Hôm nay,  

Du Lịch Orlando Florida Hè 2011

06/09/201100:00:00(Xem: 116757)
Du Lịch Orlando Florida Hè 2011
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Bài số: 3348-12-2858vb3090611

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, vừa có chuyến nghỉ hè cùng gia đình tại Florida. Bài du ký của ông tuy ngắn nhưng ghi lại được nhiều chi tiết thực tế sống động. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Chúng tôi tới Orlando vào những ngày đầu của tháng 8. Trên đường về khách sạn, một cơn mưa rào ập đến. Mưa rơi thật nặng hạt và thời tiết nóng bức làm tôi chợt nhớ đến những mùa hè Sài gòn xa xưa. Gia đình tôi thuê môt chiếc xe SUV nhỏ để làm phương tiên di chuyển trong những ngày ở Florida. Đường phố không kẹt xe như Cali và giá xăng cũng rẻ hơn ở Cali.
Môt trong những địa điểm mà chúng tôi muốn ghé thăm là Epcot Center ở Orlando. Để tới Epcot Theme Park chúng tôi có thể lấy xe lửa hay là ferry-boat (phà) từ chỗ đậu xe. Chúng tôi quyết định lấy phà để có thể nhìn toàn thể khu vực của Epcot theme park.
Epcot Theme park
Là 1 trong 4 theme park của Waldisney Resort ở Orlando, Florida. Epcot Theme park trải dài hơn 300 acres, lớn gấp đôi Magic Kingdom theme Park và được chia ra làm 2 phần: Future World và World Showcase.
Ở trong Future World, có những chương trình phim nói về năng lượng, những trò chơi dùng những kỹ thuật mới nhất về 3D, thế giới ảo (virtual World) như Soaring, Mission Space. Các cháu nhỏ của tôi thích xem show Nemo (Seas with Nemo & Friends attraction) vì chương trình này được bài trí và thiết khế thật công phu về thế giới dưới nước dựa theo câu chuyện phim nổi tiếng Finding Nemo. Ngồi trong những chiếc xe có hình con sò ngắm nhìn các sinh vật bơi lội dưới nước đã làm các cháu được thoải mái hơn với không khí mát lạnh trong khi ở bên ngoài Park thì nóng tới gần 100 độ F.
World Showcase là nơi trưng bày triễn lảm văn hoá, thực phẩm, nghê thuật, kiến trúc của 11 quốc gia. Đó là Tây Ban Nha, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Gia nã Đại, Ý, Đức, Moraco, và Hoa Kỳ (không thấy Viêt Nam...!!). Mỗi quốc gia chiếm một khoảng đất rộng và ở trong đó sẽ có tiệm ăn, tiệm bán đồ lưu niệm, rạp chiéu xi nê, toà nhà với kiến trúc riêng cho quốc gia đó.
Mỗi kiến trúc đều có vẻ đẹp riêng và tạo cho du khách một càm tưởng như là mình đang ghé thăm quốc gia đó vậy.
Khu vực nước Pháp
Từng quốc gia còn có những live show để trình diển quốc phục hay là xiếc để giải trí cho những người ghé thăm khu vực của mình. Tôi và cả gia đình ghé thăm tất cả các nước và thật là thích thú khi được thưởng thức Pizza là đặc sản món ăn của Ý.Bánh Pizza được nướng ngay tại chổ và món mỳ Ý thật là ngon và đậm đà. Chúng tôi cũng được thưởng thức những chiếc bánh Planc từ tiệm bánh Pháp với hương vị thơm, ngon đặc biệt. Nếu bạn thích uống bia, bạn có thể mua bia đen ở tiệm bia bán ở trong khu vực nước Anh. Trời đang nóng gần một 100 độ F mà được uống một ly bia đen lạnh ngắt, thì còn gì bằng. Đó là về phần ẩm thực, còn về phấn show thì tôi thích nhất là xiếc trình bày bởi 2 nghệ nhân người Pháp. Tôi có chụp vài tấm hình đề mời các bạn thưởng thức. Chỉ bằng 5,7 chiếc ghế và lối trình diển duyên dáng, hai nghê nhân đã thu hút đươc nhiếu người hâm mộ và đươc tán thưởng nồng nhiệt.

Khu vực Nhật Bản
Ghé thăm khu vực Nhật chúng tôi được xem sự biểu diển tài tình của những tay trống Nhật, xem màn lấy ngọc trai từ con trai trong bể nước và chỉ với 15 đô là bạn có thể sở hửu một hạt trai thật cho riêng bạn. Chúng tôi cũng được thưởng thức màn vũ của các vũ công người Ý trong bộ trang phục rực rở làm cho các cô gái trình diển thêm phần duyên dáng xinh tươi. Những người làm việt ở đây là những người đến từ mỗi quốc gia mà khu vực thể hiện. Thí dụ như người Ý làm bồi bàn ở trong tiệm ăn Ý. Sinh viên Nhật làm việc tại khu bán hàng của Nhật.
Khu vực Hoa Kỳ
Ở giữa khu vực các nước là nước chủ nhà. Khối nhà Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ với lối kiến trúc từ thời thực dân Anh và những Inđepenence Hall, Bostons' Old State House, Monticello and Colonial Williamsburg trông bề thế và nổi bật. Mọi người thích thú với sư trình diển của nhóm Spirit of America Fife & Drum Corps. Họ vừa chơi trống, kèn những bài nhạc nổi tiếng như yankee ‘doodle dandy’, ‘God Bless America ‘ vừa bước đi theo nhịp trống và sắp sếp theo những đội hình.
Buổi tối vào lúc 9 giờ, bạn sẽ đươc thưởng thức một chương trình ngoạn mục với sự kết hợp tài tình gồm ánh sáng, pháo bông và toàn khu WorldShowcase. Măc dù chỉ trình diển trong vòng 30 phút, nhưng sẽ để lại một hình ảnh khó quên về sự kết hợp kỳ diêu hài hoà giữa ánh sáng, nhạc, pháo bông và toàn khu trình diễn.
Hình ảnh trái cầu tròn với những quốc gia lần lượt được chiếu sáng trong ánh pháo bông rực rở trên bầu trới làm tôi dấy lên niềm hy vọng là mọi người ở trên trái đất của chúng ta sẽ đươc sống hài hoa,àn bình, tự do, hạnh phúc trong những năm sắp tới và xin được cầu chúc nhiều điều an lành cho dân tộc Viêt Nam của tôi.
*
Những ngày kế tiếp chúng tôi ghé thăm Magic King Dom, Universal Studio và Blizzard Beach. Nhưng cả gia đình dều thích Epcot ... và quyết định trở lại thăm một lần nữa. Có lẽ vì Epcot có nhiều chương trình bao gồm giải trí, giáo dục, khoa học và văn hóa của nhiều đất nước và không phải chờ đợi lâu.
Chúng tôi ra về với một tâm trạng đầy lưu luyến nhưng đều muốn về nhà thật nhanh. Người Mỹ có câu Home Sweet Home thật là đúng. Tôi nhớ nhất là bàn làm việc của mình và những ly cà phê ở Bolsa. Ăn gì dù ngon cách mấy cũng không bằng Phởø, bánh xèo hay bánh cuốn.
Cuối bài, chỉ nhắc các bạn nếu dự định đi Orlando vào tháng 8 mùa nóng nực thì nhớ vào Walmart mua quạt xịt nước đem theo (chỉ có 8 đồng, nếu mua ở Florida bạn sẽ phải trả khoảng gần 20 đồng). Quạt xịt nước sẽ giúp cho bạn bớt nóng và thoải mái hơn trong khí hậu oi bức của Florida. Nhớ đừng tới Florida vào tháng 7 là mùa Love Bug sẽ làm các bà và trẻ em sợ hãi.

Nguyễn Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc
30/09/201122:24:07
Khách
Cám ơn tác giả đã cho những kinh nghiệm quý báu vừa đi chơi được nhiều vừa tiết kiệm được thời gian và tiền bạc và nhất là không phải đối phó với Love Bug. Quý vị thử tưởng tượng xem nếu đi đúng vào mùa này, tôi không biết các ông thì sao chứ còn quý phụ nữ thì kinh khủng.... long lắm!!! Tại vì chẳng lẻ đi chơi mà ngối khách sạn, mà ra ngoài thì bọ bay tứ tung. Tôi cũng thích đi thăm nước Pháp bỏ túi ở Epcot Center và ăn mỳ ống của Ý ở Orlando trong một ngày gần đây. Tb
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến