Hôm nay,  

Cái DVD Bằng Mười Cái Cưa

05/06/201200:00:00(Xem: 111625)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.

Mùa này là mùa ưa thích của hắn, mùa garage sale!Ở tiểu bang mưa nhiều hơn nắng này thì mùa xuân hè nắng nhiều là garage rộ lên như nấm. Năm nay hắn có thêm ông bạn tháp tùng, có cùng chí hướng nên thêm phần hào hứng.

Trước tiên là hai chàng xồn xồn lãng tử nhắm vào các thứ để chữ "Free" cái đã rồi tính gì thì tính.Các thứ cho không này lại có nhiều món có chỗ xài mà khỏi phải mua mất tiền như mấy cái kềm cũ sét hay mấy caí lược chải đầu, xấp giấy trắng chưa xài vân vân và vân vân.Garage sale thì có nhà có đồ tốt mà giá bán lại rẻ còn thêm mặc cả được nữa.Còn có nhà thì bán đồ cũ mèng lại giá mắc! Hên xui!Chính đó mới là cái thú của những chuyến lãng du, lùng sục.

Thứ bảy vừa rồi gặp hên, hai chàng vào trúng được khu bán đồ tốt lại gía rẻ.Hắn hốt một mớ đủ thứ nào là nồi niêu, áo thung cho bà xã để về bả khỏi nhằn là cứ đi thu gom đồ cũ về mắc công đi đổ.Hắn vớ được hai cái DVD còn mới có vẻ là phim hay chỉ có 50 xu mội cái.Anh bạn hắn thấy một cây cưa điện nằm dưới gầm bàn lên coi coi rồi bỏ xuống.Hắn chộp ngay vì hắn đang cần một cái để cưa mấy nhánh cây bị gió bão thổi gãy mùa rồi.Hắn đem lại hỏi bà bán thì bà ta nói gía năm đồng nhưng cho hắn biết thêm là chỉ mới xài có mấy lần rồi để trong kho cả sáu năm nay chưa xài tới. Hắn hỏi xem chổ nào có ổ điện để cắm chạy thử thì bá ấy nói không dám cho thử vì sợ không an toàn.Hắn cần quá nên nói mua đại với giá "hên xui" là ba đồng thì bà ta ok.Hắn mừng trong lòng, hy vọng là nó chạy đươc.Hắn bị mừng hụt!

Sau nhiều lần cắm thử hết ổ điện này tới ổ nọ cây cưa vẫn mằn im không lên tiếng! Rồi bị thua ba đồng rối.Hắn bỏ cây cưa vào góc kho rồi sực nhớ tới hai cái DVD.Một cái có cốt truyện phiêu lưu mạo hiểm sôi động có tánh cách hài hước và nhạc cũng hay.Caí thứ nhì có cái tựa hơi lạ: "Kite Runner", xin tạm dịch "Trẻ chạy (thả) diều", cốt truyện xãy ra ở Áp-Ga- Nit -Tăng thời đám cộng quân Xô Việt xâm chiếm xứ này khoản g năm 1979.Câu chuyện thật cảm động và có ý nghĩa dân tộc, ái quốc đươc bắt đầu bằng cảnh trẻ thả diều ở làng quê nghèo xứ Áp gan và cũng đươc chấm dứt bằng cảnh thả diều nhưng ở vùng trời xanh California, xứ Mỹ.

Bé trai tên Amir, con chủ nhà khá giả và bé trai tên Hassan là con người tớ nhưng thật ra Hassan là con riêng của cha Amir khi ăn nằm với người tớ gái.Hai đứa chơi thân với nhau nhưng tính tình lại khác nhau.Amir thì có điếu kiện học hành thích viết văn. Hassan vì là con người tớ nên không được học và phải phụ cha làm mọi việc trong nhà.Amir thì tánh nhu nhược,Hassan thì gan dạ và trung thành với bạn mình.Khi bị những trẻ lớn hơn bắt nạt thì Hassan gan dạ đứng ra bảo vệ cho Amir đang run sợ.Trong một cuộc thi thả diều,Amir và Hassan thắng cuộc.Đám du đãg đòi Hassan phải nộp con diều thắng cuộc cho chúng nhưng dù bị đánh đạp Hassan vẫn không làm theo lời chúng.Amir đứng xa lén nhìn và trong lòng bổng nổi tật ganh ghét tính dũng cảm của người bạn mình.Sau đó Amir lén bỏ cái đồng hồ đeo tay của mình dưới nệm của Hassan và đi mét với cha.Hassan chấp nhận là mình có làm để Amir không bị trừng phạt nếu cha biết được sự thật.Tuy ông cha tha thứ nhưng cha của Hassan xin thôi việc và dẫn con bỏ đi vì thấy bị nhục vì con của mình.

Khi xe tăng của bọn Xô Viết tiến vào, cha của Amir cùng con bỏ xứ qua ẩn náu ở Pakistan. Khi người bạn ở lại giữ nhà hỏi chừng nào ông về lại thì ông trả lời một cách chắc chắn là:


- Không biết chừng nào nhưng bọn xâm lược đó không thề nào chiếm mãi xứ này!

Một thời gian sau hai cha con định cư tại một thành phố có đông dân tỵ nạn Áp ghan ở California.

Hôm nay là ngày ra trường bốn năm đại học của Amir. Hằng ngày Amir vẫn phụ cha mình bán hàng ở khu chợ trời. Trong khu chợ đa số là người Afghan mà cha Amir có bàn bày bán hàng sản phẩm của xứ mình thì kế bên có bàn của một cô gái con của một ông tướng Áp ghan khi xưa cũng bày bán.

Cha của Amir rất thân với ông tướng lưu vong này vì hai người có cùng lý tưởng chiến đấu cho dân tộc. Amir phải lòng cô con gái và có lần đưa cho cô một phần bản thaỏ của truyện mình để cô đọc. Tình cờ ông tướng tới và hỏi Amir đưa cho con gái mình tập giấy gì.Amir trả lời là truyện của mình viết.Ông hỏi:

- Cậu viết truyện loại gì vậy?

- Cháu viết tiểu thuyết.

Ông cầm tập giấy vứt vào thùng rác rồi nói:

- Cậu nên viết về hoàn cảnh đau thương của xứ mình thì hơn!

Cô con gái nhìn nét mặt ngở ngàng của chàng với đầy e ngại.

Sau đó anh nhờ cha cầu hôn cho mình cô con gái và đươc ông tướng chấp thuận. Đám cưới diễn ra đúng theo phong tục của người Afghan trên đất Mỹ. 

Một thời gian lâu sau khi cưới hai người vẫn chưa có con rồi ông cha thì phải vào bệnh viện vì bịnh phổi. Khi đưa ông về nhà được vài ngày thì bệnh trở nên nặng, trước khi ra đi mãi mãi ông cho Amir biết Hassan là con riêng của ông và ông muốn Amir về lại xứ để tìm Hassan. 

Trong trí Amir diễn lại những hình ảnh khi còn bé và cảm thấy trong lòng đầy hối hận vì những gì mình đã gây cho Hassan và lòng hy sinh cao quý người em cùng cha của mình.

Mang râu gỉả, đầu quấn khăn như cách của một người dân bản xứ, Amir vượt biên giới Pakistan về Áp -Ga- Nit -Tăng để tìm ngươì em khi xưa. Sau nhiều lần dọ thăm, Amir được người dẫn đường cho biết là Hassan đang bị nằm trong vùng kiểm soát của quân khủng bố Taliban.

"Không vào hang hùm sao bắt được hổ", Amir liều mình vào tận hang ổ của quân Taliban.Sau khi được gặp tên thủ lãnh, Amir biết được là Hassan đã chết nhưng có để lại một đứa con trai bị bán cho bọn Taliban làm nô lệ.Amir phải chịu nhiều hành hạ để được chúng cho gặp đứa con trai, cháu của mình.Chính nhờ đứa cháu mà Amir đã cùng thoát thân với nó để sau đó đem nó về Mỹ sống với gia đình như là con của mình của mình.

Cảnh cuối của cuốn phim là Amir trao vào tay cháu mình sợi nhợ điều khiển con diều tại một công viên ở California để được thấy lại hình ảnh mình và Hassan đã cùng thả con diều hạng vô địch thuở còn bé xa xưa.

Cuốn phim ngoài việc nói lên tình bạn cao quý còn cho ta thấy hình ảnh yêu quê hương và dân tộc mình của người Afghan lưu vong nhưng không hề để bị mất gốc.

Cuốn phim làm hắn xúc động vì nó đã nói lên được lòng yêu nước và hoài hương của những con người lưu vong phải rời bỏ quê hương nhưng không bao giờ bị tha hoá và vẫn gợi lại được tình yêu thương đồng bào nơi thế hệ con cháu của mình.

Như vậy là dù bị mất ba đồng cho cái cưa không xài đưọc nhưng xem cái DVD đó hắn lại cảm nhận cái nhiệm vụ mà lớp người như hắn phải làm gì để tạo một niềm tin và ý chí phục vụ cho dân tộc và cho đồng bào của mình khi được ở một đất nước tự do.

'Thật đúng là caí DVD này đối vơí mình thì giá trị thật của nó bằng cả mười cái cưa.' Hắn khoan khoái tự nhủ.

The Kite Runner (Người thả diều) là tiểu thuyết Anh ngữ đầu tay của Khaled Hosseini, nhà văn gốc Afghanistan tị nạn tại Mỹ, xuất bản năm 2003. Năm 2007, tiểu thuyết được David Benioff chuyển thành truyện phim cùng tên, thực hiện bởi đạo diễn Marc Forster. Phim The Kite Runner đã được trao tặng nhiều giải thưởng và được đề cử cho giải Oscar 2008. Tiểu thuyết sau đó còn được chuyển thể cho sân khấu kịch bởi Matthew Spangle, đã trình diễn tại nhiều nơi như San Jose, Arizona, Louisville...

Trương Tấn Thành, W.A.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,045,028
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến