Hôm nay,  

Cơn Giận

23/10/201100:00:00(Xem: 205296)
Cơn Giận

Người viết: Karen N. Nguyễn
Bài số 3390-12-28600vb8102311

Karen N. Nguyễn, sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O. định cư tại Mỹ năm 1991, hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải vinh danh tác giả, một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

***

Ngày thứ ba buổi chiều mùa hè nắng gay gắt, An đi làm xong trên đường lái xe về nhà tạt qua chợ mua đồ ăn. Khệ nệ xách mấy túi đồ ăn vào nhà, An thở cái khì. Trời nóng ơi là nóng, gần 4 giờ chiều mà oi bức không thể tả, An uống ly nước đá lạnh vào và cảm thấy dễ chịu hẳn lên.
Đang lúi húi rửa rau làm salad cho Jim đem đi ăn trưa thì An nghe có ai đập cửa nhà mình. Rầm, rầm, rầm !!!!!! An chạy ra cửa, thầm hỏi không biết có phải chuông nhà mình hư hay không mà anh chàng UPS phải đập cửa như vậy. Thường khi nếu Jim hay An có đặt mua món hàng gì to quá cỡ thì UPS đem tới cứ để trước cửa nhà, họa hoằn mới kiếm người trong nhà xin chữ ký khi món hàng đắt giá, Jim với An dạo này đâu có đặt mua món gì đâu kìa, An nghĩ trong đầu khi mở cửa ra.
An định hỏi đùa anh chàng UPS quen khi mở cửa là sao đập cửa nhà An dễ sợ quá, cứ như là trời long đất lở, bộ UPS có policy mới hay sao vậy, nhưng rồi tim An gần như ngừng đập khi An mở cửa và thấy một ông cảnh sát lớn tuổi, phốp pháp, cao thật cao đứng đó. Chuyện gì xảy ra với Jim ở chỗ làm chăng, An lo đến không mở miệng được, tim thắt lạị.
Có phải cô là chủ nhân chiếc xe Honda màu xanh sậm bảng số XYZ.. hay không, ông cảnh sát hỏi. An gật đầu. Xe của cô bị một chiếc xe khác tông vào, ông cảnh sát nói, tôi đến báo cho cô hay, hiện chúng tôi đang làm biên bản với người tài xế gây lỗi.
An đi lấy cái máy chụp hình, cell phone, chìa khóa xe rồi chạy ra chỗ An đậu xe. Nhà Jim và An là townhouse, có 2 chỗ đậu xe dành riêng trong khu nhà. Nhà nào có nhiều hơn 2 chiếc xe thì những chiếc xe còn lại đậu dọc hai bên lề đường bên ngoài khu townhouse sau khi xin duợc giấy phép đậu xe của county. Chiếc xe Honda của An đậu ở ngoài đường. Của đáng tội, An mua chiếc Honda này năm 1997, bây giờ chiếc xe đã gần 150 ngàn miles nhưng vẫn còn chạy rất tốt, không có vấn đề gì cả vì An đem xe đi check thường xuyên, cỡ 3500 miles là check, năm này qua năm khác, An định phá kỷ lục gia đình chạy chiếc xe này qua mức 200 ngàn miles vậy mà…
Phía sau xe An có 2 chiếc xe cảnh sát đậu. Một người cảnh sát trẻ ngồi trong xe hý hoáy viết biên bản, anh quay ra khi thấy An tới gần và nói là chốc nữa sẽ cho An thông tin về car insurance của người tài xế kia.
An nhìn chiếc Honda của mình. Cánh cửa xe bên người lái móp méo, trầy sướt tùm lum. Cái kiếng chiếu hậu bên phía nguời lái bị tông vào treo tòng teng, kính bể nát, mảnh thủy tinh văng nhỏ li ti đầy trên mặt đất và văng tung tóe lên phía truớc xe, Bánh xe bên người lái bị đẩy về phía trước, gần cạ vào khung xe. Chiếc xe đậu phía trước xe An, một chiếc Nissan Maxima màu trắng, phần cốp sau xe và đuôi xe bị đụng, móp méo đến thảm hạị. Đèn sau xe bên phía người lái bể nát. Chiếc xe gây lỗi, một chiếc xe van màu xanh rêu nhạt, phần đuôi xe tựa vào xe An, phần bửng xe phía trước bong ra, đầu xe móp lại, bánh xe trước bên phải xẹp lép.
Tức quá, An bật cell phone gọi cho Jim ở chỗ làm, mét với Jim là xe An bị tông. Seems like somebody tried to parallel park between my car and the car ahead of mine, An nói, and hit both cars… Ông cảnh sát lớn tuổi hồi nãy gỏ cửa nhà An báo hung tin nghe lóm được chuyện An tả cảnh hiện trường vội đính chính là không phải xe đụng vì parallel parking không thành, mà là vì tài xế ngủ gật trên tay lái, xe lạc hướng đâm vào mấy xe đậu trên đường!
An nhìn về hướng cái xe van. Một người đàn ông trung niên đang mở của xe cố khiêng một cái ghế khá to ra. Một người đàn bà trung niên đậm người nhưng thấp bé đứng gần đó. Cả hai có mái tóc đen, nước da ngăm ngăm nâu. Không phải người gốc châu Á, An thầm đoán, có lẽ Hispanic. Người đàn bà đến gần An, lí nhí nói mấy câu xin lỗi. I’m sorry, bà ta nói, An nghe mấy câu xin lỗi từ lỗ tai này qua lỗ tai bên kia mà không trả lời bà ta. An muốn tìm câu trả lời đáp lại, mà tìm không ra. An quay đi, lấy máy chụp hình ra, chụp đủ góc cạnh, càng chụp càng tức khi thấy những chỗ hư hại trên xe mình. Không tài nào trả lời bà ta là it’s OK, everything will be fine, fine gì được mà fine, OK làm gì đựợc mà OK, đụng banh chiếc xe cưng của ngưòi ta, lỗi rành rành ra đó…Tức cành hông, nhưng không mở miệng gây lại được, tức quá xá cỡ thợ mộc.
Có một chiếc xe lái từ đường ngoài vào, chạy ngang qua chỗ xe An và mấy chiếc xe cảnh sát, rồi bất thình lình thắng lại một cái rẹt. Người lái xe nhảy ra, tất tả chạy đến chiếc Nissan Maxima trắng. Chủ nhân chiếc Maxima, một anh châu Á, nửa cười nửa khóc khi thấy tình trạng của chiếc xe mình. Anh chàng chạy tức tốc về nhà, thóang sau quay lại với chiếc máy chụp hình, và cũng như An, bắt đầu chụp đủ thứ, kể cả cái bảng số xe của chiếc xe van màu xanh rêu.
Xe tow truck đến để câu chiếc xe van màu rêu đi. Ông cảnh sát lớn tuổi hỏi An xem An lùi xe An lại một chút được không để xe tow truck móc chiếc van đi. Nếu cô không lùi xe cô ra phía sau 1 chút, khi chiếc van bị kéo đi nó sẽ có thể gây thêm tai hại cho xe cô, ông nói. An dùng remote control mở cửa xe, cửa mở không ra. An chui vào xe qua passenger door, rồi ngồi vào driver seat. Đề máy xe, kéo cần số qua chữ R, lùi xe lại 1 chút, lòng hồi hộp chỉ sợ một phần của cái xe An bị móc vào cái xe van rồi bị sứt ra như vỏ chuối lột. Khi chiếc van được kéo ra và móc lên tow truck, An thử mở driver door bằng remote và mở đuợc sau khi dùng thêm sức kéo cánh cửa móp ra.
Người cảnh sát trẻ đến gần An, đưa cho An tờ giấy: trên đó có ghi tên của người phụ nữ lái xe, số phone của bà, bảng số xe của chiếc xe van, biên bản cảnh sát số bao nhiêu, tên và số phone của người cảnh sát lập biên bản, tên và số phone của hãng bảo hiểm xe hơi của bà, và insurance policy number. Mọi chi tiết đầy đủ, rành mạch. Anh chàng chủ nhân chiếc Nissan Maxima cũng nhận được thông tin y hệt.
Chiếc xe two truck kéo chiếc van đi mất, hai chiếc xe cảnh sát cũng rời khỏi khu nhà An, cặp vợ chồng chủ nhân chiếc van bắt đầu khiêng cái ghế của họ đi về hướng xóm townhouse phía dưới, anh chàng chủ chiếc Nissan Maxima đi về nhà mình, và An cũng quay trở về nhà. Để anh đi làm về nhìn tình trạng chiếc xe, rồi mình gọi hãng bảo hiểm kia, Jim hồi nãy nói với An như vậỵ. Chiếc Honda đã có tuổi, An lâu lâu lái đi chợ hay chạy đâu đó gần gần, còn thường ngày An lái chiếc xe khác đi làm, thành ra chuyện xe bị đụng không ảnh hưỏng gì đến cuộc sống, đến công việc của An và Jim, An biết vậy, nhưng tức thì cứ tức, giận thì cứ giận. An đi làm ngày nghỉ đâu có nhiều, đã có kế họach ngày không đi làm thì sẽ làm gì, làm gì, enjoying life, bây giờ phải mất thời gian đi sửa xe, rõ là chán mớ đời.
Buổi tối An lái xe ra metro đón Jim, đi ngang qua chỗ chiếc Honda yêu dấu của mình thì thấy chiếc Nissan Maxima trắng đã biến đâu mất. Chỉ còn chiếc Honda của An với cái cửa móp méo, trầy tùm lum, và cái kính chiếu hậu bể nát đậu bên lề đường. Chiếc xe đã đồng cam cộng khổ với An bao nhiêu năm, An giữ gìn cẩn thận ráng không để trầy, không bị hư, bây giờ nhìn đến là tội nghiệp.

Jim về nhà, ra nhìn chiếc xe của An. Not bad, Jim nói, nghe em tả qua điện thoại anh tưởng tượng trong đầu tình trạng cái xe tệ hơn nhiều. Jim mở cửa xe, thử lái chiếc xe ra, chạy một đoạn ngắn. Chiếc xe còn chạy được, Jim kết luận, nhưng bánh trước bị đẩy ra phía trươc do va chạm, chạy chậm thì được. Nhìn cái kính chiếu hậu đi đoong, Jim hỏi An là An có cần Jim nghỉ làm vài tiếng để cùng đi với An đến văn phòng hãng bảo hiểm của người tài xế kia hay không, và An gật đầu ngay lâp tức. Một phần lớn nỗi lo đem cái xe đi sửa bay mất. I am surprised that she called the police, Jim nói với An. Chiếc xe van sau khi đụng vào 2 chiếc xe kia thì bánh trước bị bể, phần phia trước xe hư cũng khá, còn lái đi đâu được, An thầm nghĩ, không gọi police thì đến Tết Congo mới tìm ra chủ nhân 2 chiếc xe kia!
Ngày thứ tư, Jim vào chỗ làm gọi cho hãng bảo hiểm kia, lấy hẹn ngày hôm sau đem chiếc xe đến văn phòng của họ để ước lượng tình trạng hư hạị .Tám giờ sáng thứ năm mình đem xe đến đó, Jim gọi điện thoại cho An tại chỗ An làm, nói như vậy. Tối thứ tư, Jim đi làm về, phát hiện ra là Jim bỏ quên địa chỉ văn phòng hảng bảo hiểm ở chỗ làm ! Để anh tìm trên internet, google chút xíu là ra thôi hà, Jim nói với An như vậy, rồi sau đó cẩn thận hơn, type cái địa chỉ văn phòng vào cái máy Nuvi để sáng hôm sau lái xe không bị lạc đường. An lấy cái địa chỉ Jim nói, dò trên Mapquest, thấy cũng không xa nhà Jim và An bao nhiêu, chưa tới 4 miles, nhưng hơi thắc mắc là sao dựa theo chỉ dẫn trên Mapquest, lái đến đâu thì phải U-turn mới đến được văn phòng. Cái xe Honda của An, bánh xe phía người lái bị đẩy sát ra phía trước, nghĩ đến phải U-turn là An lại thấy xót cho cái xe….
Sáng thứ năm, Jim lái xe có An ngồi bên cạnh, có cái máy Nuvi chỉ đường, đi đến văn phòng hảng bảo hiểm. Gần đến nơi, cái máy Nuvi bắt đầu bối rối, tìm không ra địa chỉ ! Jim lái xe lên xuống quãng đường đó, vòng tới vòng lui mấy lần, cuối cùng tấp xe vào một bãi trống. Hóa ra la Jim nhớ mang máng cái địa chỉ văn phòng, type vào cái máy Nuvi chỉ đường, chứ không tìm lại cái địa chỉ thật ! Hôm qua anh nói chuyện với người đại diện hảng bảo hiểm, bà ấy nói là văn phòng hảng bảo hiểm nằm đối diện cái trạm bưu điện trên đường này, Jim sực nhớ ra và nói với An. Vậy là chiếc Honda cà khổ của An lại phải lết ra đường đi tìm trạm bưu điện. An muốn lấy cellphone ra gọi hảng bảo hiểm lấy địa chỉ và hỏi làm sao đến đó mà sợ chạm tự ái của Jim, nên không làm.
Tìm ra post office, nhìn qua bên kia đường, Jim và An thấy có một căn nhà khá lớn, có khá nhiều chỗ đậu xe bên ngoài, có đường xe chạy uốn cong vào garage ở tầng trệt. Jim lái đại xe vào. Bingo!!! Cái bảng tên hãng bảo hiêm nhỏ xíu xiu treo trên vách tường khuất bên trong, phải chạy quẹo vào trong garage mới thấy.
Gọi là văn phòng hảng bảo hiểm cho oai, văn phòng có một office nhỏ xíu ở bên trong với cái bàn, cái computer, tủ đựng giấy tờ và mấy cái ghế, một phòng đợi bên ngoài với mấy cái ghế dài, cái bàn thấp đầy tạp chí về xe hơi/ phụ tùng xe hơi, và một nhân viên. Anh nhân viên hảng bảo hiểm lịch thiệp chào Jim và An, case của cái bà ngủ gật trên tay lái tông mấy chiếc xe đây, tôi biết, tôi biết, sorry đã làm mất thời gian quý báu của ông bà, anh vừa nói vừa đi vòng quanh xe xem hư hại đến đâu. Jim và An ngồi đọc mấy tạp chí xe hơi không lâu thì anh nhân viên hảng bảo hiểm đà làm xong giấy tờ. Đây là cái check của công ty bảo hiêm của chúng tôi trả cho các chi phí sửa xe, đây là nơi sửa xe có uy tín gần nhà ông bà chuyên sửa xe cho các khách hàng của công ty chúng tôi, anh nói trong lúc đưa giấy tờ cho Jim và An. Đây là business card của văn phòng chúng tôi, anh nói thêm, nếu ông bà muốn chuyển car insurance qua công ty chúng tôi, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, anh nói khi đưa thêm mấy tờ giấy quảng cáo về hảng bảo hiểm của minh. Khi ông bà giao chiếc xe cho nơi sửa xe, chúng tôi đã thu xếp cho ông bà có một chiếc xe ở rental car agency gần đó, anh nói thêm. 
Có địa chỉ và bản đồ chỉ đường đến nơi sửa xe, Jim và An không gặp khó khăn gì hết. Chỗ sửa xe này khá lớn, tấp nập người ra vào. Vào văn phòng, một người đàn ông Á châu ra đón Jim và An. Ông tự giới thiệu tên mình là John. Jim và An ngồi đợi cũng không lâu thì ông John đã xem xong ting trạng của chiếc xe.Hôm nay là thứ năm, order phụ tùng sửa xe mất mấy ngày, khoảng một tuần xe sẽ sửa xong, ông nói. Giao chiếc xe cho ông John, body shop cho người lái xe chở Jim và An ra rental car agency gần đó. Đến nơi, thủ tục giấy tờ không mất thời gian lâu gì hết, chút xíu sau là An đã thấy mình là người lái một chiếc Toyota Camry màu xám bạc biển số Georgia chở Jim ra metro để Jim đi làm. Buổi sáng Jim và An ra khỏi nhà lúc 7 giờ rưỡi, ba tiếng đông hồ sau đó là mọi chuyện xong xuôi, Jim đi làm trễ chút thôi và An cảm thấy thoải mái hơn khi biết chiếc Honda yêu dấu của mình sẽ chạy lại được. It will look better, it will run, yeahhhhh…
Weekend và những ngày sau đó trôi đi. Ngày thứ ba, ông John gọi nhắn message vào phone ở nhà Jim và An, rồi gọi cho Jim ở chỗ làm, gọi cho An ở chỗ làm, nói là có thể sẽ mất thêm vài hôm nữa mới sửa xong xe. Possibly this weekend……Giấy thuê chiếc Camry hết hạn ngày thứ sáu. Thứ sáu Jim đi công chuyện out-of-state đến tối chủ nhật mới về, An tuần này làm thay cho cô bạn có family emergency nguyên ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật, lúc đi làm thì rental car agency chưa mở cửa, lúc tan việc thì rental car agency đóng cửa từ kiếp nào, ai đi lấy chiếc Honda về bây giờ " An gọi anh nhân viên hãng bảo hiểm về chuyện thời khóa biểu của mình và được anh trấn an, không sao, hảng bảo hiểm sẽ gọi rental car agency để kéo dài thời gian thuê xe đến thứ hai, it it OK anh hỏi An, và An đồng ý ngay lập tức.
Tính đủ thứ, rốt cuộc chiều ngày thứ năm ông John gọi An và Jim, báo là xe đã sửa xong. An lái chiếc Camry ra rental car agency, trả xe, cả tuần giữ chiếc Camry An lái đi chỗ này chỗ kia chỉ mất hơn nửa bình xăng, near 30 bucks, not bad at all. An lên xe của rental agency để đến body shop.
Đến body shop, An gặp ông John. Ông đưa cho An xem giấy tờ sửa xe, hóa đơn chi phí lên đến hai nghìn một trăm lẻ năm dollars và 42 cents.
Hảng bảo hiểm đưa cho An cái check một nghìn bảy trăm mười tám dollars, An ký cái check cho body shop, phần còn lại body shop sẽ được hãng bảo hiểm thanh toán. Kèm theo hóa đơn, ông John đưa cho An tờ giấy “Good Hands Repair Guarante” đảm bảo cho mọi sửa chữa ding dáng đến vụ đụng xe này, có cái mộc thật to “Guaranteed for as long as you own your car”. Tiễn An ra nhận xe, ông John nói với An là không chừng vài hôm nữa An sẽ nhận được giấy của hãng bảo hiểm thăm dò ý kiến của An về body shop của ông, nhờ cô nói tốt cho body shop, ông nói, nửa thật nửa đùa.
Chiếc Honda Accord đời 1997 của An được sửa lại, nhìn cánh cửa xe, nhìn bánh xe, không thể tưởng tượng ra là nó đã bị đụng và bị móp méo thảm hại đến như thế nào. An lái xe về nhà, xe chạy êm ru, quẹo tay mặt không có vấn đề gì hết. Bánh xe được rà, chỉnh lại ngay ngắn, cân đối.
Từ lúc xe An bị đụng đến lúc sửa xong là mười ngày, An bây giờ mới nhận ra, vậy mà cứ ngỡ là lâu hơn…
Người đàn bà gốc Hispanic ngủ gật trên tay lái trên đường lái xe về nhà, đụng vào xe hàng xóm, chiếc xe van màu rêu của bà ta có sửa được chưa, An không biết được, vì bà ta ở xóm trong. Đụng hai chiếc xe, car insurance của bà ta sẽ lên đến bao nhiêu, An cũng không biết được.
Nhưng bây giờ, mỗi lần lái chiếc Camry, sờ vào cánh cửa xe được sơn sửa lại bóng loáng, không một vết trầy, An lại nhớ đến cái buổi chiều thứ ba khi ông cảnh sát gõ cửa nhà An, khi An chạy ra đường thấy xe mình bị đụng. An nhớ nhiều chi tiết vụn vặt, nhớ đến cái ghế người đàn ông đem ra khỏi chiếc xe van màu rêu, cái ghế lưng cao, 4 chân gỗ uống cong chạm khắc chút đỉnh, lớp vải bọc màu hồng khói đã cũ, nhớ cái dáng khắc khổ, khuôn mặt sạm đi với dấu ấn thời gian của người đàn bà lái xe mệt mỏi đến độ ngủ gật rồi lạc tay lái chỉ vài trăm feet trước khi đến nhà…

Ý kiến bạn đọc
01/08/201917:03:38
Khách
Anh Thuận ơi,

Trên thế giới này chỉ có một chiếc Honda hiệu Camry mà thôi. Rất là quý và hiếm. Chúc mừng chi Karen 🙂
23/10/201121:14:29
Khách
Anh Thuan Hai kinh,
Cam on anh da chi ra cho sai trong bai. Dung ra la Honda Accord, chac vi... tai van con gian chuyen bi dung xe nen moi co so sot nhu vay.
Chan thanh cam on anh.
23/10/201117:41:36
Khách
Cám ơn Cô đã tả tỉ mỉ diễn tiến và dàn xếp của một vụ đụng xe đang đậu, để người khác có kinh nghiệm khi gặp phải một vụ tương tự. Nhưng tôi không biết xe của cô là Honda hay Toyta, vì tôi chưa thấy chiếc Honda Camry bao giờ! Cô viết văn rất lưu loát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến