Hôm nay,  

Rồng Con

27/01/201200:00:00(Xem: 204311)
Rồng Con

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 3468-12-28938vb5012712

Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Hôm qua, hôm nay hai bài của cùng một tác giả liền nhau, nhưng bài trước được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn 2012 đã viết cả tháng trước. Hôm nay lmới à bài mới viết cho năm Rồng vừa bắt đầu.

***

“Mẹ ơi, em đi bô rồi », tiếng cu Beo gọi tôi đi rửa cho em, năm đó em tròn một tuổi, cả nhà gọi con út là “em”, vì sau tám năm suy nghĩ, chờ đúng năm Thìn mẹ mới rặn ra em, em là cục cưng của mọi người.
“Ông lấy bớt cái sái (xoáy) thừa trên đầu con đi ông”, em yêu cầu ông thợ hớt tóc như thế khi ông nói, thằng này có đến hai cái sái, lì dữ nhe, năm đó em lên sáu tuổi.
“Mẹ ơi, em muốn thành Tây”, một ngày đẹp trời, đi học về em tuyên bố một câu xanh rờn, tôi mất víá hỏi, sao lại thành Tây? Em không muốn tụi bạn gọi em là Tăng Long (em tên Thăng Long, vì tây nói ngọng nên gọi em như thế), tại sao em không có tên Léon hay Thomas cho giống tụi nó, năm đó em tám tuổi.
Phải mất vài giây tôi mới hoàn hồn và giải thích ý nghĩa tên em và lý do tại sao em mang tên đó, cái tên luôn nhắc nhở em là người gốc Việt dù ở chân trời góc bể nào. Các bạn gọi tên con không đúng âm Việt không sao cả, con giải thích cho các bạn hiểu, con sinh năm rồng nên có tên như thế, em tạm đồng ý khi em nói thêm tên em cũng giống “Dragon Ball Z”, phim hoạt hình hút hồn con nít thời đó. Sẳn đà em vẽ một lô hình “Dragon Ball Z”, tô màu bắt mắt, bán cho các bạn kiếm tiền cắc, và khoe với mẹ bữa nay em giàu rồi, em có đến mấy francs đấy. Giời ạ, sao lúc nào em cũng bày chuyện để tôi phải suy tư, nếu biết rồng con khuấy nước như thế này thà nín đẻ cho bớt phiền. Tôi dẫn em đến trường, trình bày cho cô giáo biết, cô lấy số tiền đó mua kẹo cho cả lớp, từ đó đến giờ vẽ và thủ công, tranh giấy của em được bày ở mấy lớp khác làm kiểng, và em cũng hết đường buôn bán lẻ. 
Tôi vẫn ca điệp khúc “Ngàn năm con là người Việt con ơi” cho đến khi em bước vào tuổi Teen, vì em thắc mắc đã đến lúc em phải thành Tây chưa, và một biến cố đã khiến em hiểu ra, mình gốc Việt chính hiệu con rồng nhỏ. 
Hôm đó một bô lão tây đến trường đón cháu, thằng nhóc biết em gốc Việt nên nói với ông, bạn cháu bảo thời VN còn là thuộc địa của Pháp, ông và đồng đội bị lính VN rượt chạy xì khói, nó nói dối phải không ông ?
Ông cụ vuốt tóc nhóc tây, nhìn thằng mít con cười, bạn cháu nói đúng, chuyện chiến tranh lúc nào chả có kẻ thắng người thua, điều kỳ diệu là sau đó con người biết làm lành với nhau. Cậu nhỏ Việt Nam, cậu giỏi lắm, cậu nhớ điều đáng nhớ để làm hành trang vào đời, quay sang đứa cháu, ông nói tiếp, ở tuổi các cháu, đừng nên thắc mắc các bạn là người từ đâu đến, mà nên hỏi bạn có chịu bỏ công học giỏi để phục vụ xã hội sau này không ?
Cuộc chiến ý thức dân tộc giữa mẹ con tôi, tự nhiên có ông tây già “cú bồ”, và từ khi biết chắc mình là ai, em lao vào học thật giỏi để tụi tây biết, mít ta không có tầm thường đâu nhé. Tôi lại sáng tác điệp khúc mới, con học cho mình, không cần phải chứng minh với ai cả, đừng tự hào mình hơn người vì đó là cạm bẫy, nhìn lên mình không bằng ai đâu, cái đức khiêm nhường là điều kiện cần thiết để con tiến xa hơn.
Em cắm đầu học và đậu tú tài hạng ưu, sau hai năm học lớp dự bị toán lý hóa, em thi tuyển vào trường kỹ sư cơ khí, hiện em đang học năm thứ hai, tháng chín sắp tới em phải đi học năm cuối bên châu Mỹ theo chương trình trao đổi sinh viên trường đại học của em.

*
Em đào hoa từ lớp 9, cuối tuần bạn gái tới nhà chơi liền tù tì, năm ba đứa, đứa nào cũng dễ nhìn, đặc biệt em thích con gái Á Châu, thế mà mấy đứa đến nhà cũng chỉ nói đúng hai chữ, Bonjour và Au revoir là hết, và theo lịch sự phương Tây, người lớn chúng mình, chỉ nhe răng cười là “điệu nghệ” nhất.
Tôi luôn áp dụng đúng thông lệ đó, có lần thấy một con bé dễ thương quá, tôi bèn hỏi bằng tiếng việt, con là người VN, cô bé lắc đầu, sổ một tràn tiếng tây, con có nguồn gốc Việt Thái Tàu, thế là cơ hội nói tiếng việt của tôi tắt lịm. Năm học lớp 11, em đưa về nhà một cô đầm, cô tự giới thiệu, mẹ đặt cho con tên Elise vì mẹ chơi piano và yêu thích Beethoven, cô bé thu hút tôi như khúc nhạc mang tên cô, rất tiếc tình bạn giữa hai đứa không bền. Vậy mà mấy mùa Noël sau cô bé vẫn gửi thiệp chúc mừng gia đình chúng tôi, tôi hỏi tại sao em không làm bạn với Elise nữa, em gãi đầu, con nhỏ này không có quậy, con không thích, tôi thất kinh hồn viá, vậy con thích con gái như thế nào.
Em tâm sự, nó ngồi đâu ngồi yên đó, nghe con nói chuyện, lâu lâu mới trả lời, thế con muốn Elise làm gì, em do dự, nó phải nói nhiều hơn, phải rủ con đi chơi, bộ hai đứa chưa đi chơi sao, nó dẫn con về nhà nó, nghe nó đàn piano, rồi lấy bánh kẹo cho con ăn, như thế không có gì hay đâu.
Nghe đến đây tôi bế tắc, không hiểu sao thằng nhóc lại thích con gái “xỏ mũi” con trai, tôi than với ông xã, mẹ nó khéo lo, con giai bà tiến bộ chán, nó biết thế kỷ này, con trai bị con gái đì sói trán, nên nó thích ứng dần cho quen, đến ngày lấy vợ không còn ấm ức mà lại vui vẻ chào đón người phụ nữ sẽ khóa chặt đời mình.
Ngoài ra, còn có Manon, con bé cũng hay như nhân vật trong truyện của Marcel Pagnol, mẹ cô mê truyện nên cô mang tên nhân vật chính, hai cô đầm đến rồi đi như gió vào nhà trống, chỉ con gái Á mới là khách thường xuyên.

*
Cuối năm em Beo thông báo, ngày mai con dẫn bạn gái về ăn cơm với bố mẹ, tôi tò mò, đứa nào nữa, em nheo mắt, bí mật, nhưng nhỏ này mẹ biết mà, tôi lắc đầu, mẹ chịu thua, con có một lô bạn gái, mẹ không đoán ra.
Tưởng ai xa lạ, con bé Manon, bạn học lớp 11, cô này cũng “vắng số”, đến nhà tôi chỉ vài lần rồi biến mất, thì ra cha cô theo sở làm di chuyễn qua Canada cuối năm lớp 11. Hè vừa rồi em qua Toronto thực tập và gặp lại Manon, hàng năm gia đình cô về Pháp ăn Noel nên ghé nhà tôi chơi.
Hôm nay con cả với con dâu mang quà Noe cho cả nhà và dùng cơm chung, con dâu trố mắt nhìn Manon, hỏi tôi, em Beo lôi ở đâu ra cô đầm này vậy mẹ, tôi cười bạn cũ lớp 11, vừa tìm thấy bên Toronto mùa hè vừa rồi.

Cô dâu đầm của tôi, suốt ba năm qua lại với gia đình tôi cho tới đám cưới, quen nói chuyện với mấy cô gốc Á bạn của em Beo, bữa nay bỗng có cô đồng hương xuất hiện nên thấy lọa.
Tôi muốn lòa không tin vào mắt mình, hai cô đầm nói chuyện tíu tít như quen nhau từ thuở nào, tự ái dân tộc của tôi nổi loạn cồn cào, nhà mít đặc mà tụi nó sổ tiếng tây, ông xã trêu, ai biểu con cả bà lấy đầm, rồi con út giao du với tây, ăn nhờ ở đậu xứ người ta mà không chịu nghe “thổ ngữ” mới kỳ.
Bữa tiệc kết thúc trong tiếng cười vang nhờ thằng con cả có máu tếu, nó kể lan man chuyện xã hội chính chị chính em, và kết thúc với tiết mục, sinh bao nhiêu con mới họp lý. Vợ nó nói chỉ sinh hai con, nó bảo phải có ba con mới giải quyết “hội nghị gia đình “ được, mọi người trố mắt chờ lời giải thích thỏa đáng. Thằng con hớp một ngụm rượu lấy oai, dễ như một với một là hai, nhà có năm người, nếu cần lấy quyết định về một điều gì đó, thì sẽ bỏ phiếu, dĩ nhiên kết quả sẽ là 3/2, hoặc 4/1, hết rắc rối. Nhưng con nói trước với vợ rồi, cấm mua chuộc con nít, như thế kết quả mới trung thực. Tôi véo tai nó, mi còn con nít hơn đám con của mi, con dâu của mẹ dư sức mua chuộc mi, khỏi bầu bán làm gì cho mệt, cô dâu tán thưởng, cảm ơn mẹ đã mách cho con một diệu kế.
Nhớ thuở ông xã tôi ôm mộng có dâu VN, dẫn thằng anh đi ăn cơm nhà bạn bè đến mòn răng cũng chả đến đâu, giờ cuối nó dẫn em đầm về, bố mẹ cười như mếu. Nghĩ lại thấy mình bậy hết sức, may là thằng con có cái đức vâng lời nên không giận mình, cô dâu đầm cũng đàng hoàng lễ phép, nên ông xã hết kỳ thị con gái địa phương .
Thằng lớn chững chạc hơn em, tưởng nó lấy vợ VN, ai ngờ, mai này mấy đứa cháu của mình chỉ còn năm mươi phần trăm gốc mít, tiếc thật, nghe tôi than, chàng an ủi, mà nó hứa sẽ để bà nội đặt tên VN cho con của nó rồi. Mà này mẹ nó định đặt tên làm sao, thì “cu tí cu tèo”, tên trên giấy tờ chứ ai hỏi tên trong nhà, đang suy nghĩ đây, bố nó đừng có hối. Tôi đang ngâm cú một cái tên VN đặc sắc để làm le với chị sui, nghe nói chị ấy cũng đang tuyển chọn mấy cái tên rồi, nhưng còn trong vòng bí mật. Biết tôi lẫm cẫm, ông xã đe, mẹ nó tránh dùm mấy cái tên chọc giận sui gia nhe, đừng gọi cháu là con bé Nhớ Nhà (Hoài Hương), hay thằng cu Điện Biên, mếch lòng lắm đấy. Bố nó yên tâm, mình chọn cái tên dung hòa hai họ là được rồi, dù các cháu có năm bẩy cái tên tây cũng không lấn nỗi cái họ VN, đúng là mẹ nó diều hâu, bố nó vớ vẫn, gốc mít của mình nó nằm chình ình giữa mặt tiền, có dấu cũng không được.
Sui gia cũng trạc tuổi chúng tôi nên dễ nói chuyện, có lần họ mời chúng tôi với các con về miệt Bretagne của họ chơi hai ngày cuối tuần, ông xã tôi ớn nhất là ngủ đêm nhà họ, mới chín giờ tối mọi người đi ngủ sớm, như học sinh nội trú, để mai đi chơi. Lạ giường, lạ chiếu, ngủ không được, làm ăn cũng không xong, lở làng lở ấp cả đêm, sáng ra cũng ráng cười với sui gia cho phải phép.
Cu anh đã yên bề gia thất, giờ mong cho cu em ra trường, đi làm, cưới vợ tôi mới yên tâm, ông xã tỉnh queo, tử vi nói rồi, nó không siêng như thằng anh, như bạo phỗi, có khi lại thành công hơn anh nó đấy.
Bố nó cả tin cái thằng đi trên mây, từ bé đến giờ “đổi nghề” xoành xoạc, tiểu học đòi làm họa sĩ, trung học đòi học Business, bây giờ học cơ khí, nhưng ra trường đòi đi xa lập nghiệp, chưa biết tương lai đi về đâu.
Cu em từng tuyên bố tuyên mẹ, sau khi tốt nghiệp ĐH, nếu tìm được việc làm bên Canada hay Mỹ, con sẽ lấy vợ bên đó, con gái Canada biết tiếng tây, nhưng nếu con lấy Mỹ là bố thua luôn. Ông xã trợn mắt, con hết thích Á Châu rồi sao, bên Canada hay Mỹ cũng có con gái Việt vậy, bố đừng nói là bố nhờ chị của bố, hay chị em của mẹ giới thiệu con gái cho con nhe, bố đừng lo, khi nào cưới vợ con sẽ báo cho bố biết. Ông xã rên rỉ, như vậy là đứt chếnh, đến lúc nó báo cho mình biết là “cơm đã nấu chín rồi” còn gì, tôi cười, ai biểu bố đeo đuổi nó làm gì, chỉ mong cho nó học xong có việc làm, cưới ai là việc của nó, nuôi em đến đó đã nín thở rồi.
Hồi xưa, cả nhà khuyên tôi chờ năm thìn hẳn sinh con, tuổi rồng bay lượn sướng lắm, sướng đâu chưa thấy, chỉ biết hai mươi mấy năm nay chạy theo em hụt hơi, phải rồi, em là rồng, em đi trên mây, bố mẹ đứng dưới đất ngóng theo đến vẹo cổ, vẫn chưa thấy em tấp vô bến bờ nào.
Năm nay là năm tuổi của em, các bác, dì, chú bảo phải cẩn thận, rồng con nhà tôi, đi mây về gió, mình có làm gì được cho em đâu mà lắng với lo. Niên học sắp tới em đi học ở đâu, chọn đề án ra trường chưa, hỏi cái gì em cũng chỉ có một điệp khúc “không sao, bố mẹ đừng lo», nghe là thấy trăng sao quay cuồng đến chóng mặt. Trong mười hai con giáp, con rồng là con vật giả tưởng, giời ạ, tôi cũng muốn giả tưởng rồng con của tôi ngon lành như em nói, mà sao cứ thấy lòng dạ thiệt là khó tả, chao đảo như máy bay đi qua vùng trũng, lắc lư con tàu đi, mà đi về đâu có giời mới biết.
Thấy tôi bần thần, em ôm vai tôi, con muốn học bên Toronto, nhưng bố muốn con qua Mỹ có bác, có dì, vậy mẹ thích con đi đâu, tôi cảm động đến rơi nước mắt, sao bỗng dưng em tình cảm rứa, ở đâu cũng được, miễn là con học ngon lành là mẹ chịu rồi. Sao lúc nào mẹ cũng theo ý người khác mà không có ý kiến ý cò như bố, ờ thì mẹ là thiểu số trong ba cha con nhà này, nói như anh cả, có bỏ phiếu mẹ cũng thua, nếu vậy lần sau con sẽ qua phe mẹ để mình bằng họ, chả cần con theo phe mẹ, con cứ làm theo ý con đi.
Con biết mẹ muốn con ở bên Tây với mẹ, nhưng mẹ cũng muốn con qua Châu Mỹ để biết đó biết đây, khi nào ra trường con sẽ quyết định, nếu chọn ở lại bên đó con sẽ dẫn mẹ qua với con. Thế con không mang bố theo sao, mẹ cứ hay lo cho bố, bố lớn rồi, con thấy mẹ chưa lớn bằng bố, không phải vậy, nhưng mẹ chả bao giờ quyết định như người lớn. Mà thôi, con biết con phải làm gì rồi, bí mật của mình nhe mẹ, con sẽ nói với mẹ năm sau, em kết một câu đầy hứa hẹn đến phát rét.
Hai ba tuổi tây, hai mươi bốn tuổi ta, em đã trưởng thành vào đúng năm tuổi của mình thật sao, hú vía, thằng cu hai sái của tôi, cứ ngỡ em còn ngồi bô như ngày nào, rồng con của tôi đã đủ lông để bay về phương xa.
Dù Châu Âu hay Châu Mỹ, ở chân trời góc biển nào, cái tên của em luôn nhắc em từ đâu đến, hy vọng rồng nhỏ của tôi chọn đúng đường mình phải đi, và sẽ hữu ích cho xã hội sau này.
Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
02/02/201216:57:59
Khách
Bài viết khá hay nhưng về văn phạm thì nhiều câu tiếng Việt ĐT viết còn chưa hoàn chỉnh, xử dụng quá nhiều dấu phết dấu chấm không đúng chỗ, khi thừa lúc thiếu.
Mong những bài khác của ĐT viết, người đọc sẽ cảm được sự nhẹ nhàng và mượt mà hơn.
27/01/201222:10:55
Khách
Sư mẫu yên trí đi. Rồng con của chị có số hưởng và thế nào cũng gặp "con gà mái" nào đó theo hầu hạ đến nơi đến chốn giống như em vậy (tuổi rồng mà). Chúc chị và gia đình luôn hạnh phúc và được nhiều may lành trong năm con rồng này.
28/01/201210:39:14
Khách
Cảm ơn chú Thy đã chia sẻ, chị cũng cố tin tuổi rồng không vất vã.
Năm mới, chúc gia đình em Thịnh Vượng, các cháu ngoan và học giỏi.
An cư rồi, hai em viết truyện để bà con thưởng thức nhe.
02/02/201221:30:36
Khách
Cảm ơn bạn Hoai Anh đã góp ý hữu ích và thân tình.
Chúc bạn năm Nhâm Thìn, Vạn Sự Như Ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến