Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Con

12/10/201100:00:00(Xem: 132771)
Nói Chuyện Với Con

Tác giả: N. Tâm Tâm Dalat 
Bài số 3380-12-28590vb3101211

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: sinh ra và lớn lên ở Đà lạt, cựu học sinh trường Bùi Thị Xuân, đã từng đi dạy học. Qua Mỹ hai mươi năm, từng làm nhiều nghề trên đất Mỹ: giữ trẻ, làm lặt vặt trong nhà hàng, làm móng tay... Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của cô. 

***

Những ngày mẹ sắp sinh con. Mẹ khấn nguyện ăn chay một tháng. Không biết có phải vì thiếu dinh dưỡng hay không mà con ra đời sớm hơn bốn tuần lễ. Khi cô y tá bồng con đến cho mẹ ngắm. Cô mới báo cho mẹ biết “ Nó là một chú bé trai chị ạ” Mẹ thật sự vui mừng. Nói theo Bà ngoại “ có cả nếp lẫn tẻ ”cũng vui. Lúc mới sinh, con mẹ bé tí tẹo nhưng dài đòn, ốm nhom ốm nhách, trán đầy nếp nhăn. Chả thế, lúc chị Liên vào thăm em đã phán một câu “Em mình xấu xí quá, nước da vàng chạch, mặt đầy vết nhăn. Em giống một ông già nhỏ. Con hổng thích em này đâu”. Riêng bố vui lắm. Đương nhiên, vì bố đã có một đồng minh!
Khi con được một năm, con bụ bẫm, trắng trẻo , dễ thương như một thiên thần. Đưa con đi đến đâu cũng được bạn bè dành bế. Ai cũng khen con : “Bé đẹp trai quá, lớn lên chắc có khối cô mê. “Chi" Liên của con vẫn cứ càm ràm về con mãi: “Em hư lắm… Chạy tứ tung trong nhà, làm mẹ mệt ... Con hổng thích em này đâu!”
Lúc con bốn, năm tuổi, Mẹ gởi con đi nhà trẻ. Mặc áo quần chỉnh tề trông con như lớn hẳn lên. Ngày đầu tiên ở nhà trẻ về. Con thỏ thẻ với mẹ: “Mẹ ơi. Hôm nay cô giáo dạy con: “Nếu ai giúp con làm một việc gì hoặc cho con cái gì đó. Con phải nói “Thank you”. Khi con giúp người ta, người ta nói “Thank you”. Con phải nói “You well come “mẹ ạ.“. Người ta thường nói với mẹ ở Mỹ trong trường học không có môn Đạo Đức. Theo mẹ nghĩ: Những điều con nói với mẹ, có thể nói đó là bài học “Lễ phép”. Không phải điều đó nằm trong môn Đức Dục sao"
Vào dịp lễ Giáng Sinh năm con bảy tuổi. Con đã học khá giỏi, biết làm tính, đánh vần, biết đặt câu, viết những câu ngắn . Lần đầu tiên ba mẹ nhận được tấm thiệp Giáng Sinh do tự tay con vẽ và những lời chúc thật ngộ nghĩnh:
“Dear Mom and Dad ,
I love you very much because You are my Mom and my Dad, because You sign my home work.
Signature: Andrew”
Bố mẹ đã không khỏi nín cười với lời lẽ ngây thơ của con. Bố mẹ cũng rất vui vì điều đó xuất phát từ lòng yêu, sự biết ơn của con dành cho bố mẹ… Nói theo lời lẽ của con, mẹ cũng muốn viết cho con như vầy con nhé: “Ừ, Bố mẹ cũng thương con thật nhiều vì con là con của bố mẹ. Con là con của bố mẹ nên bố mẹ sẽ ký bài làm của con hoài hoài.”
Mẹ nhớ thật nhiều kỷ niệm năm con lên chín tuổi. Con học thật giỏi ở trường. Con cũng thật xuất sắc trong lớp học võ. Nhìn con trong bộ võ phục màu đen, lanh lẹ xuống tấn , đi quyền, múa côn thật lanh lẹ . Mẹ và Bà ngoại đã cười thật vui khi thấy con giỏi giang, linh hoạt đến vậy. Mỗi lần sinh hoạt gia đình, ai cũng bắt chị em con ra múa võ hoặc đàn những bản nhạc các con vừa học ở trường ra. Bố mẹ không tiếc công phải làm việc thêm giờ để cho chúng con đến học ở một giáo sư người Mỹ . Cũng trong năm này, trong cuộc thi “Accordion federation of North America “Con đã vinh dự đoạt giải nhất về Piano trong lứa tuổi của con (Lord 9). Con mang đến cho Cô giáo và bố mẹ niềm vui thật lớn. Mẹ đã ứa nước mắt sung sướng nhìn con ngồi chững chạc, oai vệ với chiếc trophy trong tay, đứng sau lưng là những “court“của mình. Phần thưởng tinh thần, các con dành cho bố mẹ là những kết quả do chúng con đạt được .
Tháng ngày dần qua, con đã bước vào lứa tuổi mười bảy. Cậu bé ngày xưa tí nị nay đã cao lớn như một thanh niên Mỹ…Cũng may là con vẫn giữ được tâm hồn Việt nam. Con vẫn mê những món ăn Việt nam do dì, do mẹ nấu. Con vẫn giữ ngôn ngữ của mẹ cha khi nói chuyện với những người thân trong gia đình. Trong trường, trong lớp con cũng năng nổ hoạt động …Thật ngạc nhiên, một ngày con mang đến cho mẹ xem những bài con viết và cắt ra từ trong báo, những đề tựa nói lên không ít sự quan tâm của con ở nhiều vấn đề “Save the Earth for future generations“ “Shoudn’t we learn from past mistakes"““From communism to terrorism“Thì ra con cũng đã trưởng thành…ý thức được bổn phận, trách nhiệm của một đứa con trong gia đình, một công dân trong xã hội. Có một điều mẹ cũng đã nói với con, mẹ không mấy vui khi thấy con dành thì giờ quá nhiều với máy tính của con. Mẹ lo lắm …nhưng mỗi lần la rầy con. Con không cãi lại mà chỉ trả lời là “Con học được rất nhiều từ computer mẹ ạ.“ Mẹ chỉ mong con học ở đó những điều hay, những điều bổ ích thôi. Thật ra mẹ cũng tham lam lắm phải không"

Năm con lên mười tám. Con tốt nghiệp cấp hai, là một trong “top five“của trường với nhiều thành tích đạt được. Ngồi bên dưới lễ đài nhìn con chững chạc bước lên nhận bằng tốt nghiệp với chiếc áo màu trắng, đeo đai vàng nổi bật trong đám đông với màu xanh khác biệt của các bạn. Mẹ thật vui mừng, hãnh diện về con, niềm vui khiến mẹ ngơ ngẩn như chính mình đang nhận được phần thưởng quý giá ấy. Mẹ biết những thành tích con đạt được ở trường luôn làm bố mẹ hài lòng nhưng mẹ muốn con phải cố gắng nhiều hơn nữa, trong học hành, trong quan hệ với Thầy Cô, với bạn bè và những người chung quanh.
Rồi con xa nhà, vào trường Đại học. Với số điểm tốt nghiệp 4.60, có nhiều trường Đại Học nổi tiếng như UC. LA, Berkeley đều muốn thu nhận nhưng con chỉ muốn đến với ngôi trường con yêu thích, trường UC San Diego. Con bảo, con thích học ở đây vì con thích không khí trong lành của vùng này, thêm nữa con có thể sinh hoạt với các bạn ở Hội sinh viên Việt Nam, hội sinh viên ở đây rất tốt.
Là một người Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên, trưởng thành trên nước Mỹ, con vẫn không quên nguồn cội. Con đã thể hiện niềm tự hào là người Việt trong cuộc thi Mr. Việt Nam do đồng hương Việt Nam và Hội sinh viên San Diego tổ chức trong dịp Tết Tân Mão. Trong thể lệ cuộc thi thí sinh phải thể hiện một năng khiếu của mình. Khán giả thật hài lòng khi con trình bày một liên khúc với những bài ca vừa nhạc Mỹ và nhạc Việt bằng đàn dương cầm. Bài “Mưa Hồng “được các bạn trẻ ưa thích cùng bản nhạc “Lòng Mẹ“được cả những người trẻ và những người lớn ngồi lắng nghe với tâm hồn lắng đọng, sâu lắng, dạt dào như tình cảm của tác giả trải dài trong lời ca ý nhạc.
Trong cuộc thi Giám khảo còn đặt một câu hỏi, mẹ chỉ nhớ khái quát nội dung: Bạn phải làm gì với những bậc cha mẹ để họ cảm thông khi con cái lấy người nước ngoài"“Đồng ý các bậc cha mẹ đã quen nề nếp văn hoá, phong tục Việt nam, đương nhiên họ cũng muốn con cái họ phải quen biết và lập gia đình với người mình, trong khi người trẻ lớn lên có cơ hội tiếp xúc gần gũi dẫn đến sự yêu thương người nước ngoài, nếu em gặp trường hợp như vậy em sẽ giải thích để gia đình em hiểu được...“Con trả lời ngắn gọn câu hỏi trên, sau đó con vừa cười vừa nói tiếp: “Nói thì nói vậy chứ riêng em, em chỉ thích lập gia đình với người Việt Nam thôi, con gái Việt Nam đẹp quá mà, nhất là khi mặc chiếc áo dài Việt Nam“Khán giả cười ồ thích thú. Riêng mẹ rất tâm đắc với câu trả lời của con. Mẹ nghĩ có thể nhờ biết lựa chọn cách trình bày năng khiếu của mình và trả lời khá dí dỏm các câu hỏi của giám khảo mà con đã đạt được danh hiệu Mr. Việt Nam trong cuộc thi đó. Mẹ vui làm sao khi nhìn thấy bạn bè bao quanh con, ôm con, nhấc bổng con lên, la hét đến khản cả tiếng với câu “I love you. I proud of You“Qua đó mẹ biết được sự thương mến của bạn bè dành cho con của mẹ.
Giờ này con đang cùng bạn bè tiếp tục trau dồi học hỏi ở trường Đại Học, ngôi trường mở ra cho con nhiều mơ ước ở tương lai. Bố mẹ mong con cố gắng học hành, tu dưỡng đạo đức, mai này có thể mang khả năng và sự hiểu biết của mình phục vụ đất nước, đất nước thân yêu này đã mở rộng vòng tay giúp đỡ gia đình chúng ta, giúp đỡ bao nhiêu người dân Việt , những người đã bỏ nước ra đi chỉ với lòng tha thiết yêu chuộng tự do . May mắn biết bao nhiêu khi gia đình mình đã được đến nơi đây, xứ sở của tự do, xứ sở của tình yêu và hy vọng. Mẹ, gia đình mẹ luôn tri ân xứ sở đã cưu mang chúng mình, đã cho bố mẹ có một cơ hội định cư nơi đây, làm việc theo sở thích của mình, tuy cuộc sống không giàu nhưng đầy đủ ấm no, hạnh phúc. Mẹ cũng cảm ơn vô vàn xứ sở đã cho các con của mẹ được học hành, được sinh sống, được chấp cánh vươn tới những ước mơ ... Hoa kỳ là xứ sở của ước mơ và cơ hội. Các con có thật nhiều cơ hội đạt thành những mơ ước và muốn thực hiện những điều con mơ ước ấy, mẹ nghĩ con phải thật quyết tâm và cố gắng. Tương lai của các con thênh thang rộng mở. Một tương lai tốt đẹp đang chờ đón con. Bố mẹ lúc nào cũng bên cạnh các con, hết lòng thương yêu con, là điểm tựa khi con cần đến...
Hãy nói với mẹ những điều con muốn nói, muốn san sẻ nha con. Con thương yêu! lúc nào, bao giờ … con cũng vẫn là đứa con bé nhỏ, út ít của mẹ.
N. Tâm Tâm Đàlạta

Ý kiến bạn đọc
14/10/201120:20:14
Khách
Xin được chia sẻ niềm tự hào của người làm mẹ,thật không có gì hạnh phúc bằng nhìn con mình trưởng thành theo hướng tốt phải không bạn.
THÂN ÁI
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,967
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.