Hôm nay,  

Noel

22/12/201100:00:00(Xem: 263750)
Noel

Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 3435-12-2895vb5122211

Nguyễn Khánh Vũ là một kỹ sư điện tử làm việc tại Arizona, đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004, với nhiều bài viết đặc biệt. Bài cho mùa Noel năm nay của ông là chuyện những đêm giáng sinh của một gia đình sĩ quan VNCH trải qua nhiều đổi thay, từ thời làm tù nhân chính trị đến lúc định cư tại Mỹ theo diện H.O.

***

Với tôi, không khí đón mừng con Chúa ra đời năm nay dường như đến sớm hơn mọi năm thì phải. Trời lành lạnh làm tôi nhớ đến những ngày xưa thanh bình, đầy kỷ niệm khi còn bé, mỗi độ Giáng Sinh về.
Noel sắp về. Tôi lại được thấy Ông Bà và Ba Mẹ trang hoàng một cây thông nhỏ, đặt nơi trang trọng nhất trong phòng khách của gia đình. Tôi thì chẳng biết làm gì nhưng cứ lăng xăng bên chân Ông Bà và Ba Mẹ, lòng thầm mong được Ba nhờ tìm dùm một quả chuông nhỏ hay đưa giúp Mẹ một sợi dây kim tuyến. Cạnh cây thông, Ba Mẹ tôi kê một chiếc bàn nhỏ và đặt trên đó hang đá làm bằng giấy carton, làm nơi con Chúa chào đời. Nhìn Chúa Hài Đồng bé nhỏ nằm trong máng cỏ, tôi luôn ao ước được nâng niu trong tay nhưng khi nhìn thấy vị thiên thần với đôi cánh gãy do tôi vô ý làm rơi năm trước, tôi tự nhắc mình phải nhớ lời Ba Mẹ dặn.
Căn phòng trở nên ấm cúng và rực rỡ hẳn lên khi Ba tôi tắt tất cả những ngọn đèn trong phòng và bật sáng cây thông. Nhìn những bóng đèn chớp tắt, những sợi dây kim tuyến lung linh trong bóng đêm, tôi thấy lòng mình vui sướng khôn tả. Không khí thật huyền diệu và tôi tin Chúa đang hiện diện trong căn phòng bé nhỏ đó và Ngài chắc chắn đang mỉm cười khi biết tôi hạnh phúc dường nào.
Suốt mùa Giáng Sinh, tôi loay hoay cả ngày bên cây thông và hang đá trừ lúc phải đi học hay đi ngủ. Tôi luôn nhắc Ba Mẹ giúp tôi gửi thư cho ông già Noel thật sớm, tôi lo sợ trễ quá ông sẽ không còn quà. Tôi luôn thắc mắc không biết làm cách nào mà bưu điện họ có thể chuyển thư của tôi đến ông. Đêm nào tôi cũng cầu nguyện với Chúa cho thư của tôi không đi lạc và ... đến sớm hơn những đứa trẻ khác. Trong thư, tôi nhắc ông tôi đã luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời Ông Bà, Ba Mẹ, luôn chăm chỉ học hành và tôi chỉ xin ông những món quà thật cần cho việc học như một hộp bút chì màu hay một quyển truyện tranh tôi đã xem qua ở nhà sách Khai Trí hoặc một bộ cờ cá ngựa mới. Rồi tôi được cùng Ông Bà, Ba Mẹ và chị em tôi đến thánh đường dự lễ nửa đêm. Tôi hạnh phúc ngồi ngoan ngoãn cạnh Ông tôi và tự hứa không quay qua quay lại. Tôi tự hỏi làm sao ông già Noel có thể vào nhà để bỏ quà vì khi đi Ba tôi đã cẩn thận khóa tất cả các cửa. Tôi thì thầm vào tai Ông tôi, thổ lộ nỗi lo của mình. Ông tôi khẽ nói "Cháu đừng lo, Chúa cho ông Noel có phép đi qua tất cả các cửa bị khóa." Nhìn ông tôi mỉm cười, tôi thấy an tâm đôi chút.
Thánh lễ tan, tôi giục Ba tôi về nhà thật mau. Quả thật ông già Noel có phép như Nội tôi nói, những món quà thật to đã được ông đặt cạnh hang đá từ hồi nào. Khỏi phải nói tôi sung sướng đến dường nào. Sau khi xin phép Ba Mẹ được nhận quà của ông, chị em tôi uà vào mở quà và riú rít khoe nhau. Rồi cả nhà cùng ăn tối sau khi Ông tôi đọc kinh cảm tạ Chúa. Đêm đó chị em tôi được đi ngủ trễ vì cả nhà sau bữa ăn quây quần bên nhau ngắm cây thông và hang đá Chúa hài đồng.
Rồi năm 75, Ba đi tù. Đêm Noel thiếu vắng Ba. Tôi nhìn thấy Ông tôi thường thở dài khi nhắc đến Ba. Ông nói chắc giờ này Ba cũng đang nhớ về cả nhà. Mẹ tôi chắc đêm đó đã lặng lẽ khóc nhớ thương Ba đang bị giam cầm nơi nào đó ngoài miền Bắc. Vẫn cây thông cũ, vẫn hang đá năm nào, nhưng mọi việc không còn như xưa khi thiếu bàn tay chăm sóc của Ba tôi. Mẹ vẫn cố gắng duy trì nếp sống cũ cho chị em tôi, mẹ vẫn nhắc chị em tôi viết thư cho ông già Noel. Tôi không còn xin ông quà nữa, tôi chỉ xin ông, nếu được, ông đem Ba tôi về với tôi. Ba là món quà tôi ao ước trong đêm con Chúa chào đời.
Rồi tôi cùng Ông Bà, Mẹ và chị em tôi đi lễ Giáng Sinh. Trong tôi niềm rạo rực dường như không còn nữa. Và cả nhà cũng quây quần ăn tối như khi Ba còn ở nhà. Mẹ tôi nấu món cà-ri với đậu hủ. Mẹ nói đùa Mẹ nấu cà-ri Tam-Tạng. Tôi tự nhủ phải chi Ba tôi giờ này có được một chén cà-ri Mẹ nấu, chắc Ba sẽ ăn ngon miệng lắm. Đêm đó tôi ngồi bên hang đá và cầu nguyện với Chúa, xin Người gìn giữ Ba tôi nơi xa xôi.

Rồi Bà mất. Bà mất trong niềm đau nhớ thương Ba. Có lẽ chẳng bao giờ Bà nghĩ rằng Noel 74 là Noel cuối cùng Bà có Ba cùng đón Giáng Sinh. Ba tôi nơi lao tù không được biết tin Bà mất. Ông và Mẹ quyết định không cho Ba hay. Mẹ nói Ba đã bị đọa đày về thể xác rồi, không nên chồng chất lên Ba thêm nỗi đau tinh thần này nữa.
Rồi Ba về. Ba về trong thương tật, về với đôi nạng gỗ. Cả nhà đón Ba với biết bao niềm vui và nước mắt. Noel năm đó, tôi cùng Ông, Ba Mẹ và chị em tôi đi lễ nửa đêm. Tôi không còn thói quen viết thư cho ông già Noel nữa. Nội cho chị em tôi biết những món quà đêm Giáng Sinh mà chị em tôi vẫn nhận được là quà từ Ba Mẹ. Vậy mà trong những năm tháng khó khăn nhất sau ngày Ba đi tù, Mẹ tôi vẫn luôn đóng tròn vai ông già Noel cho chị em tôi. Mẹ vẫn muốn con của Mẹ được sống vui, hồn nhiên, trọn vẹn tuổi thơ như ngày Ba còn ở nhà. Rồi cả nhà quây quần ăn tối bên nhau. Ba nói giờ này Bà đang ở trên thiên đàng và Bà chắc cũng đang nhớ về cả nhà. Riêng tôi, tôi tin chắc Bà tôi đang hiện diện đâu đó trong phòng khách nhỏ bé này và Bà đang mỉm cười vì Bà biết đêm Noel cả nhà lại có Ba.
Và rồi những mùa Giáng Sinh kế tiếp, nhờ cố gắng vượt bậc của Ba tôi từ ngày ra tù và sự quan phòng của Chúa, trong các bữa ăn đêm Noel, Mẹ tôi đã có thể thay "thịt Tam-Tạng" với món gà rô-ti ngon tuyệt. Hang đá bằng giấy carton đã bạc màu và rách một vài chỗ vẫn được đặt nơi trang trọng nhất trong phòng khách. Ngôi sao to với những đường viền bằng giấy đã ít nhiều rơi rụng với các bóng đèn đã bong tróc nước sơn vẫn được Ông tôi cẩn thận lấy ra từ gác xép treo lên trước nhà. Ánh sáng từ ngôi sao cũ kỹ vẫn sáng rực khi đêm về như để chứng minh niềm tin vào Đấng Toàn Năng vẫn luôn mạnh mẽ cho dù Việt cộng tìm mọi cách tiêu diệt, dập tắt. 
Rồi Ông mất. Tôi không chỉ mất đi một người Ông mà còn mất đi một người bạn. Ông là người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, nhất là về sự tàn ác của Việt cộng ở miền Bắc qua các câu chuyện kể và về cuộc trốn chạy cộng sản vào Nam vĩ đại của người dân miền Bắc. Xóm nhỏ ở quận 4 nhớ một ông cụ đã ngoài 80 nhưng dáng đi vẫn thẳng thớm, cao dong dỏng, mặc áo dài the, đội khăn đóng mỗi chiều tan lễ. Và vào những ngày chuẩn bị đón Giáng Sinh, tôi không còn được thấy Ông tôi loay hoay lau chùi ngôi sao lớn để treo lên trước nhà nữa. Trong cuộc sống có những điều thật bình dị mà tôi cứ nghĩ tôi sẽ mãi có, nên đôi khi tỏ ra vô tâm nhưng khi Ông mất đi, trong tôi là cả một sự thương nhớ, hụt hẫng.
Và rồi là mùa đón Giáng Sinh trên đất Mỹ trong bỡ ngỡ, lo âu, với biết bao khó khăn của buổi đầu. Ba Mẹ tôi dù lớn tuổi nhưng chẳng bao giờ ngại khó, sợ khổ, cũng không hề than van khi đau yếu, bệnh tật, làm việc cực nhọc để lo cho gia đình, để con cái an lòng quay lại trường. Và dù còn nhiều thứ phải lo, nhưng chị em tôi vẫn có được niềm vui trang hoàng một cây thông to hơn, đẹp hơn rất nhiều so với cây thông ngày còn ở Việt Nam. Đêm mừng sinh nhật ngôi hai Thiên Chúa vẫn tràn ngập niềm vui khi gia đình quây quần, trong tình yêu thương, đùm bọc nhau với biết bao hy vọng vào cuộc sống mới tốt đẹp. Và đây cũng là năm đầu tiên chúng tôi biết đến cái lạnh của đêm Giáng Sinh tuy may mắn sống tại tiểu bang California. Mẹ tôi chuẩn bị món rô-ti với con gà mua trong siêu thị Costco mà thịt không ngon như gà "đi bộ", loại gà mà phải vài năm sau ở Mỹ gia đình tôi mới biết đến. Khi cả nhà yên lặng nghe Ba tôi đọc kinh cảm tạ truớc bữa ăn, nhìn cây thông chớp tắt, nhìn bàn ăn đầy các món ngon với bao công khó nhọc của Ba Mẹ, tôi tin rằng Ông Bà tôi nơi thiên đường chắc hẳn vui lắm vì biết gia đình vẫn bình yên, vẫn vững vàng trong cuộc sống mới.
Noel 2011 lại sắp về. Trong tôi niềm rạo rực ngày xưa đã trở lại khi hàng năm nhìn các con tôi vui đùa, ríu rít giúp tôi trang hoàng cây thông và hang đá. Và thằng bé Tin lại loay hoay, nằm dài cả ngày bên chiếc xe lửa đặt quanh cây thông sau mỗi buổi học. Noel năm nay cả nhà tôi sẽ lại cùng nhau đi nhà thờ đón Chuá chào đời và cùng quây quần bên nhau ăn tối. Ba Mẹ tôi nay đóng vai trò Ông Bà tôi khi xưa và tôi tự hứa sẽ đóng tròn vai của Ba tôi với các con tôi. Đêm Noel sẽ để lại trong các con tôi những kỷ niệm thật đẹp, thật thánh thiện.
"Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng ...", bài nhạc đêm Giáng Sinh văng vẳng đâu đây.
Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
22/12/201104:39:51
Khách
Bài viết gợi nhớ nhiều kỷ niệm đẹp, đầy cảm xúc. Cám ơn tác giả.
22/12/201116:54:22
Khách
Chào tác giả.
Tôi cũng đã từng sống ở quận 4, khu chợ Xóm Chiếu, hay đi nhà thờ cha Hoà.
Cám ơn tác giả về bài viết rất đẹp về Giáng Sinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,620,474
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến