Hôm nay,  

Tình Mẹ

27/03/201200:00:00(Xem: 156549)
Tác giả đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Sau đây là bài mới của ông.

Bà Thủy vẫn chưa tỉnh hẳn sau khi giải phẫu, bà còn chưa nhận ra được thân nhân, và như không nhớ được điều gì. Ai hỏi bà bà cũng chỉ biết cười mà không trả lời, các cử động vẫn chưa tự nhiên và cần được thân nhân giúp đỡ. Bác sĩ gọi tình trạng của bà là tạm thời mất ký ức, (Short term memory loss, or temporary memory loss), nhưng tình trạng này kéo dài bao lâu, thật khó mà trả lời.

Bà làm người giữ trẻ tại gia, hàng ngày bà chăm sóc cho hai đứa nhỏ 3 tuổi và 5 tuổi ở một thành phố cách xa nơi gia đình cư ngụ khoảng 30 phút lái xe, tuy cùng chung một County, nhưng như rằng, bà chưa hề về thăm gia đình kể từ ngày bà nhận công việc này.

Cách đây mấy ngày, bà bị té cầu thang, từ trên lầu lăn xuống và bất tỉnh, rất may là ngày cuối tuần nên vợ chồng chủ đều ở nhà và họ đã gọi xe cấp cứu đưa bà vào bệnh viện. Lúc đầu họ tưởng bà chỉ bị nhẹ, nhưng không ngờ kể từ khi té cho đến lúc vào cấp cứu bà đã không tỉnh lại, nên chủ nhà đã gọi cho chồng bà để báo tin chẳng may. Từ đó, ông Thụ, chồng bà và con trai, con gái, con dâu, thay phiên nhau trông nom bà, ngoại trừ đứa con trai út, vì đi học xa nên chưa tới.

Điều may mắn là con gái bà Thuỷ làm y tá ở đúng bệnh viện này, dù khác Department, nhưng vẫn có thể tới lui trông nom, và chồng bà, ông Thụ vẫn túc trực bên bà, giúp cho bà ăn, uống, lau mình mẩy, xoa bóp tay chân và giúp bà trở mình để không nằm hoài một thế, nhằm giúp cho sự lưu thông giữa các phần của cơ thể không trở ngại, và sự dẫn lưu các chất bài tiết trong cơ thể được dễ dàng (allowing free drainage of secretions). Đặc biệt là việc nuôi ăn (feeding), và nhất là không thể để cho bà bị thiếu nước. Đó là những gì mà bác sĩ điều trị dặn ông.

Mỗi ngày ông Thụ lau mình và chân tay cho vợ, luôn chú ý đến những cử động của các ngón tay, ngón chân, hơi ấm của cơ thể, màu da, và sắc thái của các đốt tay cuối cùng còn có màu hồng hay không.

Những khi làm như vậy, ông luôn luôn nhớ tới kỷ niệm của vợ chồng ngày còn son trẻ, cho tới khi có được ba đứa con, những buổi đi làm về ôm các con mà vui đùa để bị vợ mắng yêu là con không dạy được chỉ tại ông, “nhất là con Lan, nó chỉ chờ ông về để méch tội tôi . . .”

Rồi thời gian ông đi tù cải tạo 7 năm rưỡi, lúc đó đứa con trai lớn chưa tròn 11 tuổi, con gái, con Lan 8 tuổi và đứa con trai út chưa tròn 5 tuổi.

Trong năm đầu khi còn ở trong miền Nam, vài ba tháng một lần, ông còn nhận được tin tức gia đình, và biết được vợ ông đã đưa ba má ông về sống chung trong nhà, “để cho có ông có cháu, nhà bớt neo đơn”, nhưng từ khi ông bị đưa ra Bắc, ông chỉ nhận duy nhất một lá thư của vợ, và một gói quà, gồm một ký đường thẻ, một bánh thuốc Lào, một hộp thịt khô và một gói ruốc xào thịt. Lá thư vắn tắt khuyên ông nên học tập lao động tốt để được khoan hồng, sớm trở về đoàn tụ với gia đình.

Từ đó về sau, cứ 6 tháng một lần, ông nhận quà, cũng bằng ấy thứ, đường thẻ, thịt khô, thuốc Lào và mắm Ruốc xào thịt ba chỉ, kèm theo một câu viết nét chữ nguệch ngoạc, "Cả nhà đều khỏe, ông bà nội nhớ ba lắm", trong lòng ông cũng đã thầm nghĩ gia đình đang gặp điều không may, nhưng trong các thư gởi về ông không tiện hỏi, mà thư trả lời chỉ 6 tháng một lần với một gói quà và vẫn là một câu viết ấy, do vậy ông chỉ nghi ngờ mà thực tình không hay biết, cho đến ngày được thả về nhà, ông mới hay vợ đã bị bắt và bị tuyên án 8 năm tù giam về tội "Phản động, tổ chức đưa người ra nước ngoài."

Nghe bản án tưởng bà Thuỷ làm chuyện gì ghê gớm, thực ra chỉ là thời gian chạy hàng ở chợ trời, bà có quen với một bạn hàng có hai người con đã vượt biên đang ở đảo, bà này cho biết nếu bà có thể kiếm được vài người đi thì hai con của bà sẽ được đi không trả vàng. Bà Thủy chẳng hay biết gì đầu dây mối nhợ, chỉ là vì muốn kiếm chỗ cho con đi vượt biển nên cũng đi hỏi người này người kia. Chuyện chưa đến đâu thì đã bị công an bắt. Coi lý lịch, thấy có chồng là “sĩ quan ngụy” đi cải tạo, vậy là bà Thuỷ bị kết án 8 năm, bị giam giữ ở số 4 Phan Đăng Lưu, mà không cho ra ngoài lao động vì bà bị liệt vô “thành phần nguy hiểm”. Bà bị bắt rồi, 3 đứa con đành phó thác cho ông bà nội coi sóc, sướng khổ còn mất cũng đành vậy, bà không còn cách nào khác.

Ba má ông Thụ lúc ấy cũng đã gần 60, ngày ngày bưng thùng thuốc lá ra đầu hẻm ngồi bán, vốn liếng ít ỏi nên chỉ có thuốc nội địa như Du lịch, Vàm cỏ, Tam đảo, Điện Biên, thuốc vấn và thuốc rê. Chỉ là hàng xóm thương tâm, bạn hàng cảm động, đã giao hàng cho ông cụ mà không cần tiền trước, khi bán hết hàng mới trả, đứa cháu trai lớn được 12 tuổi, một buổi đến trường với hai em, buổi còn lại ra phụ ông bán thuốc, rồi từ từ nhờ bạn hàng giới thiệu, hai ông cháu bắt đầu có thuốc ba số 555, Samit, Salem, Caraven "A" . . . Rồi thêm xăng, bột ngọt, bột nêm.Từ một thùng thuốc, nay đã thành một xe, bán đủ thứ, từ hộp quẹt gas đến viết nguyên tử, viết chì màu . . . Và một tháng có thể mua thêm 10 ký gạo, cả nhà chỉ còn ăn một bữa cơm độn mà thôi!

Ông cũng được nghe thằng con lớn và con Lan kể lại, lúc mẹ bị bắt rồi, em còn nhỏ nên đêm nào cũng thức giấc gọi mẹ, ông bà nội cứ cõng em đi vòng vòng dỗ cho em ngủ, còn hai đứa con thì trùm chăn mà khóc không dám để cho ông bà nội biết. Một hôm con theo anh Hải đi lấy hàng gặp người bạn của mẹ ngày xưa hay lui tới chạy hàng với mẹ, bà cho biết địa chỉ của mẹ, hai anh em con tới xin thăm mấy lần nhưng đều bị đuổi về, mãi đến cả năm sau con và anh Hải mới được gặp mẹ, mẹ gầy đi rất nhiều, và anh em con đã kể chuyện nhà cho mẹ nghe, chuyện bán thuốc lá, rồi xăng dầu... Lúc ra về, mẹ cứ dặn đi dặn lại đừng mua gì cho mẹ cả, hãy lo cho ba và em, phụ ông bà nội, và lo học hành. Thật là tội nghiệp ông bà nội, nhiều đêm con thức dậy đi tiểu, thấy ông bà nội ngồi khóc không ngủ, nhưng sáng sớm vẫn đẩy xe thuốc ra bán. Bây giờ có ba về rồi, ông bà mới vui, mà các con cũng vui lắm, nhưng làm sao để ba và nhà mình không đi Kinh Tế Mới mới được. Để lần thăm nuôi tới đây, ba và các con vào thăm mẹ cho mẹ mừng, bây giờ đưa thức ăn cho mẹ không còn lo mẹ la rầy vì không để dành cho ba nữa!

Những chuyện đau lòng ông nghe đã rất nhiều, như việc chuyện con Lan xếp hàng đi mua cá, và khoai mì, vì là con gái, lại còn quá nhỏ, bị người ta chen lấn mua hết cá ngon, đến phiên con Lan chỉ còn cá tép vụn và khoai sượng, nhưng vẫn phải mua để ăn. Có lần bà hàng xóm thấy vậy đã lấy Sổ lương thực của nhà kẹp với Sổ của bà để chen lên nộp trước, và đó là lần con Lan mua được khoai mì ngon, bà nội đã khen "Hôm nay cháu chui giỏi quá"

Cảm cảnh gia đình, ông lại nhớ tới lúc còn trong trại tù, có người bạn chung láng, vẫn bảo "Nỗi đau khổ của người chính là hạnh phúc của mình và ngược lại!" Hôm nay ông thấy câu nói tự an ủi ấy như là một chân lý.

Niềm an ủi lớn nhất của ông khi ra khỏi nhà tù là nhìn thấy cha mẹ vẫn còn mạnh khỏe, các con tuy cực khổ vất vả nhưng vẫn cố gắng học hành, nhất là thằng Hải, đứa con lớn của ông đã học hết Trung học, không màng thi Đại học, hay thực ra là không thể vào đại học vì cái tội "Ngụy" của ông!

Nhìn quanh quất bạn bè ở tù về, đứa nào cũng lấy xích lô làm nghề cầm tay, nên ông cũng tìm thuê một chiếc xich lô để kiếm thêm chút đỉnh cho gia đình, dù thằng Hải và con Lan khóc lóc ba đừng làm, tụi con có thể xoay xở được, nhà mình như thế là yên ổn rồi, nhưng ông vẫn cương quyết và giải thích cho các con là ba đạp xích lô để Công an Khu vực và Phường khóm nó không để ý, vã lại đạp xích lô ba có thể gặp được bạn bè mà không lo sợ.

Thấm thoát ông làm phu xe cũng được 3 năm, những khi ngồi lên xe, ông lại nhớ ra những cuốn tiểu thuyết xuất bản thời tiền chiến nói về người Phu Xe Kéo, kéo bà đầm, nặng nề và mệt nhọc, ông bổng xúc cảm mà thương cho xã hội A nam thời đó, cái nhục của người dân mất nước và bị trị, mà hôm nay bản thân ông hay bạn bè nghĩ ra cũng chẳng khác gì.

Một hôm ế khách nên ông về nhà sớm, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng khóc của con Lan và má ông, ông vội vã chạy ào vào nhà, thấy vợ và các con ôm nhau mà khóc, ba má ông cũng rưng rưng nước mắt, ông vừa mừng vừa kinh ngạc thốt lên "Em đây sao, anh tưởng kiếp này mình không còn thấy nhau nữa, thật là cám ơn Trời cao đã ngó xuống chúng ta" rồi cha mẹ con cái cùng ôm nhau mà khóc mừng đoàn tụ. Hạnh phúc ấy đến với ông như báo hiệu những ngày tháng sắp tới sẽ dễ thở hơn. Đúng vậy, ông bà được ra tù ít lâu sau thì có chuyện cựu tù nhân H.O. làm thủ tục đi Mỹ...


- Ba ơi hôm nay má ra sao ba?

Tiếng gọi của đứa con dâu ngắt dòng tư tưởng của ông,

- Vẫn vậy, con hỏi thử xem má có nhận ra con không?

Con dâu của ông cũng đã có hai đứa con, làm QA cho một công ty chuyên về Computer, còn thằng Hải, con trai lớn của ông là Technician (Radiologic Technicians and Technologists) làm cho Heathcare Community, (Imaging Healthcare Specialists), hai vợ chồng cũng chịu thương chịu khó làm ăn nên cuộc sống đã ổn định.

Nói về tuổi già của những người HO trên xứ người thì ông Thụy thuộc hạng may mắn , các con đều có công ăn việc làm, đứa con út đang học năm cuối của Lab. Technology, ông đang cầu xin nó sẽ có được việc làm gần nhà. "Nhà con đã mất mát nhiều, nay chỉ xin cho cha con ông cháu được gần gủi nhau trên xứ người mà thôi", đó là lời ông hằng cầu xin mỗi ngày.

Đối với ông Thụ, hạnh phúc là vào những tối thứ 6 cuối tuần, cả nhà cùng ngồi ăn uống với nhau, âm thanh ồn ào của những câu nói, tiếng cười, hay của chén đũa, ly tách, đã phá tan đi nỗi cô đơn lạc lỏng của ông trong suốt cả tuần, cho nên lúc nào ông cũng chỉ cầu mong cho mau tới thứ 6. và ông vẫn mong mỏi giây phút xum vầy này, khi các con đi làm về sau một tuần bận rộn, có được những giờ thư thái cho cả tâm hồn lẫn thể xác, để rồi thứ 7, có đứa lại phải đi làm, nhất là công việc y tá của con Lan. Vào những lúc như vậy lòng ông thật buồn vui lẫn lộn, và đầy cảm xúc, nhưng chỉ có đứa con gái là tinh tế hiểu được nỗi lòng của ba, nên lúc nào ngồi ăn uống, con Lan cũng mở phim thật lớn tiếng, để ba không thể bảo nó mở lại những bản nhạc ngày xưa ba yêu thích, để ba nghe rồi lại ngồi buồn bã một mình.


Ông còn một mối bận tâm khác đó là ba mẹ ông vẫn còn ở Việt Nam, ông cũng như các con ông đều muốn đưa ông bà nội sang đây, nhưng ông bà không muốn vì còn cô con gái và hai đứa cháu ngoại, là vợ con của Quốc Gia Nghĩa Tử ngày nào. Lần ông Thụ về thăm, ông bà cụ đã nói rõ ý. Ông bà cụ sợ ra đi rồi mấy đứa cháu sẽ bỏ cô mà không giúp đỡ như khi ông bà nội còn ở lại. Đúng là cha mẹ nào cũng thương con, đứa con nào càng đau khổ, hay không may mắn, cha mẹ càng bận tâm và thương yêu hơn.

- Ba à, con thấy hình như má không có gì thay đổi, ba có bảo cô Lan hỏi bác sĩ không?

- Trưa nay con Lan chưa ghé lại, chắc là nó đang bận.

- Hay mình có thể cho má châm cứu thử xem sao. Ba nhắc cô Lan hỏi bác sĩ xem có được không? Người ta bảo mấy cái bệnh này phải chữa theo phương pháp Đông y mới hiệu quả.

- Ba cũng nghĩ như vậy, nhưng con Lan nó bảo xin như vậy sợ bác sĩ không hài lòng, vì như là mình chê ổng !

- Nhà con bảo hay xin cho má xuất viện, về nhà mình săn sóc cũng được vậy, mình hứa sẽ săn sóc theo sự hướng dẫn của bệnh viện, ba hỏi cô Lan xem mình có thể làm như vậy không?

- Để ba bàn lại với con Lan xem sao, dầu sao thì nó làm ở bệnh viện cũng biết được cái gì nên cái gì không nên.

Hai ba con còn đang nói chuyện thì cô Lan đến, ông Thụ hỏi ý con gái về việc xin cho má xuất viện để mình săn sóc tại nhà, nhưng cô Lan cho biết là không nên, vì rủi ro có biến chứng thì sao, vả lại mới bốn năm ngày thôi, ít nhất cũng phải một tuần lễ đã rồi hãy bàn, có bệnh nhân sau khi mổ cả tuần vẫn còn chưa nhận ra thân nhân.

- Chị chỉ sợ ba vất vả quá lại đổ bệnh mà thôi.

- Em đang xin nghỉ phép thường niên, nhưng không hiểu thế nào, đợi bác sĩ Trưởng Khoa của em ngày mai vào mới biết, nếu em được nghĩ thì săn sóc cho mẹ tiện hơn, ba có thể thông thả một chút.

- Nếu được vậy thì tốt, chị thì vừa mới nghĩ, không dám xin nữa.

- Được mà, để em thu xếp, ông chồng của em cũng đã hết ngày nghĩ bệnh luôn rồi.

Những ngày săn sóc cho vợ, ông lại nhớ tới lần vợ chồng gặp lại nhau ngày bà được thả ra. Thực là có hoạn nạn mới biết chân tình. Ông đi tù, bà vất vả tảo tần lo cho con cái và cha mẹ chồng, cũng chỉ vì muốn gởi con đi vượt biên mà bà lâm vào cảnh tù tội, bà kể lại chuyện tù của bà thương tâm hơn cảnh của các ông nhiều. Các ông tuy là bị khủng bố, ăn uống không đủ no, làm việc nặng nhọc, có tàn bạo, nhưng chưa chứng kiến cái dã man của đám công an chấp pháp hiếp đáp nữ tù nhân như bà kể, nhất là những người có nhan sắc, có nữ tù nhân luôn luôn tự làm cho mình bệnh hoạn và đau ốm để không bị mấy thằng hà tiện hiếp đáp. Càng nghe, ông càng thương cho vợ mình hơn.

Hôm nay nhìn tình trạng nửa mê nửa tỉnh của vợ, lòng ông thật như dao cắt. Tình cảm của vợ chồng già trên xứ người trở nên đậm đà hơn khi đời sống chung quanh họ đâu đâu cũng toàn xa lạ, lạc lỏng và cô đơn, nhất là những ngày làm việc trong tuần, con cái đều đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới trở về, cháu lớn thì đến trường đi học, về tới thì nhìn ông bà một mắt, xong là chạy vô phòng đóng cửa lại học bài hay mở computer lên chat, chỉ còn hai vợ chồng già hết nhà trước thì đến sân sau, cố tình làm cho ra vẻ bận rộn để hết thời gian của ngày.

Cuộc sống của người lớn tuổi trong cảnh buồn tẻ ấy, lại rất nhạy cảm và rất dễ bị xúc động, cho nên chỉ cần con cái có những cử chỉ hay lời nói không hài lòng là lòng tự ái của ông bà sẽ trỗi dậy dễ dàng, và đó là trường hợp của vợ ông khi nghe con Lan bảo, "Mẹ tưởng dễ dàng như vậy sao, mẹ không ra đi làm nên không biết, đi làm, con phải nhìn mặt mũi người này, người kia nữa đó mẹ ạ."

Và từ đó, tình mẹ con bắt đầu rạn nứt cho đến khi bà cảm thấy bị xúc phạm quá lạm là sẽ đổ vở. Hậu quả là bà tìm công việc giữ trẻ cho nhà thiên hạ để không phải nhìn mặt con gái.

"Tao không đi làm cũng chỉ ăn tiền Chính Phủ chứ đâu có ăn gì của vợ chồng mày! Tao ở nhà mày chỉ tội lau nhà rửa chén, rửa đít cho con mày chứ sung sướng gì! Ngày hai buổi đưa đón con mày, lo ăn sáng, ăn trưa, chiều về đến là réo bà ngoại, đi cầu xong thì kêu ngoại ơi xì xì xong rồi, mày tưởng tao ở nhà hưởng nhàn há, hỏi ba mày đi thì biết!"

Và quả thực bà bỏ nhà đi làm được 5 tuần nay, hai đứa cháu ngoại bắt đầu khó chịu vì không có người hầu hạ, vợ chồng con Lan phải dậy sớm lo cho con ăn, lo thức ăn trưa tại trường cho chúng và cho cả hai vợ chồng, mà những công việc ấy lúc trước đều do mẹ làm hết. Con Lan bắt đầu hiểu rõ sự quan trọng của mẹ, và bắt đầu năn nỉ ba kêu mẹ về "Mẹ đi làm như vậy chỉ tội mất mặt chúng con thôi!" Ông nghe như vậy lại hiểu tính tình con gái quả giống mẹ như đúc, đến lúc này vẫn còn cứng cổ không chịu nhận lỗi với mẹ, tuy nghĩ như vậy, nhưng ông vẫn lái xe đến nơi kể cho vợ nghe hết mọi điều, và khuyên vợ về,

- Nó là con gái của bà mà, tính bà ra sao thì tính nó cũng như vậy, bà chấp nhất làm gì, bà coi con cho người ta đâu bằng săn sóc cho cháu mình là máu mủ ruột thịt, tình bà cháu, mẹ con không nặng hơn lòng tự ái của bà sao?

- Tôi để cho nó hiểu được sự việc đã, với lại tôi hứa với người ta là làm cho họ đủ một năm. Cơm ăn nhà ở, lương tháng $1200, lại chẳng lo nấu nướng, dọn dẹp gì cả, chỉ chơi với hai đứa nhỏ thôi, còn ở nhà nó tôi phải lo hết mọi thứ, lại nghe đủ điều nặng nhẹ, tôi không nghĩ tới lấy tiền của nó, tôi nuôi nó cũng đâu có lấy tiền, tiền già của hai vợ chồng mình đâu có tiêu gì, tháng chừng 3, 4 trăm là nhiều lắm, tôi đâu có cần tiền mà lại còn lấy tiền của tôi mua đồ ăn, đồ chơi cho cháu nữa, thế mà nó coi như tôi ăn bám của nó. Sao nó không nghĩ tới.

- Bà ơi, mình nuôi con không phải để nhờ con, vả lại ở đây chỉ có gia đình là quí, cha con mẹ con quây quần với nhau mới không thấy cô đơn lạc lỏng, bà cũng biết rồi. Con của người là con của người, cha ông cũng đã nói, "máu loảng cũng còn hơn nước lạnh đặc", bà đã biết rồi.

- Ừ thì cứ để 5, 6 tháng rồi tôi về.

Ông về kể lại cho con gái, con Lan chỉ ngồi im lặng, nhưng ông biết trong lòng nó rất xúc động và thực sự nó đã biết lỗi của mình. Ông đang tính cuối tuần qua thăm vợ rồi nói cho vợ biết nhưng chưa kịp sang thì vợ ông đã xảy ra chuyện, làm con Lan suốt mấy ngày nay cứ quấn quít bên mẹ, bỏ hết mọi việc trong nhà, đem hai đứa nhỏ giao cho mẹ chồng nó coi tạm.

Có hôm ông vừa đến cửa phòng của vợ nằm thì nghe tiếng khóc thút thít của con Lan, nhìn vào, ông thấy con gái còn úp mặt trên mình mẹ mà khóc, miệng lẩm bẩm, "xin lỗi mẹ xin lỗi mẹ, con chỉ muốn mẹ thấy con khổ để mẹ thương con thôi, con đi làm bị nhiều cái bực mình lắm, biết vậy con không thèm học y tá đâu, tốn 4 năm trời mà việc làm thì bù đầu lút mặt, cái nào cũng là mạng người, không thể lơ là được, nên con chán lắm, mẹ có biết không". Nghe con than thở, ông bước nhẹ vào, đặt tay lên vai con vổ về, người nằm chung phòng thấy ông liền bảo,

- Tội nghiệp con gái ông, ngày nào vào cũng ôm mẹ mà khóc cả, đã có chồng con rồi mà còn quyến luyến mẹ như vậy, chắc là lúc chưa có chồng nhỏng nhẻo lắm phải không?

- Nhà tôi cưng nó lắm, chỉ có nó là con gái mà thôi.

- Thì ra là như vậy.

Hôm nay là ngày thứ 9, bà Thủy vẫn còn chưa tỉnh. Hải nghĩ ra một cách là đi thâu lại những bản nhạc mẹ yêu thích nhất, xen lẫn với lời tâm tình của ba và các con để cho mẹ nghe mong gợi lại cảm xúc của mẹ và làm sống dậy ký ức mà theo bác sĩ là tình trạng bị ức chế tạm thời. Là một Radiologic Technicians and Technologists, Hải nhìn những tấm hình chụp đầu của mẹ ở mọi thế đều không có vết thương, ngoại trừ phần trước của não là có nghi ngờ, và đây chính là vị trí của memory. Không tin ở mình, Hải tìm đến bác sĩ chuyên khoa não, ông cũng có nhận xét tương tự và cho ý kiến là chỉ tạm thời bị ức chế mà thôi, vì thế Hải thực hiện thí nghiệm theo ý nghĩ của mình.

Hải thu lấy tâm sự của ba và của em gái, xen vào giữa các bản nhạc mẹ yêu thích nhất từ thời mẹ và ba mới làm đám cưới và ba vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, mà theo ba kể đó là các bài,

Vườn Tao Ngộ - Những Đóm Mắt Hỏa Châu - Sao chưa thấy Hồi Âm - Vầng Trăng Ai xẻ làm Đôi... Xen kẽ vào là tâm sự của ba và em Lan. Hải mắc Headphone vào hai tai mẹ rồi hai anh em ngồi theo dõi.

- Đừng hy vọng quá sớm và quá nhanh, mình đang thí nghiệm thôi nhé, Hải nói.

- Ai lại không biết, mẹ mà tỉnh lại thì em sẽ mời anh đi SteakHouse.

- Cô là chuyên viên cuội, tôi thì ớn lắm, mẹ ơi, mẹ có nghe không thì cho con biết.

Suốt một buổi sang hai anh em thay phiên nhau theo dõi mẹ không thấy có gì biến đổi trên khuôn mặt hay các cử động của tay chân, Hải vẫn kiên nhẫn để mẹ nghe đi nghe lại nhiều lần, cả lúc ngủ vẫn để mẹ nghe, nhưng đến khoảng 4 giờ hơn, Lan mệt và căng thẳng quá nên đứng dậy,

- Anh coi chừng em ra ngoài 5 phút sẽ trở lại.

Khi nàng vừa bước ra cửa thì Hải gọi giật lại,

- Lan, mẹ khóc . . .

- Có thiệt không?

- Em coi . . .

Lan thấy hai giọt nước mắt lăn trên má mẹ, nàng chồm tới, nhưng Hải đưa tay cản lại,

- Hãy bóp đều các đầu ngón tay cho mẹ, em tay trái, anh tay phải, mẹ sắp tỉnh lại đó.

- Em biết rồi.

Và hai anh em bóp nhẹ nhàng các đốt ngón tay vừa quan sát khuôn mặt của mẹ, chợt bà Thủy thì thào,

- Con Lan đâu, ba con đâu?

- Con đây mẹ, rồi nàng ôm lấy mẹ mà khóc tức tưởi "Con xin lỗi mẹ... con xin lỗi mẹ..."

- Mẹ nghe rồi, đừng khóc nữa, có chồng có con rồi còn nhỏng nhẻo với mẹ nữa ư?

Hải bước ra lan can gọi ba, ông Thụ bước vào nhìn thấy Lan còn ôm mẹ, ông cũng bước tới ôm lấy vợ mà cảm nhận niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, giống như ngày nào bà được thả ra. Hải choàng tay qua vai ba và mẹ nói trong mừng vui, "Hết chuyện rồi, hết chuyên rồi.. ."

Đúng là một kỳ tích, bà Thủy bất tỉnh đúng 9 ngày sau khi mổ, các phương pháp trị liệu của y học dường như đã thúc thủ, không hiểu là âm thanh của những bản nhạc đã làm sống dậy kỷ niệm trong đầu bà, hay tình mẫu tử, phu thê đã kích thích ký ức để phá vỡ sự ức chế, đưa bà rời khỏi trạng thái vô thức vẫn còn xét lại, chỉ biết rằng, giờ đây có những con người đang vui hưởng lạc thú thiên luân và tâm hồn tràn đầy hạnh phúc.

Du Tử Nguyễn Định

Ý kiến bạn đọc
28/03/201215:48:23
Khách
Bài viết cảm động. Kết cục tốt đẹp. Chúc tác giả luôn mạnh và vui.
13/04/201222:28:39
Khách
Rất cảm động. Xin cám ơn.
27/03/201216:32:40
Khách
Ông lúc nào cũng viết thật tình cảm và rất hay . Cám ơn ông . Xin phép tặng ông 5 sao . Chúc ông khoẻ mạnh luôn luôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,540
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.