Hôm nay,  

National Night Out: Láng Giềng Họp Mặt

17/12/201100:00:00(Xem: 194672)
National Night Out: Láng Giềng Họp Mặt

Người viết: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 3432-12-2892vb7121711

image067-large-contentTác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009, sang năm 2011, ông góp bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ hiếm thấy khi phê phán đủ chuyện thiên hạ sự. Tác giả thường có bài viết trên mạng http://www.saigonocean.com. Bài viết của ông tuần này là chuyện láng giềng họp mặt, với nhiều hình ảnh thật dễ thương. Trên: Cảnh sát mang cả chó đến để họp vui với trẻ em trong xóm. Mọi nhà góp đồ ăn, dọn cùng ăn cả xóm.

***

Mỗi năm một lần cảnh sát Mỹ tổ chức một buổi “National Night Out”, láng giềng họp mặt với nhau vào một buổi tối, để so sánh ngành cảnh sát Mỹ đã có bắt kịp được đà tiến của cảnh sát Việt Nam hay chưa. Lý do nguyên thủy là để cảnh sát đến tiếp xúc với dân chúng giải thích biện pháp ngăn ngừa chống trộm cướp. Thế nhưng dần dần vì chương trình quá thành công, thành phố nhân cơ hội giới thiệu những chương trình khác cho người dân biết như các dịch vụ cứu cấp, chống hỏa họan, tuần tiễu thành phố, hay các dịch vụ xã hội khác.
Đây là một dịp tốt để quảng cáo nên chính phủ thuyết phục được một department store lớn của Mỹ, Target, đến phát quà cho con nít để làm một động cơ thúc đẩy láng giềng đến ngày này ra họp mặt cho đông.
Việc làm của vợ tôi liên hệ đến nhiều dịch vụ thành phố nên hàng năm nàng đứng ra tổ chức cho khu vực chúng tôi ở, làm một buổi potluck -mỗi gia đình đến dự mang theo một phần ăn-, cho buổi ăn chung vào ngày National Night Out. Phương tiện giải trí thì nàng đã chuẩn bị sẵn, không cần ai mang theo gì hết: nàng sẽ cho mọi người xem Paris By Night DVD số 3021 và 3022.
Năm nay tôi không thấy Captain Bob, boyfriend của vợ tôi, đến với chiếc xe trailer lớn khổng lồ bối trí di động lực lượng cảnh sát. Tôi hỏi tại sao thì nàng nói là năm nay ngân quỹ thành phố khánh tận nên nhiều đơn vị cảnh sát không tham dự. Tôi nghĩ là nàng dấu tôi, sự thật có lẽ là hai người đã chia tay.

image072-large-contentChó cảnh sát năm nay vẫn đến vì con nít ở đâu cũng thích chó. Cảnh sát Simi Valley có ba con chó. Giống như cảnh sát của các thành phố Mỹ khác, Simi Valley mua chó đã huấn luyện sẵn từ bên Đức, loại German Shepherd, giá $15,000 đô-la một con. Nó được huấn luyện bằng tiếng Đức nên cảnh sát Mỹ phải học những mệnh lệnh bằng tiếng Đức để ra lệnh cho nó. Con chó sẽ đi theo chỉ với một người cảnh sát trong suốt đời nó. Người cảnh sát nào được chọn giữ chó là bạn đồng hành sẽ mang chó về nhà mình nuôi khi không thi hành nhiệm vụ. Thế nhưng chó được giữ trong một lồng riêng biệt. Ngoại trừ người cảnh sát, người trong gia đình không được tiếp xúc hay giao thiệp với nó vì họ sợ nó sẽ mất bản tính đã được huấn luyện để chống cướp. Một con chó cảnh sát trung bình phục vụ với cảnh sát khoảng sáu năm. Sau đó thì người cảnh sát giữ nó được biếu không con chó. Lúc bấy giờ vì là chó riêng, người nhà của người cảnh sát có toàn quyền sinh hoạt với nó.
Chó cảnh sát cũng được luật pháp bảo vệ như cảnh sát. Đả thương nó, như chê vợ nấu cơm không ngon, là một trọng tội (felony), chứ không phải khinh tội (misdemeanor). Felony là tội nghiêm trọng, mất quyền công dân, cũng như phê bình thức ăn vợ nấu thì sẽ mất quyền ngủ chung phòng với vợ trong một năm trời. Chỉ có ai điên dại mới cố ý đả thương chó cảnh sát hay chê vợ mình nấu cơm không ngon.
Tôi không biết chương trình có thành công hay không khi trời bắt đầu tối, láng giềng tôi đem rượu ra nhậu say túy lúy. 9 giờ 30 tối thì hai người say đến độ không biết nhà mình ở đâu. Ăn trộm giá họ biết được, đến ăn trộm nhà, ăn trộm luôn cả bà vợ thì tôi bảo đảm sẽ chẳng một ông nào hay biết.

Nguyễn Tài Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến