Hôm nay,  

Người Thứ Ba

01/12/201100:00:00(Xem: 165644)
Người Thứ Ba

Người viết: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 3417-12-2877vb5120111

Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: “Thế và Tôi,” một trong những truyện “độc” nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất.

***
Sáu tháng trước …
Chiều Chủ Nhật, tôi một mình đến nhà Quang, một thằng bạn thân nhưng ít gặp, ăn Sinh Nhật con gái đầu lòng của nó. Con nít Sinh Nhật ăn uống không bao nhiêu, chỉ háo hức, mong muốn thổi đèn cầy bánh Sinh Nhật và mở quà; chính là người lớn bày ra chuyện ăn uống, để gặp mặt vui vẻ cuối tuần.
Trong lúc tôi không tiếp chuyện với ai thì Đào tới nói chuyện và làm quen với tôi. Xã giao và nói dóc là nghề ruột của tôi! Đào cao ráo, nói chuyện có duyên nhưng còn ngây thơ nên có phần lôi cuốn vào những chuyện xạo sự của tôi.
Cho tăng thêm phần bất ngờ khi nói chuyện tôi hỏi Đào.
-Vì sao em muốn nói chuyện với anh?
-Có người nói anh hiền, tốt bụng và hay giúp người!
Có người đẹp nói lên những lời này, thằng đàn ông nào không nỡ mũi; nhưng tôi thì không - tôi bị quáng cả hai con mắt!
-Ai nói với em vậy?
-Bí mật!!! Đào nói và mĩm cười một cách khó hiểu.
Khi tối ra về thì tôi và Đào có trao đổi số điện thoại di động.
Từ đó chúng tôi thường liên lạc với nhau qua điện thoại di động và từ từ thì Đào đến gặp tôi chỗ tôi làm vào những ngày Đào không đi làm nails. Những khi đến gặp tôi, Đào rất vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng, và Đào thường đem theo những món ăn vặt, bánh trái. Đường đi vào trái tim người đàn ông thường phải xuyên qua cái bao tử nên mấy thằng bạn làm cùng chỗ với tôi khoái tỉ. Bọn nó xúi tôi tiến tới, nhưng tôi thì tà tà vì tôi có chuyện của tôi.
Kinh tế, công ăn, việc làm lúc này có phần chậm, và khó khăn. Điều xấu là lương bổng của tôi có phần ảnh hưởng; nhiều khi tiền đổ xăng chạy xe từ Los Angeles xuống tới chỗ làm còn nhiều hơn tiền lương. Còn điều tốt là tôi có nhiều thời gian rảnh, không làm gì ở chỗ làm – gặp và tiếp xúc với Đào thường xuyên hơn . Công việc của Đào cũng bị ảnh hưởng.
Tôi thỉnh thoảng mời Đào đi ăn cơm trưa. Những tối hay đêm cuối tuần tôi mời Đào đi ăn hay đi chơi thì Đào luôn từ chối vì những lý do tế nhị như đi làm về mệt, đã ăn rồi hay trời lạnh, v.v…. Chuyện nhỏ đối với tôi!
Thú thật là tình cảm của tôi đối với Đào có phần phát triển theo thời gian; nhưng tôi vẫn tà tà vì tôi có chuyện của tôi.
Và chuyện gì tới thì phải tới và may mắn cho tôi chuyện này đã tới trước khi quá muộn.
Sau khi ăn cơm trưa xong, Đào và tôi ghé qua một cửa hàng bán quà vặt để Đào mua đồ. Đang mua ly nước mía để uống thì Đào lên tiếng.
-Nhỏ Xuân làm chỗ với em.
Một người nữ bước đến chào tôi. Đào hớn hở giới thiệu.
-Đây là anh V.! Còn đây là nhỏ Xuân bạn làm chung với em!
-Người ta lớn vậy mà sao gọi là “nhỏ”? Tôi xả giao lịch sự.
-Anh nói chuyện với nhỏ Xuân một chút xíu để em chạy đi mua mấy món đồ. Đào nói xong rồi đi coi mấy thứ đồ ăn vặt bán trong tiệm.
-Nhỏ Đào nói nhiều về anh. Sau vài lời trao đổi Xuân tiết lộ.
-Hy vọng là không có điều gì xấu! Tôi tiếu.
-Nó mê anh thiệt đó! Nó ca ngợi và nói toàn điều tốt về anh.
Chắc mấy bà, mấy cô làm nails khi không có khách thì ngồi nói dóc về chuyện gia đình, gia cảnh, bồ bịch, con cái, thiên trời, địa đất, v.v…. không như những thằng đàn ông, con trai chạu quạu, đâm thọc như tụi tôi.
-Có vậy sao!?!
-Chỉ uổng một cái là hơi trễ! Anh biết nó có chồng rồi không? Vợ chồng nó đang lục đục về chuyện làm ăn, chỗ ở.
Ngay lúc đó thì Đào bước đến phía sau lưng Xuân và có lẽ nghe được vài câu cuối Xuân nói. Sắc mặt của Đào xanh dờn, còn mắt thì nhìn tôi một cách cầu khẩn.
Có lẽ biết mình đã nhiều chuyện hay lỡ lời, Xuân vội chào từ giã và bước nhanh ra chỗ đậu xe.

Chuyện nhỏ đối với tôi! Tôi bình tỉnh nói với Đào.
-Em mua xong chưa? Đưa anh trả tiền cho.
-Cám ơn anh! Em mua và trả tiền rồi.
-Vậy thì tốt! Anh có việc cần phải đi. Bye em! Lẽ dỉ nhiên tôi nói dối như chú Cuội và quay lưng đi.
-Bye anh!Đào nói với theo.
Nước mía ngọt và mát lạnh mà khi uống vô tôi tưởng là tôi đang nuốt một cục than hồng.

Chín giờ tối.
Đang đi dọc trên bải biển cho thoải mái đầu óc, tôi lấy điện thoại ra gọi cho Đào. Sau vài tiếng reo thì Đào trả lời.
-Anh giận em!?! Em tưởng anh sẽ không bao giờ nói chuyện với em nữa chứ!
-Vậy là em chưa biết anh! Giận hờn là để cho mấy đứa nhỏ. Em có điều gì cần nói, cần cho anh biết nữa không? Tôi nói thẳng vô đề.
-Sao anh không hỏi? Đào không trả lời mà hỏi ngược lại tôi.
-Sao em không nói! Tôi không trách Đào vì nhìn lại thì tôi biết tôi bị quáng cả hai mắt.
-…
-Thấy em có lúc không đeo nhẩn, có lúc đeo nhẫn, lúc đeo tay phải, lúc đeo tay trái. Anh có thấy nhưng không để tâm. Tôi nói.
-Em sợ mất anh!
-Chồng em khi biết chuyện, nổi cơn ghen lên, độp cho anh một phát thì anh sợ anh còn phải mất anh, chứ đừng nói đến em. Tôi nhấn mạnh.
-….
-Em làm như vậy, làm cho anh có lỗi với chồng em rồi đó! Tôi nói cho Đào biết.
-Nhưng mình đâu có làm gì! Đào vớt vát.
-Nhưng chồng em đâu biết mình có làm gì hay không có làm gì!
-Chúng mình có thể làm bạn với nhau được không? Đào ráng vớt vát.
-Anh thì dể thôi! Nhưng em đừng hỏi anh mà em phải hỏi chồng của em. Tôi quyết chấm dứt chuyện này.
-Chúng mình có duyên mà không có nợ!
-Chúng mình không có gì hết! Nếu có thì là anh có lỗi với chồng của em thôi! Chúc hai vợ chồng em luôn hòa thuận, thương yêu nhau và mãi mãi hạnh phúc. Bye em! Tôi nói nhanh những lời đã tính sẵn trong đầu.
Cúp điện thoại, tôi hít thở một hơi dài rồi bước đi trên bải biển, nghe tiếng sóng đánh vào bờ.
Và chuyện gì tới thì phải tới và may mắn cho tôi chuyện này tới ... Ủa! Hình như đọc giả có đọc qua câu này rồi thì phải!?! Nhưng đây là chuyện khác.
Ăn cơm trưa xong tôi cầm ly cà phê sữa đá “to go” bước ra khỏi quán ăn thì gặp Quang, một thằng bạn thân nhưng ít gặp, đi cùng với vài người bạn bước vào quán. Để mấy người bạn vào trước, tôi và Quang đứng nói chuyện. Sau khi trao đổi vài câu xả giao, thăm hỏi sức khỏe, vợ con, tôi dạm bước đi ra xe.
-Có duyên mà không có nợ hả!?! Quang nói trống không.
Tôi tính nói cho Quang biết là già mà còn vô duyên, nói ba câu tầm phào, lãng nhách; đột nhiên có một bóng đèn trong đầu tôi được bật sáng lên.
-À! Thì ra là mầy! Mầy là người nói với Đào là tao hiền, tốt bụng, và hay giúp người!?!
-Đích thị! Quang nhún vai.
-Mày làm ơn giùm tao! Nếu lần sau mày có “ca” thì nên “ca” là tao ngu và dại gái! Có bạn như mày thì ai cần kẻ thù! Bye mày! Tôi cải lương để nhấn mạnh cho Quang biết là tôi không bằng lòng về những chuyện Quang làm.
Nói xong tôi quay lưng bước đi. Quang nói với theo.
-Tao còn một chuyện cần nói cho mày biết!
-Mày vẫn là bạn của tao! Mày muốn nói thì nói, nhưng tao không biết tao có nên tin những gì mày làm và nói nữa không!
Tôi nói với Quang nhưng không quay lưng lại nhìn, nên không biết phản ứng của Quang ra sao.
-Phượng bồ của mày, không tin mày nên nhờ tao làm chuyện này để thử lòng mày đó!
Tôi bước đi thẳng. Cà phê sữa đá gì mà quá cay và quá chua!

*

Hiền, tốt bụng, và hay giúp người – tôi nguyện cho những cặp vợ chồng đừng vì hoàn cảnh không thuận lợi, nơi ăn, chốn ở bất tiện, kinh tế khó khăn mà đánh mất tình nghĩa, yêu thương, hòa thuận và hạnh phúc.
Những lúc khó khăn là những cơ hội để mọi người rèn luyện ý chí, hạnh nhẫn nhục, trao dồi tình thương và quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình.
Nguyện tất cả chúng sanh không bị tổn hại.
Nguyện tất cả chúng sanh không còn phiền não.
Nguyện tất cả chúng sanh thân tâm an lạc.

Cánh Chuồn Chuồn

Ý kiến bạn đọc
04/12/201104:16:58
Khách
Nội dung câu chuyện của Chuồn chuồn sao lại bị lái đi hướng khác đề tài "Chuyện ba người" khá nhạy cảm .Khi nói về những người HO trở về ,gia đình đổ vở bước thêm một bước làm lại cuộc đời không thể tính là chuyện 3 người ,vì cuộc hôn nhân thứ nhất đả không còn .Người thứ hai đến danh chánh ngôn thuận dù có mục đích gì hai bên cũng có sự đồng thuận để cùng nhau đi tiếp nửa đường còn lại .Có lẽ một phần không sai người đến sau vẫn bị cái bóng của người đến trước đâu đó ám ảnh ,người chồng cũng chưa chắc chắn đả quên được dĩ vãng xưa ,vì với người thứ nhất bao giờ tình cảm cũng sâu đậm hơn người thứ hai kỷ niệm bao giờ cũng nhiều hơn,Cho nên người đến sau là người chịu thiệt thòi đáng thương ,cho dù có sự tính toán nào đi chăng nửa cuộc hôn nhân nầy vẫn khó có được cái hạnh phúc đúng nghỉa chỉ là một sự gắng gượng giửa cả hai để cố giữ cho sự chọn lựa của mình dù đúng dù sai không thêm một lần đổ vở
Đây cũng là sự thật mà ai đang ở trong tâm trạng nầy đều phải chấp nhận.
Tôi xin chúc những bạn có hoàn cảnh đáng thương trên đây sẽ tim được hạnh phúc ,hoặc sẽ cố giữ gìn hạnh phúc dù rất khó khăn đi chăng nửa
04/12/201102:11:04
Khách
Câu chuyện do Cánh Chuồn Chuồn viêt đều giản dị và hay . Những bài góp ý về "Người Thứ Ba" cũng khá chính xác nói lên tâm sự thầm kín của những cuộc hôn nhân.Không tránh khỏi những chuyện "rũi may" như một ván bài Cũng có người kéo dài được đến giờ nầy cũng có người không thể cùng nhau đi đến cái đích mình đả chọn .Cám ơn bạn Phong Tranh đả kể một câu chuyện khá cảm động
03/12/201121:50:11
Khách
Những người đi cãi tạo về như chúng tôi may mắn thì gia đình còn nguyên vẹn đùm đậu nhau làm lại cuộc đời .Có nhiều Anh Em bước chân về chưa tới nhà ,nhà đả mất người thân cũng không còn .
Tâm trạng như lại bị rớt xuống vực sâu lần thứ hai .
Để sáng suốt tìm kiếm phương hướng lựa chọn con đường đi tiếp không đơn giản .
Cũng không nên trách những cô gái trẻ ,cho dù họ có chút tính toán khi chấp nhận cuộc hôn nhân bất đắc dĩ nầy .Thử hỏi ai không muốn lấy người mình yêu ? Ai không muốn có vài mối tình lãng mạng làm hành trang vào đời ?
Họ có sung sướng gì khi lấy chồng mà cái bóng của người vợ trước vẫn còn lãng đảng đâu đó ? Lấy chồng thì đả có vài đứa con chồng kèm theo ? Chưa chi đả mang tiếng mẹ ghẻ ? Có phải họ đả phải trả một cái giá cũng không quá rẽ trong cuộc hôn nhân mà hai bên đều có sự tính toán phần nào . Trách ai đây ?
May mắn thì gặp người còn nghỉ lại chút tình để cùng nhau xây ngôi nhà hạnh phúc .Nhưng cái ngôi nhà nầy không dễ gì mà xây được bên ngoài con biết bao điều mà họ phải khó khăn lắm mới có thể vượt qua .Người vợ nầy đâu có hưởng được trọn vẹn cái hạnh phúc gia đình ? Cô ta còn phải chia xẻ cho đàn con của chồng ,cho nên nếu họ có một chút tính toán một chút ích kỷ cũng nên rộng lượng với họ bỏ lại đằng sau tuổi thanh xuân chấp nhận một người chồng đả luống tuổi đáng lý phải là cha là chú của mình đáng thương đáng tội nghiệp lắm chớ .
Tôi xin tạm mượn trang nầy xin gửi thông điệp đến các Anh Em đả không may rơi vào tình cảnh nói trên xin bình tâm cố gắng chấp nhận số phận đả dành cho mình .Cũng đừng băn khoăn về cuộc hôn nhân có thể mình đả không có thời gian để chọn lựa hảy chấp nhận hoàn cảnh và cố gắng đừng để mình phải dằn vật trong cuộc sống hãy bình tâm nhìn phía trước mà đi tới .Xin chúc mọi người đều được hạnh phúc
03/12/201115:58:17
Khách
Hai câu chuyện về người thứ ba mang hai ý nghỉa không giống nhau ,Câu chuyện thứ nhất rất hay đáng để người đọc suy nghỉ trong cuộc sống.Câu chuyện thứ hai đọc rồi có một chút bâng khuâng .
Có câu :"Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" Tôi hiểu phần nào tâm trạng của người từ trong trại cải tạo trở về,có người may mắn ,có người bất hạnh .Tôi chỉ biết dù đả muộn màng xin kính chúc các Anh có cuộc sống an lành nhiều may mắn trong cuộc sống .Để kết lại tôi xin gửi câu chuyện vui .Một người bạn hỏi bạn mình :"Sao Anh khoẻ không ? Con nai vàng của Anh đâu rồi? người bạn kia trả lời :"Thì đó tui đả cưới rồi nhưng bây giờ không phải con nai vàng mà là con sư tử"
Phải chăng "tri âm của anh bạn Huỳnh Phong Tranh muốn hình bóng xưa mãi là con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
03/12/201111:02:56
Khách
Cam on tac gia viet bai nay
01/12/201114:34:23
Khách
Toi khong thich co nhung nguoi ban nhu anh Quang. Toi cung khong thich cach thu nguoi yeu cua minh nhu co Phuong. Cam on tac gia voi loi khuyen , loi nhac nho tuyet voi.
02/12/201105:52:44
Khách
Câu chuyện rất đời thường chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống người viết dẫn chuyện tự nhiên làm người đọc dễ chịu.Tôi chợt nhớ đến người bạn thân của tôi giờ đây đang trầm ngâm không lối thoát cũng vì chuyện ba người.
Cái khác của bạn tôi ở chổ chính Anh đả tự đưa mình vào ngõ cụt không lối thoát.
Khi đi cải tạo về Anh mất vợ ,những người tù cãi tạo trở về thường bị hụt hẩng và bi đát nên rất dễ tìm một đối tượng để xẻ chia với mình nửa cuộc đời còn lại .Chương trình HO nở rộ cũng là lúc những "bàn tay thân ái " chìa ra chào đón Không bao lâu bạn tôi đả dể dàng chấp nhận cuộc hôn nhân thứ hai với người con gái rất trẻ sẳn sàng chia xẻ với Anh nửa mảnh đời còn lại .Cả hai đều không tìm hiểu về những hệ luỵ về sau khi hai mãnh đời ghép lại .
Người ta vẫn thường ví von "Chồng già vợ trẻ là tiên" nhưng vơi những người từ trong trại cãi tạo trở về sau 10 năm thì sức lực gần như đả cạn kiệt,do đó mái ấm gia đình càng ngày càng thiếu hơi ấm ban đầu.
Từ đó Anh trở nên trầm tư ít nói hơn,Hai vợ chồng đặt chân đến đất Mỷ chưa được bao lâu Anh phải làm tròn bổn phận làm ...chồng là kéo mẹ vợ em cháu qua đoàn tụ ,càng ngày Anh càng nghi ngờ tình cảm của người vợ trẻ băn khoăn không biết khi nhận lời lấy Anh có phải đả có những tính toán .
Anh trở nên lạc lõng cô đơn hơn bao giờ .
Một hôm người bạn thân gọi điện thoại báo tin tình cờ gặp lại người yêu củ của Anh hơn 40 năm trên đất Mỷ
Anh không tin ,và tự nhủ rồi người ta cũng đả có một gia đình tất cả đều đả muộn màng.
Anh không hỏi tôi địa chỉ hay nơi cô bạn củ Anh không nghi Anh nên làm gì.Tôi biết ý không nhắc đến chuyện cũ sợ Anh đau lòng.
Cuộc hôn nhân thư hai không đem tới cho Anh điều Anh mong ước ,hạnh phúc bình thường như bao nhiêu người trở về như Anh , Anh và cô vợ thuộc hai thế giới không giống nhau,người vợ trẻ có quá nhiều hoài bảo ở tương lai,Anh thì đả đi quá nửa đời người nên không cùng nhau có những điểm chung.
Bây giờ Anh lại càng ít nói hơn đôi vai Anh trĩu nặng hơn.Tuyệt nhiên Anh không bao giờ hỏi về người thứ ba.Anh không muốn cô vợ trẻ lại có thêm cái cớ để làm khó Anh.
Câu chuyện của tác giả nhẹ nhàng có hậu .Câu chuyện của bạn tôi tắt nghẽn như cuộc đời của Anh Tôi biết những câu chuyện như của bạn tôi không phải hiếm trong hoàn cảnh xã hội vừa trãi qua .Người thứ ba đó vẫn âm thầm mỗi khi gặp tôi hỏi về Anh nhưng họ cương quyết không tim đến nhau .
Đây cũng là chuyện ba người ,hai người thương nhau âm thầm nghỉ đến nhau để không gây tổn thương cho người mình yêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến