06/201221:08:30
Khách
Là Phụ Nử Á Đông,hay nói nôm na Phụ Nử VN chúng ta nên đừng vội mừng khi có Ông Chồng vô trường học làm chồng kiểu Mỷ .Đây là một chuyện vui khá hay.
23/06/201215:15:05
Khách
Tôi hy vọng Chồng tôi mãi vẫn là người Chồng VN trãi qua qua thăng trầm dâu bể hạnh phúc gia đình được xây dựng do sự tôn nghiêm nhường nhịn của cả hai,mặc dù theo thời gian tuổi già đả làm "chàng" hay cau mặt hay có một chút khó nuông chìu ,tôi vẫn mong Anh ấy vẫn là người Chồng VN cám ơn tác giả câu chuyện rất hay
21/06/201223:07:55
Khách
Bài Trường Đời:Học Làm Chồng càng đọc càng thấy thấm thía,hay hay ,tác giả diễn tả lời văn thấy vui vui và hóm hỉnh.Cám ơn ông Tuyết Phong
27/06/201216:30:27
Khách
Một bài viết hay đọc mà quên sự đời cám ơn tác giả
Huỳnh Anh
21/06/201216:36:34
Khách
Có lẽ khi qua Mỹ việc đầu tiên là chúng ta hoà nhập vào xã hội nầy ,Do đó sự hoà nhập đả làm cho nhiều người cười ra nước mắt .Anh họ tui một Anh Hùng ngày nào nay trở thành một chiếc bóng bêb đường áo não .Câu chuyện thật hay, đáng coi để cười ,cười ha..ha..cười hi..hi..cười nhếch mép.và cười ra nước mắt
21/06/201215:43:42
Khách
Đọc xong câu chuyện Xứ Mỷ quả thật vui quả thật đáng cho các đấng mày râu ngâm nghỉ.Có lẽ vì những điều được học hỏi ở một nước có nền Van Minh vào hạng nhất thế giới cho nên nhiều gia đình đả phải tan tành chỉ vì Chị Vợ thì học thuộc bài còn Anh Chồng cứ vụng về học mãi không xong nếu không đổ vở cũng rán nén cái ấm ức trong lòng cho qua ngày đoạn tháng.
Kết luận một câu chuyên vui cười ra nước mắt
21/06/201216:25:55
Khách
Tại sao lại Trường học làm chồng mà không có trường học làm vợ nhỉ ?Trường nầy dành cho những cô gái có vận may ,tưởng đả thiu vì hâm đi hâm lại mãi bỗng dưng có những người do nghịch cảnh phải "làm lại cuộc đời" sớn xác va vào một "nàng tiên" dịu dàng ngoan ngoãn ,đến khi qua My thì ...các Cô nàng nầy đả nhanh chóng hoà nhập vào Xã Hội Mỹ ,từ đó những người chồng đành mắt nhấm măt mở để dòng đời trôi qua .Anh họ tôi là một người như rứa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,327,348
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.