Hôm nay,  

Những Đóa Hoa Hồng Ngày Của Mẹ

17/05/201200:00:00(Xem: 162739)
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.

Khi tôi đi dự lễ mừng Phật Đản về đến nhà thì thấy Đôn đang cắm cúi với mấy bông hồng ở một góc sa lông trong phòng khách.Thấy tôi thằng bé nhoẻn miệng cười hỏi:

- Sao bố má về sớm vậy?

Tôi không trả lời con mà hỏi lại:

- Bé đang làm gì đó con?

Từ lâu rồi tôi vẫn không bỏ được thói quen gọi Đôn là Bé, mặc dù, “thằng Bé” của tôi đã gần 28 tuổi, đã tốt nghiệp Luật Khoa, và đã đi làm hơn nửa năm rồi. Nhưng trong mắt tôi, Đôn vẫn mang hình ảnh một chú bé kháu khỉnh của ngày nào, lẫm chẫm chạy chơi trong family room, thỉnh thoảng chạy đến gần mẹ, dụi đầu vào ngực mẹ thì thầm - cho con mâm tí.

Đôn lườm tôi nói:

- Lại gọi Bé.

Tôi cười giả lả:

- Sorry, má quên, Đôn làm gì đó, cắt hoa của má hả?

Thằng bé ngượng nghịu đưa cho tôi xem cái hoa đang cầm trong tay:

- Con muốn làm 1 bình hoa cho má với mấy cái hoa trong vườn nhà mình trước khi má về, ai biết má về sớm vậy. 

image002

Hèn chi, hồi chúng tôi còn ở trên chùa Đôn đã gọi điện thoại hỏi chừng nào bố má về và có gì ăn trưa. Tôi đã bảo con hâm lại tô bánh canh nấu hôm qua ăn đi vì bố má sẽ ăn trưa ở trên chùa, xem ca nhạc một lúc rồi mới về. Nhưng sau đó thì tôi đổi ý về sớm không ở lại xem ca nhạc nữa. Chắc thằng bé không ngờ là tôi về sớm hơn dự định nên nhẩn nha ăn đến mãi bây giờ mới… cắm hoa cho má. Tôi nhìn những đóa hoa hồng bị cắt cụt lủn nằm lăn lóc dưới thảm hỏi con:


- Con cắt hoa ngắn như vậy thì làm sao mà… cắm?

Đôn lắc đầu:

- Con không cắm, con xâu hoa.

Tôi chợt nhìn thấy sợi giây đồng trong tay con, tôi kêu lên ngạc nhiên:

- Con xâu mấy cái hoa như vậy rồi làm sao nó… sống?

Đôn cười hì hì:

- Thì con đem tụi nó đi… tắm nước, con bắt chước làm như cái centerpiece của đám cưới bạn con tháng trước mà. Để con làm xong rồi má coi tụi nó có sống được không nghen.

Tôi lảng ra chỗ khác để cho con tự do… làm việc. Ngồi trong góc bếp tôi im lặng ngắm Đôn đang chăm chú xâu từng đóa hoa, bẻ cọng giây đồng. Nhìn đôi bàn tay to tướng của Đôn tỉ mỉ mân mê mấy cái hoa hồng nhỏ xíu tôi không cầm được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Con tôi dễ thương quá! Tôi cầm máy ảnh chạy u ra phòng khách, nhắm vào Đôn và mấy cái hoa nằm lăn lóc dưới chân ghế gọi con:

- Ngẩng lên, cười với má.

Đôn ngẩng đầu lên, tay vẫn cầm đóa hoa đang xâu dở dang, mỉm cười.

Treo mấy cái hoa vào trong bình, bẻ sợi dây đồng cong qua, lượn lại cho vừa ý rồi Đôn lấy từng ly nước đổ từ từ vào cho ngập đầy những đóa hoa hồng. Xong, thằng bé lễ mễ bưng bình hoa đưa cho tôi nói:

- Happy Mothers Day, má mi.

Tôi rưng rưng nước mắt, dụi đầu vào ngực con thì thầm:

- Thank you. I love you, baby.

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
18/08/201223:22:48
Khách
I'm impressed you should think of sotmehing like that
18/08/201222:43:13
Khách
Finding this post has solved my prolebm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,119,180
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.