Hôm nay,  

Nội Soi Ruột Già

27/08/201100:00:00(Xem: 128200)
Nội Soi Ruột Già
Tác giả: Minh Thành
Bài số: 3338-12-28564vb7082711

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi cô từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm." Bài mới là chuyện về việc nội soi ruột già, một đoạn đường mà gần như ai cũng phải trải qua khi "có tuổi".

***

Vấn đề khám sức khỏe tổng quát hàng năm ai cũng phải làm dù ai cũng ngại! Ngại nhưng cứ phấp phỏng lo âu khi nghe "ngọc thể" bất an. Đi khám xong rồi lại hồi hộp trong vòng vài tuần để coi văn phòng bác sỹ có gọi lại không! Chuông điện thoại reo, nhìn nơi gọi chính "hắn" là tim đập thình thình!Nhẹ ra cũng có một thứ gì trục trặc! Tuổi càng cao thì nguy cơ cao huyết áp, mỡ trong máu, tiểu đường... khó tránh khỏi! Lại đi đo, soi, scan...đủ thứ theo lệnh bác sỹ, người cầm cân nẩy mực uy quyền nhất cho sức khỏe con người . Tuổi cao thường có tỉ lệ thuận với thuốc . Không bệnh cũng phải thuốc bổ xương, vitamin bổ xung. Còn có bệnh thì ôi thôi, thuốc lọ lớn lọ nhỏ lềnh khênh trong tủ thuốc . Sáng uống, trưa uống, chiều uống!Có thứ uống trước bữa ăn, có thứ uống sau bữa!Cái vòng luẩn quẩn " Sinh Lão Bệnh Tử" chẳng chừa một ai! Muốn chắc ăn cứ đến đúng thời kỳ ấn đinh, nên đi khám tổng quát, rất có lợi cho mình và ít nhất, rũ được âu lo trong vòng một năm để rồi "đến hẹn lại lên" . Tôi vốn lười đi khám sức khỏe nên cứ khám lần này thì làm hẹn tiếp cho lần sau luôn để buộc mình vào sự đã rồi, không lẩn tránh được . Thực ra, tôi cũng không tự mình có thói quen tốt ấn định tự nguyện như vậy mà có một nguyên nhân, nói chính xác hơn thì tôi được một người bạn thân quen lâu năm mới kể lại sự may mắn của anh trong đợt khám tổng quát cách đây vài năm . Sau lần đó, tôi hoảng hồn răm rắp tuân theo lịch khám định kỳ hàng năm cho tôi và cả gia đình . Xin thuật lại toàn bộ câu chuyện anh đã kể về lần may mắn ấy cũng như lời khuyên của anh sau kinh nghiêm đáng nhớ này.
Tôi vốn lười đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm . Mỗi năm đến hẹn khám định kỳ với bác sỹ gia đình đều do vợ tôi làm hẹn rồi đốc thúc tôi đi khám!Nàng thường cằn nhằn : "Anh lười quá .Đi khám cho yên tâm, tuổi cao rồi cần cẩn thận hơn . Đàn ông khám đơn giản, có rắc rối như phụ nữ đâu"!Đúng như vậy, nhìn các bà phải xét nghiệm lỉnh kỉnh đủ thứ thấy mệt! Ngoài những xét nghiệm thông thường như nam giới gần như chỉ gói gọn trong phạm vi phòng khám của bác sỹ gia đình . Các bà còn phải làm hẹn tới các clinlic để scan ngực, đo xương ...( Ở những người trên 50 tuổi ) . Ông bác sỹ của gia đình tôi đã gần tuổi về hưu . Ông khám cẩn thận và kỹ lưỡng . Năm nay, sau khi đọc hồ sơ, ông ngạc nhiên khi thấy tôi chưa làm thử nghiệm phân!Thường việc thử nghiệm này do cô y tá hỏi bệnh nhân có muốn làm hay không .!Năm trước, cô y tá hỏi thì tôi khất cô lần tới!Chung qui cũng tại tính lười!Bây giờ ông bác sỹ "bắt" tôi phải xét nghiệm . Ông nói :" Xét nghiệm nếu không có vấn đề gì thì phải hàng chục năm sau mới phải thử nghiệm lại . Điều này hoàn toàn có lợi cho ông . Ông cần thử nghiệm cho yên tâm" . Thấy không lẩn trốn được nữa, tôi đành cầm cái phong bì lỉnh kỉnh nào que nào giấy thử nghiệm về nhà với bộ mặt bí sị!Nghĩ thì ngại nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại rất đơn giản . Hướng dẫn ghi tỉ mỉ cứ theo thế mà làm . Xong xuôi, gắn phong bì kín lại rồi quăng vào hòm thư bưu điện . Khỏi cần tem cước lôi thôi . Phong bì đã được họ đóng dấu tem sẵn . Hai tuần sau, tôi nhận được một lá thư gửi tới nhà với nội dung : " Mẫu xét nghiệm của ông có dính chút máu . Hiện tượng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân . Ông đừng vội lo lắng đó là ung thư . Chúng tôi đã gửi kết quả tới văn phòng bác sĩ của ông . Nếu trong vòng một tuần, không thấy văn phòng bác sỹ gọi lại . Ông nên chủ động liên lạc với bác sỹ" . Hai ngày sau, cô thư ký bác sỹ gia đình tôi gọi điện thông báo kết quả thử nghiệm đã gửi về và làm hẹn sớm cho tôi gặp bác sỹ . Ông bác sỹ cũng giải thích cặn kẽ như lá thư tôi nhận được . Trấn an tôi không nên lo lắng rồi ông làm hẹn cho tôi đi khám nội soi ruột già .
Lại đến văn phòng bác sỹ gia đình bê về một tập giấy dày cộm ghi rõ ràng từng chi tiết phải thực hiện trước khi nội soi từ văn phòng bác sỹ nội soi gửi tới . Trước hết, phải ra quầy thuốc mua hai loại thuốc cần uống theo hướng dẫn chính xác về ngày, giờ ghi trong đó cũng như các loại thức ăn, uống trong vòng bốn ngày trước nội soi Theo đó, thời gian này không được ăn các loại ngũ cốc, hạt ... Hai ngày trước nội soi phải uống thuốc tẩy ruột . Một ngày trước nội soi chỉ được uống những loại chất lỏng trong suốt và uống súp gà không có bã . Cứ một tiếng đồng hồ lại phải uống 500 ml nước trở lên .Ngày này thì phải nghỉ làm ở nhà vì cứ sau mỗi lần uống nước lại phải chạy vào ôm toilet!Cứ thế mà thực hiện đều đều tới hai tiếng đồng hồ trước nội soi mới được ngưng uống nước . Thế nên tuy trong giấy họ có ghi phần uống súp gà nhưng bụng đầy nước tức anh ách thì nhét súp gà vào đâu " Ngoài ra, họ còn gửi kèm cả một số câu hỏi mình phải trả lời như đang uống các loại thuốc gì " Có bị dị ứng với thuốc không, gia đình có ai bị polyps không " ... Kèm theo đó là một bản giải thích cách thức họ sẽ làm như thế nào " Nội soi ruột già là gì " Quá trình nội soi có nguy hiểm không ... Trong quá trình nội soi, nếu thấy polyp, họ sẽ cắt luôn!Họ trấn an sẽ không có cảm giác đau và đây chỉ là một thủ thuật đơn giản... Rồi tôi còn phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử bản thân, gia đình cũng như kê khai những loại thuốc đang dùng ...
Ngoài ra, một vấn đề được họ nhấn mạnh bằng chữ in đậm, lớn, nổi bật trên tờ giấy là sau khi quá trình nội soi hoàn tất, không được lái xe trong ngày hôm đó và ngày kế tiếp . Đặc biệt, sau nội soi phải có ngừơi đưa về nhà . Người đó phải hiện diện trong phòng dưới sự giám sát của y tá chứ không thể chỉ báo cho y tá biết theo kiểu người nhà tôi đang đợi ngoài cửa . Hoặc xe chờ sẵn trước cửa vì không có chỗ đậu xe...như các cuộc thăm khám bình thường khác.

Cái hẹn có mặt tại văn phòng bác sỹ của tôi được ấn định 7:45am ghi trên tập hồ sơ . Ba ngày trước hẹn, văn phòng bác sỹ nội soi gửi mẩu ghi âm điện thoại đến điện thoại gia đình tôi với nội dung : "Giờ ấn định nội soi của ông là 8:30am!Ông cần thực hiện chế độ ăn uống như chỉ dẫn . Nếu có gì trục trặc, ông cần liên lạc lại văn phòng bác sỹ trong thời gian sớm nhất"! Thế này là sao " Giấy ghi giờ một đằng mà máy nói lại một nẻo" Đầu giây không phải là người gọi trực tiếp mà chỉ là băng ghi âm . Làm sao cãi giờ giấc đây " Hết băng ghi âm có kèm lời chỉ dẫn : " Nếu bạn nghe chưa rõ, làm ơn bấm số... để nghe lại" Rồi tiếp đó họ cho số điện thoại văn phòng, chúc một ngày đẹp. Chấm hết!Tần ngần muốn gọi lại hỏi chính xác nhưng rồi ngần ngại để quyết định sẽ đi theo giờ sớm nhất cho chắc ăn!Tự nhủ vậy, nhưng tôi cũng giở lại tờ hẹn coi sao thì biết mình đã lầm to!Cái hẹn họ ghi trên đó là cái hẹn mình phải có mặt tại văn phòng còn cái hẹn trong điện thoại là giờ hẹn chính xác cho lúc nội soi!Dĩ nhiên, phải có vài thủ tục cần thiết giấy tờ với cô thư ký!Thế đó, cứ đọc lướt qua rồi đinh ninh mình đúng là hỏng kiểu.!
Tại văn phòng bác sỹ, tôi lại phải điền một tờ giấy nữa cũng với những câu hỏi tương tự như đang dùng những loại thuốc gì " Có dị ứng với thuốc gì không " Có bao giờ phải dùng máy trợ thở không " Có người nhà đưa về nhà sau nội soi không " Xong giấy tờ, ngồi yên vị khoảng năm phút thì một y tá ra gọi tên sáu vị có cả tên tôi . Đi theo cô y tá vào một phòng rộng thấy sáu cái giường song song mỗi cái đặt cách nhau khoảng một mét rưỡi!Thế là thế nào " Ngồi hay nằm trên cái giừong không có che chắn hay sao " Cô lại còn phát cho mỗi vị một cái áo choàng mà theo đó, để thay đồ và chỉ mặc áo đó cho nội soi!Đang có dấu hỏi lớn trong đầu là thay như thế nào khi các giường nằm nhìn nhau thông thống " Mình đàn ông còn đỡ thế phái nữ thì sao " May quá, câu trả lời đã có ngay. Một ông già được xướng danh và cô y tá ân cần hướng dẫn ông tới giường của mình! Ông vừa an tọa thì cô nhẹ nhàng múa tay một cái đã thấy quanh giừong rèm buông trướng rủ . Thật kín đáo và riêng tư . Thì ra, mình hồi hộp quá nên không trông rõ những tấm màn che kín từ trần nhà buông xuống được vén gọn cho quang đãng khi chưa cần . Tôi ngồi vào giường của mình tự nhiên thay đồ như trong phòng tắm gia đình. Cô y tá dặn để đồ và giày dép xuống một ngăn dưới giường . Xong xuôi, nằm xuống, kéo tấm chăn mỏng đắp lên người rồi cô đo huyết áp . Không lâu sau, khoảng chừng vài phút, một cô y tá khác đến đứng cạnh giường . Cô giới thiệu tên mình và cho biết cô là phụ tá với bác sỹ nội soi. Rồi cô thông báo đã tới giờ ấn định, cô đẩy gọn gàng chiếc giừong vào phòng nội soi . Chiếc giường đồ sộ, lỉnh kỉnh nặng nề lại còn chất thêm 75 kg sức nặng của tôi mà cô tiểu thư mắt xanh tóc nâu nhạt đẩy thật nhẹ nhàng như đẩy chiếc xe nôi chở em bé . Vào phòng nội soi, bác sỹ nội soi lại ân cần chào hỏi, giới thiệu tên cũng như giải thích sơ qua về quá trình nội soi. Chính bác sỹ nội soi lại hỏi trực tiếp một số câu hỏi nữa với nội dung đại loại như vấn đề dị ứng thuốc, đã làm nội soi bao giờ chưa... Bà giải thích trong quá trình làm nội soi, văn phòng bà được quyền đưa bệnh nhân tới thẳng bệnh viện nếu xảy ra sự cố . Dĩ nhiên, tôi cũng phải ký tên xuống dưới đồng ý với vấn đề này . Bà cũng trấn an tôi rằng sự rủi ro có tỉ lệ rất thấp .Rồi bà ghi tên người nhà sẽ đưa mình về sau nội soi... Và tôi lại phải ký xuống tờ giấy cam đoan không được lái xe trong ngày hôm đó và ngày kế tiếp . Nghĩa là, về vấn đề an toàn họ làm cẩn thận lắm . Tiếp đó, một bác sỹ khác vào tiêm thuốc an thần cũng sau một màn chào hỏi, giới thiệu tên... Hình như tôi có thiếp đi " Không thể nhớ chính xác nhưng khi tôi mở mắt ra thấy ngay trước mặt là màn hình đang chiếu rõ phần trong của ruột già sạch bóng có màu hơi hồng . Rồi thấy một cục lớn màu sậm hiện lên . Không nhìn rõ lắm nhưng thấy họ cắt cái cục sậm màu đó . Ồ, cắt một cục lớn như vậy mà không đau!Có nhìn thấy thoáng một chút máu hồng loang nhẹ, một chút thôi . Rồi loáng một cái, họ nói đã xong!Không có một cảm giác gì khi họ đưa dụng cụ ra ngoài cơ thể mặc dù tôi thấy mình rất tỉnh táo!Bác sỹ cho biết tôi đã được cắt một cục Polyp lớn . Bà nói điều đó rất tốt và tôi đã may mắn kiểm tra đúng lúc trước khi nó bị biến chứng như vỡ ra, chảy máu hoặc có thể bị tắc ruột, gây ung thư ... Rồi bà cho biết tôi phải quay lại khám nội soi sau một năm để đảm bảo chắc chắn không có cục polyp nào mọc thêm . Bà còn nhắc tôi nên thông báo cho anh chị em ruột của mình vấn đề này và khuyên họ nên kiểm tra ruột để chắc chắn mình không bị polys vì nó có tính di truyền . Cô y tá đưa tôi lại phòng cũ, màn được buông xuống . Cô nói tôi nằm đợi cho hơi trong bụng ra hết vì họ đã đưa một chất gas vào ruột trong quá trình nội soi cho ruột phồng lên . Cô khuyên tôi vuốt bụng cho hơi thoát dễ hơn . Khi mọi việc ổn thỏa, cô ra ngoài rước " người đẹp" của tôi vào để nàng đưa tôi về nhà . Trước khi tạm biệt và chúc tôi một ngày vui vẻ, cô còn nhắc lại tôi nên nhớ không lái xe hôm nay và ngày mai!" Biết rồi, khổ lắm, nói mãi"!Có cho kẹo tôi cũng không dám cầm vô lăng khi bị cấm!Tôi không muốn đập bể nồi cơm của gia đình!Không tuân theo luật lệ bị tạm giam bằng lái tức là đồng nghĩa với việc khỏi đi làm luôn mà tôi còn hơn chục năm nữa mới tới tuổi hưu!Tôi cám ơn cô rồi thong dong ra về . Vừa ra ngoài, tôi cảm thấy đói đói cồn cào vì sau hơn một ngày :" Ngồi chơi sơi nước", uống toàn nước lã và mấy ngày trước đó ăn uống hạn chế trong phạm vi một vài loại thức ăn theo chỉ định của bác sỹ làm cho cái bao tử vốn quen với phở bò của tôi nhộn nhạo để rồi nghĩ đến bất cứ món ăn gì cũng thèm kể cả nhũ đá!May sao người đẹp của tôi đã quan tâm đến vấn đề đó từ hôm trước nên nàng nấu cháo thật nhuyễn nhừ rồi cho vào hộp để sẵn trong xe từ khi nào mà tôi không hề hay biết . Tôi đói hoa cả mắt vừa yên vị ngồi xuống và thắt xong dây an toàn đã được nàng cẩn thận đặt hộp cháo trong tay . Nàng còn âu yếm dặn : " Anh ăn từ từ kẻo ... nghẹn". Ôi, vợ tôi : " Nếu chữ hy sinh có ở đời" ( Hồ Dzếnh) . Hộp cháo hôm đó tôi ăn sao mà ngon thế " Nó thơm ngon gấp ngàn lần so với bát cháo hành mà Thị Nở đã từng nấu cho Chí Phèo.
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến