Hôm nay,  

Vết Dầu Loang QPQH

18/03/201200:00:00(Xem: 112237)
Bốn chữ QPQH trong tựa đề là viết tắt của “Quang Phục Quê Hương”, từng được nhiềungười Việt hải ngoại nhắc đến. Bài viết của Christin Nguyễn lần này là một truyện giả tưởng dựa trên ước mơ ấy. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

Nhận được thông điệp của nhóm tuổi trẻ từ trong nước gởi ra, Tân bần thần ngồi lặng trước máy điện toán. Phải làm một điều gì đó trước khi nhắm mắt, không lẽ để tình hình như vầy kéo dài mãi được, dân nghèo VN đã sống trong lầm than khổ cực, ngậm đắng nuốt cay mà không dám kêu ca than vãn.

Ba bảy năm qua đắm chìm trong nợ nần nhà cửa, thời gian đã làm cho Tân quên hẵn chính mình là đã có một bộ não siêu việt, đã từng giúp Phủ Tổng Thống vượt qua những khó khăn trong quá khứ, không những cố vấn về quân sự mà còn cố vấn Tổng Thống về dân sự và ngoại giao với các nước láng giềng. Sau một tai nạn giao thông phải ngồi xe lăn, chàng như vừa thức tỉnh sau cơn mê vật chất, thấy cuộc đời là vô thường, danh lợi là phù du và xác thân hiện tại chỉ là tạm bợ. Tân đem hết thời gian còn lại để viết bài nhằm thức tỉnh lương tri của nhân loại và giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên ở hải ngoại.

Tình cờ xem clip Chém Gió của bọn côn đồ ở trong nước tải lên mạng với những lời nhục mạ, đe dọa hạ cấp đối với những thành phần dám tranh đấu cho tự do và cho nhân quyền trong nước Tân nổi cơn thịnh nộ và thức suốt một đêm để viết lên kế hoạch QPQH Vết Dầu Loang cho những người trẻ đối kháng trong nước. Chàng hy vọng sẽ có một người nào đó có khả năng quyên góp và có tài lãnh đạo để có thể thực hiện được Project của mình. Đối với Tân không có việc gì mà những người trẻ không làm được, vận mệnh của quốc gia, niềm tự hào của dân tộc đều nằm trong tay của các em đó, các em biết không ? Hãy vùng lên ! Hãy đồng một lòng đứng dậy xóa bỏ áp bức,đôc tài đòi tự do, nhân quyền cho quê hương.


Thầy giáo Tùng ngồi câu cá bên bờ sông bên cạnh là Hiến là cậu học trò nghịch ngợm nhất lớp của mình ngày xưa, một già một trẻ, nhưng cả hai giờ tóc đã bạc phơ. Tùng tằng hắng rồi lên tiếng trước:

-Em biết tại sao thầy cho người tìm em khắp nơi không?

- Không lẽ vì hoài bão của em ngày xưa?

-Đúng vậy! Nhưng có lẽ bây giờ đã không còn hợp thời nữa và người thực hiện kế hoạch mới của thầy không phải là thầy,không phải là em mà là con em hay cháu em.

-Ý của thầy là chỉ dùng những người trẻ, không hề biết hay sống dưới chế độ cũ ? 

-Chỉ có những người trẻ họ mới có bầu nhiệt huyết hăng say để mà tranh đấu, dám nói dám làm, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta dùng họ như những con thiêu thân mà là những chiến sĩ gan dạ, dám thách thức đối đầu mà không sợ tù tội.

-Thầy có thể nói rõ hơn, chi tiết về kế hoạch của thầy cho em nghe thử xem có thể thực hiện được không. Thầy có nghĩ là đã quá muộn cho thế hệ chúng ta hay không?

-Kế hoạch vết dầu loang này không phải cho thế hệ hiện đại mà cho con cháu chúng ta mai sau. Ở hải ngoại thầy đã vận động được một số mạnh thường quân đồng ý bảo trợ cho hai trăm em ở trong nước. Bất cứ chuyện gì xảy ra, thành công hay thất bại, họ đều ra tiền để cứu các em hay hổ trợ các em tiếp tục học đại học hay cao học ở hải ngoại. Em tìm một người tín cẩn nhất, bất mãn với chế độ làm thủ trưởng. Người này vào các trường Đại học hay trung học tìm người đồng chí hướng. Qui trình thu nạp người phải qua nhiều giai đoạn thử thách và theo dõi trước khi kết nạp để ngừa gián điệp của địch trà trộn làm nội gián. Hai trăm hội viên này không ai biết ai, mỗi người đều có một mã số riêng và tìm cách cải trang dấu mặt mỗi lần đi họp nhóm hay xách động dân chúng theo kế hoạch. Tất cả các đồng chí này chịu trách nhiệm một khu vực gần chỗ cư ngụ của mình và theo dõi chỉ thị trên mạng qua một câu truyện ngắn hay bài hát cho biết ngày giờ để đồng khởi xuất phát biểu tình hai trăm điểm một lúc trên toàn cõi VN. Nhớ là không để lại bất cứ một vết tích nào trên giấy, trên vở hay trên computer để dễ bị người ta theo dõi.

Cuộc đấu tranh QPQH Vết Dầu Loang này là cuộc đấu tranh bất bạo động giống như cuộc tranh đấu ở quảng trường Thiên An Môn của sinh viên bên Trung Cộng nhưng ở đây chúng ta tránh đổ máu, luôn luôn chuẩn bị một kế hoạch rút lui êm thắm mà không tổn thất đến nhân mạng. Chẳng hạn như mỗi một đồng chí chịu trách nhiệm một khu vực riêng biệt như Trường Đại Học hay công viên, đồng chí này có tài cải trang và biến hóa thành những người khác nhau, chuẩn bị và tìm đường rút lui nhanh chóng cho nhóm biểu tình nếu công an dùng tới súng ống hay võ lực . Anh sinh viên này, khẩu trang bịt mặt,đứng đằng sau lưng các em nhỏ hay cụ già xách động hô to các khẩu hiệu đòi quyền sống, được các chị em buôn bán hàng rong yểm trợ giọng bằng tô bún nóng hổi hay ly kem mát lạnh đã được quỹ hải ngoại chi trả trước.

Hai trăm đồng chí làm việc trong bóng tối, luôn cải trang khi là người bán hàng rong,khi là người qua đường. Để tránh bị theo dõi, trong ba lô lúc nào cũng có bộ quần áo mới để tàng hình, biến từ bà già trầu sang một cô gái bận quần bò xinh đẹp, từ tóc nhuộm xanh đỏ biến thành mái tóc dài óng ả, đi đứng thướt tha. Quan trọng nhất là trong đám đồng chí này phải có một số các cô đẹp ngang ngửa như Dương Quý Phi hay Tây Thi để dùng mỹ nhân kế quyến rũ các con cháu của đám cán bộ cao cấp. Trong khi biểu tình, con của chủ tịch nước, cháu của thủ tướng đứng ở hàng đầu cùng với người đẹp. Hiến có biêt chuyện gì sẽ xảy ra cho đám công an dưới cấp ? không biết xử trí như thế nào đối với đám biểu tình đòi tự do, đòi nhân quyền.

Hiến muốn biết QPQH là viết tắc chữ gì phải không? Là quang phục quê hương. Quê hương mình thống nhất đã lâu lắm nhưng đến nay dân nghèo vẫn sống trong lầm than cơ cực. Chúng ta phải quang phục cho quê hương, đòi quyền sống của chúng ta trong tay những cán bộ cao cấp, những đại gia. Chúng ta chỉ yêu cầu họ thay đổi chính sách cai trị, mở hầu bao giúp đỡ dân nghèo, thật sự tất cả vì nhân dân, vì dân vì nước chứ không phải vì tư lợi của chính bản thân họ. Nếu thành công, chúng ta tránh đổ máu, không hạ bệ, để cho họ tại chức điều hành guồng máy của nhà nước cho đến khi chúng ta có thì giờ đào tạo một lớp người trẻ và qua một cuộc trưng cầu dân ý sẽ lên lãnh đạo quốc gia. Một quốc gia hoàn toàn độc lập, không cọng sản, không lệ thuộc vào bất cứ một ngoại bang nào, một bài học trong quá khứ đã để lại dấu ấn đau thương mà chúng ta không bao quên được.

Hai trăm thành viên ở Hà Nội 75 người bắt đầu bằng mã số Q1 là Hà Nội, H là ở Huế gồm có 25 thành viên, P là Phú Yên và Qui Nhơn gồm có 25 người, Q2 là Sài Gòn gồm có 75 người. Tất cả các đồng chí trong nhóm không biết mặt, tên tuổi nhau, chỉ biết mã số Q1 25 là đồng chí thứ 25 ở Hà Nội, ngừa trường hợp lỡ một người bị bắt sẽ khai báo bạn bè mình khi bị tra tấn. Thầy giao mọi tổ chức, điều hành và tìm thủ trưởng lại cho Hiến. Nhớ một điều là tránh gặp mặt, Hiến với Thủ Trưởng biết mặt hết 200 thành viên nhưng họ không biết Hiến là ai, mọi chỉ thị đều nhận trên mạng. Về tài chánh giao hết cho thầy, thầy sẽ lo cho các em từ A đến Z, phần còn lại quang phục được hay không là do các em. Ở hải ngoại xa cả nửa vòng trái đất không làm gì được, chỉ có chém gió mà thôi.

Em phải khởi động một giờ chính xác, ví dụ như giờ thứ 25 toàn cõi VN đứng dậy ở nhiều địa điểm khác nhau, hai trăm điểm biểu tình đồng loạt thực hiện đồng một lúc, mọi người thay vì lái xe đi học hay đi làm lại lái xe đến công viên chứng kiến những người già và đám trẻ bụi đời và ăn xin la to những khẩu hiệu đòi quyền sống. Tất cả mọi người tham dự biểu tình đều phải bận áo trắng. Để tránh sự để ý của công an, mọi người phải khoát bên ngoài áo trắng một cái áo gió đủ màu, chỉ cởi áo gió ra khi đến điểm hẹn và bên trong áo trắng là một cái áo thun màu bó vào người, nếu cuộc biểu tình không thành công, phải cởi áo trắng để đào thoát, trà trộn vào dân chúng buôn bán ở gần đó. Phải chủ trương ôn hòa bất bạo động, tránh xô xát và gây đổ máu. Phải chuẩn bị một số anh em có sức khỏe để đưa những phần tử quá khích ra khỏi đám đông. Tưởng tượng tất cả mọi cơ quan đều đóng cửa, tê liệt một ngày, có lẽ nhà nước phải nhượng bộ và thay đổi chính sách cai trị và lắng nghe nguyện vọng của dân chúng.

Trước khi chia tay thầy Tùng ôm chặt Hiến chào từ biệt, thầy hỏi: hiện nay em làm gì ?

-Em làm công an thị.

Thấy thầy giáo cũ đứng ngẩn người, Hiến cười trấn an thầy

- Bộ áo không làm nên thầy tu, 37 năm rồi còn gì! Em phải sống và quay theo guồng máy nhưng muôn năm em vẫn là Hiến phản động của thầy ngày xưa. Thầy đừng có lo em sẽ còng tay bắt thầy vào tù. Chúc thầy ngày mai thượng lộ bình an, chờ tin trong nước, mong sẽ có ngày gặp lại thầy.


Một năm sau Tùng theo dõi những diễn tiến trong nước. Một vài đám biểu tình thành lập lẻ tẻ, không tổ chức bị công an đè bẹp, trấn áp ngay sau đó. Sáng nay mở News trên máy tính, lòng chàng rộn rã như mở hội hoa đăng: Tất cả các sinh viên học sinh, cán bộ công nhân viên chức đình công, xuống đường biểu tình một ngày đòi nhà nước phải thay đổi chính sách cai trị, quốc hữu hóa những tài sản của những cán bộ cao cấp, phải đem lại cơm no, ấm áo cho dân nghèo, bài trừ nạn tham nhũng, xóa bỏ lý thuyết cọng sản, đòi quyền sống tự do, dân chủ cho người dân, không lệ thuộc vào ngoại bang, giành lại đất đai đã mất vào tay của Trung Cộng.

Đám biểu tình mặc toàn áo trắng, đeo khẩu trang đứng hay ngồi trên xe gắn máy chứng kiến đám người già và thiếu nhi bụi đời hay bán hàng rong đang hô to những khẩu hiệu chống chế độ, tiếng hoan hô, đả đảo vang dội cả một góc trời vì đám người áo trắng sau giây phút sợ hãi đã phấn khích hô to theo cha mẹ và các em nhỏ.

Đám công an bao vây chung quanh công viên, không dám dùng vũ lực và súng ống để đàn áp đám biểu tình vì số lượng người áo trắng gấp cả ngàn lần họ và đứng đầu trong đám biểu tình là con ông cháu cha. Họ làm gì được khi 75 điểm biểu tình bộc phát một lúc trong thành phố, số lượng công an bị phân tán mỏng không đủ lực lượng để đàn áp đám biểu tình. Họ lấy làm lạ tại sao đám bán hàng rong tập trung đông đảo chung quanh đám biểu tình, ủng hộ thức ăn và nước uống mà không lấy tiền và ai đã tập trung được số người già và em nhỏ đông đảo như vậy ?

Trước lực lượng hùng hậu, bất bạo động của đám biểu tình, Trung Ương Đảng phải nhóm họp khẩn cấp. Đứng trước tình hình cả một guồng máy của nhà nước bị tê liệt: chợ búa, cửa hàng đóng cửa, xe bus,xe đò, máy bay ngưng hoạt động, trường học đóng cửa,họ phải chấp thuận những đòi hỏi của đám biểu tình để tránh đổ máu mà người nhận chịu trước tiên là con em của họ. Dù sao đi nữa, họ không bị hạ bệ,rượt đuổi hay bị bắn chết như các lãnh tụ độc tài của những nước Trung Đông, chỉ thay đổi chính sách cai trị và biến nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa thành nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa.
Thầy giáo Tùng cùng con ra đón con trai của Hiến sang Mỹ du học, lãnh tụ của nhóm biểu tình, Hiến đã căn dặn Tùng phải hướng dẫn cho Chính chọn những môn học có ích lợi để về nước có thể lãnh đạo, xây dựng và tái thiết lại quê hương.

Nhìn khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, ánh mắt sáng ngời của chàng thanh niên trẻ khiến cho Tùng nhớ tới Hiến, đứa học trò quậy phá, ngỗ nghịch ngày xưa, đã làm cho thầy giáo phải khổ sở, lao đao một thời. Trong phi trường Quốc Tế tràn ngập người VN, nói cười rộn rã, lao xao, chuẩn bị về VN ăn Tết, một cái tết đầu tiên tự do, thanh bình, hạnh phúc ấm no cho mọi nhà.

CHRISTIN NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến