Hôm nay,  

Tỉnh thức" Khó đấy!

08/10/201100:00:00(Xem: 205426)
Tỉnh thức" Khó đấy!

Tác giả: Nguyễn Trung Tây 
Bài số 3323-12-28563vb7100811

Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Sau đây là bài viết mới nhất của nhà văn linh mục.

***

— Xin lỗi, em nghe không rõ! Quan bác nói chi cơ ạ"
— Điếc à! Tỉnh thức chứ còn nói cái gì.
— À, tỉnh thức. Cái này thì khó đấy…

I. Tỉnh thức: Vật chất dư thừa
Vâng, khỏi nói quan bác cũng biết. Trong xã hội tân tiến như nước Mỹ, tỉnh thức không phải là điều dễ làm, bởi vật chất dư thừa khiến mình khó phân biệt đâu là thần tài đâu là thần chết.
Thì đấy, u em hay kể chuyện hai tên cướp một lần lái xe trên Freeway 5, ngang qua sa mạc, bất ngờ nhìn thấy người đàn ông trung niên hốt hoảng bỏ chạy dọc theo freeway, miệng hét to,
— Thần chết! Thần chết!
Thần chết"
Ở đâu ra mà lại có thần chết ở cái quãng vắng như chùa bà đanh này!Thấy chuyện lạ, hai tên cướp chặn người đàn ông lại, kề dao vào cổ, vặn hỏi,
— Thằng khùng! Thần chết ở đâu mà vừa chạy vừa hét ầm ĩ lên như vậy" Mát hả" Hay té giếng sâu mười tám thước"
Mặc cho dao sắc cứa ứa máu cần cổ, người đàn ông không sợ hãi, nhưng tiếp tục chỉ vào rừng, miệng hét to,
— Thần chết! Thần chết!
Thấy thái độ lạ kỳ, bỏ mặc người đàn ông ở đó, cả hai tên cướp đi sâu vào sa mạc. Mới lần mò được khoảng một quãng đường, hai tên cướp nhìn thấy hang đá bên trong chất cao có ngọn vàng bạc kim cương. Thấy kho tàng, hai tên cướp mắt sáng ra, cả hai thay phiên hốt của cho vào bao. Vừa gom vàng, vừa hốt bạc, cả hai tâm hồn lâng lâng nghĩ tới ngày mai tươi sáng với một kho tàng trời cao ban tặng.
Sau một hồi loay hoay với vàng bạc kim cương, cả hai tên cướp cùng đói bụng. Một tên đề nghị,
— Thôi, để tớ vô phố. Mi cứ ở đây, đợi tớ mua hambugers mang về tụi mình ăn trưa...
Đang đói bụng, nghe bạn đề nghị, tên kia gật đầu.
Nào ngờ, trên đường đi, tên cướp thứ nhất động lòng tham, hắn nghĩ, “Ghé vào tiệm mua thuốc chuột nhét vào ổ hambuger. Nguyên kho tàng sẽ thuộc về mình”.
Nhưng có ai học được chữ ngờ, trong hang núi, tên cướp thứ hai cũng động lòng. Hắn nghĩ kế, bậm môi đứng nép cửa hang, tay giơ cao mã tấu đợi chờ. Tên cướp thứ nhất từ phố vừa mới ló đầu vô, đầu rụng xuống, rơi lăn lăn tròn đều nền đất, âm thanh nghe khô lông lốc.
Chém chết bạn xong, tên cướp thứ hai thanh thản ngồi xuống, lôi bánh mì hambuger ra ăn. Nhưng bánh mì vừa mới trôi qua cổ họng, mắt người trợn trắng, thân hình vật xuống nằm cạnh xác đồng nghiệp vẫn chưa kịp lạnh.
Thần tài rớt mặt nạ xuống, hiện nguyên hình thần chết.
Em nhớ, kể chuyện xong, u em nói thòng theo một câu,
— Tỉnh thức" Khó đấy!

II. Tỉnh thức: Giật gấu vá vai
Đối với những cuộc đời giật gấu vá vai, tỉnh thức cũng không phải là một điều dễ thực hiện, bởi đời sống vật chất thiếu thốn khiến thiên hạ dễ dàng mập mờ lẫn lộn giữa hạnh phúc bây giờ và bất hạnh tương lai.
Vâng, để em kể hầu quan bác chuyện này. Thầy đẻ em cũng nói tại phố ở ngoài Bắc, có cặp vợ chồng son. Cả hai hạnh phúc, nhưng chỉ tội nghèo. Bởi thế chồng ngày ngày vô rừng đốn củi kiếm tiền. Vợ ở nhà xúc tép mang ra chợ bán. Cả hai quần quật làm việc đầu tắt mặt tối, thế mà vẫn không thoát cảnh cơm trưa trộn sắn, cơm chiều độn khoai. Nhưng mặc cho phận nghèo theo đuổi, hai vợ chồng thương yêu mặn nồng. Tối tối, trong khi chồng đang ngồi xếp đống củi chuẩn bị mang ra phiên chợ sáng sớm hôm sau, vợ ngồi bên cạnh ướp muối từng chú tép xúc được trong ngày. Lâu lâu hai vợ chồng nhìn nhau, cười tủm tỉm thương yêu mặn nồng. Ơi tình!
Bất ngờ, vào một ngày, trong khi đang cong lưng vớt tép, vợ nhận ra trong rổ lóng lánh cục đá. Ánh sáng cục đá lấp lánh che tối ánh lửa mặt trời nhiệt đới và cả ánh bạc tép tôm dãy dụa trong rổ. Mang cục đá lớn bằng trứng chim câu về nhà, vợ nhờ người mang đi bán. Thế là đổi đời, chồng thôi phận tiều phu, vợ thôi kiếp xúc tép. Cả hai trở nên giàu có với nhà cao cửa rộng, ăn trắng mặc trơn, gia nhân tấp nập. Và cũng bắt đầu từ đó, người chồng một thời tiều phu đổi tính. Anh không còn tối tối quây quần xum họp với vợ trong túp lều tranh nữa, nhưng ngày đêm la cà quán rượu nhà chứa… Cũng bắt đầu từ đó, người vợ một thời xúc tép đổi hình. Chị ăn mặc sang trọng phấn son rỡ ràng, thường xuyên xuất hiện nơi sòng bạc… Có người còn nói chị trở nên gái gọi hạng sang…
Cũng như u em, thầy đẻ em cuối câu chuyện cũng hay dặn bảo,
— Tỉnh thức" Khó đấy!

III. Tỉnh thức: Chốn thiền môn
Đời sống thiền môn cũng thế, không tỉnh thức, cõi thiền nhập nhằng hóa ra cõi trần.

Hồi em còn đi học, trong lớp Thiền, thầy giáo kể chuyện nhà tu sĩ phái hành khất bình bát một lần dừng bước ngồi ăn xin dưới gốc đa đầu làng. Người trong thôn đi ngang, họ nhận ra gia tài duy nhất tu sĩ sở hữu là cánh áo tăng và bình bát gỗ. Tuy nghèo, nhưng tu sĩ hạnh phúc, khuôn mặt không vắng nụ cười. Ngày ngày ngồi gốc đa, người tuổi trẻ lần chuỗi tâm kinh bình bát,
— Xin cho con sống trọn đời tu hành, chọn Trời làm mền, lấy đất làm giường, lấy hạnh phúc tha nhân làm hạnh phúc chính con”.
Dân làng đi ngang, có người dâng cúng chuối sứ, có người tặng khất sĩ bánh ú. Trẻ em rắn mặt có tên nhặt đá ném người xuất gia. Không hiểu triết lý diệt ngã môn phái hành khất, có người đi ngang qua mở miệng mắng người xuất gia mấy mắng,
— Ơ hay chửa! Thanh niên trai tráng mặt mũi thông minh sáng láng, tay chân vạm vỡ như thế kia mà lại biếng lười thối thây!
Ai cho chi, tăng sĩ trẻ tuổi cúi đầu, tay đặt trước ngực kiểu khất sĩ, miệng nói cám ơn. Bị đá ném thẳng vào người, dù to hay nhỏ, tăng sĩ yên lặng, thân mình không chuyển, vầng trán không gợn, nụ cười vẫn nở, nhưng đầu cúi xuống tránh hòn đá hiểm ác ném thẳng mặt. Trước lời la mắng, cự trách, tu sĩ tay chắp thế tâm kinh bình bát, nhìn xuống nền đất, ánh mắt khoan thai tựa Đức Phật ngự tòa sen.
Người trong làng ghé gốc đa mời tăng sĩ về nhà dùng cơm chay dưa muối. Tu sĩ bình bát nhã nhặn cúi đầu trầm trầm âm vọng cám ơn.
Ngày ngày trôi qua tăng sĩ gốc đa trở thành đời sống thôn xóm. Sáng sáng, đi ngang đầu làng, người trong thôn nhìn tu sĩ cây đa ngồi đó, ánh mắt vẫn hiền từ, nụ cười vẫn khoan dung.
Nhưng hôm đó trời chuyển mùa đông. Gió thổi rét buốt da thịt. Người làng ái ngại nhận ra áo tăng tu sĩ chuột gặm cắn rách. Có người nhanh nhanh mua cúng dường bộ tăng mới. Nhưng tu sĩ lắc đầu, chỉ mượn kim chỉ vá lại chỗ rách.
Nhận ra chuột nhắt nguyên nhân chính tạo ra tình trạng cơ hàn, người trong thôn chạy về kiếm chú mèo. Người này thông minh, ông không biếu tặng tăng sĩ chú mèo bình thường, nhưng gầy đói và hay chuột. Dưới gốc đa, tăng sĩ nhìn chú mèo. Chàng quyết liệt từ chối, viện lẽ hành khất bình bát không có quyền sở hữu bất cứ điều chi ngoài áo tăng và bình bát. Nhưng chủ nhân chú mèo thiết tha,
— Bạch thầy! Nhưng con xin phép gởi tạm thầy chú mèo, nhờ huệ phước chăm nom dăm bữa. Con sẽ quay lại xin thầy hoàn trả...
Nhận ra chú mèo gầy ốm, miệng kêu meo meo đói sữa, lòng từ tâm nổi lên, tu sĩ bình bát miễn cưỡng gật đầu.
Từ ngày xuất hiện chú mèo, chuột nhắt không còn lai vãng gốc đa. Nhưng tăng sĩ bắt đầu đảo mắt tìm kiếm. Nhận ra điều đó, người trong thôn sáng chiều ghé vào tặng hai chén sữa cho chú mèo. Xong một mối lo!
Ngày tháng trôi qua, người biếu sữa rời bỏ thôn làng lên kinh đô làm ăn. Nhất cử lưỡng tiện, ông mang bò sữa lại gốc đa. Như thế chú mèo có lương thực, mà tăng sĩ có miếng sữa tươi. Nhìn chú bò, tăng sĩ không nói chi, miệng tiếp tục lời tâm kinh bình bát.
Bây giờ sở hữu chú bò sữa, tăng sĩ bắt đầu đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm. Tăng sĩ không còn thường xuyên ngồi thiền gốc đa nữa, nhưng sáng trưa chiều tối, đi quanh kiếm cỏ nuôi bò. Gốc đa ngày nào giờ vắng lời tâm kinh!
Dân làng họp lại; họ quyết định gửi tới gốc đa người phụ nữ cùng đinh khố rách, không công ăn việc làm để trông coi bò sữa. Thôi, cũng là việc bác ái, một công hai việc, vừa làm phúc cho cô gái, vừa tiếp tục giúp tăng sĩ không mất thì giờ công phu tu hành đi làm công việc dẫn bò ăn cỏ. Người trong thôn làng nhận ra lần đầu tiên, khi thấy cô gái đứng trước mặt, vầng trán cao rộng hằn sâu một đường. Tăng sĩ bình bát không nói chi, tay chỉ phía sau. Thôn làng hiểu ý, nơi xa xa người ta cất lên ngôi nhà tranh cho cô gái chăn bò sữa.
Ngày tháng trôi qua, đời sống thôn làng và tăng sĩ gốc đa quay trở lại nhịp điệu bình thường. Người trong thôn không phải lo cho tu sĩ nữa, bởi có người phụ nữ do thôn làng cắt cử đặc trách công việc chăm sóc. Tăng sĩ tiếp tục chăm chú lời tâm kinh bình bát; chàng không còn xao lãng bởi đường áo rách, bởi chén sữa chú mèo, và bởi cỏ khô bò sữa. Tất cả những điều đó, cô gái dưới túp lều tranh phía xa xa đã làm hộ.
Tháng năm trôi qua, vào một buổi sáng mùa xuân, người trong thôn giật mình khám phá ra tăng sĩ biến mất, chàng đã bốc hơi, không còn ngồi dưới gốc cây đa nữa. Ủa, vậy chàng đi đâu"
— Chắc là ông ấy lại cất bước lên đường viễn du với lời tâm kinh bình bát rồi.
Trong khi người ta đang bàn tán, có người hốt hoảng rú lên như ma nhập, tay chỉ túp lều tranh,
— Trời ơi! Nhìn kìa!
Mọi người quay về hướng tay chỉ, ai cũng nhận ra tăng sĩ bình bát vừa từ trong túp lều tranh mở cửa bước ra. Chàng không còn mặc áo tăng sĩ nữa, nhưng khoác trên người bộ áo bà ba màu nâu, cổ chàng quấn khăn rằn ri. Người thanh niên một thời sống đời tăng sĩ bình bát mỉm cười, giơ tay chào mọi người trong thôn. Sau đó, chàng chậm rãi đi lại phía bò sữa, mở dây cột, rồi chậm rãi dẫn chú bò ra ngoài cánh đồng cỏ.
Cha giáo lớp Thiền, hồi đó kể xong câu chuyện, kết luận,
— Tỉnh thức" Khó đấy!
Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
13/10/201123:43:55
Khách
Tha^m thuy' !!!
08/10/201122:54:07
Khách
vâng, thật khó, vậy ông không cần phải tỉnhthu7c1 chi cho mệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến