Hôm nay,  

Cựu và Cố Chiến Sĩ

20/11/201100:00:00(Xem: 185178)

Cựu và Cố Chiến Sĩ

Người viết: Khanh Phan
Bài số 3411-12-2871vb7112011

Tác giả là một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, Kentucky, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận". Sau hơn 2 năm nghỉ viết, tác giả trở lại với Viết Về Nước Mỹ năm thứ 11, bằng bài viết về “Vườn Rau Sau Nhà.” Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Tháng bảy vừa qua tôi có dịp đi South Carolina, trên con đường tìm khách sạn, tôi chợt thấy một nghĩa trang nhỏ đàng sau con phố tôi đang đi. Trời đang mưa lâm râm, một người cha một tay bế con vài tháng tuổi, một tay che dù đứng bên cạnh một ngôi mộ chưa xây còn màu đất tươi. Hình ảnh nầy cứ theo tôi hoài. Hình ảnh đó làm chạnh lòng tôi ngay lúc chợt thấy. Có cái gì trong cái hình ảnh đó làm tôi suy nghĩ mãi. Sắp đến ngày ghi nhớ các cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng một số diễn biến lịch sử tôi nghe thấy được, tôi phải nói ra cho tâm tư bớt nặng trĩu.
Ngày còn nhỏ tôi có dịp đi theo gia đình viếng mộ người thân ở nghĩa trang gần chân núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. Lúc đó tôi còn thích rong chơi nên đi vòng quanh các ngôi mộ. Nhìn bao quát tôi thấy có vài ngôi mộ cất như một cái nhà nhỏ, có ngôi mộ nhỏ nhắn và có ngôi mộ rất đơn sơ. Nhưng cái mà tôi thấy thú vị là đọc những chữ trên mộ bia. Có những vần thơ tiễn biệt người thân rất thắm tình. Lúc đó không phải là tháng chạp cũng không phải là Tiết thanh Minh nhưng toàn bộ nghĩa trang coi sạch sẽ và tươm tất. Tuyệt nhiên lúc đó tôi không nghĩ gì đến ma.
Rồi mẹ tôi cho tôi đi học một trường mà đi ngõ ngắn nào cũng qua một nghĩa trang. Cũng chưa biết ma là gì. Lúc đó tôi suy nghĩ rất đơn giản: chết thì chôn, mỗi năm có người thân đi vếng mộ ít nhất một lần. Rồi chiến tranh bắt đầu dồn dập trên quê hương Việt Nam tôi. Có lần mẹ tôi cho tôi về quê ngoại thăm bà và thân thuộc họ ngoại. Một cái trớ trêu, lúc đó người dân Việt bị Miên chém đầu trôi sông rất nhiều mà tôi sợ phải chứng kiến. Nhưng tôi không chứng kiến mà nghe các chị họ kể chuyện ma. Chỉ trong vài ngày là tôi bắt đầu sợ ma dù chưa biết ma là gì. Một buổi tối tôi đang ngủ, bỗng nghe làng xóm kêu la inh ỏi, người gõ nồi, người hét vang dội cả đêm thanh. Sáng hôm sau mới biết là có nhà bị trộm. Rồi cũng ngày đó cậu tôi làm cửa khóa. Trước đó Cù Lao Long Khánh hiền hòa thật, nhà không cần cửa. Chiến tranh đã đánh mất đi cái ngây ngô của ngôi làng nhỏ bao quanh những nhánh sông Mê Kông. Tối hôm đó tôi không ngủ được. Tôi nghe cả tiếng côn trùng, tiếng dế, tiếng cọt kẹt của cây chuối hột sau hè, của mấy cây tre gió thổi đụng vào nhau. Cái sợ ma làm tôi nhiều tưởng tượng cho những âm thanh đó. Tôi đòi về sớm hơn dự định.
Tôi không còn đi thong thả khi đi qua nghĩa trang mà đi rất nhanh. Rồi 1975 đến, ngày đi học, tối họp để coi phim tội ác giặc Mỹ. Trường tôi không xa một nghĩa trang lớn. Tối hôm đó tôi không sao chú tâm xem phim vì phía nghĩa trang cứ một lúc có một đóm lửa loè lên. Nó không phải là đom đóm vì nó to hơn nhiều. Khi về, tôi cỡi xe đạp mà như phi ngựa khi qua nghĩa trang. Đường ngang nghĩa trang không bằng phẳng mà có nhiều ổ gà. Vừa đạp xe vừa đọc kinh. Chắc không đọc đúng kinh hay chưa thành tâm, nên xe cán phải bao nhiêu ổ gà, báo hại đau cả háng. Từ đó không bao giờ đi ngang mộ về khuya nữa. Sau nầy học hóa học về chất lưu huỳnh. Thầy hiểu tâm lý học trò học trường gần nghĩa trang nên giải thích hiện tượng mấy đóm lửa. Chuyện ma của tôi đi vào dĩ vãng. Nghĩ mà thương thầy tận tâm.
Trước khi tôi biết tôi sẽ đi được qua Mỹ, tôi viếng thăm nhiều bạn bè. Không xa nhà tôi lắm là nhà một người bạn, lại đi qua một khu mộ. Khu mộ nầy không đi xe qua mà phải cuốc bộ. Vì đi ban ngày nên tôi không sợ gì. Nhưng tôi thấy lạ quá sao mà rau dền, rau muống, cả bầu bí mọc đầy giữa hai ngôi mộ. Trước khi bước vào nghĩa trang nầy từ ngoài tôi nghĩ là vườn rau. Hỏi ra mới biết ruộng nuơng bị tịch thu và lúa bị nộp hơn một nữa thì làm sao đủ sống nên cũng theo chính sách “một tấc đất là một tấc vàng” triệt để. Tội nghiệp cho những người nằm xuống phải nghe tiếng cuốc dọn đất, dọn cỏ rồi tiếng chân hằng ngày tưới nước cạnh mộ. Tôi không nghĩ thân xác họ trở thành phân bón vì mấy cây rau nầy rễ không sâu.
Một hôm bà mẹ nuôi người Mỹ mất, tôi hỏi thân nhân bà xem chôn bà hay thiêu vì tôi nghe chuyện thiêu xác ở Mỹ. Chồng bà nói “Theo đạo thì không thiêu xác, sẽ chôn bà.” Vì tôi đi sanh nên không đưa bà ra mộ phần. Vài tháng sau, tôi cùng chồng và con thơ đi viếng mộ bà. Nghĩa trang nầy rất lớn và rất lâu đời. Vào văn phòng xin phép thăm và hỏi vị trí phần mộ. Họ phải đưa cho tôi một cái bản đồ và khuyên nên láy xe đi tìm mộ. Ông xã tôi chạy từ từ rồi dừng lại khoảng đường mà họ nói tôi có thể tìm mộ bà trong khu vực đường đó. Nhìn những ngôi mộ chi chit tôi cảm thấy ngao ngán: biết đâu mà tìm! Tôi lâm râm gọi tên bà, vừa bế con vừa bước lần qua các ngôi mộ. Lạ thay ngôi mộ hiện ra trước mặt từ chỗ ông xã đậu xe cách ba dãy mộ.
Nghĩa trang nầy không giống nghĩa trang quê nhà chút nào. Chỉ có một mộ bia nhỏ đặt nằm trên mộ phần. Nhìn đi nhìn lại tôi không biết phần nào là đầu mà phần nào là chân. Tôi sợ thất kính nếu đứng ngay trên phần đầu. Lần đầu viếng mộ trên đất Mỹ.
Sau đó không lâu người bạn thân tôi chết. Rồi vài tháng sau đó tôi gặp bà và chị bạn trong giấc ngủ. Bà chỉ nhìn tôi cười. Tôi hỏi sao áo chị rách quá vậy. Chị bảo tôi đừng lo cho chị nữa, chị xé áo cho mấy người nghèo và bây giờ chị rất vui vì chị sẽ đi đầu thai trong một gia đình rất giàu. Đem câu chuyện nầy tôi kể cho em của chị nghe. Cô ấy nói tôi lại gặp ma rồi. Chuyện ma sống lại trong tôi. Rất ngạc nhiên khi nghe cô ấy bảo tôi gặp ma. Thế là tôi tìm hiểu thêm về ma, địa ngục, thiên đàng qua mấy tôn giáo và phong tục Á Âu.
Gần đây bạn bè tôi gởi những tin tức về nghĩa trang Quân Đội Cộng Hòa. Chuyện bốc mộ cha tôi cùng với hình ảnh tôi gặp ở South Carolina, tâm tư tôi khó xử lắm. Tôi đi nói chuyện với vài người lính Mỹ có mặt trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi vào nói chuyện với cô giáo dạy sử của con tôi. Cô giáo nầy có người cha là cựu chiến sĩ của Đại Thế Chiến Thứ Hai. Năm ngoái con tôi có dịp đi Pháp và viếng mộ ở Normandy. Tôi hỏi về suy nghĩ và cảm nhận của con tôi.
Tôi phải khâm phục cái suy nghĩ của những con cháu và cựu chiến sĩ người Mỹ. Họ dành sự kính trọng của người quá cố rất nghiêm túc. Tôi hỏi họ sao chúng ta không mang xác các lính Mỹ về nước chôn nơi quê nhà mà vẫn để ở Normandy. Họ đều trả lời có người chăm sóc mộ phần bên đó và không biết thân nhân ở đâu. Rồi cô giáo hỏi tôi có thấy những ngôi mộ lính ngoại quốc trên đất Mỹ khi tôi đi viếng Washington DC không. Khi nước Mỹ chưa dành độc lập thì có chiến tranh với người Anh. Nhiều mộ của lính Anh Quốc còn trên đất Mỹ. Họ cũng chăm sóc mộ “kẻ thù” như chăm sóc mộ quân nhà. Cô nói là họ hy sinh cho mục đích cao cả riêng họ, ta kính trọng cái cao cả đó. Đó là tinh thần nhân loại.
Chiến tranh thế giới thứ hai và nhất hay những chiến tranh khác trước đó, họ đều duy trì hài cốt theo kiểu trên. Chỉ có sau chiến tranh Việt Nam, tìm DNA quá dễ, có nhiều kỹ thuật tối tân nên tìm hài cốt lính Mỹ là điều cần làm và có thể làm được. Họ đem về quê nhà cho có người thân thăm viếng mộ phần và những người quá cố có nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhớ mới đây khỏang một thập niên, những người Việt Kiều Mỹ bỏ tiền ra xây lại những ngôi mộ quê nhà cho nguy nga tráng lệ. Một số cha mẹ chết ước ao được chôn nơi quê nhà. Có bao nhiêu cha mẹ được ước mơ như vậy" Có cái gì đó mà phong tục người Việt coi trọng chuyện chôn cất nơi quê nhà. Mẹ tôi không ra ngoài cái tin tuởng đó. Bà ước được thiêu rồi đem về chôn cạnh mộ phần ông bà khi bà chết. Tôi hỏi đem tro về chôn ở Việt Nam, không có gì ở đây cho chúng con thăm viếng. Hơn nữa, ông bà và các cô cậu còn lại nơi quê nhà đã chết gần hết. Các con cô cậu cũng già nua, chỉ còn các cháu chit. Cháu chit chăm sóc mộ phần được bao lâu" Bà quả quyết sẽ có người chăm sóc.


Rồi chuyện bốc mộ cha tôi. Khi cha tôi mất, tôi không thấy mặt và cũng chưa có dịp về thăm mộ ông. Gần đây mẹ tôi đòi bốc mộ cha tôi, thiêu rồi đem tro vào chùa ở Việt Nam. Tôi phản đối kịch liệt. Thứ nhất đối với tôi chết là ngủ giấc ngàn năm hay được yên nghỉ xa cái thế gian không mấy yêu kiều. Tôi đồng ý với Mỹ hay có thể bị Mỹ hóa không chừng: Rest in peace! Sao không để ông yên giấc" Khi nào cộng sản thông báo dời mộ thì mình hãy làm, thêm ngày nào hay ngày nấy. Tôi thấy người ta diễn tả địa ngục đầy lửa, thiêu xác có thể là đưa xác vào địa ngục không" Quật mồ rồi an tán trở lại có khác nào chết hai lần! Nếu phải thiêu xác thành tro thì sao không đem về Mỹ nơi các con ông sống mà để lại Việt Nam rồi phải nhờ người dưng chăm sóc nắm tro tàn" Hiện giờ ông còn vài đứa cháu thân biết chăm sóc mộ phần cho ông.
Kể cũng lạ, theo thuyết âm dương thì lửa là dương, thiên đàng là dương, địa ngục là âm mà địc ngục lại đầy lửa! Người theo đạo Chúa thì cho là chết về nước Chúa. Phật giáo thì cho là thế gian nầy là cõi tạm, bám víu làm gì. Người Mỹ tin rằng chết là hết nên cái đám tang của họ không bi thảm như đám tang người Việt. Hầu hết dân Việt Nam tin có kiếp sau và kiếp trước. Thế mà cái đám giỗ cứ duy trì mãi, có lúc phải làm đúng ngày người mất và xin ơn trên cho người chết về ăn cơm với gia đình. Bao nhiêu năm thì đi đầu thai" Người Mỹ không có làm đám giỗ thế họ có thất kính với người đã mất không" Chắc chắn là không. Đó chỉ qua là phong tục tập quán. Cái triết lý của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang vào nhạc của ông về cái chết làm tôi suy nghĩ mãi: «Hạt Bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi.»
Tháng năm, năm nay, vào ngày tưởng niệm những người quá cố, tỉnh tôi ở có tin tức thảo luận mấy ngày về vụ để thánh giá trên đường phố gần địa điểm người bị tử nạn xe hơi. Có người cho là làm mất đẹp thành phố vì quá nhiều thánh giá trên một vài con đường có nhiều tai nạn gây tử vong và những người nầy đã có mộ phần rồi. Có người cho rằng dẹp mấy cái đó đi thì không biết kính trọng người chết. Tôi thấy ai cũng có cái lý đúng, có lẽ tôi trở thành tên ba phải chăng! Nhưng chung quy, tôi thấy là họ tin tưởng sự hiện hữu của linh hồn như đại đa số người Việt.
Như vậy khi ta thăm viếng mộ có nghĩa là ta quý mến cái hình hài lúc người còn sống ta gần gũi. Còn khi ta làm cái gì để tưởng nhớ đến người chết có nghĩa là ta nghĩ về linh hồn người quá cố. Nếu ta chết thân xác ta sẽ trở về cát bụi thì sao ta không thiêu xác rồi hòa tro vào đất" Cái đạo giáo hay cái phong tục không cho phép ta làm như vậy. Chết sau bao nhiêu năm thì ta thành cát bụi" Có nấm mồ người dân nào tồn tại trên 500 năm hay 1000 năm"
Hầu hết những tin tức về mộ phần của cố chiến sĩ đưa ra là từ các các cựu chiến sĩ. Đến lúc tôi phải hỏi «Lính nghĩ gì"» Tại sao nghĩa trang Biên Hòa bị cộng sản áp dụng «Chính sách muời năm trồng cây» còn một số các nghĩa trang khác có mộ chiến sĩ Quân Lực Cộng Hoà thì vẫn không có áp dụng" Họ muốn biến nghĩa trang thành chỗ thương mại chăng" Họ có công bố cho dời mộ không" Chúng ta thường nói cộng sản vô thần thì chúng ta phải nghĩ làm sao họ chăm sóc mộ phần người mà họ cho là “kẻ thù” của họ! Xem lại lịch sử nước nhà sẽ thấy hầu hết các vua mới lên thì hủy bỏ tàn tích của các vua cũ khác triều đại. Có phải chúng ta chịu ảnh hưởng cái dân tộc tính của người Mỹ trong việc giữ gìn mộ phần các cố chiến sĩ, chúng ta cho những hành động cộng sản làm là hành động của những kẻ vô thần" Chúng ta cũng muốn yên nghĩ nơi quê nhà nhưng chúng ta e rằng cộng sản sẽ coi mộ phần chúng ta như mộ phần ở nghĩa trang Biên Hòa nên chúng ta lên tiếng chăng" Sao ta không hỏi con cháu ta lo mộ phần ta như thế nào" Vì sao đi nữa khi ta nằm xuống thì người còn sống là người lo cho cái chết của ta mà!
Cùng là người Việt nhưng khác lý tưởng nên sự thù hằn vượt cái lòng nhân đạo chăng" Có mấy ai không đau lòng khi nghe chuyện nầy.
Hôm qua tôi đọc một tài liệu về những ngôi mộ của chiến sĩ VNCH ở Quảng Trị bị bỏ rơi, tôi không khỏi ngậm ngùi. Tôi bỗng nhớ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có đề cập đến ngôi mộ hoang. Tôi muốn viếng thăm mộ cha tôi dù là một lần nhưng hoàng cảnh tôi chưa cho phép. Tôi nghĩ mãi tại sao có mộ bị bỏ hoang có mộ vẫn dập dìu khói hương, trang hoàng tráng lệ" Ôi cái kiếp người chết mà chưa yên giấc, nghiệp chướng gì thế! Có phải chăng «Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa»"
Khi đọc cái danh sách mộ phần tôi phải dừng lại rất lâu ngẫm nghĩ những dòng chữ trên một mộ bia:
Lê Đình Chữ
1934-1967 (Sinh Mùi-chết Mùi)
Kim…Xuân-Cam Lộ Quảng Trị
Vợ: Nguyễn Thị Phương.
Tôi bật cười cho cái khôi hài «Sinh Mùi-chết Mùi» vì tôi nghĩ khi sinh ra thì ta khóc khi chết người ta khóc mình thì «mùi» là phải rồi. Nhưng khi tôi chợt nhớ Mùi viết hoa có nghĩa là năm Con Dê hay năm Mùi. Thật lòng xin lỗi cùng người quá cố và thân nhân.
Mộ bị bỏ hoang, như vậy có thể là bà quả phụ nầy cũng mất rồi chăng hay đang sống đâu đó xa quê nhà. Tôi không nghĩ thân nhân cố tình bỏ rơi ngôi mộ đâu. Hoàng cảnh nghiệt ngã mà!
Dù sao đi nữa, người bác nào có công ghi lại từng mộ bia của các cố chiến sĩ VNCH ở Quảng Trị để hy vọng tìm thân nhân của phần mộ. Một hành động đáng kính. Vâng, tôi hy vọng có ai có thể lo những mộ phần nầy để dẹp đi những lạnh lẽo hoang phế. Thời gian sẽ đưa mọi việc vào quên lãng. Như tôi, chưa chi đã lầm «Sinh Mùi-chết Mùi» dù chỉ là khoảnh khắc.
Khi nghe tin Bin Laden chết, rất nhiều người Mỹ ăn mừng. Nhưng trong đám ăn mừng như ăn tết đó hầu hết là sinh viên học sinh mà thành phần nầy còn là những đứa con nít khi biến cố 9-11 xãy ra. Chắc chắn những người Mỹ lớn tuổi không thương tiếc Bin Laden nhưng họ không ăn mừng như những người trẻ. Dĩ nhiên, Bin Laden là «kẻ thù» của Mỹ, Mỹ chọn cho hắn một cái chết và chọn luôn cả việc an táng cho hắn. Cái chết mà ta gọi nôm na là chết không mồ chôn. Có thể nó là một hành động sĩ nhục. Ta có nên hay dám trách cái «sĩ nhục» nầy không" Tôi nghe kể rằng khi hải quân chết thì đốt ra tro rồi đem tro vào lòng biển. Như vậy có lúc không phải do phong tục dân tộc hay đạo giáo mà do luật quân chủng.
Ngày xưa thi sĩ Tú Xương làm thơ chúc tết nhưng ông gởi gắm một thông điệp: ai cũng sanh nhiều con thì sẽ đưa nhau lên núi ở. Dân số tăng nhanh nên nhiều quốc gia phải lập ra chính sách giảm sanh. Dân cư càng ngày càng đông, tức mộ phần cũng nhiều. Mà chọn đất cho một ngôi mộ phải chọn đất tốt như khô ráo. Tôi nghĩ sẽ có một ngày mấy chính quyền những nước trên thế giới cũng sẽ đổi thông lệ xây cất nghĩa trang. Còn không mấy nhà khoa học phải làm cho dân sống mãi.
Cách đây không lâu, nhiều hội đoàn giúp các gia đình chiến Sĩ VNCH nối nhau thành lập. Chứng tỏ vẫn còn nhiều người ở lại. Những giúp đỡ nầy có đến tay những chiến sĩ VNCH đang sống ở nơi đèo heo hút gió không" Bây giờ chúng ta thấy nhiều tin tức về mộ phần chiến sĩ VNCH. Một số chiến sĩ VNCH kẹt lại đã chết. Trên mộ bia có dám để dấu tích là lính VNCH không" Nếu không thì ai biết đó là mộ phần của chiến sĩ VNCH"
Khi ta còn sống ta muốn chọn cái chết cho có ý nghĩa nếu không là cái chết tự nhiên. Nhưng khi ta chết ta cũng muốn được yên mồ yên mả. Có mấy ai được như ý nguyện không" Có ai nghĩ tới thân nhân còn sống lo và nghĩ gì về ta sau khi ta chết" Tôi nghĩ cái thân xác là vật vô tri chỉ có linh hồn là hữu tri. Người cha bế con thăm mộ lúc trời mưa ở South Carolina chắc là cái linh hồn người sống và người quá cố còn quấn quít.
Dù sao đi nữa một cái nhìn của cựu quân nhân vào những ngôi mộ chiến sĩ tạo nên một hành động đáng cho ta kính phục và suy gẫm.
Khanh Phan

Ngày 9-11-2011

Ý kiến bạn đọc
21/11/201121:15:07
Khách
Toi co mot y nho muon dong gop voi ba Khanh Phan. That ra, truyen thong lam gio cho nguoi chet , du qua doi da lau hay moi, la mot dip de tuong nho den ong ba cha me da khuat bong. Va do cung la dip de con chau tu tap quay quan voi nhau duoi mot mai nha. Chu ai biet duoc cac bac ong ba da sieu thoat, dau thai, hay van con vuong van? Toi cho day la mot tap tuc rat dang duoc duy tri, cho du o Vietnam hay hai ngoai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,322,366
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.