Hôm nay,  

My Little Cô Gái Đồ Long

29/10/201100:00:00(Xem: 271959)

My Little Cô Gái Đồ Long

Người viết: ThaiNC

Bài số 3396-12-28606vb7102911

Tên thật: Nguyễn Cao Thái. Sinh năm 1959 tại Huế. Vào Saigon 1968, và vượt biên đến Mỹ 1979. Hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình. Khởi viết trước năm 1975 với trang thiếu nhi MAI BÊ BI nhật báo Chính Luận Sài gòn. Tại hải ngoại, từ năm 1987- 1992 viết bài trên Làng Văn (Canada); Văn, Văn Học (Nam Cali.), và một số báo địa phương Bắc Cali dưới tên Nguyễn Ngự Bình. Ngưng viết đến năm 2010 bắt đầu viết lại và lấy tên ThaiNC vì tên NNB có người khác lấy rồi. Tô Canh Thơm Của Mạ là bài viết đầu tiên Thai NC góp cho Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của ông lần này là một chuyện “rất xuân”.

***

Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua

Lắc một cái ra ba con gà mái

Chung hết tiền, chung hết tiền…

Làm gì mà bạn không một lần được nghe con nít ê a rong rả khắp làng trên xóm dưới mấy câu hát trên, nhất là những lúc tết nhứt chứ" Riêng kẻ viết bài naỳ thì thú thật là nghe và hát mấy câu trên đến độ không còn nhớ nỗi bài hát nguyên thủy của nó nữa.

Nhưng mà sẽ có nhiều bạn thắc mắc “ Cô gái Đồ Long” là ai " Tại sao hầu như ai cũng không ít thì nhiều đều nghe nhắc nhở đến cô ta vài lần, không những trong bài hát vui nói trên, mà ngay cả trên địa hạt văn chương, sách báo, văn nghệ, chình trị …cô ta đều có mặt trên khắp mọi vùng chiến thuật. Cô nổi tiếng đến độ mà quí vị con nít khắp nước dù chưa gặp bao giờ cũng cùng nhau đồng ý tôn cô làm cái ngồi lắc bầu cua là đủ biết.

Vậy cô là ai " Cô là ai "

Nếu bạn là dân kiếm hiệp để đầu giường làm gối như tôi, hoặc là phim bộ trọn đêm như bà xả ông anh rể tui, thì cô gái đồ long cũng không có gì bí hiểm. Tuy nhiên một số các bạn không phải là dân trong nghề, nên tôi tạm mở dấu ngoặc ở đây để bật mí sự tích cô gái đồ long chút xíu.

Cô Gái Đồ Long là tựa truyện vỏ hiệp nổi tiếng của tác giả Kim Dung vào những thập niên 60, hay còn gọi là Vô Kỵ- Triệu Minh, là tên hai nhân vật chính. Và Đồ Long là tên thanh đao sắc bén ai cũng muốn tranh giành trong truyện. Thực ra thì tác giả Kim Dung không hề đặt tên “ Cô Gái Đồ Long” cho bộ kiếm hiệp này. Tựa chính nguyên thủy của nó là “Ỷ Thiên Đồ Long KýÙ” (câu chuyện cuả thanh kiếm Ỷ Thiên và thanh đao Đồ Long), nhưng khi qua Việt Nam, dịch giả Từ Khánh Phụng thời đó có lẽ vì cảm nhân vật nữ Triệu Minh trong câu chuyện nên đã đổi tựa thành Cô Gái Đồ Long ("), mặc dù tôi đâu thấy có cô gái nào trong truyện đi đồ long đâu" Vậy thì tôi tin rằng Cô Gái Đồ Long là cô gái Việt Nam, không phải á xẩm đâu. Và nó đã thành một nhân vật truyền khẩu huyền thọai cho đến bây giờ: có Cô Gái Đồ Long lắc bầu cua…làng trên xóm dưới mỗi dạo Xuân về.

Mỗi dạo Xuân về, gia đình tôi có lệ sau khi chúc tết ông bà, cô,dì, chú, bác xong, tiền lì xì rủng rỉnh túi là lũ con nít xúm lại chơi Bầu Cua. Không phải ăn thua gì, chủ yếu là cho lũ nhỏ giữ lại một truyền thống ngày Tết mà cha mẹ chúng những năm thơ ấu lúc còn ở quê nhà đã một thời say mê háo hức. Và tôi để ý bắt đầu từ năm ngoái khi vừa lớn đủ là con gái tôi bao giờ cũng dành làm cái và má cháu phải ngồi cạnh bên …chung tiền. Phần cháu chỉ thích được cầm hộp Bầu Cua lắc nghe loảng-xoảng, xong rồi, không hiểu do ai chỉ bảo, dõng dạc hô to: “ cất cái tay” và khoái chí thấy các nhà con phải tuân theo răm rắp. Cháu chỉ biết tới đó, chứ nếu mà nó vừa lắc vừa hát “Thiên linh linh, Địa linh linh…” mới là đáng ngại. Một lần cháu đang lắc say sưa, tôi ngồi ngoài coi vô tình buột miệng ca “ Có cô gái đồ long lắc bầu cua. Lắc một cái ra ba con gà mái…” Không hẹn mà tất cả nhà con chung quanh dồn hết tiền vô một cửa GÀ. Khi con gái tôi giở cái nắp ra thì cả 5,6 cái miệng gào lên như sấm động “Ba con gà!!! ha ha ha!”, kể cả 1,2 cái giọng non choẹt tiếng Việt chưa chỉnh mà cũng ráng hét lên góp tiếng nói “Three con checkcons..” Ô hô !!!

Cô gái Đồ Long tý hon nhà tôi mặt mày bí xị nhìn tôi trách móc như vì ba mà …má phải chung tiền mỏi cả tay. Sang bàn kế, quí vị con nít chưa đặt tiền vội mà đồng loạt quay lại nhìn tôi như chờ ý kiến. Con gái sợ quá nhìn tôi ra lệnh” Ba, No” Thế là tôi phải tảng lờ đi nơi khác chứ lỡ tôi cao hứng ca bậy “Tròi mưa em đi bắt CÁ đem về má nấu canh chua…”, gặp giờ linh thiêng làm sao mà cháu giở ra ba con cá thì thiệt là…quá sá.

Và từ đó tôi gọi con gái tôi là my little Cô Gái Đồ Long theo đúng nghĩa nó đã từng lắc bầu cua ra ba con gà mái…

Ở đây tôi không có ý kể hết cả câu chuỵên mấy ngàn trang đầy những tình tiết éo le của mối tình Vô Kỵ- Triệu Minh. Chỉ muốn tóm tắt một chi tiết thật độc đáo trong bộ truyện. Nó đã thành một huyền thoại mà tôi nghĩ bốn năm, sáu bảy chục năm sau, dù bộ kiếm hiệp Cô Gái Đồ Long có thể mai một và đi vào quên lãng, nhưng mà chi tiết độc đáo này sẽ còn tồn tại và lưu truyền lâu lắm. Nếu chẳng vì vậy mà ngay cả ông tướng râu kẻm Nguyễn cao Kỳ vào những năm 70 của miền nam VN ngày trước cũng đã ví von mượn tình tiết này làm thí dụ điển hình cho cuộc đời hậu chính trị đầy thăng trầm của mình. Câu chuyện như vầy:

Trước khi là đôi tình nhân yêu nhau thắm thiết, Vô Kỵ và Triệu Minh là hai kẻ đối đầu chọi nhau nẩy lửa. Nàng là Quận chúa Mông Cổ, thông minh quyền biến, thống lãnh một lực lượng võ sĩ xâm lấn Trung Hoa. Chàng là Giáo chủ Minh giáo, vỏ nghệ tuyệt vời đai đen mười mấy đẳng, bộ hạ cũng hàng ngàn, cương quyết chống lại quân Mông Cổ. Dĩ nhiên là họ đã đấu sức, đấú trí biết bao nhiêu trận để quen biết và cuối cùng là yêu nhau chứ! Nhưng mà một lần phe Vô Kỵ bị Triệu Minh bắt bí, khiến thủ lảnh Vô Kỵ phải chịu hứa làm cho nàng ba chuyện thì mới được nàng tha cho.

Và chàng ma giáo giáo chủ Vô Kỵ đã thực hiện được hai chuyện .Chuyện thứ ba tưởng là được tha, vì hai người sau một thời gian thử thách, nàng thì từ bỏ tất cả địa vị cao sang quyền quí, chàng thì bị thuộc hạ lừa bỏ…hai người từ đó chỉ bên nhau không màng thế sự nữa.

Câu chuyện nếu chấm dứt ở đó cũng là đẹp rồi, nhưng Kim Dung tiên sinh đã thêm vào khúc cuối thật độc đáo và đây là điều tôi muốn bàn chơi với các bạn trong bài này.

Một hôm Triệu Minh, bây giờ đã là Vô Kỵ phu nhân, bỗng cắc cớ nhắc đến ba lời hứa năm xưa của phu quân, và đòi thực hiện lời hứa thứ ba. Chàng Vô Kỵ tá hỏa tam tinh, vì hai điều trước đều là những chuyện kinh thiên động địa, kể cả chuyện nàng dám đơn thân độc mả, vì yêu mà cả gan cản trở Vô Kỵ có lúc đang làm đám cưới cùng nàng Chu Chỉ Nhược, khiến cho cô dâu nổi máu tam bành cho một đòn Cưủ Âm Bạch Cốt Trảo thừa sống thiếu chết.Tuy nhiên đã hứa thì cũng đành rụt rè hỏi điều gì, vì suy từ hai điều trước, điều thứ ba này chắc phải khủng khiếp lắm. Ai ngờ Triệu Minh chỉ nũng nịu đưa cây cọ kẻ lông mày trong tay cho chồng mà nói rằng” Lông mày của thiếp nhạt quá, phu quân phải kẻ lại dùm” Chàng thở phào như trút được gánh nặng và hùng hồn tuyên bố “ Vô Kỵ ta từ nay ngày ngày sẽ kẻ lông mày cho ái thê”

Đó, Cô Gái Đồ Long của ông Kim Dung cũng dễ thương ghê chưa"

Tới đây, dù không đọc kiếm hiệp hay phim bộ, nếu từng là dân Saigon trước 1975, chắc bạn cũng thấy câu chuyện này có vẻ quen quen"

Đúng vậy. Ông tướng Nguyễn Cao Kỳ ngày xưa đã nhiều lần tự ví mình với Trương Vô Kỵ. Ông cũng là một cây kiếm hiệp điệu nghệ, và đương nhiên ông đã tặng cái danh hiệu Cô Gái Đồ Long dễ thương đó cho phu nhân Tuyết Mai của ông. Có điều tôi thắc mắc là khi đó đã có cô Kỳ Duyên chưa nhỉ" Chắc là chưa. Chứ nếu có cô Kỳ Duyên, và nhất là cô con gái khoảng 8 hay 9 tuổi, cái tuổi như con gái tôi bây giờ, Tôi nghĩ rằng chắc ông thấy cô con gái mới là Cô gái đồ long thực sự của ông.

Bởi vì, kẻ lông mày cho vợ tuy là một điều thơ mộng, nhưng có lẽ chỉ có trong …tiểu thuyết. Thực tế đã có được mấy ai. Giả dụ, chỉ giả dụ thôi, đã có người làm thiệt như ông Nguyễn cao Kỳ chẳng hạn, thì chắc cũng chẳng được bao lâu. Nhưng nếu có một lần ông cầm lược chải đâù cho cô con gái thì có lẽ ông đã tuyên bố khác.

Thí dụ bây giờ có ai hỏi, việc gì trong ngày bạn làm và cảm thấy thích thú nhứt" Chín người thì mười ý, dĩ nhiên. Với tôi, mỗi sáng cầm cái lược chải đầu cho con gái trước khi đi học là một điều thích thú vô cùng.

Hình như cuối năm lớp Hai, 2nd grade, thì phải, tiểu cô gái đồ long của tôi một hôm thỏ thẻ xin ba mẹ được để tóc dài quá vai… cho giống mẹ. Mẹ Đồ Long dĩ nhiên là đồng ý liền. Có ai mà từ chối con gái muốn giống mình đâu nà" Thế là chỉ vài tháng sau, cháu đã có mái tóc như ý, còn dài hơn của mẹ nữa. Cháu quý mái tóc của mình lắm. Ban đầu thì cháu ngày ngày tự săn sóc lấy mái tóc trước giờ đi học. Nhưng càng về sau tóc càng dài hơn và cháu còn nhỏ quá để chải cho đúng điệu. Cô gái Đồ Long bèn nhờ mẹ. Tội nghiệp, Mẹ Đồ Long thì phải đi làm xa, lái xe cả tiếng mới tới được hãng cho nên dù đã dậy thật sớm nhưng sau khi chuẩn bị đồ ăn sáng cho hai đứa con xong thì phải vội vả ra đi cho trứơc giờ kẹt xe trên xa lộ. Cho nên, mẹ Đồ Long không có đủ thì giờ chăm sóc mái tóc cho con một cách kỷ lưỡng được. Vậy thì chỉ còn ba Đồ Long tương đối không phải đi làm sớm mới đủ thì giờ nhận lãnh nhiệm vụ to lớn này.

Mỗi sáng, khoảng 5 phút trước khi phải ra khỏi cửa, Tiểu Đồ Long cầm cái lược đưa cho ba, xong rồi là tự động nhảy phoóc vào lòng ngồi chờ chải đầu. Ban đầu thì tôi chỉ chải qua loa miễn sao cháu thấy OK là được. Nhưng sau vài tuần, tôi bắt đầu cảm thấy thích thú. Chải đầu tưởng là một chuyện đơn gỉản nhất đời đối với phe húi chúng tôi, nhưng lại là cả một vấn đề quan trọng đối với cánh phụ nữ, dù là phụ nữ tý hon như tiểu cô gái đồ long của tôi. Bạn phải kiên nhẫn ngồi gở những cụm tóc rối của cháu trước khi chải nếu không cháu sẽ bị đau đó. Tuy nhiên đó không phải là điều khó. Điều khó là bạn phải điều chỉnh tay sao cho vừa phải, bởi vì sẽ có những cụm rối nằm ở dưới bị che không thấy, và nếu bạn cứ thẳng tay chải mạnh xuống thì sẽ nghe cháu xuyt xoa “ ui- da, ui-da…” là cái chắc. Và nếu mà bạn để cho cháu phải ui-da quá nhiều thì sự nghiệp chải đầu cho con gái coi như hưu hỉ. Cháu sẽ lay off bạn là cái cẳng. Vậy sau khi đọc xong bài này và bạn bỗng có ý muốn theo tôi chải đầu cho con gái thì phải nhớ những điều sau đây:

1_ Phải chú ý gở bỏ những cụm tóc lớn dính vào nhau trước khi chải.

2_ Tốt nhất là để cháu ngồi trong lòng khi chải vì thế nào cũng có những cụm rối mà bạn không biết. Khi chiếc lược trong tay bạn chải gần tới chỗ rối đó, cháu bắt đầu thấy đau và theo phản ứng tự nhiên cháu sẽ nhướng người để giảm bớt đà lược, thì bạn sẽ biết mà dừng lại cho kịp lúc, nếu không để cho cháu phải ui-da nhiều quá là mất job đó.

3_Vì vậy mà vận tốc khi chải cũng vừa phải thôi chứ nhiều khi quá nhanh thì dù cháu có phản ứng trước bạn cũng không dừng lại kịp.

(Và chắc chắn là sau vài tiếng ui-da, bạn sẽ thấy một khuôn mặt phụng phịu hờn giổi quay lại liếc bạn một cái sắc như gươm để cảnh cáo).

4_ Nếu tóc cháu quá dài thì bạn phải chải hai lần, bắt đầu ở giữa chải xuống trước, xong rồi mới bắt đầu từ trên đỉnh đi xuống. Như vậy sẽ tránh được tình trạng bạn dồn hai ba chỗ rối nhỏ thành một cụm lớn phía dưới và rất khó gở.

Đó, bạn thấy chưa, đâu phải dể.

Bạn có uống cà phê không" Tôi muốn nói là cà phê mỗi buổi sáng đó. Và khi bạn đã uống cà phê mỗi buổi sáng rồi mà bỗng dưng có một ngày vì một lý do nào đó bạn không thể có thì cảm nghĩ của bạn ra sao" Cảm giác thiếu thốn cà phê thế nào thì cảm giác một ngày không chải đầu cho con gái của tôi cũng giống như vậy.

Có nhiều người than rằng, nuôi con lớn hồi nào không biết. Tôi thì tôi biết chứ.

Lúc Tiểu Đồ Long mới bắt đầu nhờ ba chải tóc, cháu nhảy một cái lên đùi ba gọn lỏn, nhiều khi chải chưa xong đã nhảy xuống chạy chơi chuyện khác. Lớn hơn tý nữa, cháu biết kiên nhẫn hơn và biết hợp tác cho ba chải đầu. Thí dụ như chải bên trái xong không cần nói cháu cũng biết xoay sang bên phải chải tiếp. Chaú cao lên nên chân loòng thoòng và nặng nề hơn, dể bị tuột xuống đất. Và mới đây thôi, cháu đã biết sau khi chải đầu xong, thỉnh thoảng chạy ra trước gương hất mái tóc qua lại, lấy cây lược tự chỉnh trang chút xíu cho thật đúng ý nữa chứ. Và nhất là, trước kia mỗi lần tôi vô ý làm đau đầu, dù ba có xuyt xoa xin lỗi đi nửa cháu cũng phụng phịu dỗi hờn chút đỉnh. Sau này thì khi tôi xin lỗi, cháu chỉ nhẹ nhàng thông cảm “It’s OK dad. Không sao, ba”.

Và tôi biết con mình đang lớn.

Và tôi biết sẽ có ngày nó lớn đủ để không cần mình chải đầu cho nó nữa.

Chỉ 2 phút mỗi sáng thôi, nhưng đó là những phút đầm ấm nhứt của một ngày. Trên tay tôi là cây lược, và trước mặt tôi là mái tóc rối của con. Không còn gì khác nữa. Những gì rắc rối cuả cuộc sống chung quanh tạm thời xếp qua một bên.

Và tôi biêt con mình đang lớn.

Và tôi biết ly cà phê thơm nồng buổi sáng đó sẽ có lúc không còn. Buồn quá, tôi tâm sự cùng mẹ Đồ Long. Nàng vổ về an ủi: “Ô hay, nuôi con thì nó phải lớn chứ" Nhưng mà dù lớn tới đâu đi nữa thì nó bao giờ cũng chỉ là baby, là little Đồ Long của mình hết. Phải không" Còn tới lúc mà nó không nhờ anh chải đầu nữa thì anh… chải đầu cho em mỗi sáng đi làm. OK "” HƠƠƠ!!, nghe sao quen quen! Hình như lúc đó tôi phải nói lại rằng “ OK, OK, từ nay Vô Kỵ ta, ủa quên, Thái tui ngày ngày sẽ chải tóc cho bà xã đi làm”.

Ly cà phê sữa đổi thành… cà phê đen. Vị ngọt đắng thì chắc có khác, nhưng mà hương cà phê vẫn là một, và cũng sẽ làm mình ấm lòng mỗi sáng như nhau. It’s OK.

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
29/10/201117:46:00
Khách
Cám ơn anh Thái với bài viết thật dễ thương.Mong mỗi sáng anh vẫn hoài được uôńg càphê, dù có khác vị ngọt đắng.Chúc anh và gia đình có một ngày bình yên
09/12/201107:18:50
Khách
Bạn Vinh Đức Trần,
Tôi nghĩ bạn muốn comment vào bài : TỪ THIỆN VÀ BIẾT ƠN của tác giả Lệ Hoa Wilson, nhưng lại để lộn vào bài này. Xin lỗi bây giờ tôi mới thấy. Hy vọng bạn sẽ đọc được và điều chỉnh cho đúng chỗ. Không biết Việt Báo có thể giúp đõ bạn Vinh Đức Trần hay không!
09/12/201106:52:34
Khách
Bạn Thùy Mị,
Xin lỗi rất chậm trễ trả lời vì tôi mới biết comment của bạn ở bài này. Cám ơn bạn đã khen tặng.
Và cũng chúc bạn một week end vui vẻ.
ThaiNC
18/11/201102:23:23
Khách
Chị Lệ Hoa
Đọc những tâm tình chia xẻ của chị trong bài mà tôi không cầm được nước mắt. Cũng nghẹn ngào cũng rưng rưng nước mắt theo những cảm xúc của chị. Quả thật trên đời nầy có nhiều người sống tràn đầy hạnh phúc, đang hưởng quá nhiều ơn phúc của nước Mỹ đã bao dung cho họ, trong khi sự đóng góp trả ơn chẳng đáng là bao, nhiều khi chỉ là con số không , mà hể mở miệng ra là ta thán, là chê trách đủ điều. Cầu mong sao bài viết của chị đưọc truyền đi nhiều nơi trên các phương tiện truyền thông để các vị đó có dịp đọc. Phần tôi xin phép chị cho tôi đưọc phổ biến các bài nầy đến thân hữu và yêu cầu họ cũng làm tương tự.
Phần chị viết về những điạ điểmvà phái đoàn đi thămviếng và tặng quà làm tôi khóc nhiều nhất. Quê hương mình quá nghèo khổ và điêu linh sau bao nămchinh chiến. Ngày nay sau 36 năm,ngoài bộ mặt xa hoa phù phiếm mà mọi người đi về Vn thuờng nói đến như một thành tích của chánh quyền hiện nay, họ có bao giờ chịu khó đi đến những nơi nầy? Cho họ chứng kiến một lần để từ bỏnhững dị hợm huênh hoang của "áo gấmvề làng'. Tháng 10/1990 tôi đến Mỹ. Trước đó gia đình sống ở vùng Bà Chiểu ( Gia Định ). Bà chị tôi bị ung thư năm1986 nên tôi biết nơi nầy rất rỏ. Cám ơn chị đã cho đọc một bài viết thật cảm động với tấc ả tâm tình xúc động của chị trước nhũng mãnh đời khốn khó để những người đọc nhu tôi có một cái nhìn chính xác hơn về xã hội VNhiện nay.
18/11/201102:04:22
Khách
testing
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến