Hôm nay,  

Ngày Lễ Của Cha

20/06/201100:00:00(Xem: 184203)
Ngày Lễ Của Cha

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 3209-12-28509vb2062011

Chủ Nhật 19 tháng 6, 2011 là Father’s Day. Mừng ngày Lễ Cha, xin mời cùng đọc bài mới nhất của Vĩnh Hầu. Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền đông.

***

Alfred Hitchcock, nhà làm phim lừng danh người Anh, nổi tiếng về những hình ảnh kinh dị mà ông đã dựng lên, thường khiến khán giả toát mồ hôi lạnh khi xem phim ông đạo diễn. Nếu ai có dịp nhìn tận mắt hình dáng và khuôn mặt của ông, cũng thấy con người ông toát ra vẻ kỳ dị rồi, khỏi cần phải xem phim của ông làm gì! Đây là nhận xét của nhiều khán giả sau khi được chiêm ngưỡng dung nhan của “Hít Cốc”!
Cuốn phim ít kinh dị nhất, nhưng vẫn hồi hộp, gay cấn, kể lại câu chuyện của một ông Cha bị kết tội sát nhân có tựa đề “I Confess” (Tôi Thú Tội) mà tôi sẽ trình bày sau đây, nhân ngày lễ “Father’s Day” sắp đến. Tôi muốn đề cập đến Cha chung của các tín hữu Công Giáo bằng một câu chuyện hay, và nhân đó có thêm vài tâm sự gởi đến người Cha riêng của mình.
Câu chuyện “I Confess” có một kết cục bi thảm, đầy thương tâm qua sự hy sinh cao cả của một ông Cha, đã phải tử vì Đạo bởi lời thề không bao giờ tiết lộ lời thú tội của con chiên. Oái ăm thay, “con chiên” đã xưng tội với Cha lại là kẻ sát nhân, mà vô tình mọi chứng cớ lại được trút lên đầu Cha, người tu sĩ đạo đức và hoàn toàn vô tội, phải chịu án tử hình qua hình thức treo cổ.
Nhưng đến khi câu chuyện được dựng thành phim, Hitchcock đã thay đổi đoạn cuối để biến nó thành một kết thúc có hậu bất ngờ, đầy lý thú! Cuốn phim này đã kéo dài 7 năm để quay vì có nhiều trở ngại, và cũng là thời kỳ ông đạo diễn nghỉ xả hơi. Bản văn (script) được viết lại bởi 12 tác giả, một hợp soạn khá là công phu và tốn kém. Bối cảnh câu chuyện xảy ra tại một thành phố ở Canada, trong đó có nhiều Giáo Đường cổ, đồ sộ và trang nghiêm.
Phim mở đầu với khung cảnh một đêm vắng vẻ, trong một con hẻm của khu phố cổ. Một bóng người đang vội vã rảo bước, với chiếc áo khoác dài ngụy trang, giống như áo khoác của một vị linh mục. Y vừa lẻn ra khỏi nhà của một vị luật sư, có tên là Villette, mà bây giờ chỉ còn là một xác chết, còn rỉ máu,nằm sõng soài trên sàn nhà…
Sự thể ra sao" Xin quí vị đọc tiếp.
Hai vợ chồng người Đức là dân tị nạn, được Cha Michel Logan giúp đỡ, cho trú ngụ cùng nhà với Cha để giúp việc ngôi nhà thờ bên cạnh. Người chồng (Otto) còn được thuê làm vườn mỗi tuần một ngày cho luật sư Villette. Đêm hôm đó Otto có mặt tại nhà luât sư, và án mạng đã xãy ra.
Trên đường trở về nhà, khi đi ngang nhà thờ, tên sát nhân thấy Cha Logan đang còn thức khuya làm việc, y liền ghé vào với ý định xưng tội với Cha và tin rằng Cha sẽ giữ kín, không bao giờ tiết lộ cho bất cứ ai, dù ở bất cứ tình huống nào, vì theo luật của Giáo Hội, Cha đã đảm trách công việc này với lời thệ nguyện tôn trọng tuyệt đối lời xưng tội của con chiên mình.
Otto thú tội với Cha Logan, vì quá thương vợ vất vả trong công việc hằng ngày, thường mơ ước có được một số tiền nhỏ để mua sắm những món đồ nàng thích, nhưng đó chỉ là mơ ước mà thôi. Dó đó y mới nảy ra ý định đi ăn trộm, nhưng không may bị bắt quả tang. Trong một phút sợ hãi, thiếu suy nghĩ, y đã dùng súng giết gia chủ, luật sư Villette, biến một khinh tội thành trọng tội! Otto đã yêu cầu Cha Logan giữ bí mật việc làm của y, và được Cha chấp nhận.
Cảnh Sát bắt đầu mở cuộc điều tra. 
Trước tiên là lời khai của hai học sinh đi chơi ở một party về khuya. Hai em ghi nhận có thấy bóng dáng như là một tu sĩ đang bước nhanh trên con hẻm gần nhà của nạn nhân. Đây chưa phải là một yếu tố quan trọng để xác định thủ phạm. Tuy nhiên tên Thanh Tra Larue cũng không bỏ sót việc thẩm vấn hầu hết những ông Cha tu hành ở những nhà thờ lân cận. Không may cho Cha Logan, đêm đó lại có hẹn với nàng Ruth, người tình năm xưa, nay muốn gặp Cha khẩn cấp để nhờ Cha cho ý kiến về một vấn đề có liên quan đến thanh danh và sự nghiệp của hai người…
Cuộc tình duyên rất thơ mộng giữa chàng thanh niên tuấn tú có tên là Michel Logan và cô gái trẻ đẹp Ruth Grandport xảy ra lúc thế chiến thứ hai sắp bùng nỗ. Thế rồi chàng trai phải gác lại mối tình đầu để đi theo tiếng gọi non sông. 
Chiến trận càng ngày càng khốc liệt, tuy vậy hai người vẫn thường liên lạc qua lại bằng những lá thư tình. Nhưng đột nhiên, nàng Ruth không còn nhận được thư của chàng nữa, trong một thời gian khá dài. Ý nghĩ người yêu có thể đã bị tử trận, khiến nàng đau khổ khôn cùng, Tuy nhiên thời gian và hoàn cảnh đã khiến nàng không thể ôm ấp mãi hình bóng người yêu một cách vô vọng, để rồi nàng phải miễn cưỡng lấy chồng, một luật sư và chính trị gia nổi tiếng, đã hết mực yêu thương chiều chuộng nàng.
Rồi chiến tranh cũng chấm dứt, và Logan vẫn còn sống. Nàng Ruth đã gặp lại người yêu. Hai người đã trải qua một ngày tuyệt diệu ở vùng quê. Ruth vẫn chưa báo cho chàng biết nàng đã có chồng, vì muốn dành cho chàng một một ngày hạnh phúc trọn vẹn. Nàng không hay rằng chàng đã hoàn toàn thay đổi sau khi đã trải qua nhiều cảnh đau thương, tàn nhẫn của chiến tranh. Chàng có ý định gặp người yêu cũ lần chót và sẽ báo tin cho nàng biết quyết định cao cả của chàng, trước khi chia tay, “anh vào tu viện, để em đi lấy chồng”.
Trong lúc hai người đang tâm sự bên nhau trên một cánh đồng đầy hoa cỏ, bỗng nhiên trời tối sầm lai, rồi một cơn giông ầm ầm kéo đến, và một trận mưa như thác đổ ập xuống hai người. Chàng và nàng vội vã chạy đến trú mưa trong một căn nhà thuỷ tạ, cạnh một vila đẹp đẽ, nhưng chủ nhân không có mặt.
Cơn mưa kéo dài suốt đêm, hai người đành nán lại chờ, rồi ngủ thiếp đi cho đến sáng hôm sau… Vừa thức dậy, hai người bỗng nhìn thấy chủ nhân ngôi nhà đang nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ, dò hỏi. Hóa ra đây là căn nhà nghỉ mát của tên luật sư “ma mãnh” Villette mà nàng Ruth đã từng biết mặt qua sự giao thiệp, tiệc tùng trong giới thượng lưu giữa chồng nàng và các nhà chính khách, trong đó có luật sư Villette.
Vì ganh ghét sự thành công của người đồng nghiệp, chồng Ruth, tên luật sư đã có lời khiếm nhã và trịch thượng đối với hai người, khiến chàng lính trẻ nổi cáu, liền đấm một thoi vào mặt Villette, khiến tên này ngã nhào xuống đất. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tên luật sư để tâm thù ghét Logan.
Chuyện tình của Logan và Ruth đến đây là chấm dứt, vi sau đó người lính trẻ đã trở thành một linh mục, được tôn kính trong vùng. Và nàng Ruth đã trở lại vai trò của một người vợ với sự kính trọng của mọi người qua thế lực của chồng.
Một thời gian yên tĩnh trôi qua sau đó, cho đến cái hôm biến cố xảy ra tại nhà Villette, và lời thú tội của tên quản gia Otto, cộng thêm lời tiết lộ mới nhất của nàng Ruth, khiến Cha Logan bất ngờ đã gặp phải những tình huống đầy rắc rối và khó xử, xãy ra cùng một đêm, khiến Cha Logan không khỏi bối rối, lo âu, mặc dầu Cha không hề gây ra sự thể.

Một đàng là sự đe dọa muốn gây “xi-căng-đan’’ của tên luật sư, để đòi hỏi nàng những đặc lợi mà chồng nàng có thể dành riêng cho hắn, đồng thời trả thù cú đấm mà Cha Logan đã tặng hắn khi năm nào; một đàng là án mạng giết người vừa xảy ra trong đêm, qua lời thú tội của Otto, (lúc này Cha Logan vẫn chưa biết nạn nhân bị giết là ai). Chứa chấp một tên sát nhân ở trong nhà mình, là một điều nguy hiểm và có tội với pháp luât. Trải qua một đêm ở nơi vắng vẻ với một người đàn bà đã có chồng, cũng sẽ bị dư luận lên án, mặc dầu vào lúc đó Logan chưa đi tu, và cũng không hay bạn gái mình đã lập gia đình.
Viên Thanh Tra đã có vài cơ sở khả tín để nghi ngờ thủ phạm vụ án, là Cha Logan. Nhất là khi Cha từ chối không trả lời câu hỏi về nội dung cuộc gặp gở của nàng Ruth với Cha vào đêm xảy ra án mạng. Cha chỉ khai rằng nàng cần lời khuyên của Cha, về một vấn đề cá nhân, không thể tiết lộ được. 
Thêm vài yếu tố khá quan trọng, do chính tên giết người Otto gài vào, khiến sự nghi ngờ của Sở Cảnh Sát càng thêm vững chắc. Y đã dấu chiếc áo choàng mà y mặc đêm đó vào chiếc hòm của Cha, cộng thêm lời khai bịa đặt, thêm thắt, là sự mô tả tình trạng căng thẳng, thất thần của Cha vào đêm xảy ra án mạng. Tất cả những chứng cớ này, tuy không có nghĩa là “chẵng còn nghi ngờ gì nữa”, nhưng ít ra Cảnh Sát cũng có cơ sở để tin rằng Cha Logan là nghi phạm số một của vụ giết người.
Nàng Ruth quyết định khai hết sự thật về mối tình củ giữa nàng và Cha Logan để đưa Cha ra khỏi đường cùng, dù nàng có bị dư luân và ngay cả chồng nàng có thể lên án. Điều quan trọng nhất trong lời khai của nàng là, trong đêm xảy ra án mạng, Cha Logan đã hiện diện bên cạnh nàng, trong thời điểm xãy ra án mang. Người ta có thể tin lời khai của nàng về sự gặp gở, nhưng về giờ giấc, thì ai mà biết chính xác được"
Tai hại nhất, là lời thú tội thành thật của nàng, lại là lời buộc tội chính xác nhất để kết luận rằng Cha Logan đã có một động cơ mạnh mẽ để thủ tiêu tên luật sư! Thế là Cảnh Sát đã có đủ bằng cớ để đưa Cha Logan vào tù, đợi ngày xét xử…
Tuy nhiên, trái với dự đoán của đa số dân chúng vào ngày phán xét, Bồi Thẩm Đoàn đã tuyên bố Cha Logan vô tội, vì những lời cáo buộc chưa đủ tính chất thuyết phục, và tang vật giết người không được tìm thấy! Quan Tòa liền ra lệnh trả tự do tức khắc cho nghi can!
Cha Logan, nét mặt vẫn bình thản, đi giữa hai nhân viên Cảnh Sát rời khỏi Tòa Án, ra xe về lại nhà. Nhưng khi hình ảnh Cha Logan vừa xuất hiện, một rừng người hiện ra trước mắt, với những tiếng gào thét, la ó phản đối việc tha bỗng Cha Logan vang lên ầm ỉ!
- Yêu cầu Cha lột miếng vải trắng quấn cổ ngay đi!
- Mời Cha giảng một bài luân lý về tình yêu cho chúng tôi nghe!
- . . .
Đó là những lời xỉ vả, nguyền rủa gay gắt của đám đông! Nhân viên công lực phải tăng cường để che chở Cha Logan khỏi bị những người bất mãn ào đến hành hung vị linh mục đáng thương. Nét mặt Cha vẫn bình tĩnh, tuy nhiên có phần xúc động, vì sự phản đối dữ dội của quần chúng.
Nhìn cảnh tượng quá phũ phàng, và vô cùng thương tâm của Cha Logan, một người đàn bà đã không chịu đựng nổi hình ảnh bi đát này, đã vùng ra khỏi tay chồng, lách đám đông, cố chạy đến gần Cha để nói lên sự thật. Đó là vợ của tên sát nhân Otto, mà từ khi biết chồng phạm tội, bà đã khuyên hắn ta nên ra đầu thú, để khỏi bị lương tâm hành hạ và sự trừng phạt của thượng Đế. Otto không nghe lời vợ, còn dọa nạt sẽ giết bà nếu sự thật bị tiết lộ. Bên người hắn luôn luôn có khẩu súng lục, mà hắn đã ám hại luật sư Villette, sẵn sàng xử dụng để thủ tiêu mọi nguyên nhân đưa đến việc tiết lộ hành đông sát nhân của hắn.
Người đàn bà trung thực chưa kịp thốt lên lời nào, khi chạy đến gần Cha Logan, thì đã bị một viên đạn phát ra từ nòng sung của chính người chồng vô tâm! Đám đông hốt hoảng chen lấn nhau bỏ chạy tán loạn. Cha Logan chạy lại đỡ người đàn bà đáng thương vào lòng, và chỉ nghe nàng kịp thốt ra câu nói cuối cùng “xin Cha tha tội cho con…” trước khi nàng tắt thở!
Trong khi đó, tên sát nhân lần thứ hai bỏ chạy vào một sảnh đường kế cận, rượt theo sau là một toán Cảnh Sát, viên Thanh Tra, và cuối cùng là Cha Logan, sau khi đã giao người đàn bà cho nhân viên cấp cứu.
Otto vẫn chưa chịu buông súng, mặc dầu có lời kêu gọi của Cảnh Sát, với lời hứa sẽ khoan hồng, giảm tội, nếu y chịu đầu hàng. Cha Logan tiến đến gần Otto, với lời lẽ ôn tồn, khuyên răn trước họng súng của y. Nghĩ rằng Cha đã khai hết sự thật cho Cảnh Sát, y ngỏ lời thóa mạ Cha đã phản bội lời thề, trước khi chỉa súng vào Cha lảy cò. Nhưng viên Thanh Tra đã nhanh tay hơn, nên viên đạn từ khẩu súng của Otto chưa kịp ra khỏi nòng, thì y đã bị trúng đạn.
Một lần nữa, người chồng tội lỗi lại ngã gục trong vòng tay của Cha Logan, và cũng như người vợ, trước khi nhắm mắt, Otto cũng thốt ra lời cầu xin Cha tha tội! Câu chuyện kết thúc nơi đây, với mọi oan khiên của Cha Logan được giải trừ.
*

Trong phạm vi Tôn Giáo, có những bậc chân tu đã hy sinh cuộc đời mình, chịu nhiều tủi nhục đắng cay để cứu độ chúng sinh, như Đức Thánh Cha bên Công Giáo, Mẹ Quan Âm bên Phật Giáo, và nhiều bậc Thánh khác nữa mà nhân loại cần nương theo những tấm gương đạo đức này để ứng xử với nhau một cách tốt đẹp trong cuộc đời đầy đau khổ của thế gian.
Ngày Lễ Của Cha, tôi đã kể lại một câu chuyên về một người Cha chung của các tín đồ Công Giáo, mà không có vài lời đối với Cha mình, thì cũng là một điều thiếu sót, đáng trách.
Trong bài viết “Người Đàn Bà Phi Thường” nhân ngày lễ “Mother’s Day”, tôi có đề cập sơ qua về Cha tôi, nay xin nhắc lại là Cha tôi đã xuống tóc quy y Phật, và ăn chay trường lúc mẹ tôi mới 31 tuổi đời. Tôi đã có câu thơ: “Xem qua thì thật là hay, xem lại có vẽ ‘đâm hơi’ thế nào!” Ba tôi đã mỉm cười, khi đọc bài tôi viết và nói với Mẹ rằng:
- Cũng đúng, nhưng tui không nghe “mệ” nói năng, than trách chi cả, làm tui cứ tưởng mệ hoan hỉ việc tu hành của tui!
Thật sự, Mẹ tôi, bề ngoài chẳng những không phàn nàn gì cả, mà ngược lại, còn trợ duyên, dành mọi thuân lợi để Cha được thoải mái trong việc tu hành. Đây là một sự hy sinh cao đẹp của Mẹ tôi, vì tận đáy lòng, có ai thực sự có hạnh phúc khi tuổi đời còn quá trẻ, mà phải sống với một ông thầy tu, tự nguyện từ bỏ mọi thú vui trần tục, ngay cả việc chăn gối bình thường giữa vợ chồng!
Khi xem cuốn phim “I Confess”, tôi đã không thắc mắc chút nào về hành động khá lạ lùng và đáng khâm phục của chàng thanh niên đầy lòng nghị lực và nhân ái. Đang có người tình đẹp đẽ, yêu mình tha thiết, bỗng dưng tự rời bỏ cái hạnh phúc đó, nguyện sống độc thân suốt đời trong vai người tu sĩ đạo hạnh và khắc khổ. Chắc phải có một đông cơ mạnh mẽ thiêng liêng nào mới đưa được chàng trai khỏe mạnh, yêu đời vào con đường khổ hạnh như thế. Phải chăng đây là một “Ơn Kêu Gọi” của Đấng Tối Cao, mà Đạo Công Giáo thường quan niệm"
Tôi không có ý so sánh Cha tôi với với Cha Logan, nhưng với những gì mà Cha tôi đã thể hiện trước mắt tôi, suốt cuộc đời, khiến tôi không khỏi nghĩ rằng, theo triết lý Phật Giáo, hai chữ “Khai Ngộ”đã khiến Cha tôi chọn một cuộc sống đầy đạo hạnh, tránh sát sinh, quyết tâm thực hiện những lời Phật dạy một cách tích cực. Cha đã trở thành một tu sĩ tại gia hoàn hảo, đáng kính phục đối với chúng tôi. “ Khó nhất là tu tại Gia, khó nhì tại Chợ, khó ba tại Chùa”.
Cha tôi, vì tu hành, nên không muốn tôi viết lách gì về bản thân của ông cả, nhưng tôi vẫn mạn phép có vài hàng đơn sơ, nhân ngày Lễ Của Cha, để tỏ lòng tôn kính về một người Cha mà suốt cuộc đời, hình ảnh đạo hạnh, nhân từ của ông đã khuyến khích, cổ võ chúng tôi sống đạo đức và ứng xử tốt đẹp với tha nhân.
Vĩnh Hầu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến